Tóm tắt Luận án Gánh nặng bệnh tật ở tỉnh Đắk lắk năm 2015

Gánh nặng bệnh tật là những tổn thất về sức khỏe, tinh thần, vật chất và xã hội; nó ảnh hưởng đến chất lượng sống của con người và tình hình phát triển kinh tế xã hội, chứ không đơn thuần là chi phí mà cá nhân, gia đình và xã hội phải chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe [27]. Trước đây, việc đánh giá gánh nặng bệnh tật chỉ dựa vào các chỉ số như: tỷ lệ hiện mắc, tỷ lệ mới mắc, số chết/mắc, tỷ lệ tử vong; nhưng các chỉ số này không phản ánh chính xác mức độ ảnh hưởng cũng như tính nghiêm trọng của từng bệnh lên sức khỏe; đồng thời các nhà quản lý thường chú ý đến số liệu tử vong, những bệnh có tỷ lệ tử vong cao thường được quan tâm nhiều hơn [61]. Tuy nhiên, bệnh tật cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và tình hình kinh tế xã hội. Hơn nữa, trong thế giới hiện đại, các bệnh liên quan đến lối sống và do thoái hóa đã dần thay thế cho các bệnh nhiễm trùng và trở thành nguyên nhân chính gây nên bệnh tật và tử vong. Sự dịch chuyển dịch tễ này diễn ra rất nhanh ở các nước phát triển, các chỉ số về tử vong hoặc trạng thái sức khỏe đơn thuần không phản ánh đầy đủ bức tranh toàn cảnh về sức khỏe của cộng đồng, do đó năm 1991, theo đề nghị của Ngân hàng Thế giới, các nhà khoa học đã đã xây dựng một phương pháp đo lường cả tác động của tử vong và bệnh tật lên sức khỏe bằng chỉ số DALY (Disability- Adjusted Life Years), được gọi là phương pháp nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 1990 (GBD-1990) [51]

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Gánh nặng bệnh tật ở tỉnh Đắk lắk năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHÂU ĐƯƠNG GÁNH NẶNG BỆNH TẬT Ở TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2015 Ngành: Dịch tễ học Mã số: 62720117 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC TP Hồ Chí Minh - Năm 2019 Công trình được hoàn thành tại: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Đỗ Nguyên PGS. TS. Trần Thiện Thuần Phản biện 1: .............................................................................. Phản biện 2: .............................................................................. Phản biện 3: .............................................................................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường họp tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh vào hồi ..giờ.ngày.tháng..năm . Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM - Thư viện Đại học Y Dược TP. HCM 1 1. Giới thiệu luận án 1.1. Lý do và tính cấp thiết của nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật là những tổn thất về sức khỏe, tinh thần, vật chất và xã hội; nó ảnh hưởng đến chất lượng sống của con người và tình hình phát triển kinh tế xã hội, chứ không đơn thuần là chi phí mà cá nhân, gia đình và xã hội phải chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe [27]. Trước đây, việc đánh giá gánh nặng bệnh tật chỉ dựa vào các chỉ số như: tỷ lệ hiện mắc, tỷ lệ mới mắc, số chết/mắc, tỷ lệ tử vong; nhưng các chỉ số này không phản ánh chính xác mức độ ảnh hưởng cũng như tính nghiêm trọng của từng bệnh lên sức khỏe; đồng thời các nhà quản lý thường chú ý đến số liệu tử vong, những bệnh có tỷ lệ tử vong cao thường được quan tâm nhiều hơn [61]. Tuy nhiên, bệnh tật cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và tình hình kinh tế xã hội. Hơn nữa, trong thế giới hiện đại, các bệnh liên quan đến lối sống và do thoái hóa đã dần thay thế cho các bệnh nhiễm trùng và trở thành nguyên nhân chính gây nên bệnh tật và tử vong. Sự dịch chuyển dịch tễ này diễn ra rất nhanh ở các nước phát triển, các chỉ số về tử vong hoặc trạng thái sức khỏe đơn thuần không phản ánh đầy đủ bức tranh toàn cảnh về sức khỏe của cộng đồng, do đó năm 1991, theo đề nghị của Ngân hàng Thế giới, các nhà khoa học đã đã xây dựng một phương pháp đo lường cả tác động của tử vong và bệnh tật lên sức khỏe bằng chỉ số DALY (Disability- Adjusted Life Years), được gọi là phương pháp nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 1990 (GBD-1990) [51]. 2 Đắk Lắk là một tỉnh miền núi nằm ở khu vực Tây Nguyên, có 47 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 67%, dân tộc Ê đê chiếm 17%, còn lại là các dân tộc khác [23]. Đắk Lắk có nền văn hóa đa dạng và phong phú tuy nhiên vẫn còn nhiều hủ tục, tập quán lạc hậu, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (năm 2015 là 10%) [5]; khả năng tự chăm sóc sức khoẻ còn hạn chế do thiếu kiến thức; cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế còn thấp, do đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình sức khoẻ và bệnh tật. Hơn nữa, cho đến nay việc đánh giá gánh nặng bệnh tật ở Đắk Lắk chủ yếu dựa vào các báo cáo thống kê hàng năm của ngành y tế, chưa có một nghiên cứu nào đi sâu đánh giá gánh nặng bệnh tật bằng phương pháp DALY. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1. Xác định số năm sống bị mất do tử vong sớm (YLL) năm 2015 của người dân Đắk Lắk. 2. Xác định số năm sống khỏe mạnh bị mất do bệnh tật (YLD) năm 2015 của người dân Đắk Lắk. 3. Xác định tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong (DALY) năm 2015 của tỉnh Đắk Lắk theo nguyên nhân, nhóm tuổi, giới tính, nhóm dân tộc và vùng kinh tế xã hội. 4. Xác định mười nguyên nhân dẫn đầu của DALY năm 2015 của người dân Đắk Lắk. 1.3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này được tiến hành ở tỉnh Đắk Lắk, sử dụng phương pháp nghiên cứu gánh nặng bệnh tật 2010 để tính toán các chỉ số YLL, YLD và tổng DALY của Đắk Lắk. 3 1.4. Những đóng góp mới của nghiên cứu về lý luận và thực tiễn Đây là một trong những đề tài đầu tiên ở Việt Nam sử dụng phương pháp nghiên cứu GBD- 2010 của WHO để đo lường gánh nặng bệnh tật và tử vong của một địa phương. Với phương pháp tính toán đơn giản, xử lý được vấn đề đồng bệnh tật, do đó phản ảnh khá chính xác gánh nặng bệnh tật và tử vong; đồng thời cung cấp cho các nhà quản lý y tế có cái nhìn tổng thể về bức tranh bệnh tật của Đắk Lắk, trên cơ sở đó lựa chọn các vấn đề sức khỏe ưu tiên để phân bố nguồn lực hợp lý, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong việc can thiệp để làm giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong cho cộng đồng. Đây cũng là đề tài đầu tiên sử dụng nguồn số liệu nghiên cứu dịch tễ học để đo lường gánh nặng bệnh tật và tử vong; nguồn số liệu được tiến hành thu thập một cách khoa học và rất công phu; sử dụng phương pháp điều chỉnh theo trọng số mẫu để ước tính tỷ lệ mắc bệnh cho cả cộng đồng, do đó phản ảnh khá đầy đủ và chính xác tình hình bệnh tật và tử vong của cộng đồng dân cư tỉnh Đắk Lắk. 1.5. Bố cục của luận án Luận án gồm có 142 trang, phần mở đầu 4 trang; Chương 1: Tổng quan tài liệu 45 trang; Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 20 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu 39 trang; Chương 4: Bàn luận 34 trang; Kết luận và kiến nghị 2 trang; 2. Tổng quan tài liệu 2.1. Khái quát về phương pháp DALY Phương pháp dùng chỉ số DALY (hay gọi tắt là phương pháp DALY) để đo lường gánh nặng bệnh tật, lần đầu tiên được đề cập trong 4 báo cáo phát triển toàn cầu của Ngân hàng thế giới vào năm 1993 [45], [51]. Kể từ đó đến nay, phương pháp này được thường xuyên sử dụng trong các nghiên cứu đánh giá gánh nặng bệnh tật toàn cầu của Tổ chức y tế thế giới (WHO), đồng thời nó được thực hiện rộng rãi ở nhiều cấp độ và qui mô khác nhau. DALY là một chỉ số được thiết kế để đánh giá tình trạng sức khỏe và bệnh tật do bởi các bệnh và chấn thương cụ thể [29]. Nó cho phép đo lường và so sánh số năm sống mất đi do tử vong sớm và số năm sống khỏe mạnh mất đi do bệnh tật. Đồng thời nó cho phép so sánh chi phí- hiệu quả của các chương trình can thiệp y tế khác nhau và so sánh gánh nặng bệnh tật giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Một DALY có thể được coi là một năm của cuộc sống “khoẻ mạnh” bị mất do bởi bệnh tật hoặc tử vong sớm. Giá trị của DALY trên dân số có thể được dùng như một phép đo khoảng cách giữa tình trạng sức khoẻ hiện tại và sức khoẻ của một tình huống lý tưởng, nơi mà toàn bộ dân số sống đạt tuổi thọ cao, trong tình trạng không bệnh tật [33],[49]. Phương pháp DALY lần đầu tiên được sử dụng để đánh giá gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 1990, do Tổ chức y tế thế giới và Trường Đại học Harvard cùng hợp tác thực hiện theo đề nghị của Ngân hàng thế giới. Nghiên cứu ban đầu này đã ước tính gánh nặng bệnh tật cho hơn 100 nguyên nhân bệnh và chấn thương đối với 5 nhóm tuổi và hai giới của 8 vùng trên toàn cầu. Nó đưa ra một ước tính nhất quán và toàn diện của tỷ lệ bệnh tật và tử vong theo tuổi, giới tính và vùng địa lý [49]. 5 Dựa trên cơ sở dữ liệu mở rộng và thông tin được cung cấp bởi các quốc gia thành viên, WHO đã cập nhật các ước tính gánh nặng bệnh tật toàn cầu cho các năm 2000 – 2002 – 2004 và được công bố trong các báo cáo sức khỏe toàn cầu hàng năm của WHO [45]. Các ước tính sau này phản ánh sự thay đổi lớn về các phương pháp ước tính tỷ lệ tử vong trong bối cảnh thiếu dữ liệu, cách tiếp cận được cải tiến để giải quyết các vấn đề về nguyên nhân trong giấy đăng ký tử vong, các chiến lược xây dựng mô hình nguyên nhân tử vong và sử dụng các công cụ cải tiến để đảm bảo tính nhất quán của các ước tính tỷ lệ tử vong và dịch tễ học [45]. Năm 2007, Bill và Melinda đã tài trợ cho Dự án nghiên cứu GBD-2010, dẫn đầu là Viện đo lường và đánh giá sức khỏe của Trường đại học Washington, với sự hợp tác của nhiều tổ chức như: WHO, Trường đại học Harvard, Johns Hopkins và Trường đại học Queensland. Nghiên cứu này dựa trên sự thẩm định dịch tễ học rộng hơn thông qua mạng lưới khoảng 40 nhóm chuyên gia nghiên cứu, gồm hàng trăm các chuyên gia thuộc các chuyên ngành bệnh tật và chấn thương, bao gồm nhiều người đang làm việc ở các chương trình của WHO [45]. Nghiên cứu GBD-2010 đã phát triển một số phương pháp mới để đánh giá các nguyên nhân tử vong và tổng hợp các dữ liệu dịch tễ học để trình bày các ước tính tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ hiện mắc bệnh của 21 vùng trên toàn cầu [45]. Đặc biệt, nghiên cứu GBD- 2010 đã ước tính lại toàn bộ trọng số bệnh tật của 220 trạng thái của 291 nguyên nhân bệnh, chấn thương và 1.160 di chứng của nó theo phương pháp mới được chuẩn hóa [63]. 6 Năm 2012, Theo Vos và cộng sự (CS) đã sử dụng phương pháp nghiên cứu GBD-2010 để tiến hành nghiên cứu phân tích hệ thống số năm sống bị mất do bệnh tật (YLD) của 1.160 di chứng của 289 bệnh và chấn thương, so sánh ở 2 thời điểm: 1990- 2010 [71]. Murray và CS cũng đã sử dụng phương pháp này để đo lường gánh nặng bệnh tật của 291 bệnh và chấn thương ở 21 vùng trên toàn cầu, có so sánh giữa 2 thời điểm 1990 – 2010 [56]. Năm 2015, Murray tiếp tục đo lường gánh nặng bệnh tật của 306 bệnh và chấn thương của 188 quốc gia từ năm 1990 – 2013 [55]; năm 2016, Murray cũng đã đo lường gánh nặng bệnh tật của 315 bệnh và chấn thương của từng quốc gia, khu vực và của toàn cầu từ năm 1990 – 2015 với cùng phương pháp [53]. 2.2. Nhận xét chung Mặc dù còn một số hạn chế, nhưng phương pháp dùng chỉ số DALY để đánh giá gánh nặng bệnh tật toàn cầu của Ngân hàng thế giới được coi là phương pháp chuẩn nhất hiện nay để đo lường gánh nặng bệnh tật, tử vong và các yếu tố nguy cơ cho một cộng đồng [45]. Phần lớn các hạn chế của GBD-1990 đã dần được cải tiến, phát triển và khắc phục trong nghiên cứu GBD-2010, tạo được sự đồng thuận cao trong các nhà nghiên cứu và phê bình khoa học. 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3.1. Xác định tỷ lệ hiện mắc bệnh của dân số Một nghiên cứu cắt ngang trên 4.500 người dân được chọn ngẫu nhiên từ 30 cụm dân cư (thôn, buôn, tổ dân phố) của tỉnh Đắk Lắk để xác định tỷ lệ hiện mắc bệnh của người dân theo từng nguyên 7 nhân bệnh. Trước khi tiến hành nghiên cứu thật, một nghiên cứu thử được thực hiện trên 2 cụm với dân số 332 người cũng được chọn ngẫu nhiên, và số liệu của 2 cụm này cũng được đưa vào trong phân tích, nâng tổng mẫu của nghiên cứu lên thành 4.832 người. 3.1.1. Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu qua 2 bước, bước 1 chọn cụm theo phương pháp xác suất theo tỷ lệ dân số (PPS), bước 2 chọn đối tượng nghiên cứu là người dân trong từng cụm theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. 3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu: Điều tra, khám sức khỏe tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu để xác định số hiện mắc theo từng nguyên nhân. Đối với một số bệnh nhạy cảm như: nghiện ma túy, HIV/AIDS, Lao/HIV khó điều tra ở cộng đồng, được thu thập thông qua số đối tượng được quản lý và điều trị ở Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Bệnh viện Lao & Bệnh phổi và Phòng quản lý các vấn đề xã hội thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Xác định tỷ lệ tử vong Một nghiên cứu theo dõi được tiến hành trên cùng dân số của 32 cụm (đã mô tả ở mục 3.1) để ghi nhận tất cả những trường hợp tử vong xảy ra trong thời khoảng một năm, từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2015. Tổng số trường hợp tử vong được ghi nhận trong nghiên cứu là 145 trường hợp, gồm 130 ca từ 30 cụm nghiên cứu thật, và 15 ca từ 2 cụm của nghiên cứu thử. Trong tính toán YLL có bổ sung thêm 14 trường hợp tử vong mẹ năm 2015 tại Đắk Lắk do Trung tâm CSSKSS tỉnh cung cấp [24], do trong quá trình thu thập số liệu tử 8 vong tại 32 cụm trong vòng 1 năm không có trường hợp nào của tử vong mẹ xảy ra. 3.3. Tiêu chí chọn mẫu Tất cả người dân sinh sống và/hoặc làm việc, có đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú lâu dài (12 tháng) ở Đắk Lắk tại thời điểm nghiên cứu. Những người không có mặt tại địa phương trong thời điểm nghiên cứu (đi công tác hoặc đi học dài ngày), hoặc không hợp tác thì không được chọn đưa vào nghiên cứu. 3.4. Xác định gánh nặng bệnh tật qua chỉ số DALY Sau khi thu thập, số liệu được điều chỉnh, mã hóa để nhập vào phần mềm EPI-DATA 3.1. Sau đó sử dụng phần mềm Stata 14.0 để xử lý, phân tích, xác định các tỷ lệ và khoảng tin cậy 95% của chúng. Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận GBD 2010 của WHO để tính toán gánh nặng bệnh tật. Để tính toán gánh nặng bệnh tật cho từng nguyên nhân, nghiên cứu sử dụng phương pháp điều chỉnh theo trọng số mẫu để ước tính tỷ lệ toàn bộ của người dân Đắk Lắk (gọi tắt là tỷ lệ điều chỉnh). Nghiên cứu được tính riêng YLL và YLD cho từng nguyên nhân, nhóm tuổi, giới tính, dân tộc và vùng kinh tế xã hội. YLDa = Pa * DWa * 1 năm. Trong đó Pa là số hiện mắc của bệnh a; DWa là trọng số bệnh tật của nguyên nhân a tương ứng. + Phần tính toán YLL, nghiên cứu chia làm 20 nhóm tuổi và căn cứ vào Bảng sống theo chuẩn mới của WHO để tính số năm sống bị mất do tử vong sớm cho từng nhóm tuổi. 9 YLLx = Nx * Lx. Trong đó Nx là số người chết trong năm 2015 ở nhóm tuổi x; Lx là kỳ vọng sống chuẩn bị mất ở nhóm tuổi x theo bảng sống chuẩn mới của WHO. DALY = YLD + YLL 4. Kết quả 4.1. Gánh nặng bệnh tật do tử vong sớm Bảng 3.9: Số năm sống bị mất do tử vong sớm năm 2015 YLL/ dân số KTC 95% YLL/ 100.000 342.489 199.311 – 484.112 18.476 Bảng 3.9 cho thấy gánh nặng do tử vong sớm (YLL) năm 2015 tại Đắk Lắk là 342.489YLL; tương đương 18.476 YLL/100.000 dân. 4.2. Gánh nặng do sống với bệnh tật (YLD) Bảng 3.10: Số năm sống khỏe mạnh bị mất do bệnh tật Bảng 3.10 cho thấy, gánh nặng do bệnh tật năm 2015 của tỉnh Đắk Lắk là 140.447; tương đương 7.576,6 YLD/100.000 dân. Nếu không điều chỉnh đồng bệnh tật, tổng YLD sẽ là 145.754, tương đương 7.862,9 YLD/100.000 dân. YLD KTC 95% Điều chỉnh đồng bệnh tật Cho tổng dân số 140.447 119.215 – 158.801 Trên 100.000 dân 7.576,6 Không điều chỉnh đồng bệnh tật Cho tổng dân số 145.754 123.185 – 165.630 Trên 100.000 dân 7.862,9 10 4.3. Tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong năm 2015 ở Đắk Lắk Bảng 3.11: Tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong năm 2015 ở Đắk Lắk Nhóm Phân nhóm DALY % YLL % YLD % Bệnh truyền nhiễm, vấn đề sức khỏe bà mẹ, dinh dưỡng và bệnh lý thời kỳ chu sinh Bệnh truyền nhiễm 7.601 1,6 1.833 0,5 5.768 4,0 Nhiễm khuẩn hô hấp 20.078 4,1 5.266 1,5 14.812 10,2 Bệnh lý thời kỳ chu sinh 9.985 2,0 9.985 2,9 0 0 Các vấn đề sức khỏe bà mẹ 776 0,1 776 0,2 0 0 Bệnh lq đến dinh dưỡng 8.112 1,7 318 0,1 7.794 5,3 Tổng nhóm 1 46.552 9,5 18.178 5,3 28.374 19,5 Bệnh không truyền nhiễm Ung thư 64.930 13,3 63.055 18,5 1.875 1,3 Ung thư nguyên phát 431 0,1 - - 431 0,3 Đái tháo đường 5.126 1,0 3.887 1,1 1.239 0,9 Rối loạn nội tiết 1.046 0,2 - - 1.046 0,7 Bệnh tâm thần kinh 49.061 10,0 34.423 10,1 14.638 9,6 Khuyết tật giác quan 7.585 1,6 - - 7.585 5,3 Bệnh tim mạch 65.549 13,4 50.766 14,9 14.783 10,2 Bệnh đường hô hấp 8.196 1,7 3.678 1,1 4.518 3,1 Bệnh hệ tiêu hóa 37.755 7,8 9.986 2,9 27.769 19,2 Bệnh hệ sinh dục – tiết niệu 6.699 1,4 4.065 1,2 2.634 1,8 11 Nhóm Phân nhóm DALY % YLL % YLD % Các bệnh liên quan đến da 1.229 0,3 - - 1.229 0,9 Thoái hóa khớp 36.160 7,4 - - 36.160 25,0 Dị tật bẩm sinh 7.247 1,5 6.493 1,9 754 0,5 Bệnh lq đến răng miệng 1.995 0,4 - 1.995 1,4 Tổng nhóm 2 293.009 60,0 176.353 51,5 116.656 80,0 Chấn thương Chấn thương không chủ định 105.426 21,7 104.701 30,6 725 0,5 Chấn thương chủ định 43.257 8,9 43.257 12,7 0 0 Tổng nhóm 3 148.683 30,5 147.958 43,2 725 0,5 Tổng chung 488.245 482.936* 100 342.489 342.489 70,9 145.756 140.447* 29,1  Sau xử lý đồng bệnh tật. Bảng 3.11 cho thấy, tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong năm 2015 của Đắk Lắk là 488,245 DALY; khi xử lý đồng bệnh tật thì tổng DALY là 482.936 DALY, tương đương 26.053 DALY/100.000 dân; trong đó, YLL: 70,9%; YLD: 29,1% tổng DALY. Nếu phân theo 3 nhóm chính, thì nhóm bệnh không truyền nhiễm chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là nhóm chấn thương, thấp nhất là nhóm bệnh truyền nhiễm. Nếu theo phân nhóm bệnh thì nhóm chấn thương không chủ định chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là nhóm bệnh hệ tim mạch, bệnh ung thư và bệnh tâm thần kinh. 12 4.4. Phân bố DALY theo đặc tính dân số Bảng 3.12: Phân bố DALY theo nhóm tuổi, giới tính, dân tộc và vùng kinh tế Đặc tính dân số DALY % YLL % YLD % DALY/ 100.000 Nhóm tuổi 0 – 4 43.560 9,0 40.759 11,9 2.801 1,9 37.902 5 – 14 41.793 8,6 33.154 9,7 8.639 6,0 14.509 15 – 29 140.577 28,9 120.842 35,4 19.735 13,7 28.928 30 – 44 72.694 15,0 41.438 12,1 31.256 21,6 19.283 45 – 59 85.567 17,6 40.036 11,7 45.531 31,5 24.335 60 – 69 39.297 8,1 21.759 6,4 17.538 12,1 35.763 70 – 79 37.573 7,7 25.384 7,4 12.189 8,4 58.048 80+ 25.058 5,2 18.340 5,4 6.717 4,7 70.336 Giới tính Nam 280.151 57,6 218.518 63,9 61.633 42,7 31.817 Nữ 205.968 42,4 123.194 36,1 82.774 57,3 21.164 Dân tộc Kinh 198.881 40,9 110.074 32,2 88.807 61,5 17.057 Ê-Đê 129.078 26,6 96.400 28,2 32.678 22,6 38.685 DT khác 158.160 32,5 135.238 39,6 22.922 15,9 44.906 Vùng kinh tế Vùng I 108.357 22,3 59.360 17,4 48.997 33,9 20.297 Vùng II 194.077 39,9 130.675 38,2 63.402 43,9 23.904 Vùng III 183.685 37,8 151.677 44,4 32.008 22,2 36.165 * Phân bố DALY theo nhóm tuổi Bảng 3.12 cho thấy theo nhóm tuổi thì DALY ở nhóm 15 – 29 chiếm cao nhất (28,9%), kế đến là nhóm 45 – 59 tuổi (17,6%) và nhóm 30 – 44 tuổi (15,0%); đối với YLL thì nhóm 15 – 29 cũng 13 chiếm cao nhất (35,4%), kế đến là nhóm 30 - 44 tuổi (12,2%); đối với YLD thì nhóm 45 – 59 chiếm cao nhất (31,5%), kế đến là nhóm 30 – 44 tuổi (21,26%). 4.5. Mười nguyên nhân hàng đầu của DALY Bảng 3.13: Mười nguyên nhân hàng đầu của DALY. DALY (%) YLL (%) YLD (%) Đuối nước 10,8 Đuối nước 15,4 Viêm loét dạ dày 12,6 TNGT 10,0 TNGT 14,2 Thoái hóa cột sống 6,8 Tự tử 8,1 Tự tử 11,6 Viêm đa khớp 5,4 TBMMN 6,8 TBMMN 9,3 Viêm đại tràng 5,0 Bại não 5,4 Bại não 7,6 Suy nhược cơ thể 4,7 Ung thư gan 5,1 Ung thư gan 7,1 Tăng huyết áp 3,7 Viêm loét dạ dày 3,8 Suy tim 3,9 Đau thần kinh tọa 3,5 Suy tim 2,8 Ung thư não 3,5 Rối loạn tiền đình 2,6 Ung thư não 2,5 Sinh non 2,9 Viêm họng 2,5 Sinh non 2,1 Xơ gan 2,4 Tâm thần phân liệt 2,5 Tổng 57,4 77,9 49,3 Về mười nguyên nhân dẫn đầu của DALY, bảng 3.13 cho thấy dẫn đầu là đuối nước (10,8%), kế đến là tai nạn giao thông (10,0%), tự tử (8,1%), tai biến mạch máu não (6,8%), bại não (5,4%), ung thư gan (5,1%), viêm loét dạ dày (3,8%), suy tim (2,8%), ung thư não (2,5%) và sinh non 2,1%). Như vậy, các nguyên nhân dẫn đầu của DALY là các bệnh do chấn thương và bệnh không truyền nhiễm. 14 5. Bàn luận 5.1. Gánh nặng do tử vong sớm (YLL) Bảng 3.9 cho thấy gánh nặng do tử vong sớm (YLL) năm 2015 tại Đắk Lắk khá cao, cứ 100.000 người dân thì số năm sống khỏe mạnh bị mất do tử vong sớm là 18.476 năm. Số liệu này cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Lê Vũ Anh (2006), Nguyễn Thị Trang Nhung (2011) và Shang- Cheng Zhou (2010). Điều này là do việc sử dụng kỳ vọng sống khác nhau, các nghiên cứu trước đây sử dụng bảng sống West Level- 26 hoặc tuổi thọ trung bình của địa phương; trong khi nghiên cứu này sử dụng bảng sống theo chuẩn mới của WHO, với tuổi thọ trung bình là 86 cho cả nam và nữ. Mặt khác, nguồn số liệu tử vong của các tác giả lấy từ hệ thống báo cáo tử vong của các cơ quan y tế nên số liệu có thể không đầy đủ, do một số bệnh tử vong tại nhà không được thống kê; trong khi số liệu tử vong của nghiên cứu này được thu thập trực tiếp tại cộng đồng nên số liệu được thu thập rất chặt chẽ và đầy đủ. Ngoài ra các tác giả có sử dụng chiết khấu 3%, nên số YLL cũng thấp hơn. 5.2. Gánh nặng do sống với bệnh tật (YLD) Bảng 3.10 cho thấy, gánh nặng do bệnh tật năm 2015 của tỉnh Đắk Lắk là 140.447; tương đương 7.576,6 YLD/100.000 dân. Số liệu này thấp hơn so với nghiên cứu của Lê
Luận văn liên quan