Tóm tắt Luận án Định hướng về việc áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam

Đề tài “Định hướng về việc áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam” được tác giả lựa chọn để làm luận án tiến sĩ vì ba lý do sau: Thứ nhất, Giá trị hợp lý (GTHL) là cơ sở đo lường khắc phục các nhược điểm của các cơ sở đo lường khác và được đa số các quốc gia trên thế giới áp dụng. Cairns (2006) cho rằng GTHL ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong IFRS với nhiều cách thức sử dụng khác nhau như để đo lường ban đầu, đo lường sau ban đầu, để phân bổ giá trị ban đầu và để đánh giá tổn thất. Vì vậy, hiện nay, GTHL đã được thừa nhận và áp dụng ở 132 quốc gia theo khảo sát của IASB năm 2015 Thứ hai, VN chưa áp dụng GTHL cho đo lường sau ban đầu. Luật kế toán VN 2015 đã đề cập đến sử dụng GTHL để đánh giá lại tài sản và nợ phải trả tại ngày lập báo cáo [Luật kế toán 2015. Điều 6, Điều 28]. Tuy nhiên, về phạm vi áp dụng GTHL của VN so với quốc tế cho thấy GTHL ở VN được sử dụng để đo lường ban đầu, để phân bổ ban đầu, để đánh giá tổn thất mà không áp dụng cho đo lường sau ban đầu như chuẩn mực kế toán quốc tế (viết tắt IFRS) - chuẩn mực được đa số quốc gia lựa chọn và áp dụng. Điều này dẫn đến sự khác biệt trong BCTC của VN và đa số các quốc gia khác. Thứ ba, do sức ép của hội nhập kinh tế thế giới ở VN. Để hội nhập kinh tế quốc tế thì trước tiên Việt Nam (VN) cần gia tăng mức độ hòa hợp giữa các quy định của kế toán VN và chuẩn mực kế toán quốc tế, đặc biệt là về phương diện đo lường, cụ thể cần phải áp dụng GTHL cho đo lường sau ban đầu. Hiện tại, Bộ tài chính VN đang mong muốn đẩy mạnh hơn nữa việc hòa hợp kế toán quốc tế, trong đó vấn đề chính là áp dụng IFRS. Và GTHL được xác định là một thách thức trong việc chấp nhận IFRS tại các quốc gia, kể cả VN (Chris Fabling, 20161)

pdf28 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Định hướng về việc áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------&&&------- LÊ VŨ NGỌC THANH ĐỊNH HƯỚNG VỀ VIỆC ÁP DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG KẾ TOÁN VIỆT NAM Ngành: Kế toán Mã số: 62.34.03.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Hữu Đức 2. PGS.TS. Huỳnh Đức Lộng Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: Vào hồi: giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1 PHẦN GIỚI THIỆU 1. Lý do chọn đề tài Đề tài “Định hướng về việc áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam” được tác giả lựa chọn để làm luận án tiến sĩ vì ba lý do sau: Thứ nhất, Giá trị hợp lý (GTHL) là cơ sở đo lường khắc phục các nhược điểm của các cơ sở đo lường khác và được đa số các quốc gia trên thế giới áp dụng. Cairns (2006) cho rằng GTHL ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong IFRS với nhiều cách thức sử dụng khác nhau như để đo lường ban đầu, đo lường sau ban đầu, để phân bổ giá trị ban đầu và để đánh giá tổn thất. Vì vậy, hiện nay, GTHL đã được thừa nhận và áp dụng ở 132 quốc gia theo khảo sát của IASB năm 2015 Thứ hai, VN chưa áp dụng GTHL cho đo lường sau ban đầu. Luật kế toán VN 2015 đã đề cập đến sử dụng GTHL để đánh giá lại tài sản và nợ phải trả tại ngày lập báo cáo [Luật kế toán 2015. Điều 6, Điều 28]. Tuy nhiên, về phạm vi áp dụng GTHL của VN so với quốc tế cho thấy GTHL ở VN được sử dụng để đo lường ban đầu, để phân bổ ban đầu, để đánh giá tổn thất mà không áp dụng cho đo lường sau ban đầu như chuẩn mực kế toán quốc tế (viết tắt IFRS) - chuẩn mực được đa số quốc gia lựa chọn và áp dụng. Điều này dẫn đến sự khác biệt trong BCTC của VN và đa số các quốc gia khác. Thứ ba, do sức ép của hội nhập kinh tế thế giới ở VN. Để hội nhập kinh tế quốc tế thì trước tiên Việt Nam (VN) cần gia tăng mức độ hòa hợp giữa các quy định của kế toán VN và chuẩn mực kế toán quốc tế, đặc biệt là về phương diện đo lường, cụ thể cần phải áp dụng GTHL cho đo lường sau ban đầu. Hiện tại, Bộ tài chính VN đang mong muốn đẩy mạnh hơn nữa việc hòa hợp kế toán quốc tế, trong đó vấn đề chính là áp dụng IFRS. Và GTHL được xác định là một thách thức trong việc chấp nhận IFRS tại các quốc gia, kể cả VN (Chris Fabling, 20161). 1 Chuyên gia cao cấp Ngân hàng thế giới. Phát biểu tại Hội thảo IFRS – Định hướng và lộ trình áp dụng tại VN tại TP.HCM ngày 21/12/2016. 2 Tuy nhiên, đến nay các nghiên cứu về GTHL ở VN còn khá khiêm tốn, đặc biệt chưa có nghiên cứu đi sâu vào việc áp dụng GTHL cho đo lường sau ban đầu. Vì vậy, luận án này được thiết kế để đánh giá sự cần thiết và khả năng áp dụng GTHL cho đo lường sau ban đầu trong kế toán VN để đưa ra những định hướng về việc áp dụng GTHL trong kế toán VN. 2. Mục tiêu nghiên cứu – Câu hỏi nghiên cứu Theo lý thuyết thể chế (institutional theory), một thể chế sẽ ban hành các quy định mới nếu có sức ép phải áp dụng hoặc tự nguyện ban hành do nhận thấy đó là một quy định tốt cần thiết phải áp dụng. Vì vậy để đánh giá liệu GTHL cho đo lường sau ban đầu có nên được áp dụng ở VN hay không, trước tiên, luận án sẽ đánh giá vai trò của GTHL trong tiến trình hội nhập quốc tế về kế toán để đánh giá liệu có sức ép phải áp dụng GTHL hay không và sau đó chứng minh GTHL có phải là một cơ sở đo lường tốt cần thiết phải áp dụng hay không. Bên cạnh đó, luận án cũng đánh giá khả năng áp dụng GTHL trong thực tế thông qua khả năng đo lường đáng tin cậy của GTHL ở VN, mức độ ủng hộ áp dụng GTHL ở VN, đồng thời nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn áp dụng GTHL để nhận diện những lý do, đặc điểm của doanh nghiệp (DN) ủng hộ/không ủng hộ áp dụng GTHL vào VN. Cụ thể các mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau: (1). Làm rõ vai trò của GTHL trong tiến trình hội nhập quốc tế về kế toán tại VN. Mục tiêu nghiên cứu 1 sẽ được giải quyết thông qua câu hỏi nghiên cứu 1: GTHL có ảnh hưởng trọng yếu đến sự hòa hợp giữa quy định về đo lường của VN và chuẩn mực kế toán quốc tế không? (2). Làm rõ sự cần thiết của việc áp dụng GTHL vào VN Mục tiêu nghiên cứu 2 sẽ được trả lời thông qua câu hỏi nghiên cứu 2: GTHL có giúp cung cấp thông tin thích hợp cho người sử dụng BCTC ở VN không? (3). Làm rõ khả năng áp dụng GTHL ở VN 3 Mục tiêu nghiên cứu 3 sẽ được giải quyết thông qua ba câu hỏi: Câu hỏi nghiên cứu 3: GTHL ở VN có thể đo lường một cách đáng tin cậy không? Câu hỏi nghiên cứu 4: Người lập BCTC và người sử dụng BCTC có ủng hộ áp dụng GTHL ở VN không? Câu hỏi nghiên cứu 5: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn áp dụng GTHL ở VN? 3. Phương pháp nghiên cứu Để đánh giá vai trò của GTHL trong tiến trình hội nhập quốc tế về kế toán luận án thực hiện đo lường chỉ số hòa hợp trước và sau khi điều chỉnh ảnh hưởng của GTHL. Chênh lệch chỉ số chính là mức độ tác động của GTHL đến sự hòa hợp giữa quy định của VN và chuẩn mực kế toán quốc tế về phương diện đo lường. Dữ liệu nghiên cứu là IFRS, VAS và hướng dẫn kế toán của VN. Để đánh giá sự cần thiết cũng như khả năng áp dụng GTHL ở VN luận án thực hiện phân tích quan điểm của nhà đầu tư (NĐT) và nhà quản lý DN (NQL) ở VN. Như vậy luận án thực hiện hai nghiên cứu độc lập để giải quyết các vấn đề nêu trên: Nghiên cứu 1 – Mức độ ảnh hưởng của GTHL đến sự hòa hợp giữa quy định của kế toán VN và chuẩn mực kế toán quốc tế về phương diện đo lường. Nghiên cứu 1 sẽ trả lời câu hỏi nghiên cứu 1. Nghiên cứu 2 – Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn áp dụng GTHL của các DN VN. Nghiên cứu 2 trả lời các câu hỏi 2, 3, 4 và 5. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Trong nghiên cứu 1 đối tượng nghiên cứu là các quy định của VN và chuẩn mực kế toán quốc tế liên quan đến đo lường các đối tượng kế toán. Trong nghiên cứu 2, đối tượng nghiên cứu là quan điểm của nhà quản lý (người 4 lập BCTC) và nhà đầu tư (người sử dụng BCTC) đối với việc áp dụng GTHL. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện ở VN. 5. Kết quả nghiên cứu Luận án đã đưa ra ba kết quả chính: (1) GTHL đóng vai trò quan trọng trong việc áp dụng IFRS ở VN. (2) Người sử dụng và người lập BCTC cho rằng đo lường BĐSĐT, TSCĐHH, TSVH và TSTC theo GTHL là thích hợp, đáng tin cậy và họ ủng hộ áp dụng GTHL cho các khoản mục này. (3) Các nhân tố có tác động tích cực bao gồm tính thích hợp, tính đáng tin cậy. Các nhân tố chi phí đo lường, việc tiết lộ nhiều thông tin và các đặc điểm DN không có ảnh hưởng đến việc lựa chọn áp dụng GTHL. 6. Đóng góp mới của luận án Luận án có 4 đóng góp mới: (1) Xác định mức độ ảnh hưởng của GTHL đến sự hòa hợp giữa quy định của VN và chuẩn mực kế toán quốc tế về mặt đo lường. (2) Xây dựng thang đo mới để đo lường tính thích hợp và tính đáng tin cậy của GTHL. (3) Xây dựng mô hình nghiên cứu với đầy đủ các biến hơn các mô hình trước đây để giải thích lý do lựa chọn áp dụng GTHL của DN cũng như nhận diện đặc điểm DN ủng hộ áp dụng GTHL. (4) Đánh giá sự cần thiết cũng như khả năng áp dụng GTHL trong thực tế ở VN. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ GTHL Chương này sẽ làm rõ các nghiên cứu trước đây về GTHL để xác định khe hổng nghiên cứu và đề xuất vấn đề cần nghiên cứu tại VN. 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về GTHL trên thế giới 1.1.1. Nghiên cứu về tính thích hợp của GTHL Kết quả của các nghiên cứu trước đây cho thấy tính thích hợp của GTHL được khẳng định hoàn toàn trên nhiều phương diện: đầu tiên, GTHL được chứng minh là giá trị thích hợp (Barth và Clinch, 1998, Koonce và cộng sự, 2011), điều này càng có ý nghĩa hơn khi giá gốc, giá hiện hành được chứng minh không là giá trị thích hợp (Lev, 1989; Collins và cộng sự, 1994) và GTHL được chứng minh không là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính (Laux và Leuz, 2009; Sebastian và cộng sự, 2014). 1.1.2. Nghiên cứu về tính đáng tin cậy của GTHL Tính đáng tin cậy là một nhược điểm mà GTHL bị phê phán so với giá gốc. Tuy nhiên kết quả của đa số các nghiên cứu có cho thấy rằng GTHL là đáng tin cậy ở các cấp độ ước tính. Thông qua các phương pháp nghiên cứu có thể rút ra 3 lý do cho thấy GTHL là đáng tin cậy, thậm chí là đáng tin cậy hơn giá gốc: (1) GTHL là một đo lường đúng đắn, (2) GTHL không bị chi phối bởi NQL, (3) GTHL đáng tin cậy hơn giá gốc (GG) vì GTHL hạn chế hành vi chi phối thu nhập của NQL. 1.1.3. Nghiên cứu về sự ủng hộ GTHL GTHL được ủng hộ áp dụng bởi các NĐT chuyên nghiệp (nghiên cứu của Ủy ban chuẩn mực kế toán Đức, đại học Humboldt tại Berlin và Hội phân tích tài chính của Liên đoàn Châu Âu năm 2008), được ủng hộ bởi NQL (nghiên cứu của Fargher, 2001; Tan va cộng sự, 2005). 1.1.4. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn áp dụng GTHL Kết quả nghiên cứu cho thấy: biến tỉ lệ biến quy mô công ty, tỉ lệ bất động sản/tổng tài sản cố định là có tác động đến việc lựa chọn đánh giá lại theo GTHL (Brown và cộng sự, 1992). Biến đòn bẩy tài chính có tác động đến sự lựa chọn đánh giá lại ở (Christensen và Nikolaev, 2013). Các biến về đặc 6 điểm DN và biến tính đáng tin cậy của GTHL không có tác động đến việc lựa chọn áp dụng GTHL (P value > 10%). Biến sự dễ thay đổi của thu nhập báo cáo thì có tác động nghịch đến việc lựa chọn áp dụng GTHL (Fargher, 2001). Sự dễ thay đổi của thu nhập báo cáo, tính thích hợp, tính đáng tin cậy, chi phí đo lường cao có ảnh hưởng đến việc lựa chọn GTHL ở mức ý nghĩa 5%. (Tan và cộng sự, 2005). 1.1.5. Nghiên cứu về đo lường mức độ áp dụng GTHL. Đo lường mức độ áp dụng GTHL chính là đo lường sự hòa hợp về mặt định giá giữa các quy định kế toán của các quốc gia được so sánh với chuẩn mực kế toán quốc tế (còn gọi là hòa hợp hình thức – formal harmonization) hoặc giữa các quy định kế toán và thực hành kế toán của các quốc gia (còn gọi là hòa hợp thực tế - material harmonization). Để đo lường mức độ hòa hợp các nghiên cứu sử dụng chỉ số về khoảng cách, hệ số tương quan, hệ số hồi quy hoặc phương pháp gom nhóm. 1.2. Các nghiên cứu trước đây tại VN 1.2.1 Các nghiên cứu về GTHL ở VN Các chủ đề nghiên cứu ở VN về GTHL còn rất hạn chế, chủ yếu làm rõ các quy định về GTHL. Dữ liệu nghiên cứu của các đề tài hầu hết có được thông qua khảo sát, trừ đề tài của tác giả Huỳnh Thị Xuân Thủy (2013) phân tích dữ liệu BCTC của các DN niêm yết trên sàn chứng khoán. Các đề tài chủ yếu dừng ở thống kê kết quả khảo sát, chỉ có ba đề tài phân tích sâu hơn là đề tài của Lê Thị Mộng Loan (2013) sử dụng mô hình cân bằng của McCaslin và Stanga (1983) để kiểm tra tính cân đối giữa thích hợp và đáng tin cậy của một số khoản mục trên BCTC, đề tài của Nguyễn Thanh Tùng (2014) và đề tài của Phạm Thị Lý (2015) sử dụng nhân tố khám phá và phương trình hồi quy để đo lường các nhân tố tác động đến vận dụng GTHL. 1.2.2. Các nghiên cứu về đo lường mức độ áp dụng GTHL ở VN Có nhiều nghiên cứu về đo lường mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán VN và chuẩn mực kế toán quốc tế như nghiên cứu của Pham (2010, 2012), 7 nghiên cứu của Nguyễn và Trần (2012), nghiên cứu của Nguyễn và Goong (2012), nghiên cứu của Trần Hồng Vân (2014). các nghiên cứu này đã đo lường mức độ hòa hợp về mặt đo lường giữa chuẩn mực kế toán VN và chuẩn mực kế toán quốc tế, tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc xác định mức độ hòa hợp mà chưa giải thích các nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ hòa hợp. 1.3. Xác định vấn đề nghiên cứu của luận án Ngoài những điểm đóng góp đã trình bày bên trên, các nghiên cứu trước đây có một số hạn chế sau: (1) Các nghiên cứu trên thế giới được thực hiện ở các quốc gia đã phát triển và vì vậy có thể không phù hợp với VN. (2) Các nghiên cứu về nhân tố tác động đến việc lựa chọn GTHL được nghiên cứu ở các nước trên thế giới, chưa được nghiên cứu ở VN. (3) Các nghiên cứu ở VN chưa làm rõ được tính thích hợp và đáng tin cậy của GTHL – hai đặc điểm chất lượng cơ bản mà một loại giá phải thỏa mãn để được áp dụng. (4) Các nghiên cứu ở VN chưa giải thích được tại sao GTHL được lựa chọn áp dụng ở VN. Với những khoảng trống nghiên cứu như đã phân tích ở trên, tác giả cho rằng thực hiện nghiên cứu về GTHL cho đo lường sau ban đầu ở VN là điều cần thiết để cung cấp các bằng chứng trong bối cảnh của VN, nhằm làm rõ vai trò của GTHL, sự cần thiết và khả năng áp dụng GTHL cho đo lường sau ban đầu ở VN. Từ đó luận án xác định các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như đã trình bày ở chương mở đầu. CHƯƠNG 2 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ÁP DỤNG GTHL Chương này trước tiên sẽ làm rõ cơ sở lý thuyết về GTHL thông qua việc giới thiệu các cơ sở đo lường trong kế toán, cơ sở đo lường theo GTHL, phạm vi áp dụng GTHL và các lý thuyết nền tảng của GTHL. Sau đó luận án sẽ làm rõ các lý thuyết nền hình thành các nghiên cứu về áp dụng GTHL trong kế toán. 2.3 Áp dụng GTHL trong chuẩn mực kế toán quốc tế và ở các quốc gia trên thế giới 8 Trong chuẩn mực kế toán quốc tế, GTHL được bắt buộc áp dụng đối với một số khoản mục tài chính, tài sản sinh học và cho phép lựa chọn áp dụng đối với các khoản mục phi tài chính. Tháng 5/2011 Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) ban hành chuẩn mực kế toán IFRS 13 – Đo lường GTHL để làm rõ định nghĩa về GTHL, đưa ra một khuôn mẫu về đo lường và các yêu cầu công bố về GTHL. Bốn vấn đề chính mà IFRS 13 đề cập đến là định nghĩa, các kỹ thuật định giá, đầu vào của kỹ thuật định giá và hệ thống cấp bậc của GTHL. Kết quả khảo sát các cơ quan ban hành chính sách của 140 quốc gia do IASB thực hiện vào năm 2015 cho thấy có 132/140 quốc gia khảo sát đã thừa nhận áp dụng IFRS, đồng nghĩa với áp dụng GTHL. 2.4. Cơ sở lý thuyết của GTHL Nền tảng của các cơ sở đo lường trong kế toán là các lý thuyết quy chuẩn (normative theory), đó là các khái niệm, các quy tắc được đề xuất bởi các tổ chức lập quy với mục đích đưa ra các quy định tốt nhất cho kế toán. Đây cũng chính là nền tảng lý thuyết của GTHL. Theo đó, để GTHL được áp dụng trong kế toán thì GTHL phải thỏa mãn mục đích của báo cáo tài chính, các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích, khái niệm về vốn và bảo toàn vốn. Về mặt lý thuyết, GTHL là cơ sở đo lường giúp cung cấp thông tin để NĐT đánh giá dòng tiền tương lai của DN và đánh giá khả năng quản lý nguồn lực của NQL. GTHL là cơ sở đo lường thỏa mãn các đặc điểm chất lượng cơ bản và có thể thỏa mãn đặc điểm chất lượng nâng cao. GTHL là cơ sở đo lường thỏa mãn quan điểm bảo toàn vốn vật chất. 2.5. Lý thuyết về áp dụng GTHL Phần này sẽ làm rõ các lý thuyết về áp dụng GTHL dưới góc độ người ban hành chính sách, người sử dụng BCTC và người lập BCTC. Đó là các lý thuyết về lập quy, lý thuyết thông tin hữu ích, các lý thuyết liên quan đến sự lựa chọn của nhà quản lý như lý thuyết ủy nhiệm, lý thuyết tín hiệu và lý thuyết các đối tượng có liên quan. Các lý thuyết này có lý thuyết hình thành 9 từ các nghiên cứu trong thực tế (positive theory), có lý thuyết mang tính chất quy định, áp đặt (normative theory) nhưng chúng đều được thừa nhận như là lý thuyết để giải thích các vấn đề của kế toán. Đây cũng chính là các lý thuyết liên quan đến các vấn đề nghiên cứu được đặt ra của luận án, cụ thể: (1) Lý thuyết lập quy là cơ sở để đưa ra giả thuyết về sự khác nhau giữa các cơ sở đo lường trong kế toán giữa các quốc gia và chuẩn mực kế toán quốc tế; (2) Lý thuyết thông tin hữu ích là cơ sở để đặt ra giả thuyết rằng GTHL là cơ sở đo lường giúp cung cấp thông tin thích hợp và đáng tin cậy. (3) Lý thuyết ủy nhiệm, lý thuyết tín hiệu và lý thuyết các đối tượng có liên quan là ba lý thuyết để giải thích cho hành vi lựa chọn hay không lựa chọn một vấn đề nào đó của NQL CHƯƠNG 3 MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA GTHL ĐẾN SỰ HÒA HỢP GIỮA QUY ĐỊNH VỀ ĐO LƯỜNG CỦA KẾ TOÁN VN VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ. Trong chương này, luận án sẽ làm rõ mức độ tác động của GTHL đến sự hòa hợp giữa quy định của kế toán VN và IFRS về phương diện đo lường để đánh giá tầm quan trọng của GTHL trong tiến trình hội nhập quốc tế ở VN. 3.1 Phương pháp nghiên cứu Trước tiên, nghiên cứu này sẽ xác định mức độ tương đồng giữa quy định về đo lường của VN và IFRS thông qua việc tính toán các chỉ số hòa hợp. Sau đó, nghiên cứu sẽ tính toán lại chỉ số hòa hợp có điều chỉnh ảnh hưởng của GTHL, có nghĩa là chỉ số hòa hợp được tính toán lại với giả định rằng không có sự khác biệt về GTHL. Chênh lệch giữa chỉ số hòa hợp ban đầu và chỉ số hòa hợp sau khi điều chỉnh ảnh hưởng chính là mức độ tác động của GTHL đến chỉ số hòa hợp giữa quy định về đo lường của kế toán VN và IFRS. 3.1.2.2. Các biến nghiên cứu 10 Nghiên cứu này xác định được 27 biến nghiên cứu được trình bày và 9 biến nghiên cứu không trình bày. Các biến nghiên cứu được trình bày: Hàng tồn kho; Tài sản cố định hữu hình; Tài sản vô hình; Bất động sản đầu tư; Tài sản thuê tài chính; Tài sản nắm giữ để bán – ngừng hoạt động; Tài sản thuê tài chính; Tài sản quỹ phúc lợi nhân viên; Tài sản thuế hoãn lại; Nợ tài chính; Nợ phải trả về thuế hoãn lại; Nợ thuê tài chính; Nợ phải trả phúc lợi nhân viên; Nợ phải trả phát sinh trong giao dịch thanh toán bằng vốn cổ phần; Dự phòng nợ phải trả, nợ tiềm tàng; Doanh thu; Chi phí đi vay; Lợi thế thương mại; Hợp đồng liên doanh; Khoản đầu tư còn lại sau khi mất quyền kiểm soát hoặc ngừng áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu; Khoản đầu tư vào công ty con trên BCTC riêng; Khoản đầu tư vào công ty liên kết trên BCTC riêng; Khoản đầu tư vào công ty liên doanh trên BCTC riêng; Khoản đầu tư vào công ty con trên BCTC hợp nhất; Khoản đầu tư vào công ty liên doanh trên BCTC hợp nhất; Khoản đầu tư vào công ty liên kết trên BCTC hợp nhất; Lợi ích bên không nắm quyền kiểm soát. Các biến nghiên cứu không trình bày: Vốn hóa chi phí đi vay; Giao dịch bằng ngoại tệ; Chuyển đổi từ đồng tiền chức năm sang đồng tiền trình bày; Phương pháp vốn chủ sở hữu; Phương pháp mua; Phương pháp hợp nhất; Đánh giá tổn thất; Sự kiện sau ngày kết thúc niên độ; Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và sai sót. 3.1.2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp phân tích nội dung. Tác giả đọc các chuẩn mực, quy định có liên quan để xác định cách đo lường ban đầu và đo lường sau ban đầu cho mỗi biến nghiên cứu. Dữ liệu được trình bày vào các cột tương ứng “IFRS”, “Chuẩn mực kế toán VN”, “Thông tư hướng dẫn” trong bảng thu thập dữ liệu. Song song với quá trình thu thập dữ liệu nghiên cứu là xác định sự giống nhau và khác nhau của các cặp quan sát IFRS & VAS; IFRS & TT và điền 11 vào các cột tương ứng. Nếu giống nhau sẽ được ghi là 1 và khác nhau sẽ được ghi là 0. Quá trình này đảm bảo một số nguyên tắc sau: (1) Tôn trọng nội dung hơn hình thức. Khi có sự không tương đồng về từ ngữ sử dụng, tác giả phân tích nội dung của các phương pháp đo lường, nếu cho kết quả giống nhau thì được đánh giá là giống nhau. (2) Các biến nghiên cứu được trình bày mà có liên quan đến các biến nghiên cứu không trình bày thì cần đánh giá các biến nghiên cứu không trình bày trước. (3) Các chi tiết của biến nghiên cứu được trình bày nếu đã được đề cập ở biến được trình bày khác thì không cần đo lường chi tiết đó. 3.1.2.4. Phương pháp xử lý dữ liệu nghiên cứu (1). Công thức đo lường: sử dụng công thức Jaccard để đo lường (2). Trình tự thực hiện đo lường Bước 1: Đo lường mức độ tương đồng cho mỗi biến nghiên cứu chi tiết - đo lường ban đầu và đo lường sau ban đầu. Bước 2: Đo lường mức độ tương đồng cho mỗi biến nghiên cứu, bằng cách tính trung bình cộng của mức độ tương đồng đo lường ban đầu và mức độ tương đồng của đo lường sau ban đầu. Bước 3: Đo lường mức độ tương đồng tổng thể được tính bằng trung bình cộng mức độ tương đồng của các biế
Luận văn liên quan