Là một thành tố trong di sản văn hoá dân gian Việt Nam,
trong quá trình hình thành và phát triển, chèo cổ truyền đã tích tụ,
sản sinh và lưu truyền cho hậu thế nhiều tích diễn, nhiều mảnh trò,
và nhiều vở chèo, đặc biệt là kho tàng âm nhạc với gần 200 làn
điệu có giá trị về nghệ thuật.
Với bề dày trên nửa thế kỷ hoạt động của nghệ thuật chèo
đương đại, những vở chèo mới liên tục ra đời trong sự câu thúc
chung của sự nghiệp phát triển văn hoá nghệ thuật, và hơn hết là
nhu cầu phục vụ đời sống tinh thần của công chúng, phục vụ cách mạng.
27 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1660 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Diễn xướng âm nhạc chèo giai đoạn 1951 đến 2013 -Truyền thống và biến đổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Nguyễn Thị Thanh Phƣơng
DIÔN X¦íNG ¢M NH¹C CHÌO GIAI §O¹N 1951 §ÕN 2013 -
TRUYÒN THèNG Vµ BIÕN §æI
Chuyên ngành: Văn hóa dân gian
M s : 62 22 01 30
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Hà Nội - 2015
Công trình đƣợc hoàn thành tại:
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. PHẠM LÊ HÒA
Phản biện 1: GS. TS Nguyễn Xuân Kính
Viện Nghiên cứu Văn hóa
Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Bích Hà
Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội
Phản biện 3: PGS. TS Nguyễn Thị Hiền
Viện Văn hóa Nghệ thuật Qu c gia Việt Nam
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện,
họp tại Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam
Số 32 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
Vào hồi ...... giờ ...... ngày ...... tháng ..... năm .............
Có thể tìm đọc luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Là một thành tố trong di sản văn hoá dân gian Việt Nam,
trong quá trình hình thành và phát triển, chèo cổ truyền đã tích tụ,
sản sinh và lưu truyền cho hậu thế nhiều tích diễn, nhiều mảnh trò,
và nhiều vở chèo, đặc biệt là kho tàng âm nhạc với gần 200 làn
điệu có giá trị về nghệ thuật.
Với bề dày trên nửa thế kỷ hoạt động của nghệ thuật chèo
đương đại, những vở chèo mới liên tục ra đời trong sự câu thúc
chung của sự nghiệp phát triển văn hoá nghệ thuật, và hơn hết là
nhu cầu phục vụ đời sống tinh thần của công chúng, phục vụ cách
mạng. Trong quá trình ấy, bên cạnh những thành công trong nhiều
vở chèo, thì có những lúc, những thời điểm diễn xướng âm nhạc đã
thoát ly khỏi gốc rễ văn hóa chèo bởi sự cách tân quá đà, đẩy chèo
sang một hình thức sân khấu khác. Bên cạnh đó, lại có những vở
diễn sử dụng nhiều làn điệu chèo cổ truyền, mà vẫn đem lại sự cảm
nhận không phải là vở chèo đích thực. Có thể nói, trong sự tích
hợp văn hóa nửa cuối thế kỷ XX đến nay, những thay đổi từ bối
cảnh xã hội, môi trường diễn xướng, chính sách văn hóa, chủ thể
sáng tác, sự tác động từ các hình thái kinh tế, nghệ thuật của thời
kỳ đổi mới, hội nhập, toàn cầu hóa, hình thức tổ chức, và năng lực
của đơn vị nghệ thuật (năng lực quản lý của lãnh đạo, năng lực về
chuyên môn, nghiệp vụ của diễn viên, nhạc công...) cùng nhu cầu
khán giả là những tác động cơ bản tạo nên sự biến đổi của nghệ
thuật chèo, trong đó có diễn xướng âm nhạc.
2
Mặc dù âm nhạc chèo đương đại đã được giới nghiên cứu
chèo bàn đến, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên
cứu khoa học chuyên biệt nào về vấn đề diễn xướng âm nhạc chèo,
để thấy rõ sự biến đổi của nó từ loại hình sân khấu dân gian sang
sân khấu chuyên nghiệp. Sự biến đổi ấy diễn ra như thế nào, những
yếu tố văn hóa dân gian làm nên đặc trưng cơ bản của âm nhạc
chèo còn giữ được hay đang giảm dần trong chèo đương đại?. Đây
là vấn đề khoa học dường như bị lãng quên, chưa được giới nghiên
cứu chèo quan tâm, lý giải, và nó trở thành lý do để nghiên cứu
sinh tiếp tục nghiên cứu trong đề tài Diễn xướng âm nhạc chèo
giai đoạn 1951 đến 2013 - truyền thống và biến đổi, tạo nên tính
mới của luận án.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu tổng quát: Nghiên cứu diễn
xướng âm nhạc chèo giai đoạn 1951 – 2013 để xem nó có đáp
ứng nhu cầu thẩm mỹ của khán giả đương đại không, yếu tố dân
gian trong diễn xướng âm nhạc chèo được giữ nguyên hoặc tăng
lên hay giảm đi, trong những vở chèo mới thành công thì việc
diễn xướng âm nhạc diễn ra như thế nào? Nếu không giữ được
những đặc trưng cơ bản, thì âm nhạc sẽ góp phần chuyển hóa
chèo sang một hình thức sân khấu chuyên nghiệp khác.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở văn hóa dân gian
của nghệ thuật chèo nói chung, diễn xướng âm nhạc chèo nói riêng.
Phân tích hiện tượng biến đổi của diễn xướng âm nhạc xuất
phát từ thực tiễn phát triển của nghệ thuật chèo, phản ánh quy luật kế
3
thừa và phát triển của văn hóa nghệ thuật. Khảo sát, nghiên cứu mối
quan hệ giữa âm nhạc và kịch bản chèo đương đại, để thấy sự gắn kết
giữa các thành tố nghệ thuật đồng cấu tạo - một đặc điểm thể hiện
tính chỉnh thể nguyên hợp của văn hóa dân gian vẫn còn nguyên giá
trị khi xem xét, đánh giá hiện tượng biến đổi của nghệ thuật chèo.
3. Đ i tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về diễn xướng làn điệu,
nhạc không lời trong chèo giai đoạn 1951 đến 2013 - truyền thống
và biến đổi. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu bao gồm nội dung diễn
xướng và cách thức diễn xướng. Do đó, nó vừa có tính đặc thù của
chuyên ngành nghệ thuật chèo, vừa có xu hướng rộng mở trong
toàn ngành sân khấu và âm nhạc.
- Phạm vi nghiên cứu: Các khảo sát chủ yếu dựa trên thực tế
liên hoan, hội diễn sân khấu chèo chuyên nghiệp toàn quốc, chỉ
nghiên cứu các vở diễn trên sân khấu chèo chuyên nghiệp, không đề
cập đến sân khấu chèo không chuyên.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống hay quan điểm hệ thống
4.2. Phương pháp nghiên cứu văn hóa dân gian
4.3. Các phương pháp thu thập và xử lý thông tin thứ cấp
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tà
5.1. Giả thuyết khoa học
Diễn xướng âm nhạc đã biến đổi trong quá trình kế thừa và
biến đổi chung của nghệ thuật chèo. Nếu không giữ được yếu tố
4
dân gian - đặc trưng của chèo cổ truyền, âm nhạc sẽ góp phần làm
giảm chất chèo trong những vở diễn, thậm chí đẩy nghệ thuật chèo
sang một hình thức sân khấu mới.
5.2. Ý nghĩa về mặt khoa học
- Góp phần hệ thống những vấn đề lý luận về âm nhạc chèo.
- Đây là hướng nghiên cứu mới, và sẽ được xác định trong
đề tài nghiên cứu Diễn xướng âm nhạc chèo giai đoạn 1951 đến
2013 - truyền thống và biến đổi.
5.3. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
- Làm tài liệu phục vụ công tác học tập, nghiên cứu cho học
sinh, sinh viên, học viên và diễn viên, nhạc công các đơn vị nghệ
thuật, các trường nghệ thuật có đào tạo bộ môn chèo chèo.
- Luận án đề xuất hướng phát triển âm nhạc chèo trong bối
cảnh hiện nay.
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần Mở đầu (6 trang), Kết luận (3 trang), Tài liệu
tham khảo (11 trang) và Phụ lục (22 trang), nội dung luận án gồm
ba chương.
Chƣơng 1: Tính diễn xướng dân gian của nghệ thuật chèo,
cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu âm nhạc chèo (41 trang)
Chƣơng 2: Biến đổi trong diễn xướng âm nhạc chèo đương
đại (44 trang)
Chƣơng 3: Những vấn đề đặt ra và một vài khuyến nghị qua
trường hợp nghiên cứu đề tài luận án (32trang).
5
Chƣơng 1
TÍNH DIỄN XƢỚNG DÂN GIAN CỦA NGHỆ THUẬT
CHÈO, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN
CỨU ÂM NHẠC CHÈO
1.1. Nghệ thuật chèo trong văn hóa dân gian
Có nhiều cách hiểu về văn hóa dân gian (Folklore). Theo
GS. Đinh Gia Khánh: “ba thành tố chủ yếu của văn hóa dân gian là
nghệ thuật tạo hình dân gian, nghệ thuật biểu diễn dân gian và ngữ
văn dân gian. Tất nhiên, lại còn một số thành tố thứ yếu, phụ trợ”
[51, tr.854].
Nghệ thuật chèo chính là một thành tố góp phần tạo nên diện
mạo chung của “Văn hoá dân gian” theo nghĩa rộng. Theo nghĩa
hẹp, thì bản thân nghệ thuật chèo cổ truyền đã mang trong mình đủ
đầy những thành tố của “Văn hóa dân gian”.
1.1.1. Văn chương trong kịch bản chèo cổ truyền
Thuộc thể loại sân khấu tự sự, kể chuyện, chèo cổ truyền đã
khai thác cốt truyện của văn học dân gian. Trong quá trình phát
triển, còn du nhập cả tích truyện nước ngoài. Từ chỗ chỉ mang
tính tự sự đơn thuần, chèo cổ đã thu nhận thêm yếu tố trữ tình,
hiện thực, có giá trị phản ánh cuộc sống và mang tính khuyến
giáo đạo đức. Chèo dung nạp hầu hết các thể thơ ca dân gian: các
thể thơ lục bát (cùng các biến thể) thơ thất ngôn, thất ngôn bát cú,
song thất lục bát, thơ bốn chữ thường gặp trong các thể loại ca
hát dân gian như hát quan họ, hát nói, hát ví, ca trù, hát xẩm, hát
đúm
6
1.1.2. Yếu tố của tạo hình dân gian trong chèo cổ truyền
“Tạo hình dân gian” trong nghệ thuật chèo cổ truyền không
chỉ dừng lại ở vai trò trang trí, màu sắc phục trang, hoá trang, hay
sử dụng đạo cụ, mà cao hơn thế, nghệ thuật tạo hình dân gian đã
ảnh hưởng đến nghệ thuật biểu diễn, mang tính triết học.
1.1.3. Ảnh hưởng của nghệ thuật diễn xướng dân gian vào
chèo
Trong các công trình nghiên cứu về nghệ thuật chèo, hầu hết
các tác giả thống nhất quan điểm: chèo bắt nguồn từ trò nhại (thế
kỷ thứ X) và được sinh ra từ những lễ hội làng xã. Tuy nhiên, chỉ
những trò diễn chứa đựng một nội dung, ý nghĩa nào đó đối với
con người, có tính thẩm mỹ mới được tích hợp vào chèo.
Về nghệ thuật ca hát: làn điệu chèo cổ truyền mang âm
hưởng của dân ca cổ truyền Bắc Bộ, đó là các loại hát nói đậm đặc
chất tự sự: hát cửa đình, hát giặm ( Hà Nam), hát đúm, hát ví, các
kiểu ngâm thơ sa mạc, bồng mạc. Hiện tượng hỗn dung giữa ca
múa dân gian vào tích diễn trong chèo để lại dấu vết trong nhiều
điệu hát, lời ca bắt nguồn từ xoan, ghẹo, hát quan họ, chầu văn,
hát Huế. Điệu thức chèo là điệu thức ngũ cung, thường gặp trong
các thể loại ca hát dân gian người Việt. Đó là các cung: huỳnh,
nao, pha, Bắc, Nam.
Múa chèo được cho là bắt nguồn từ múa dân gian Việt Nam.
Từ những động tác có nguồn gốc dân vũ, múa chèo cũng tiếp nhận
thêm những yếu tố ngoại sinh, sáng tạo và cách điệu hoá, mỹ lệ
hoá nên những hệ thống động tác với đặc điểm nổi trội là uyển
7
chuyển, ước lệ và cách điệu, luôn có mối quan hệ gắn bó và chi
phối lẫn nhau, góp phần làm nên giá trị thẩm mỹ chèo. Múa chèo
được phân thành những loại sau: Múa hành động; Múa tính cách;
Múa minh hoạ; Múa dư hứng; Múa trang trí
1.2. Cơ sở lý thuyết sử dụng trong đề tài luận án
1.2.1. Khái niệm truyền thống và biến đổi
Một: Về khái niệm“truyền thống”
- “Truyền thống là thói quen hình thành đã lâu trong lối sống
và nếp nghĩ, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.”[142,
tr.1053].
Một cách định nghĩa rõ hơn về truyền thống:
Quá trình chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác
những yếu tố xã hội và văn hóa, những tư tưởng, chuẩn
mực xã hội, phong tục, tập quán, lễ nghi... và được duy
trì trong các tầng lớp xã hội và giai cấp trong một thời
gian dài[44, tr.630].
Với nội hàm của cả hai cách định nghĩa trên, danh xưng chèo
cổ, chèo cổ truyền, hay chèo truyền thống, chèo sân đình (theo
cách gọi chưa thống nhất hiện nay) trong chừng mực nào đó, có
điểm chung là: đều dùng để chỉ nghệ thuật chèo vốn có từ xưa và
được truyền lại.
Sử dụng thuật ngữ “truyền thống” ở tên đề tài luận án này,
chúng tôi muốn nói về âm nhạc chèo đã có từ xa xưa, được tiếp nối
đến hiện nay. Trong “truyền thống” mặc nhiên đã có sự biến đổi do
nhu cầu khách quan của nghệ thuật chèo trên con đường phát triển.
8
Nhưng tựu trung, nó vẫn là sản phẩm của văn hóa dân gian, khác với
chèo hiện đại cũng có sự kế thừa từ truyền thống, song đã chuyển đổi
từ loại hình sân khấu dân gian sang sân khấu chuyên nghiệp.
Hai: Khái niệm và lý thuyết biến đổi văn hóa trong nghiên
cứu diễn xướng âm nhạc chèo
Biến đổi: là thay đổi thành khác trước [142, tr. 64]. Theo
PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Châm: “Thuyết Truyền bá văn hóa
(đại diện là G.Elliot Smith 1911, W.River 1914,...) cho rằng vấn
đề mấu chốt của biến đổi văn hóa là sự vay mượn hoặc sự truyền
bá của các đặc trưng văn hóa từ xã hội này sang xã hội khác”,
Thuyết Vùng văn hóa (đại diện là C.L. Wissler 1923, A.L.Kroeber
1925,...) đưa ra các khái niệm cơ bản về vùng văn hóa, loại hình
văn hóa, trung tâm văn hóa, tổ hợp văn hóa, sự biến đổi văn hóa
diễn ra rất đa chiều và nhiều cấp độ tùy thuộc vào việc cộng đồng
đó là trung tâm hay ngoại vi hay vùng chuyển tiếp, môi trường và
sự chuyên môn hóa của cộng đồng đó là gì? Thuyết Tiếp biến văn
hóa (đại diện là Redfiel 1934, Broom 1954,...) chỉ ra sự biến đổi
văn hóa trong bối cảnh những xã hội phương Tây và ngoài phương
Tây đã trải qua mối quan hệ lâu dài, đặc biệt là sự ảnh hưởng của
những xã hội có ưu thế đối với người dân bản địa [18, tr.10].
Trong nghiên cứu diễn xướng âm nhạc chèo, thuyết biến đổi
văn hóa và thuyết vùng văn hóa giúp giải thích những vấn đề cốt
lõi của tiến trình vận động và biến đổi của nghệ thuật chèo nói
chung, diễn xướng âm nhạc chèo nói riêng Có thể nói, giao lưu,
tiếp biến văn hóa đã ảnh hưởng trực tiếp đến phương cách sáng
tác, hoạt động biểu diễn (do tiếp thu và ảnh hưởng từ các nghệ
9
thuật khác du nhập vào Việt Nam). Quy luật trung tâm và ngoại vi
là động lực thúc đẩy việc phải làm mới chèo (để phản ánh đa diện
các khía cạnh của cuộc sống và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ sản
phẩm văn hóa của công chúng đương đại).
Trở lại với thuật ngữ Biến đổi sử dụng trong nghiên cứu diễn
xướng âm nhạc chèo, có thể hiểu đó là những thay đổi hết sức lớn,
mà không chỉ là sự kế thừa và đưa vào những nhân tố mới.
1.2.2. Diễn xướng âm nhạc chèo
“Diễn xướng là một phương thức, một cách trình bày sáng
tác dân gian. Diễn xướng là có diễn (phô động tác, hành động),
có xướng (sử dụng lời lẽ, âm thanh, nhịp điệu). Đây là đặc tính
của nhiều sáng tác Folklore nếu không chú ý, không thể tiếp thu
các sáng tác ấy một cách đầy đủ ở hai mặt trí tuệ và thẩm mỹ...”
[53, tr.365].
Khái niệm Diễn xướng âm nhạc chèo chúng tôi sử dụng
trong đề tài luận án được hiểu là: nội dung và cách thức diễn
xướng làn điệu, nhạc không lời (hát và diễn tấu dàn nhạc) qua sự
thể hiện của diễn viên, nhạc công trong vở diễn sân khấu chèo.
Khái niệm này như một thuật ngữ mới, trong chừng mực nhất
định, nó gần với khái niệm âm nhạc sân khấu chèo, đặc biệt là
chèo cổ truyền, bởi tính chất “hát - múa - diễn” nhằm khu biệt với
âm nhạc chèo đã tách khỏi môi trường vở diễn sân khấu, trở thành
những tác phẩm trình diễn độc lập.
1.2.3. Làn điệu và sự chuyển hóa mô hình làn điệu chèo
1.2.4. Những phương tiện biểu hiện trong làn điệu chèo
10
1.2.5. Một số khái niệm mới trong diễn xướng âm nhạc
chèo đương đại
1.3. Diễn xƣớng âm nhạc chèo cổ truyền
1.3.1. Hát, Múa, Diễn - đặc trưng của diễn xướng âm nhạc
chèo cổ truyền
Diễn xướng âm nhạc chèo là một tổng thể phức hợp gồm
nhiều khía cạnh như hát, nhạc đệm, múa, diễn xuất (kèm theo đạo
cụ, trang phục). Chẳng hạn khi diễn xướng làn điệu Bình thảo
(Thị Mầu lên chùa), nhân vật Thị Mầu vừa hát vừa múa như cơn
lốc xoay quanh nhân vật Thị Kính, vừa diễn hành vi trêu ghẹo
tiểu Kính
1.3.2. Vai trò, cách thức diễn tấu của dàn nhạc (nhạc cụ)
trong diễn xướng âm nhạc chèo cổ truyền
Dàn nhạc chèo không chỉ đệm cho các làn điệu hát mà còn
có chức năng biểu hiện đa dạng nhằm đáp ứng các tình huống sân
khấu. Đây chính là điểm khác biệt giữa dàn nhạc thuần tuý chỉ
đệm cho hát và dàn nhạc sân khấu chèo. Ngẫu hứng, ứng tấu dựa
trên mô hình làn điệu là một thủ pháp trong phong cách diễn tấu
của dàn nhạc chèo cổ truyền.
1.4. Tổng quan nghiên cứu âm nhạc chèo
1.4.1. Những công trình viết về nghệ thuật chèo đề cập đến
âm nhạc
Từ những hoạt động thực tiễn như tiếp cận trò diễn, vở diễn,
tiếp cận nghệ nhân chèo, các tác giả tìm hiểu, mô tả, trích dẫn các
hệ thống làn điệu, các lối hát, lối nói, lời ca.... để thấy vai trò, chức
11
năng, cách thức và hiệu quả sử dụng nó trong nghệ thuật chèo. Nổi
bật trong hướng nghiên cứu này có các tác giả: Hà Văn Cầu, Vũ
Huy Chấn, Vũ Khắc Khoan, Trần Việt Ngữ, Trần Bảng,Trần Đình
Ngôn,Tào Mạt, Tất Thắng.
1.4.2. Những công trình nghiên cứu chuyên sâu về âm
nhạc chèo
Nghiên cứu chuyên sâu về âm nhạc chèo có các tác giả: Tô
Vũ, Hoàng Kiều, Bùi Đức Hạnh, Đôn Truyền, Nguyễn Thị Nhung,
Trần Vinh, Nguyễn Thị Thanh Phương. Ngoài ra, những bài viết
về âm nhạc trong các hội nghị, hội thảo của các nhạc sĩ Nguyễn
Văn Tý, Nguyễn Đình Tấn, Ngọc Chung, Hoàng Kiều, Bùi Đức
Hạnh, Bùi Đình Thảo, Văn Thịnh, Trần Vinh... tuy có khác nhau,
song tựu chung đều là những suy nghĩ, trăn trở trước thực trạng
bảo lưu và phát triển âm nhạc chèo.
Tiểu kết
Nghiên cứu cơ sở văn hóa dân gian với các khái niệm, lý
thuyết áp dụng trong nghiên cứu diễn xướng âm nhạc chèo cổ
truyền là việc làm quan thiết, giúp nghiên cứu sinh tiếp cận vấn đề
nghiên cứu mạch lạc, khoa học. Bên cạnh đó, nghiên cứu diễn
xướng âm nhạc trong chèo cổ truyền sẽ là cơ sở để đối sánh với
diễn xướng âm nhạc chèo đương đại, từ đó nhận diện sự biến đổi
của diễn xướng âm nhạc chèo trong quá trình phát triển.
Qua tổng quan tình hình nghiên cứu âm nhạc chèo, có thể
khẳng định về cơ bản, những vấn đề lý luận của nghệ thuật chèo cổ
truyền, trong đó bao gồm cả âm nhạc đã được xác lập. Tuy vậy,
12
nghiên cứu diễn xướng âm nhạc chèo, cho đến thời điểm hiện tại
vẫn chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào tiếp cận,
minh định vấn đề này. Nghiên cứu sinh hy vọng đề tài Diễn xướng
âm nhạc chèo giai đoạn 1951 đến 2013 - truyền thống và biến đổi
sẽ lý giải những vấn đề khoa học chưa được đề cập, và đó chính là
tính mới của luận án, là tâm huyết của nghiên cứu sinh, góp phần
định hướng phát triển diễn xướng âm nhạc chèo trong bối cảnh văn
hóa hiện nay.
Chƣơng 2
BIẾN ĐỔI TRONG DIỄN XƢỚNG ÂM NHẠC
CHÈO ĐƢƠNG ĐẠI
2.1. Những cách thức diễn xướng âm nhạc chèo đương đại
Diễn xướng âm nhạc chèo giai đoạn 1951-1953, tựu trung được
thể hiện chủ yếu trong 5 cách thức sáng tạo sau:
Thứ nhất: Viết lời mới lồng vào điệu cũ (còn gọi là bình cũ
rượu mới).
Thứ hai: iao hưởng hóa nhạc chèo.
Thứ ba: Sáng tác âm nhạc chèo theo hướng ca kịch.
Thứ tư: Cách tân đồng bộ trên cơ sở ca hát truyền thống.
Thứ năm: Dung hoà.
Tuy nhiên, những cách thức sáng tạo âm nhạc kể trên không
phải là đại diện duy nhất của chèo mỗi thời kỳ, mà vẫn có sự đan
xen (ít hay nhiều) giữa chúng với nhau.
2.2. Sự kế thừa chèo cổ truyền trong làn điệu chèo đương đại
2.2.1. Làn điệu trong chèo cổ truyền
13
Qua nghiên cứu, làn điệu chèo cổ truyền có những đặc trưng
cơ bản sau:
Một là: Sáng tác theo phương thức tập thể, truyền miệng,
chủ yếu có nguồn gốc từ ca dao, dân ca châu thổ Bắc Bộ. Trong
quá trình phát triển, đã tiếp nhận các thể thơ chữ Nôm, chữ Hán.
Làn điệu chèo cổ truyền thuộc loại hình thơ phổ nhạc.
Hai là: Làn điệu chèo cổ truyền được được sáng tạo theo
phương thức bẻ làn, nắn điệu (xử lý, ứng dụng và chuyển hóa mô
hình nhạc chèo).
Ba là: Hệ thống mô hình làn điệu chèo cổ truyền có mối
quan hệ tương tác với hệ thống nhân vật, đáp ứng tính sân khấu.
B n là: Nói chèo là lối nói có giai điệu, dễ bắt vần sang hát
(gồm các thể loại nói sử, ngâm, vỉa...).
Năm là: Làn điệu chèo cổ truyền có tiết tấu đặc trưng, có
cấu trúc theo lối phân trổ. Ngoài ra, còn bắt gặp dạng kết cấu liên
khúc như Tú Bà đánh Kiều (chèo Kiều) hay Hề trong vở Từ Thức.
Các dạng cấu trúc thường gặp trong âm nhạc chèo cổ truyền là:
Cấu trúc của liên khúc thƣờng là : Vỉa + hát + vỉa + hát + vỉa + hát.
Cấu trúc của một làn điệu thƣờng ở hai kiểu nhƣ sau:
a) (Vỉa) Trổ mở đầu + trổ thân bài + trổ nhắc lại + trổ kết.
b) Trổ thân bài + trổ nhắc lại 1 + trổ nhắc lại 2 + nhắc lại 3...
2.2.2. Làn điệu chèo đương đại: Kế thừa phương thức sáng
tác của chèo cổ truyền: sáng tạo tập thể và kế thừa phương thức bẻ
làn, nắn điệu (ứng dụng, xử lý, chuyển hóa mô hình làn điệu chèo)
của chèo cổ truyền.
14
2.3. Sự biến đổi trong làn điệu chèo đƣơng đại
2.3.1. Phương thức sáng tác chuyên nghiệp thay thế
phương thức sáng tác dân gian mang tính tập thể, khuyết danh,
truyền miệng
2.3.2. Những thay đổi trong làn điệu chèo đương đại
Thứ nhất: Về cấu trúc làn điệu chèo đương đại
Thứ hai: Về cách phổ thơ
Thứ ba: Sử dụng thang âm, điệu thức và bổ sung loại nhịp
mới vào âm nhạc chèo đương đại
Thứ tư: Thủ pháp phối bè trong chèo đương đại
2.4. Biến đổi về hát trong diễn xướng âm nhạc chèo
đương đại
Thứ nhất: Hát theo làn điệu chèo cổ truyền (lồng điệu nhưng
rút gọn cấu trúc).
Thứ hai: Hát theo cách bẻ làn, nắn điệu (chuyển hóa mô
hình làn điệu).
Thứ ba: Hát các làn điệu sáng t