Tóm tắt Luận án Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào trong điều kiện hội nhập quốc tế

Thị trường Lào là một trong những thị trường đầu tư trọng điểm của các doanh nghiệp Việt Nam. Tính đến 31.12.2014, Việt Nam đã đầu tư 218 dự án vào Lào (chỉ tính các dự án còn hiệu lực), với tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới gần 3,93 tỷ USD, giải ngân ước đạt gần1,5tỷ USD. Tuy nhiên, thực tế hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Lào thời gian qua cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế. Hàng loạt vấn đề về thiếu thông tin, thiếu nguồn nhân lực, chưa có sự hiểu biết đầy đủ về luật pháp, phong tục nước bạn Lào, chưa nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ phía Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan. đã được đặt ra.

pdf12 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1650 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào trong điều kiện hội nhập quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LỜI MỞ ĐẦU 1.Sự cần thiết của nghiên cứu. Thị trường Lào là một trong những thị trường đầu tư trọng điểm của các doanh nghiệp Việt Nam. Tính đến 31.12.2014, Việt Nam đã đầu tư 218 dự án vào Lào (chỉ tính các dự án còn hiệu lực), với tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới gần 3,93 tỷ USD, giải ngân ước đạt gần1,5tỷ USD. Tuy nhiên, thực tế hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Lào thời gian qua cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế. Hàng loạt vấn đề về thiếu thông tin, thiếu nguồn nhân lực, chưa có sự hiểu biết đầy đủ về luật pháp, phong tục nước bạn Lào, chưa nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ phía Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan... đã được đặt ra. Thực tế này đã khiến không ít doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn khi “đem chuông đi đánh xứ người”, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư có hiệu quả. Hơn thế nữa, nhiều dự án OFDI của Việt Nam vào Lào, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến còn phải dừng hoạt động trước thời hạn. Tính riêng trong hai năm 2013-2014, đã có 38 dự án phải dừng hoạt động, trong đó có tới 30 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp. Đây là vấn đề mới đòi hỏi sự quan tâm nghiên cứu của các cơ quan hữu quan và các nhà nghiên cứu.Để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả dòng vốn đầu tư của Việt Nam vào thị trường Lào, rất cần có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan Bộ, ngành, sự hợp tác chặt chẽ từ phía hai Chính phủ cũng như sự chủ động, tích cực tìm kiếm và nắm bắt cơ hội đầu tư từ phía các doanh nghiệp Việt Nam. Để đạt được điều này, cần có nhiều giải pháp cả ở tầm vĩ mô và từ phía các doanh nghiệp. Từ thực tế ấy, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào trong điều kiện hội nhập quốc tế” làm lĩnh vực nghiên cứu. 2.Mục tiêu nghiên cứu. Trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận về OFDI, phân tích thực trạng hoạt động OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Lào, luận án sẽ chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong dòng vốn OFDI hiện nay. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường dòng vốn OFDI của Việt Nam vào Lào trong thời gian tới. Mục tiêu nghiên cứu được cụ thể hóa bằng các câu hỏi nghiên cứu sau: - Các doanh nghiệp Việt Nam có nên tăng cường đầu tư vào Lào hay không? 2 - Những nhân tố nào ảnh hưởng tới dòng vốn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Lào? - Ảnh hưởng của từng nhân tố đó tới dòng vốn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào Lào như thế nào (nghiên cứu định lượng)? Trong khuôn khổ luận án, sẽ tập trung đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô tới dòng vốn OFDI của Việt Nam vào Lào. - Các doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung đầu tư vào lĩnh vực nào, địa bàn nào tại thị trường Lào? 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các dự án đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Lào. Bên cạnh đó, để đánh giá rõ hơn thực trạng của các dự án cũng như cơ hội đầu tư vào Lào trong thời gian tới, luận án sẽ nghiên cứu về môi trường đầu tư tại Lào, các đối thủ cạnh tranh chính (Thái Lan và Trung Quốc), các chính sách có liên quan tới hoạt động OFDI của Việt Nam và Lào, các văn bản đã ký kết giữa các doanh nghiệp cũng như chính phủ hai nước. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian là các dự án trong giai đoạn 1994– 2013. Về mặt không gian, phạm vi nghiên cứu là các dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp tại thị trường Lào. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản là thống kê mô tả, so sánh và phỏng vấn chuyên gia. Về nghiên cứu định lượng, luận án sử dụng mô hình Con đường phát triển của đầu tư (IDP) kết hợp với các kỹ thuật phân tích định lượng như sử dụng SPSS, Eviews để đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố vĩ mô tới dòng vốn OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Lào. 6. Đóng góp mới của luận án. Thứ nhất, luận án đã ứng dụng mô hình Con đường phát triển của đầu tư (IDP: Investment Development Path) để đánh giá các nhân tố vĩ mô (GDP bình quân đầu người, chi ngân sách cho khoa học công nghệ, lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam) ảnh hưởng tới dòng vốn OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Lào. Sau khi chạy các mô hình hồi quy, luận án đã chỉ ra với 1 triệu USD FDI vào Việt Nam sẽ góp phần làm tăng 0,0115 triệu USD dòng vốn OFDI từ Việt Nam vào Lào (tác động tràn của FDI). Đồng thời, khi tăng 1% chi ngân sách cho KHCN sẽ góp phần làm tăng 3,32 triệu USD lượng vốn OFDI của Việt Nam vào 3 Lào. Trong khi đó, tác động của tăng trưởng GDP bình quân đầu người lên lượng vốn OFDI vào Lào là không rõ ràng (biến PGDP trong mô hình không có ý nghĩa thống kê). Thứ hai, luận án đã cập nhật được những xu hướng và thay đổi gần đây trong dòng vốn OFDI của Việt Nam vào Lào. Dòng vốn OFDI vào Lào đã có dấu hiệu chững lại trong khoảng hai năm gần đây, đặc biệt là số lượng dự án bị rút giấy phép, tạm ngừng hoạt động gia tăng đột biến trong khi lượng dự án cấp phép mới lại suy giảm mạnh. Luận án cũng đã chỉ ra xu hướng tăng lên của dòng vốn đầu tư đến từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và sự suy giảm lượng vốn đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nước trong lượng vốn OFDI vào Lào. Thứ ba, khác với các nghiên cứu trước đây, luận án đã chỉ ra được đặc điểm của các dự án OFDI của Việt Nam vào Lào chủ yếu là FDI theo chiều dọc và hướng về xuất khẩu. Trong khi đó, chính phủ Lào hiện đang có những động thái nhằm tăng cường thu hút FDI theo chiều ngang, với mục tiêu tăng hàm lượng khoa học công nghệ của sản phẩm và hướng tới phát triển bền vững. Trên cơ sở phân tích đặc điểm và xu hướng của các dự án OFDI, kết hợp với phân tích cập nhật tình hình thị trường Lào, luận án đã chỉ ra được những lĩnh vực, địa bàn các doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung đầu tư vốn. Cụ thể, các lĩnh vực nên ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2015-2020 là du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch theo chuỗi Việt Nam- Lào hay Việt Nam- Lào- Campuchia, Việt Nam-Lào-Thái Lan, phát triểnnông nghiệp công nghệ cao đặc biệt là trồng mía, ngô, chăn nuôi bò công nghệ cao... Bên cạnh đó, cần đặc biệt chú ý triển khai nghiêm túc các dự án đã được cấp phép trong lĩnh vực trồng cao su, khai khoáng. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 1.1.1 Khái niệm Đầu tư trực tiếp (FDI: Foreign Direct Investment) là một hình thức di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất kinh doanh tại quốc gia nhận đầu tư. Đứng ở góc độ quốc gia nhận vốn đầu 4 tư, chúng ta gọi đó là hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài, còn đứng ở góc độ quốc gia đi đầu tư, chúng ta gọi đó là hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Trong phạm vi luận án này, chỉ đề cập đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mà cụ thể là hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt nam vào thị trường Lào. 1.1.2 Các hình thức của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, hoạt động OFDI ngày càng sôi động và diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Có nhiều tiêu chí để phân chia các hình thức OFDI. Cụ thể như sau: Theo tiêu chí “cách thức xâm nhập”, OFDI được chia thành hai hình thức: - Đầu tư mới (GI: greenfield investment): -Sáp nhập và mua lại (M&A: merger & acquisition): Theo tiêu chí “quan hệ về ngành nghề, lĩnh vực giữa chủ đầu tư và đối tượng tiếp nhận đầu tư”OFDI được chia thành hai hình thức: - OFDI theo chiều dọc (vertical FDI): - OFDI theo chiều ngang (horizontal FDI). Theo tiêu chí “định hướng của nước nhận đầu tư”, OFDI được chia thành ba hình thức: -OFDI thay thế nhập khẩu: - OFDI tăng cường xuất khẩu: -OFDI theo các định hướng khác của Chính phủ: Theo tiêu chí “hình thức pháp lý”, có các hình thức OFDI phổ biến là: - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài - Doanh nghiệp liên doanh - Hợp đồng, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng - Các hình thức khác: BOT (Xây dựng- kinh doanh- chuyển giao), BT, BTO... 1.1.3 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Một là, chủ đầu tư nước ngoài phải góp một số vốn đủ lớn vào vốn pháp định, tùy theo quy định trong Luật Đầu tư của từng quốc gia. Hai là, quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ góp vốn. Ba là, lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn Bốn là, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế dài hạn, không chỉ gắn liền với di chuyển vốn mà còn gắn với chuyển giao công nghệ, 5 chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý và tạo ra thị trường mới cho cả phía đầu tư và phía nhận đầu tư. Năm là, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mặc dù cũng chịu sự chi phối của chính phủ nhưng nó ít bị lệ thuộc hơn vào quan hệ chính trị giữa các bên so với hình thức đầu tư quốc tế gián tiếp. 1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 1.1.4.1 Các nhân tố vĩ mô. + Các nhân tố từ phía chính phủ nước đi đầu tư. Thứ nhất, Chính sách tài chính, tiền tệ, xuất nhập khẩu và quản lý ngoại hối. Thứ hai, các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, thúc đẩy OFDI của chính phủ. Thứ ba,các biện pháp hỗ trợ về vốn, cung cấp thông tin về thị trường, thông tin về đối tác, cơ hội và kinh nghiệm kinh doanh, thành lập các hiệp hội, các trung tâm nhằm hỗ trợ và khuyến khích việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Thứ tư, chính phủ có thể hỗ trợ hoạt động OFDI của các doanh nghiệp thông qua việc xây dựng trực tiếp hoặc cho vay ưu đãi để hình thành những tuyến đường giao thông xuyên quốc gia, hệ thống đường sắt, cảng biển kết nối với các quốc gia trong khu vực và thế giới. + Các nhân tố từ phía quốc gia nhận đầu tư. Thứ nhất, sự ổn định chính trị - kinh tế- xã hội. Thứ hai, các yếu tố về tài nguyên, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý. Thứ ba, các yếu tố về môi trường pháp lý, cơ chế chính sách, thủ tục hành chính. Thứ tư, các yếu tố về cơ sở hạ tầng. Thứ năm, vị thế của quốc gia nhận đầu tư. Thứ sáu, mối quan hệ chính trị, văn hóa, kinh tế giữa quốc gia nhận đầu tư với các quốc gia tiến hành OFDI. 1.1.4.2. Các nhân tố từ phía doanh nghiệp tiến hành hoạt động đầu tư. Thứ nhất, Năng lực tài chính. Thứ hai, trình độ khoa học công nghệ. Thứ ba, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Thứ tư, nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ có trình độ quản lý sản xuất kinh doanh. 6 1.1.5 Các tiêu chí đánh giá tăng cường đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Để đánh giá tăng cường đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của một quốc gia, có thể xem xét trên hai giác độ là tăng cường về mặt quy mô và tăng cường về mặt hiệu quả của các dự án (được đánh giá qua các chỉ tiêu cơ bản là: tốc độ tăng doanh thu, lợi nhuận, số vốn tái đầu tư, số thuế nộp ngân sách). Trong khuôn khổ của luận án, chỉ xem xét việc tăng cường OFDI về mặt quy mô, được đánh giá qua các tiêu chí cụ thể sau: Thứ nhất, tính đa dạng của hình thức đầu tư. Thứ hai, số lượng dự án OFDI cấp mới/ tăng vốn trong kỳ. Thứ ba, lượng vốn OFDI đăng ký/dải ngân trong kỳ. Thứ tư, số lượng dự án bị dừng hoạt động/ thu hồi giấy phép trong kỳ. Thứ năm, tính đa dạng của địa bàn đi đầu tư/ địa phương tiếp nhận vốn. 1.2 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các quốc gia đang phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế. 1.2.1 Nhận thức của các doanh nghiệp ở các quốc gia đang phát triển về vấn đề hội nhập và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Theo Báo cáo thường niên về Đầu tư quốc tế năm 2014 (WIR 2014) của UNCTAD thì dòng vốn OFDI từ các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong khoảng 10 năm trở lại đây, đạt 553 tỷ USD trong năm 2013, chiếm 39% tổng lượng vốn OFDI toàn cầu (năm 2000, tỷ lệ này chỉ là 12%). Có 6 trong top 20 quốc gia thực hiện OFDI là các quốc gia đang phát triển và chuyển đổi. Thực tế này chứng tỏ các doanh nghiệp ở các quốc gia đang phát triển đã có vai trò ngày càng lớn, đóng góp ngày càng rõ nét vào sự phát triển chung của kinh tế thế giới. Đối với Việt Nam, chúng ta đang rất tích cực đàm phán với các quốc gia liên quan để gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nếu đàm phán kết thúc thành công, Việt Nam hứa hẹn sẽ đón nhận làn sóng đầu tư mới và đồng thời sẽ có nhiều cải cách mạnh mẽ về thể chế và đầu tư công để hướng tới các chuẩn mực quốc tế. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ, tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Hội nhập và phải hội nhập thành công là một tiến trình tất yếu mà các doanh nghiệp không có quyền lùi bước. Các doanh nghiệp ở các quốc gia đang phát triển, dù quy mô lớn hay nhỏ, cần nhận thức rõ thời cơ và thách thức mà quá trình hội nhập mang lại, từ đó tích cực đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản lý để tăng sức cạnh tranh. Khi đó, chắc chắn các doanh nghiệp sẽ vững vàng ở thị trường trong nước và sẽ có nhiều cơ hội thành công khi vươn ra thị trường thế giới. 7 1.2.2 Tính tất yếu của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các nước đang phát triển. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có thể được thực hiện bởi các quốc gia đang phát triển bởi các lý do chủ yếu sau: Thứ nhất, các quốc gia đang phát triển cũng có những thế mạnh riêng, có thể tận dụng khi tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Thứ hai, Trong những năm gần đây, các quốc gia đang phát triển đã có sự vươn lên mạnh mẽ về nhiều mặt như: Nguồn nhân lực, công nghệ kỹ thuật, hệ thống pháp luật, hệ thống tài chính... Đó chính là bàn đạp, là tiền đề để doanh nghiệp các nước này tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Thứ ba, xu thế hiện nay của thế giới là hợp tác và cạnh tranh. Việc thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đem lại lợi ích cho cả quốc gia đi đầu tư và quốc gia nhận đầu tư. Trong một “thế giới phẳng”, các rào cản về thương mại, đầu tư sẽ có xu hướng giảm dần, giữa các quốc gia sẽ chỉ còn tồn tại “biên giới mềm”, thậm chí không còn tồn tại biên giới về mặt kinh tế giữa các quốc gia. Các khu vực mậu dịch tự do như AFTA, EU... các Hiệp địnhTPP, TIPP, RCEP... là minh chứng rõ ràng cho điều đó. Khi các rào cản được giảm dần, dòng luân chuyển vốn giữa các quốc gia sẽ dễ dàng hơn. 1.2.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các quốc gia đang phát triển trong điều kiện hội nhập. Thứ nhất, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp doanh nghiệp các nước đang phát triển tiếp cận với những nguồn lực mới, tiếp cận với thị trường nguyên liệu đầu vào dồi dào với giá rẻ. Thứ hai, tránh được hàng rào bảo hộ. Thứ ba, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp mở rộng thị trường xuất khẩu. Thứ tư, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước. Thứ năm, góp phần cơ cấu lại nền kinh tế trong nước theo hướng “xanh - sạch - đẹp”, thân thiện với môi trường. Thứ sáu, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 8 1.3 Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 1.3.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản. - Chính Phủ Nhật Bản đã rất thành công trong việc “dọn đường” cho dòng vốn OFDI chảy vào các quốc gia khác, nhất là vào các quốc gia đang phát triển. Với tiềm lực tài chính của mình, Nhật Bản đã trở thành quốc gia đi đầu trong viện trợ ODA cho các nước đang phát triển. - Nhật Bản đã tận dụng thành công những thay đổi trong chính sách tỷ giá. - Nhật Bản đã linh hoạt trong việc chuyển đổi giữa các mục tiêu chiến lược là “xuất khẩu” và “đầu tư”. - Hoạt động hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản thông qua Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) và Phòng Thương mại và Công Nghiệp Nhật Bản (JETRO) là rất hiệu quả đối với hoạt động OFDI của các doanh nghiệp. - Các doanh nghiệp của Nhật Bản đã rất thành công trong việc áp dụng kinh nghiệm quản lý độc đáo và tiên tiến. - Tuy nhiên, chiến lược chuyển giao công nghệ không trọn gói của các tập đoàn Nhật Bản và sự kiểm soát chặt chẽ của công ty mẹ đối với hoạt động của công ty con đã có ảnh hưởng không tốt đối với hoạt động OFDI. 1.3.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc. Qua thực tiễn tìm hiểu về dòng vốn OFDI Trung Quốc, có thể rút ra một số bài học chủ yếu sau: Thứ nhất, dòng vốn OFDI của Trung Quốc đôi khi được quyết định theo lợi ích của chính quyền trung ương hơn là vì mục tiêu kinh doanh thông thường. Thứ hai, dòng vốn OFDI của Trung quốc, đặc biệt là vào các quốc gia đang phát triển đã vấp phải nhiều than phiền của nước tiếp nhận vốn. Thứ ba, trong nỗ lực thâm nhập thị trường các quốc gia phát triển, Trung Quốc vấp phải những trở ngại ngăn cản việc nắm giữ thương hiệu và tiếp cận công nghệ cao tại một số thị trường then chốt (châu Âu và Mỹ). 1.3.3 Bài học đối với Việt Nam Từ những kinh nghiệm của Trung Quốc, Nhật Bản, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau: - Thứ nhất, Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi, xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch, theo hướng đơn giản hóa nhằm tạo điều kiện cho các doanh 9 nghiệp có thể nhanh chóng tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, tận dụng được cơ hội đầu tư. - Thứ hai, Chính phủ cần “dọn đường” cho dòng chảy của vốn vào các thị trường tiềm năng bằng việc ký kết các Hiệp định thương mại, đầu tư... với các nước đối tác. Với các thị trường trọng điểm, Chính phủ có thể thực hiện viện trợ không hoàn lại, cho vay ưu đãi (ODA) để tạo tiền đề cho các doanh nghiệp trong nước thuận lợi hơn khi sang đầu tư vốn. - Thứ ba, Chính phủ cần phải linh hoạt trong việc thực hiện các mục tiêu khuyến khích xuất khẩu hay thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Cần duy trì một chính sách tỷ giá hợp lý, đảm bảo giá trị đồng nội tệ để khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu vốn. - Thứ tư, chính phủ cần có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện để phát huy vai trò của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong việc thực hiện OFDI. - Thứ năm, về phía các doanh nghiệp, cần phải chủ động trong việc hội nhập, tích cực tìm kiếm các cơ hội đầu tư, áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến, tăng cường nội lực ở tất cả các mặt: tài chính, công nghệ, nhân lực... - Thứ sáu, bên cạnh sự chủ động hội nhập của từng doanh nghiệp riêng lẻ, cần tăng cường vai trò của các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân ở nước ngoài. CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Về cơ sở lý luận. Nhóm lý thuyết kinh tế vĩ mô có các luận điểm chính sau: Thứ nhất, Lý thuyết HOS (Heckscher ,Olin và Samuelson) Thứ hai, Lý thuyết lợi nhuận cận biên của vốn(Macdougall- Kemp, 1960). Thứ ba, Lý thuyết về quy mô thị trường của Balas. Thứ tư, lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia - mô hình viên kim cương của Porter (1990,2002). Thứ năm, lý thuyết Con đường phát triển của đầu tư (Investment Development Path, IDP, 1989, 1999, 2002) của Dunning. Đây được coi là lý thuyết phổ biến nhất hiện nay để lý giải về dòng luân chuyển vốn giữa các quốc gia, bao gồm cả FDI và OFDI. Nhóm lý thuyết kinh tế vi mô có các luận điểm chính sau: Thứ nhất, Lý thuyết vòng đời sản phẩm của Raymon Vernon. 10 Thứ hai, Lý thuyết lợi thế độc quyền (Stephen Hymer). Thứ ba, Lý thuyết chiết trung (OLI) của Dunning (1977). 2.2. Các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam liên quan đến đề tài luận án. 2.2.1 Các công trình trên thế giới. Ngoài Báo cáo quốc tế về Đầu tư (WIR) của UNCTAD, đã có nhiều học giả, nhà nghiên cứu phân tích về dòng vốn OFDI từ các quốc gia đang phát triển và chuyển đổi. Các nghiên cứu đáng chú ý là: Về dòng vốn OFDI của Trung Quốc,
Luận văn liên quan