Tóm tắt Luận án Đào tạo nguồn nhân lực cho công tác phõng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ: Kinh nghiệm một số nƣớc và bài học cho Việt Nam

Nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (NNL) của một quốc gia, một ngành, một lĩnh vực kinh tế, xã hội cũng như trong các tổ chức đang ngày càng tăng nhanh cùng với sự phát triển của hội nhập và cạnh tranh quốc tế, sự thay đổi nhanh chóng về khoa học, công nghệ và những áp lực ngày càng lớn về kinh tế xã hội. Đào tạo NNL được coi là yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến lược của một một quốc gia, một ngành cũng như của một tổ chức. Thực tế cho thấy, việc đầu tư vào đào tạo NNL có thể mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với việc đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh.

pdf27 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1597 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đào tạo nguồn nhân lực cho công tác phõng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ: Kinh nghiệm một số nƣớc và bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN CHẤN NAM ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG TÁC PHÕNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ: KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƢỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 62 31 01 06 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2016 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Đinh Công Tuấn 2. PGS. TS. Đỗ Ngọc Cẩn Phản biện 1: GS.TS Đỗ Đức Bình Phản biện 2: PGS.TS Đỗ Hương Lan Phản biện 3: PGS.TS Phạm Thị Thanh Bình Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học xã hội Việt Nam vào hồi.giờphút, ngàytháng.năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Học viện Khoa học xã hội Việt Nam DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1. Nguyễn Chấn Nam, “Một số vấn đề về đào tạo nguồn nhân lực phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ ở Liên bang Nga”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 8(179)/2015. 2. Nguyễn Chấn Nam, “Một số vấn đề về đào tạo lực lượng phòng cháy chữa cháy ở Trung Quốc”, Tạp chí Ấn Độ và châu Á, số 8/2015. 3. Nguyễn Chấn Nam, “Kinh nghiệm đào tạo lực lượng cứu hỏa ở Hoa Kỳ” ThS Nguyễn Chấn Nam, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 5 (194) năm 2014. 4. Nguyễn Chấn Nam, “Một vài nét về lực lượng PCCC Hoa Kỳ”, Tạp chí Phòng cháy và chữa cháy, số 69 tháng 4/2015 5. Nguyễn Chấn Nam, “Lực lượng PCCC ở Hàn Quốc”, Tạp chí Phòng cháy và chữa cháy, số 52 tháng 11/2013 6.Nguyễn Chấn Nam, “Một số vấn đề quản lý Nhà nước về lĩnh vực Phòng cháy chữa cháy trước tình hình hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Phòng cháy và chữa cháy, số 37 tháng 8/2012 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (NNL) của một quốc gia, một ngành, một lĩnh vực kinh tế, xã hội cũng như trong các tổ chức đang ngày càng tăng nhanh cùng với sự phát triển của hội nhập và cạnh tranh quốc tế, sự thay đổi nhanh chóng về khoa học, công nghệ và những áp lực ngày càng lớn về kinh tế xã hội. Đào tạo NNL được coi là yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến lược của một một quốc gia, một ngành cũng như của một tổ chức. Thực tế cho thấy, việc đầu tư vào đào tạo NNL có thể mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với việc đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, các tổ chức cũng như các doanh nghiệp của các quốc gia lớn nhất thế giới như Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc,... đều rất coi trọng công tác đào tạo và phát triển NNL. Trong lĩnh vực Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC & CNCH), nhằm góp phần đảm bảo cho sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế trong bối cảnh nguy cơ cháy nổ ngày càng tăng cao, lực lượng PCCC &CNCH tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển thường được đào tạo trong điều kiện thuận lợi, dựa trên các phương pháp tốt nhất và với các thiết bị PCCC hiện đại. Hoa Kỳ là đất nước nổi tiếng hàng đầu thế giới về chất lượng giáo dục và đào tạo, và lực lượng PCCC &CNCH của quốc gia này cũng được chú ý đào tạo theo hướng chuyên nghiệp và thực tế, và được trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại bậc nhất thế giới. Trung Quốc là một quốc gia có nền kinh tế mới nổi, khá gần gũi với Việt Nam về mặt địa lý, có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về kinh tế, chính trị, xã hội, vì vậy kinh nghiệm của Trung Quốc, trong đó có kinh nghiệm về đào tạo NNL PCCC, sẽ có nhiều điểm (cả thành công lẫn hạn chế) đáng để tham khảo. Cuối cùng, Liên Bang Nga có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời trong lĩnh vực PCCC &CNCH, có lực lượng PCCC &CNCH chuyên nghiệp được 2 đào tạo tại các cơ sở đào tạo lực lượng PCCC &CNCH nổi tiếng thế giới, và hệ thống tổ chức và đào tạo NNL PCCC của Việt Nam vốn chịu nhiều ảnh hưởng từ thời Liên Xô cũ. Trong khi đó, việc đào tạo NNL PCCC ở Việt Nam hiện đang tồn tại không ít vấn đề ở các phương diện khác nhau, làm ảnh hưởng tới chất lượng NNL PCCC được đào tạo, và sau đó là đến hiệu quả công tác của lực lượng PCCC Việt Nam. Làm thế nào để có thể nâng cao được chất lượng đào tạo NNL PCCC của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT). Bằng việc nghiên cứu thực tế NNL và đào tạo NNL PCCC tại ba quốc gia Hoa Kỳ, Trung Quốc và Liên bang Nga, và so sánh với thực tế đào tạo NNL PCCC của Việt Nam, một mặt, Luận án có thể sẽ chỉ ra được những vấn đề mà Việt Nam đã và đang làm được, cũng như những vấn đề còn tồn tại trong việc đào tạo NNL PCCC. Mặt khác, qua đó, Luận án sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm cụ thể và tìm ra được những hướng đi thích hợp cho việc đổi mới công tác đào tạo NNL PCCC ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thời gian tới. Đồng thời, là một người làm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học về PCCC&CNCH, nghiên cứu sinh cũng muốn đi sâu nghiên cứu thực tế và kinh nghiệm đào tạo NNL PCCC của nước ngoài, trên cơ sở đó rút ra những hướng đi nhằm hoàn thiện thêm công việc nghiên cứu và đào tạo NNL PCCC của bản thân, của trường Đại học PCCC – nơi mình công tác nói riêng, cũng như hoạt động đào tạo NNL PCCC của Việt Nam nói chung trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Vì những lý do nêu trên, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn chủ đề “Đào tạo nguồn nhân lực Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ: Kinh nghiệm một số nước và bài học cho Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án tiến sĩ kinh tế của mình. Hy vọng luận án sau khi hoàn thành sẽ không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn đối với công tác đào tạo NNL PCCC &CNCH tại Việt Nam 3 cũng như của trường Đại học PCCC và bản thân. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án phân tích thực trạng công tác đào tạo NNL PCCC&CNCH tại một số nước, chỉ rõ những đặc điểm, những thành công cùng những tồn tại của công tác này, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trên cơ sở đó và xuất phát từ các vấn đề thực tế của công tác đào tạo NNL PCCC & CNCH của Việt Nam, luận án sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực PCCC của Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận án phải giải quyết được các nhiệm vụ hay trả lời được các câu hỏi nghiên cứu chủ yếu sau đây: Thứ nhất, việc đào tạo NNL PCCC&CNCH xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn chủ yếu nào? Thứ hai, công tác đào tạo NNL PCCC&CNCH của các nước Hoa Kỳ, Trung Quốc và Liên Bang Nga có những đặc điểm chủ yếu gì, có những thành công và còn tồn tại những vấn đề gì, và tại sao? Thứ ba, từ nghiên cứu hoạt động đào tạo NNL PCCC&CNCH ở các quốc gia trên, có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam? Thứ tư, từ đó và từ việc phân tích những đặc điểm của công tác đào tạo NNL PCCC&CCH nói chung và hoạt động đào tạo Cảnh sát PCCC nói riêng ở Việt Nam, chúng ta cần làm gì và làm như thế nào để vận dụng được những kinh nghiệm trên vào việc nâng cao chất lượng đào tạo NNL Việt Nam trong lĩnh vực này? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là công tác đào tạo NNL PCCC &CNCH (sau đây viết tắt là NNL PCCC) của một số nước, bao 4 gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, CHLB Nga và Việt Nam. 3.2. Về phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung: PCCC&CNCH là hai mảng hoạt động rất khác nhau, mặc dù có thể có liên quan đến nhau khá chặt chẽ, và việc đào tạo NNL PCCC và NNL CNCH cũng vậy. Trong thực tế, nội dung của hai mảng hoạt động này đều rất lớn và bao gồm nhiều vấn đề phức tạp, nên NCS e rằng, quy mô 150 trang sẽ là không đủ để Luận án có thể giải quyết thấu đáo được hết các vấn đề có liên quan đến hai mảng hoạt động này ở một số quốc gia, khiến cho các kết luận khoa học của Luận án sẽ trở nên thiếu sức thuyết phục, ít ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Đồng thời, ở Việt Nam, hoạt động CNCH và đào tạo NNL CNCH không chỉ là trách nhiệm của riêng lực lượng cảnh sát chuyên trách về PCCC (Bộ Công an), mà còn thuộc phạm vi trách nhiệm của nhiều ngành khác như Giao thông vận tải (cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không), Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn,... với nội dung đào tạo cũng như cơ sở và điều kiện đào tạo hết sức khác nhau (Xin xem thêm Tiểu mục 2.1.2). Do đó, để các vấn đề đặt ra trong Luận án với chủ đề trên được nghiên cứu thấu đáo và hữu ích, Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu hoạt động đào tạo cho NNL PCCC&CNCH của lực lượng cảnh sát PCCC (ở Việt Nam, thuộc Bộ Công an), mà không nghiên cứu hoạt động CNCH và đào tạo NNL CNCH thuộc phạm vi của các Bộ, ban, ngành khác, cũng như đào tạo cho NNL CNCH của các đơn vị kiêm nhiệm thuộc Bộ Công an. Đặc biệt, trong đó, Luận án cũng tập trung chủ yếu vào các hoạt động PCCC và việc đào tạo NNL PCCC, là mảng hoạt động chính của lực lượng cảnh sát chuyên trách PCCC, và chỉ đề cập đến mảng CNCH và đào tạo NNL CNCH trong trường hợp cháy, nổ và thuộc phạm vi trách nhiệm của lực lượng cảnh sát PCCC, chứ không nghiên cứu CNCH và đào tạo NNL CNCH của các Bộ, ban, ngành và lĩnh vực khác. Đồng thời, việc đào tạo NNL CNCH cũng chỉ được nghiên cứu trong chừng mực có liên quan đến hoạt động PCCC, tức CNCH trong chữa cháy. Và cuối cùng, với nhận thức 5 và quan điểm nghiên cứu như vậy, cộng với việc để thuận tiện cho việc trình bày, thuật ngữ PCCC&CNCH trong Luận án sẽ được viết ngắn gọn lại thành PCCC, NNL PCCC&CNCH được viết gọn thành NNL PCCC. - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu hoạt động đào tạo NNL PCCC ở một số quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Liên Bang Nga, Hoa Kỳ và Việt Nam. Riêng tại Việt Nam, mặc dù Luận án cũng nghiên cứu công tác đào tạo PCCC cả trong và ngoài nhà trường trên phạm vi cả nước, song do hoạt động động đào tạo NNL PCCC chính quy trong nhà trường chỉ tập trung (duy nhất) ở trường Đại học PCCC (bao gồm cả trung cấp, đại học và trên đại học), nên hầu hết các vấn đề liên quan đến đào tạo NNL PCCC chính quy trong nhà trường ở Việt Nam lại trùng với hoạt động đào tạo tại trường này. Ít ra thì hầu hết những minh họa cho các vấn đề liên quan đến đào tạo NNL PCCC chính quy trong nhà trường nói chung ở Việt Nam được đề cập trong Luận án đều lấy ví dụ tại trường Đại học PCCC. - Phạm vi về thời gian: Đối với hoạt động đào tạo NNL PCCC của các quốc gia Hoa Kỳ, Trung Quốc và Liên bang Nga, Luận án sẽ tập trung nghiên cứu thời gian từ khoảng hai thập kỷ trở lại đây, song có liên hệ và so sánh với các giai đoạn trước đó trong một số khía cạnh, khi cần thiết. Đối với Việt Nam, thời gian nghiên cứu tập trung vào giai đoạn từ năm 2001 (thời điểm Luật Phòng cháy và chữa cháy được ban hành và có hiệu lực) đến năm 2014, định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận - Tiếp cận hệ thống: Phân tích và đánh giá các vấn đề về đào tạo NNL PCCC được đặt trong một phức hợp các yếu tố có liên quan và tác động qua lại với nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất 6 - Tiếp cận liên ngành: Luận án tiếp cận vấn đề đào tạo NNL trong lĩnh vực PCCC dựa trên sự phối hợp của nhiều ngành khoa học xã hội nhân văn như khoa học lịch sử, xã hội học, chính trị học, kinh tế học, giáo dục học, - Tiếp cận lịch sử: Quan điểm mang tính lịch sử cụ thể được quán triệt trong quá trình nghiên cứu các vấn đề liên quan tới đào tạo NNL trong lĩnh vực PCCC ở một số giai đoạn lịch sử. Đồng thời khi phân tích, đánh giá quan điểm và thực trạng về đào tạo NNL PCCC, tác giả xem xét trong những bối cảnh lịch sử và điều kiện cụ thể, nhìn nhận dưới góc độ logic phát triển. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ quá trình thực hiện luận án nhằm phân tích và tổng hợp những kết luận về các quan điểm liên quan đến việc đào tạo NNL nói chung và NNL PCCC nói riêng, vận dụng để phân tích và tổng hợp những đánh giá về thực trạng đào tạo NNL PCCC trong giai đoạn hiện nay tại Hoa Kỳ, Trung Quốc và Liên bang Nga, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - Phương pháp so sánh, đối chiếu được sử dụng nhằm hỗ trợ cho việc đánh giá quá trình đào tạo NNL PCCC ở Việt Nam so với những nội dung, tiêu chí đã đề ra và so với một số quốc gia khác trên thế giới. - Phương pháp kế thừa: Luận án cũng kế thừa các kết quả nghiên cứu về đào tạo nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực PCCC và CNCH của các tác giả trong và ngoài nước, nhất là những công trình được nêu ở Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và các tài liệu tham khảo trong danh mục tài liệu tham khảo ở cuối Luận án để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu điển hình (tiếp cận điểm – case studies): Hoạt động đào tạo NNL PCCC ở mỗi quốc gia có những đặc trưng khác nhau, do đó, khi nghiên cứu về đào tạo NNL PCCC, luận án đã lựa chọn 7 phân tích thực trạng đào tạo lực lượng PCCC tại ba quốc gia điển hình về lĩnh vực này là Hoa Kỳ, Trung Quốc và Liên bang Nga. 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực PCCC. - Luận án trình bày, phân tích và đánh giá thực trạng đào tạo NNL PCCC tại một số nước trên thế giới, như Hoa Kỳ, Trung Quốc và CHLB Nga, khái quát được những đặc điểm chủ yếu, chỉ ra được những thành công và hạn chế, và rút ra được những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - Từ những kinh nghiệm đó, cùng với việc phân tích thực trạng đào tạo NNL PCCC tại Việt Nam thời gian 2001-2014, chỉ ra những đặc điểm và những vấn đề còn tồn tại của hoạt động này tại Việt Nam, luận án đã đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo NNL PCCC của Việt Nam trong thời gian tới. - Với những đóng góp như vậy, luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo bổ ích cho các cơ quan, các trường đại học và cao đẳng, những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy có liên quan đến công tác này ở Việt Nam. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục các Bảng, Biểu, Danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến Luận án, và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận án bao gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nguồn nhân lực cho công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Chương 3. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Hoa Kỳ, Trung Quốc và CHLB Nga. 8 Chương 4. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Việt Nam. Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Trong Chương này, Luận án điểm lại các công trình và các tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu về chủ đề của Luận án theo các mảng vấn đề sau: 1. Các nghiên cứu về đào tạo nguồn nhân lực nói chung 2. Các nghiên cứu về công tác đào tạo nguồn nhân lực cho phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ 3. Các nghiên cứu về kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực cho công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ ở Hoa Kỳ, Trung Quốc và Liên bang Nga 4. Các nghiên cứu về kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực cho công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ ở Việt Nam Sau khi điểm lại các công trình và tác giả đã nghiên cứu về chủ đề của Luận án, NCS đã có những đánh giá nhận xét như sau về tình hình nghiên cứu: Mặc dù cho đến nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về đào tạo NNL trong các ngành và tổ chức nói chung, tuy nhiên vẫn còn rất ít các tác giả và công trình nghiên cứu đề cập có hệ thống và chuyên sâu đến việc đào tạo NNL trong lĩnh vực PCCC. Không những thế, hầu hết các nghiên cứu và tác giả đó mới chỉ tiếp cận ở góc độ đánh giá bên ngoài, hoặc ở các khía cạnh lẻ tẻ, và chỉ được đề cập trong phạm vi nghiên cứu của một vấn đề khác, chứ chưa thực sự nghiên cứu chuyên sâu và riêng biệt về các vấn đề đó, nhất là những công trình liên quan đến vấn đề đào tạo NNL PCCC ở Việt Nam. Vì thế, việc nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu về vấn đề đào tạo NNL PCCC&CNCH nói chung và đào tạo NNL PCCC nói riêng ở một số quốc gia và Việt Nam là nhiệm vụ đặt ra cho Luận án này. 9 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ 2.1. Các khái niệm cơ bản 2.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực 2.1.2. Nguồn nhân lực phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ NNL PCCC&CNCH được hiểu là những người được đào tạo hoặc tự đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ PCCC và được làm việc cho các cơ quan, tổ chức chuyên trách về PCCC, các cơ quan hay tổ chức khác nhằm thực hiện các công việc liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. 2.1.3. Khái niệm đào tạo nguồn nhân lực Khái niệm đào tạo được hiểu dưới góc độ kinh tế học, được coi là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Các hoạt động đào tạo được thực hiện để duy trì và nâng cao chất lượng NNL của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh và góp phần đạt được mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của ngành và nền kinh tế. 2.1.4. Chất lượng nguồn nhân lực và các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng NNL bao gồm: (1) các chỉ tiêu về thể lực (tình trạng sức khỏe, khả năng lao động), (2) các chỉ tiêu về trí tuệ (trình độ học vấn, năng lực chuyên môn), (3) các chỉ tiêu về nhân cách (đạo đức, tác phong, lối sống...), và (4) các chỉ tiêu về tính năng động xã hội (khả năng sẵn sàng làm việc, khả năng cạnh tranh và thích ứng với công việc). 2.1.5. Đào tạo nguồn nhân lực cho công tác phòng cháy chữa cháy Nói chung, khái niệm đào tạo NNL cho công tác PCCC ở tất cả 10 các quốc gia trên thế giới về cơ bản được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho những người làm việc trong lĩnh vực PCCC có thể thực hiện hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Các hoạt động đào tạo NNL cho lĩnh vực PCCC được thực hiện nhằm duy trì và nâng cao chất lượng NNL của các tổ chức chuyên trách về PCCC, góp phần đạt được mục tiêu thúc đẩy sự phát triển ổn định của nền kinh tế. 2.1.6. Mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cho công tác phòng cháy chữa cháy Đào tạo và huấn luyện lực lượng PCCC&CNCH trên cả ba phương diện: thể lực, trí lực và những phẩm chất tâm lý xã hội, đạo đức nghề nghiệp,... nhưng đặc biệt nhấn mạnh đến năng lực trí tuệ, sức khỏe, khả năng sáng tạo và khả năng thích ứng với những thay đổi của khoa học công nghệ để có thể tham gia trực tiếp vào công tác PCCC. 2.2. Các mô hình đào tạo nguồn nhân lực 2.2.1. Mô hình đào tạo có hệ thống của Michael Armstrong 2.2.2. Mô hình chuyển giao đào tạo của Holton – Holton’s transfer model 2.2.3. Mô hình lý thuyết hệ thống của Ludwig Vin Bertalantffy 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới đào tạo nguồn nhân lực phòng cháy chữa cháy Việt Nam trong điều kiện hiện nay Công tác PCCC và đào tạo NNL PCCC chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, đó có thể là thực trạng kinh tế-xã hội của quốc gia, tác động của các nhân tố quốc tế và khu vực do tiến trình cải cách, mở cửa và HNQT, các giới hạn về nguồn lực (công nghệ, tài chính,...). Xin nêu và phân tích một số nhân tố chủ yếu có liên quan đến đào tạo NNL PCCC Việt Nam hiện nay như: - Chính sách vĩ mô và sự hỗ trợ của nhà nước, các tổ chức quốc tế đối với việc đào tạo NNL cho tổ chức - Nhận thức và sự tham gia của các tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhân 11 - Trình độ phát triển chưa cao và khả năng tài chính hạn hẹp của Việt Nam - Công cuộc đổi mới và cải cách giáo dục và đào tạo vì sự ng
Luận văn liên quan