Giáo dục thế hệ trẻ luôn là mối quan tâm đặc biệt của mỗi quốc gia, dân
tộc cũng như của toàn nhân loại. Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định, giáo dục -
đào tạo cùng với khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội. Để
thực hiện nhiệm vụ có tầm chiến lược trên đây, vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục và đào tạo, đã được đặt ra như một nhu cầu vừa cấp thiết trước mắt, vừa cơ
bản lâu dài. Đề cập đến vấn đề này, Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần
thứ XI (2011) nhấn mạnh sự: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn
nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo
dục quốc dân”. Còn Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã
coi việc “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao” là một trong những khâu đột phá chiến lược trong các nhiệm vụ
trọng tâm của cách mạng nước ta trong thời kỳ đổi mới. Tinh thần và quan điểm cơ
bản đó đã được cụ thể hoá trong Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của
BCHTW Đảng (khóa XI): “Phát triển giáo dục đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị
kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”. Luật Giáo
dục của nước CHXHVN (Điều 2, sửa đổi bổ sung 2009 và Điều 28, sửa đổi bổ sung
2010), cũng nhấn mạnh về mục tiêu của giáo dục hiện nay là đào tạo con người Việt
Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp,
trung thành với lý tưởng độc lập và xã hội chủ nghĩa, hình thành và bồi dưỡng nhân
cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, trong đó phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học,
môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hướng thú học tập cho học sinh
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
PHẠM TIẾN ĐÔNG
ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An)
Chuyên ngành: Lí luận và PPDH bộ môn Lịch sử
Mã số: 9.14.01.11
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hà Nội- Năm 2019
Công trình đƣợc hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Kiều Thế Hƣng, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2. PGS.TS. Trần Viết Thụ, Trường Đại học Vinh
Phản biện 1: Phó Giáo sư, Tiến sĩ: Trần Đức Minh;
Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định
Phản biện 2: Tiến sĩ: Vũ Thị Ngọc Anh;
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Phản biện 3: Phó Giáo sư, Tiến sĩ: Đào Tuấn Thành;
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án
cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
vào hồi ..giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc Gia, Hà Nội
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Giáo dục thế hệ trẻ luôn là mối quan tâm đặc biệt của mỗi quốc gia, dân
tộc cũng như của toàn nhân loại. Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định, giáo dục -
đào tạo cùng với khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội . Để
thực hiện nhiệm vụ có tầm chiến lược trên đây, vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục và đào tạo, đã được đặt ra như một nhu cầu vừa cấp thiết trước mắt, vừa cơ
bản lâu dài. Đề cập đến vấn đề này, Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần
thứ XI (2011) nhấn mạnh sự: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn
nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo
dục quốc dân”. Còn Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã
coi việc “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao” là một trong những khâu đột phá chiến lược trong các nhiệm vụ
trọng tâm của cách mạng nước ta trong thời kỳ đổi mới. Tinh thần và quan điểm cơ
bản đó đã được cụ thể hoá trong Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của
BCHTW Đảng (khóa XI): “Phát triển giáo dục đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị
kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”. Luật Giáo
dục của nước CHXHVN (Điều 2, sửa đổi bổ sung 2009 và Điều 28, sửa đổi bổ sung
2010), cũng nhấn mạnh về mục tiêu của giáo dục hiện nay là đào tạo con người Việt
Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp,
trung thành với lý tưởng độc lập và xã hội chủ nghĩa, hình thành và bồi dưỡng nhân
cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, trong đó phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học,
môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hướng thú học tập cho học sinh
1.2. Là một môn học có ưu thế và trọng trách lớn trong việc giáo dục truyền
thống, tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ, hoạt động dạy học
lịch sử (DHLS) ở trường phổ thông luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của toàn xã
hội. Thời gian qua, chất lượng DHLS, bên cạnh những tiến bộ và đổi mới, vẫn còn
không ít những hạn chế và bất cập. Hứng thú của học sinh (HS) đối với bộ môn Lịch
sử, kết quả học tập lịch sử cũng như nhận thức của thế hệ trẻ đối với lịch sử dân tộc,
còn để lại không ít băn khoăn, lo lắng và chưa đáp ứng được kỳ vọng của xã hội.
Cũng chính vì thế, cùng với dạy học nói chung, vấn đề đổi mới và nâng cao chất
2
lượng DHLS ở trường phổ thông, cũng được đặt ra như một trong những yêu cầu cấp
thiết.
Đổi mới DHLS ở trường phổ thông là cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ, từ nội
dung, chương trình, sách giáo khoa (SGK) đến phương pháp, phương tiện và cách
thức tổ chức dạy học, trong đó việc chuyển từ định hướng tiếp cận nội dung sang
định hướng phát triển năng lực, cùng với việc tăng cường các hoạt động ngoại khóa
(HĐNK) lịch sử cũng như các hoạt động gắn với thực tiễn của đời sống xã hội, được
coi là những điểm nhấn quan trọng của quá trình đổi mới.
1.3. Nghệ An là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời. Thời dựng nước, Nghệ
An là trung tâm cực nam của văn minh Đông Sơn. Trên đôi bờ sông Cả đã hình thành
nên những điểm tụ cư đông đúc với một trình độ phát triển cao về đời sống vật chất
và tinh thần. Trong mọi thời đại, nhân dân Nghệ An luôn cùng với nhân dân cả nước
sát cánh bên nhau trong các đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Mỗi bước đi của
lịch sử dân tộc luôn có những dấu ấn đậm nét của đất và người xứ Nghệ. Nghệ An
cũng là quê hương của nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa của Việt Nam và
thế giới. Mỗi mảnh đất nơi đây đều in đậm những chứng tích của lịch sử. Đó là mảnh
đất Nam Đàn - nơi nuôi dưỡng những tâm hồn vĩ đại như Phan Bội Châu, Nguyễn Ái
Quốc; mảnh đất Hưng Nguyên cùng với thành Vinh - Bến Thủy, những địa danh đã
đi vào lịch sử của “cuộc đấu tranh giai cấp long trời, lở đất”; vẫn còn đó những Anh
Sơn, Nghi Lộc, Nam Đàn, những nơi hình thành sớm nhất chính quyền Xô Viết đầu
tiên trên cả nước Bên cạnh những chứng tích của lịch sử, Nghệ An còn là quê
hương của những câu hò ví dặm, những làn điệu dân ca đằm thắm, mượt mà. Tất cả
đã làm nên một vùng văn hóa - lịch sử xứ Nghệ, có giá trị to lớn trong DHLS nói
riêng cũng như giáo dục thế hệ trẻ hôm nay nói chung.
Truyền thống lịch sử oai hùng và bản sắc văn hoá đặc sắc của vùng đất “địa linh,
nhân kiệt” của Nghệ An chính là nguồn cội sức mạnh và tài sản vô giá của các hoạt
động giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, trong đó có các HĐNK nói chung và ngoại
khoá của bộ môn Lịch sử nói riêng.
HĐNK của bộ môn Lịch sử có vai trò và vị trí như thế nào trước yêu cầu đổi
mới hiện nay và theo đó, việc đổi mới HĐNK của bộ môn Lịch sử phải tiến hành như
thế nào, cả về nội dung, hình thức và các biện pháp cụ thể ở trường THPT nói chung
và các trường THPT tỉnh Nghệ An nói riêng?. Đó là những vấn đề lớn, có ý nghĩa
quan trọng không chỉ trong lý luận mà còn tác động trực tiếp tới thực tiễn DHLS ở ở
trường phổ thông hiện nay.
Với cách tiếp cận như thế, chúng tôi đã chọn vấn đề: Đổi mới hoạt động ngoại
khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua dạy học ở
tỉnh Nghệ An) làm đề tài luận án của mình và mong muốn những kết quả nghiên cứu
3
của đề tài sẽ góp phần nhất định vào quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng DHLS
ở trường phổ thông hiện nay.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình đổi mới HĐNK ở trường THPT,
trong đó tập trung chủ yếu vào nội dung, hình thức và các giải pháp đổi mới.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu việc đổi mới HĐNK lịch sử ở
trường THPT, từ cơ sở lý luận, thực tiễn đến nội dung, hình thức và các giải pháp đổi
mới cụ thể. Kết qủa nghiên cứu lý thuyết của đề tài sẽ được vận dụng thực tế và triển
khai thực nghiệm tại các trường THPT tỉnh Nghệ An.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu cơ bản của đề tài là việc đổi mới HĐNK trong DHLS ở
trường THPT, từ cơ sở lý luận, thực tiễn và các giải pháp tiến hành. Các kết quả nghiên
cứu của đề tài, sau khi được vận dụng và thử nghiệm tại các trường THPT tỉnh Nghệ
An, sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích trong nhiên cứu, giảng dạy, học tập lịch sử và góp
phần nhất định vào quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng DHLS ở trường phổ
thông hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thực
hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tìm hiểu các tài liệu, các công trình nghiên cứu của Tâm lý học, Giáo dục học,
Giáo dục lịch sử liên quan đến HĐNK trong dạy học và DHLS ở trường THPT.
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới HĐNK trong DHLS ở
trường THPT: xem xét lý thuyết, khảo sát thực trạng, xác định vai trò, ý nghĩa và sự
cần thiết khách quan của đề tài nghiên cứu.
- Đề xuất nội dung, hình thức và các giải pháp đổi mới hoạt động HĐNK
trong dạy học lịch lịch sử ở trường THPT.
4
- TNSP để khẳng định tính đúng đắn và khả thi về những kết luận khoa học của
đề tài.
4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở phƣơng pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin về nhận thức, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối cùa
Đảng và Nhà nước về giáo dục và giáo dục lịch sử.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.2.1. Nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu quan điểm của các tác gia kinh điển, các tài liệu Giáo dục học, Tâm
lý học, Giáo dục lịch sử... có liên quan tới đề tài.
Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa ở trường THPT để xác định những nội
dung cần kế thừa và đổi mới trong tổ chức HĐNK lịch sử ở trường THPT.
4.2.2. Nghiên cứu thực tiễn
Điều tra khảo sát thực tiễn về phía GV và HS ở các trường THPT trên địa bàn
tỉnh Nghệ An để có cơ sở rút ra các kết luận về thực trạng tổ chức HĐNK trong
DHLS ở trường THPT hiện nay.
Soạn các kế hoạch, nội dung tổ chức HĐNK để tiến hành thử nghiệm TNSP từng
phần, toàn phần nhằm kiểm tra tính khả thi của các đề xuất đã đưa ra trong đề tài
Sử dụng phương pháp thống kê toán học, phần mềm xử lý, phân tích số liệu
SPSS để xử lí kết quả điều tra, khảo sát và TNSP.
5. Giả thuyết khoa học và đóng góp của luận án
5.1. Giả thuyết khoa học
HĐNK trong DHLS ở trường THPT hiện nay, bên cạnh những ưu điểm cần kế
thừa và phát huy, vẫn còn không ít những hạn chế và bất cập. Nếu vận dụng các kết
quả nghiên cứu của đề tài, liên quan đến các giải pháp tiến hành nhằm đổi mới
HĐNK trong DHLS ở trường THPT, thì sẽ khắc phục được những hạn chế và bất cập
nói trên và góp phần nhất định vào quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng DHLS ở
trường THPT hiện nay.
5
5.2. Đóng góp của luận án
- Khẳng định vị trí, ý nghĩa của việc đổi mới hoạt động ngoại khoá trong DHLS
ở trường phổ thông.
- Phác họa bức tranh chung về thực trạng của hoạt động ngoại khoá trong DHLS
ở trường THPT hiện nay.
- Đề xuất các giải pháp về nội dung, hình thức, biện pháp tiến hành việc đổi mới
HĐNK trong DHLS ở trường THPT.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đề tài có ý nghĩa hết sức quan trọng về lí luận và thực tiễn:
6.1. Về lí luận
Góp phần bổ sung và làm phong phú thêm lí luận về phương pháp DHLS ở
trường phổ thông liên quan đến HĐNK của bộ môn.
6.2.Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là những gợi ý và tài liệu tham khảo đối với GV
lịch sử phổ thông, các nhà nghiên cứu, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh
viên các trường đại học, cao đẳng trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập liên quan
đến giáo dục lịch sử.
7. Bố cục luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính
của luận án gồm bốn chương như sau:
Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Chương 2. Vấn đề đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường
phổ thông – cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 3. Các giải pháp đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở
trường trung học phổ thông.
Chương 4. Thực nghiệm sư phạm.
6
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Là một trong những hình thức tổ chức dạy học chủ yếu, HĐNK nói chung và
ngoại khóa lịch sử nói riêng, từ rất sớm đã nhận được sự quan tâm, nghiên cứu của
các nhà Tâm lý học, Giáo dục học và Giáo dục lịch sử cả trong và ngoài nước
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động ngoại khóa trong
dạy học
1.1.1. Ở nước ngoài
Trong lịch sử giáo dục, vai trò của thực hành - cơ sở quan trọng của hoạt động
ngoại khóa - đã được quan tâm từ lâu. Các nhà nghiên cứu giáo dục thời cổ đại đến
hiện đại luôn đề cao các hoạt động trải nghiệm, học đi đôi với hành, dạy học gắn liền
với thực tiễn cuộc sống, với hiện thực khách quan, phê phán hình thức giáo dục chỉ
bó hẹp trong phạm vi Nhà trường. HĐNK đã được nhiều nước trên thế giới xem là
một trong những hoạt động chủ đạo để giáo dục và phát triển toàn diện HS ở mọi lứa
tuổi.
1.1.2. Ở trong nước
Các nhà nghiên cứu giáo dục học cũng rất quan tâm và đề cao vai trò của hoạt
động ngoại khoá. Trong các công trình nghiên cứu của mình, các nhà nghiên cứu
luôn nhấn mạnh hình thức HĐNK là một trong những hình thức tổ chức dạy học của
Nhà trường, cần có sự kết hợp giữa hai hình thức nội khóa và ngoại khóa. HĐNK
thường không mang tính bắt buộc mà tùy thuộc vào hứng thú, sở thích, nguyện
vọng của mỗi HS trong khuôn khổ khả năng và điều kiện tổ chức có được của nhà
trường. HĐNK có thể được tổ chức dưới nhiều dạng: dạng tập thể cả lớp, dạng
nhóm theo năng khiếu, dạng học tập, dạng vui chơi, dạng thường kì và dạng đột
xuất nhân những dịp kỉ niệm hay lễ hội. HĐNK có thể được tổ chức theo những
hình thức như: tổ ngoại khóa, câu lạc bộ khoa học, dạ hội khoa học, dạ hội nghệ
thuật v.v.... Các nhà nghiên cứu cho rằng việc tổ chức HĐNK là sự giải quyết mâu
thuẫn giữa: sự hạn chế của thời gian lên lớp trong chương trình chính khóa, cùng
với sự gia tăng không ngừng của tri thức đã làm xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu
nhận thức của HS với tính kế hoạch của chương trình. Vì thế, để giải quyết mâu
thuẫn này, người ta tổ chức những HĐNK nhằm tạo điều kiện cho mỗi HS có thể
mở rộng, đào sâu kiến thức, phát triển những hứng thú, năng lực cá nhân
7
1.2. Các công trình nghiên cứu về hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử
1.2.1. Ở nước ngoài
Ở Liên Xô trước đây, công tác ngoại khóa trong dạy học luôn được coi trọng,
điều này được thể hiện qua quan điểm của các nhà nghiên cứu lý luận DHLS. Các
nghiên cứu của các nhà giáo dục học Xô viết bên cạnh khẳng định vai trò to lớn của
HĐNK đã phân tích và chỉ ra những hình thức cơ bản của HĐNK, cách thức tổ chức
các HĐNK, những nghiên cứu này không chỉ có giá trị đối với nền giáo dục Xô viết
mà đó còn là nền tảng lý luận cho nền giáo dục xã hội chủ nghĩa và cả hiện nay.
Trong các công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục học ở Anh, Pháp, Mỹ...
thì các hình thức HĐNK của các trường học phổ thông được trình bày chủ yếu tập
trung vào: các trò chơi trí tuệ, dạ hội, câu lạc bộ nhạc, kịch, thể thao, hội họa
1.2.2. Ở trong nước
HĐNK bộ môn Lịch sử là một vấn đề không mới trong nghiên cứu lịch sử. Các
nhà giáo dục lịch sử đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc tổ chức các HĐNK của
bộ môn. Ngay từ những năm sáu mươi của thế kỷ trước, trong cuốn Công tác ngoại
khóa môn Lịch sử ở trường phổ thông cấp II và cấp III do GS.TS. Phan Ngọc Liên chủ
biên, (NXB Giáo dục, HN, 1968) đã trình bày các hình thức của công tác ngoại khóa
môn Lịch sử như đọc sách, kể chuyện, nói chuyện lịch sử, công tác công ích xã hội,
nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, chỉnh lí biên soạn lịch sử địa phương, sử dụng lịch sử địa
phương trong các HĐNK. Trong các công trình nghiên cứu về Phương pháp DHLS,
các tác giả đã trình bày có hệ thống các hình thức tổ chức HĐNK trong dạy học, Đây
chính là một trong những công trình đề cập tương đối đầy đủ các HĐNK có thể triển
khai trong DHLS. Bên cạnh những vấn đề lý luận, các công trình nghiên cứu của các
nhà khoa học Việt Nam cũng đã đề cập đến cách thức triển khai một số HĐNK tiêu
biểu như: Sưu tầm tư liệu lịch sử địa phương, tổ chức trò chơi lịch sử. Đồng thời, chỉ
ra những nguyên tắc cơ bản trong HĐNK đó là:
Thứ nhất, nội dung công tác ngoại khóa phải nhằm vào việc thực hiện mục tiêu
đào tạo của cấp học, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử ở trường
phổ thông, nhằm góp phần đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, công tác ngoại khóa là một mặt, một bộ phận của việc học tập ở trường
phổ thông; nó phải liên quan trước hết với chương trình chính khoá, phù hợp với đặc
điểm lứa tuổi, trình độ của HS mỗi lớp.
8
Thứ ba, các phương pháp dạy - học được sử dụng trong bài chính khoá cũng
được vận dụng đối với lao động ngoại khóa.
Thứ tư, tổ chức công tác ngoại khóa cần phải gọn nhẹ, tránh phô trương, hình
thức. Nên phối hợp với các bộ môn khác để có thể tiết kiệm được thì giờ, công sức
mà chất lượng giáo dục lại cao. Như tổ chức dạ hội lịch sử cần có phần sinh hoạt văn
học trên cơ sở sưu tầm tài liệu văn nghệ địa phương.
1.3. Nhận xét chung về các công trình đã công bố, những vấn đề luận án cần
kế thừa và tiếp tục nghiên cứu
1.3.1. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Một là, HĐNK có một vị trí đặc biệt quan trọng, với tư cách đó là một phần
không thể thiếu trong cấu thành quá trình dạy học ở trường phổ thông nói chung và
DHLS nói riêng. Đây có thể nói là một trong những hình thức tổ chức dạy học kinh
điển, có bề dày lịch sử lâu dài và luôn tác động tích cực tới việc thực hiện các mục
tiêu giáo dục, đặc biệt là quá trình hình thành các kĩ năng, tình cảm, niềm tin đúng
đắn ở HS, nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho thế hệ trẻ. Các tài liệu đã phân
tích một cách có hệ thống việc cần thiết phải tổ chức các HĐNK trong quá trình dạy
học nói chung và DHLS nói riêng, coi việc tổ chức HĐNK như là một biện pháp
nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn, góp phần hoàn thiện kĩ năng sống và khả năng
tự sáng tạo, tự nghiên cứu cho HS.
Hai là, Các nhà nghiên cứu cũng đã giới thiệu, phân tích những hình thức
HĐNK bộ môn Lịch sử ở trường THPT như: đọc sách, kể chuyện, tham quan lịch sử,
trò chơi lịch sử, xây dựng phòng học bộ môn... Đây là những hình thức tổ chức
HĐNK cơ bản trong DHLS không chỉ ở thời điểm nghiên cứu mà đã được duy trì và
phát triển từ xưa cho đến hiện nay. Bên cạnh đó, các công trình cũng chỉ ra những
nguyên tắc, biện pháp tổ chức, cách thức vận dụng các hình thức ngoại khóa vào hoạt
động thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục cho bộ môn.
Ba là, mặc dù đã đề cập khá toàn diện đến HĐNK trong DHLS, liên quan đến
tầm quan trọng, đến cơ sở Tâm lý học, Giáo dục học, cũng như nội dung và phương
pháp triển khai HĐNK, nhưng cho đến nay chưa có công trình nào đề cập và nghiên
cứu một cách tập trung và chuyên biệt đến việc đổi mới HĐNK của bộ môn lịch sử ở
trường phổ thông nói chung và ở trường THPT nói riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi
mới cơ bản và toàn diện hoạt động giáo dục và đào tạo hiện nay. Đây cũng chính
9
chính là cơ sở xuất phát, là yêu cầu và nhiệm vụ mà chúng tôi hướng tới trong đề tài
này.
1.3.2. Những vấn đề luận án kế thừa
Thứ nhất, dựa vào những nghiên cứu về vị trí, ý nghĩa của HĐNK trong dạy học
bộ môn ở trường phổ thông, luận án khẳng định tầm quan trọng của việc tổ chức
HĐNK bộ môn Lịch sử cho HS các trường THPT tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước
nói chung. Coi đây là một trong những định hướng đổi mới việc dạy và học lịch sử
hiện nay.
Thứ hai, những kết quả nghiên cứu của những nhà giáo dục học và giáo dục lịch
sử liên quan đến HĐNK lịch sử ở trường phổ thông, sẽ là cơ sở quan trọng cả về lý
luận và thực tiễn giúp cho chúng tôi trong quá trình xác định nội dung, hình thức
HĐNK theo yêu cầu đổi mới.
Thứ ba, Việc nghiên cứu lịch sử phát triển của HĐNK trong DHLS, sẽ là cơ quan
trọng, giúp chúng tôi định hình các biện pháp đổi mới trong tổ chức, triển khai HĐNK
của bộ môn Lịch sử ở trường THPT nói chung và ở Nghệ An nói riêng, nhằm góp
phần tích cực vào việc đổi mới và nâng cao chất lượng DHLS ở trường phổ thông
hiện nay.
1.3.3. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu
Thứ nhất, tiếp tục khẳng định, nhấn mạnh ý nghĩa lí luận và thực tiễn của việc tổ
chức HĐ