Tóm tắt Luận án Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

Đề tài “Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” được tiếp cận dưới góc độ chuyên ngành CNDVBC&DVLS. Đây là vấn đề tác giả luận án quan tâm nghiên cứu nhiều năm xuất phát từ kinh nghiệm bản thân trong giảng dạy và quản lý đơn vị. Đề tài luận án có kết cấu gồm phần mở đầu; 3 chương (7 tiết); danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Với kết cấu trên, đề tài bảo đảm triển khai nghiên cứu được những vấn đề lý luận và thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN hiện nay. Từ đó, luận án đề xuất ba giải pháp cơ bản, đồng bộ, hệ thống và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN hiện nay.

doc24 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Đề tài “Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” được tiếp cận dưới góc độ chuyên ngành CNDVBC&DVLS. Đây là vấn đề tác giả luận án quan tâm nghiên cứu nhiều năm xuất phát từ kinh nghiệm bản thân trong giảng dạy và quản lý đơn vị. Đề tài luận án có kết cấu gồm phần mở đầu; 3 chương (7 tiết); danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Với kết cấu trên, đề tài bảo đảm triển khai nghiên cứu được những vấn đề lý luận và thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN hiện nay. Từ đó, luận án đề xuất ba giải pháp cơ bản, đồng bộ, hệ thống và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN hiện nay. Những nội dung đặt ra và giải quyết trong luận án là kết quả sự nhận thức, giải quyết bước đầu của tác giả và còn nhiều vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu. Tác giả rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các nhà khoa học, đồng nghiệp để nâng cao hơn nữa chất lượng đề tài luận án. 2. Lý do chọn đề tài Lý luận và thực tiễn xây dựng QĐNDVN đã khẳng định vai trò rất quan trọng của nguồn lực con người nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT nói riêng. Đây là động lực chủ yếu của quá trình xây dựng QĐNDVN. Nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN là tổng hoà các yếu tố số lượng, chất lượng và cơ cấu của những cán bộ kỹ thuật trong quân đội, có trình độ học vấn từ kỹ sư trở lên, có phẩm chất tiêu biểu và năng lực chuyên môn giỏi, kỹ năng thành thạo, sáng tạo và nhạy bén; đang và sẽ tạo ra sức mạnh luôn thực hiện tốt nhiệm vụ, là động lực chủ yếu của ngành kỹ thuật quân đội và đóng góp quan trọng trong quá trình xây dựng QĐNDVN. Đây là nguồn lực đang thực hiện khá tốt nhiệm vụ công tác kỹ thuật, tiến tới luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, đặc biệt là nhiệm vụ thiết kế, chế tạo các loại VKTBKT mới, hiện đại của Việt Nam đảm bảo yếu tố bí mật, chủ động trong tác chiến. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, trực tiếp nâng cao chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu của quân đội ta. Mặt khác, nhiệm vụ xây dựng QĐNDVN cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong đó ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng bảo đảm số lượng hợp lý, có sức chiến đấu cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Nhiệm vụ đó đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN hiện nay; trong đó, đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực này là hạt nhân. Hơn nữa, “ trên thế giới, trong những năm tới tình hình sẽ còn nhiều diễn biến rất phức tạptình hình chính trị - an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến rất phức tạp, khó lường; tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên, xung đột sắc tộc, tôn giáo, can thiệp lật đổ, khủng bố, chiến tranh cục bộ, chiến tranh mạngliên tục diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực ” [29, tr.70 - 71]. Trong tình hình đó, nếu xảy ra chiến tranh thì Việt Nam sẽ phải đương đầu với cuộc chiến tranh có sử dụng vũ khí thế hệ mới, công nghệ cao và hiện đại của đối phương trong không gian rộng, cường độ cao. Điều đó đòi hỏi Việt Nam phải có nguồn lực tương xứng về khoa học kỹ thuật quân sự nhưng quan trọng nhất là nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT. Trong khi đó, trình độ khoa học kỹ thuật quân sự của Việt Nam và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN hiện nay trong so sánh với các nước trong khu vực và thế giới còn ở trình độ thấp hơn và không đồng đều. Như vậy, giữa yêu cầu của tình hình hiện nay và dự báo yêu cầu tác chiến trong tương lai với thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực này còn có bất cập đã và đang ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình xây dựng QĐNDVN hiện nay. Do đó, nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN hiện nay là một vấn đề cấp thiết. Tuy nhiên, đến nay vấn đề này chưa được nghiên cứu, luận chứng dưới góc độ nghiên cứu của khoa học triết học. Từ những lý do trên, nghiên cứu đề tài “Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay" dưới góc độ triết học thực sự là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Luận chứng những vấn đề lý luận và thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN. Đề xuất các giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Luận chứng làm rõ bản chất của đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN. - Đánh giá thực tiễn, khái quát một số vấn đề có tính quy luật của đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án * Đối tượng nghiên cứu: Bản chất và tính quy luật của đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN. * Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu quá trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN tại Học viện Kỹ thuật quân sự; Trường Sỹ quan Kỹ thuật quân sự; Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Viện Khoa học Công nghệ quân sự; Quân chủng Phòng không - Không quân; Quân khu I và Quân khu II. Thời gian điều tra, khảo sát, sử dụng tài liệu chủ yếu từ năm 2005 đến năm 2015. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về con người; vai trò của giáo dục và đào tạo; về xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội, về khoa học kỹ thuật trong quân đội. Luận án còn dựa trên các kết quả nghiên cứu về lý luận của các công trình khoa học liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu. * Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN hiện nay. Số liệu điều tra, khảo sát tại các học viện, nhà trường, cơ quan và đơn vị kỹ thuật của tác giả luận án; một số nghị quyết và báo cáo của các học viện và cơ quan, đơn vị kỹ thuật trong quân đội; kết quả nghiên cứu về đội ngũ cán bộ kỹ thuật trong quân đội được công bố từ 2005 đến 2015. * Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: liên ngành; phân tích và tổng hợp; quy nạp và diễn dịch; hệ thống và cấu trúc; lịch sử và lôgíc; trừu tượng hoá và khái quát hoá; điều tra xã hội học; tổng kết thực tiễn và phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia. 6. Những đóng góp mới của luận án - Góp phần làm sáng tỏ bản chất của đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN. - Luận chứng những vấn đề có tính quy luật của đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN. - Đề xuất các giải pháp cơ bản, hệ thống, có tính khả thi nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN. Kết quả đó góp phần làm phong phú thêm vào lý luận xây dựng quân đội nói chung và phát triển nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật trong quân đội nói riêng. Kết quả nghiên cứu của luận án làm cơ sở cho việc điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN hiện nay. Kết quả nghiên cứu còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học ở các học viện, nhà trường kỹ thuật trong quân đội và những người quan tâm đến lĩnh vực này. 8. Kết cấu của luận án Mở đầu; tổng quan vấn đề nghiên cứu; 3 chương (7 tiết); kết luận; danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VỀ KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Các công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về nguồn nhân lực chất lượng cao và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực 1.1. Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực chất lượng cao * Các công trình nghiên cứu của nước ngoài. Thẩm Vinh Hoa – Ngô Quốc Diệu (2008), Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước, Nxb CTQG, H; Lương Dụ Giai (2006), Quản lý nhân tài, Nxb Đại học Trung Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc; Okuhina Yasuhiro, Michitoshi Takahata, Shigenobu Kishimoto (1994) (Đàm Ngọc Cảnh dịch), Chính trị và kinh tế Nhật Bản, Nxb CTQG, H; Lê Tư Vinh, Nguyễn Huy Quý (Dịch, 1994), Tuyển 40 năm chính luận của Lý Quang Diệu, Nxb CTQG, H; Dave Ulrich (2007), The Talent Trifecta. * Các công trình nghiên cứu trong nước. Lê Thị Hồng Điệp (2010), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam; Vũ Thị Phương Mai (2013), Nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay; Lê Quang Hùng (2011), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; Nguyễn Thị Giáng Hương (2013), Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay; Nguyễn Thị Thu Phương (Ch.b) (2009), Chiến lược nhân tài của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay; Nguyễn Thị Thu Phương (2009), “Phát triển nhân lực, nhân tài – lựa chọn của Trung Quốc trong chiến lược phát triển bền vững”; Nguyễn Ngọc Phú, (Ch.n, 2010), Nguồn nhân lực và nhân tài cho phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới. Các công trình trên đã đưa ra quan niệm, đặc điểm, vị trí và những tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực chất lượng cao. Những đặc trưng của nguồn nhân lực chất lượng cao theo các tác giả đó là: năng lực sáng tạo, lòng trung thành, say mê công việc, thể lực tốt. Về phương hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các công trình khẳng định phải đổi mới nhận thức về vị trí nguồn nhân lực chất lượng cao; đổi mới nội dung, phương thức phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng chiến lược về nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài, phải có chính sách riêng đối với nguồn nhân lực chất lượng cao. Một số công trình nhấn mạnh cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước về giáo dục – đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; tăng ngân sách cho giáo dục – đào tạo; thực hiện xã hội hoá giáo dục – đào tạo. 1.2. Các công trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI; Nguyễn Công Giáp (Ch.n, 2003), Nghiên cứu các giải pháp chiến lược đào tạo và bồi dưỡng nhân tài trong hệ thống giáo dục – đào tạo; Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo Kinh nghiệm Đông Á; Ngô Thành Can (2002), Những giải pháp đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nguyễn Thanh (2001), Phát triển nguồn nhân lực và vai trò của giáo dục đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay; Trịnh Ngọc Thạch (2008), Hoàn thiện mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học Việt Nam; Lương Công Lý (2014), Giáo dục – đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay; Nghiêm Đình Vỳ, Nguyễn Đắc Hưng (2002), Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài; Trần Văn Tùng (2005), Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng; Trịnh Quang Từ (2009), “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Các công trình trên đã trình bày quan niệm về đào tạo nguồn nhân lực; về bồi dưỡng nguồn nhân lực và các yếu tố của các quá trình này. Giải pháp tổng thể về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực được trình bày rải rác, chưa thành hệ thống. 2. Các công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về nguồn nhân lực chất lượng cao về quân sự và nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật quân sự 2.1. Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực chất lượng cao về quân sự * Các công trình nghiên cứu của nước ngoài. Donald H Rumsfeld (2002),“Transforming the military”; Frederick W. Kagan (2006), “The U.S. Military's Manpower Crisis”; Steve M.Kosiak (2008), Military manpower for The LongHaul; Arkady N. Barsukow; Nicolay P. Zubo; Nicolay O. Kobelkow (2003), “Công nghệ mô phỏng ở Học viện Không quân Gagarin (Nga)”; Dmitri Gorenburg (2011),“The Russian military's manpower problem”. Nhìn chung, các công trình trên khẳng định, cùng với vũ khí công nghệ cao, nguồn nhân lực chất lượng cao về quân sự có vai trò rất quan trọng. Các đặc trưng của nguồn lực này là: được đào tạo kỹ lưỡng, có năng lực sáng tạo, khéo léo, có kinh nghiệm tác chiến, linh hoạt và phối hợp tốt giữa các lực lượng; có hiểu biết về văn hoá và ngôn ngữ bản địa. Về phương thức đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về quân sự, các công trình cho rằng cần đào tạo thông qua các trung tâm mô phỏng, chú trọng đổi mới công nghệ đào tạo. Phải bổ sung các nội dung đáp ứng yêu cầu tác chiến trong tương lai. Một số công trình đề cập giải pháp là tập trung cải thiện chế độ đãi ngộ nguồn lực này. * Các công trình nghiên cứu trong nước. Hoàng Đình Tỉnh (2012), “Nâng cao chất lượng nguồn lực sĩ quan trẻ trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay; Phạm Đức Nhuấn (2002), “Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực cho nhu cầu quân sự những thập niên đầu thế kỉ XXI”; Nguyễn Văn Động (2014), Nghiên cứu giải pháp thu hút tài năng phục vụ quân đội trong tình hình mới; Đỗ Văn Dạo (2013), Phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa quân đội nhân dân Việt Nam; Trần Nam Chuân (2012),“Quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trình độ cao cho quân đội đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay” và Đặng Nam Điền (2013), “Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao trong Quân đội - Mấy vấn đề đặt ra”. 2.2. Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật quân sự Số lượng các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật quân sự còn khiêm tốn. Tiêu biểu có các công trình sau: Nguyễn Minh Thắng (2006), Phát huy nguồn lực cán bộ khoa học kỹ thuật trẻ trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay; Nguyễn Trọng Tuấn, (Ch.b), (2010), Xây dựng nhân cách người cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự dưới tác động của toàn cầu hóa và hội nhập; Trịnh Xuân Sơn (2013), Phát triển nguồn lực cán bộ khoa học trong các Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự ở Việt Nam hiện nay; Thái Xuân Dương (Chủ nhiệm, 2012), Nghiên cứu xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ kỹ thuật trong tình hình mới; Nguyễn Văn Thẩm (2000), "Cần có chính sách đúng đối với cán bộ khoa học kỹ thuật"; Lê Văn Lai (2004), "Thực trạng tình hình và một số vấn đề đặt ra trong quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự”. Nguyễn Quang Bắc (2011), “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ quân sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ”; Nguyễn Hữu Chính (2013), “Xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật quân đội dáp ứng yêu cầu nhiệm vụ”. Các công trình trên đã làm rõ một số vấn đề lý luận về nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật quân sự, nguồn lực cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự: quan niệm, đặc điểm và tiêu chí đánh giá. Về phương hướng phát triển nguồn lực này, các công trình tập trung vào các nội dung: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng, của bản thân nguồn nhân lực; Đổi mới nội dung, chương trình, phương thức đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng môi trường công tác thuận lợi và cải thiện chế độ đãi ngộ để thu hút, giữ chân và phát triển nguồn lực này. Các công trình trên nghiên cứu một bộ phận trong nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật trong QĐNDVN, các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng được trình bày rải rác, chưa hệ thống. 3. Khái quát kết quả nghiên cứu chủ yếu của các công trình khoa học tiêu biểu đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 3.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố Cho đến nay đã có nhiều công trình của các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao và nguồn lực cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự. Đó là những nguồn tài liệu quý, có giá trị để tác giả luận án tham khảo và chọn lọc trong quá trình thực hiện đề tài. Qua nghiên cứu các công trình khoa học đã được công bố, tác giả luận án có một số nhận xét khái quát sau: Thứ nhất, các công trình khoa học dù tiếp cận vấn đề nghiên cứu ở những góc độ khác nhau đều đã luận giải và khẳng định tầm quan trọng, vai trò quyết định của nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Thứ hai, các công trình nghiên cứu về nguồn lực con người trong quân đội khá phong phú nhưng các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao, nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật trong quân đội còn khiêm tốn. Thứ ba, các công trình khoa học nghiên cứu về nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn lực cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự, nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao và nhân tài quân sự, nguồn lực cán bộ khoa học trong các viện nghiên cứu khoa học và công nghệ quân sự đều được tiến hành khoa học, có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn. Đây là nguồn tư liệu có giá trị để tác giả luận án tham khảo, kế thừa phục vụ cho việc hoàn thành luận án. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trong các công trình trên vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được tiếp tục đi sâu nghiên cứu toàn diện không chỉ về cơ sở lý luận mà phải được làm rõ về cơ sở thực tiễn. Đồng thời, chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp và hệ thống dưới góc độ triết học về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN hiện nay. Do đó, đây vẫn là một vấn đề cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn để tác giả luận án tiếp tục đi sâu nghiên cứu. 3.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết Tác giả luận án xác định những vấn đề luận án tập trung giải quyết là: Thứ nhất, xây dựng quan niệm và luận chứng làm sáng tỏ bản chất của đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN. Thứ hai, đánh giá khách quan, toàn diện thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN hiện nay. Trên cơ sở khung lý luận và thực tiễn hiện nay để luận chứng những vấn đề có tính quy luật của quá trình đào tạo, bồi dưỡng này. Thứ ba, xác định hệ thống giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN hiện nay. Đây là một vấn đề quan trọng luận án cần tập trung giải quyết. Những vấn đề đặt ra trên đây là cơ sở để tác giả luận án đi sâu nghiên cứu, triển khai giải quyết trong luận án. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VỀ KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 1.1. Quan niệm nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam 1.1.1. Quan niệm nguồn nhân lực chất lượng cao Một là, quan niệm nguồn lực con người và nguồn nhân lực. Hai là, quan niệm nguồn nhân lực chất lượng cao. Trên cơ sở quan điểm duy vật lịch sử và xuất phát từ mục đích nghiên cứu, luận án quan niệm nguồn nhân lực chất lượng cao như sau: nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận tinh tuý nhất của nguồn nhân lực, là tổng hoà các yếu tố số lượng, chất lượng và cơ cấu của những người lao động qua đào tạo, có phẩm chất tiêu biểu và năng lực tốt, có kỹ năng chuyên môn giỏi, sáng tạo và nhạy bén, đang và sẽ đạt hiệu quả cao trong công việc, là động lực chủ yếu trong quá trình phát triển. 1.1.2. Quan niệm và đặc trưng nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học kỹ thuật trong Quân đội nhân dân
Luận văn liên quan