Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất, xuất khẩu cà phê hàng đầu thế
giới, trong đó đứng thứ nhất thế giới trong nhiều năm liền về sản xuất và
xuất khẩu cà phê vối. Trong những năm qua, sản xuất cà phê có những phát
triển mạnh mẽ (cả về diện tích, năng suất, sản lượng, kết quả và hiệu quả
sản xuất). Đến cuối năm 2016, ước tính cả nước có 643.159 ha cà phê,
trong đó diện tích cà phê cho thu hoạch gần 600.000 ha, tăng 5.500 ha so
với năm 2015, trên 500.000 ha cà phê dưới 15 tuổi đang trong thời kỳ kinh
doanh. Năng suất cà phê niên vụ 2015- 2016 đạt 24,3 tạ/ha, sản lượng đạt
trên 1,459 triệu tấn cà phê nhân, tăng 5.500 tấn so với niên vụ trước. Sản
lượng xuất khẩu cà phê đạt trên 1 triệu tấn/năm, kim ngạch xuất khấu đạt
gần 2 tỷ USD/năm và góp phần làm tăng thu nhập, giải quyết việc làm (trực
tiếp và gián tiếp) cho hàng triệu lao động (Tổng cuc Th ̣ ống kê, 2016). Điều
đó có thể khẳng định sản xuất cà phê ở Việt Nam đã có vai trò, ý nghĩa đặc
biệt quan trọng phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung của cả nước.
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong sản xuất cà phê cho hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
NGUYỄN NGỌC THẮNG
GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO
TRONG SẢN XUẤT CÀ PHÊ CHO HÔ ̣NÔNG DÂN
TRÊN ĐIẠ BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Mã số : 62.62.01.15
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Hµ NéI, 2017
Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyêñ Tất Thắng
2. PGS.TS. Nguyêñ Thành Công
Phản biện 1: GS.TSKH. Lê Du Phong
Hội cựu Giáo chức Việt Nam
Phản biện 2: GS.TS. Phạm Vân Đình
Hội Khoa học Kinh tế nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp
Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi ngày tháng năm 2017
Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất, xuất khẩu cà phê hàng đầu thế
giới, trong đó đứng thứ nhất thế giới trong nhiều năm liền về sản xuất và
xuất khẩu cà phê vối. Trong những năm qua, sản xuất cà phê có những phát
triển mạnh mẽ (cả về diện tích, năng suất, sản lượng, kết quả và hiệu quả
sản xuất). Đến cuối năm 2016, ước tính cả nước có 643.159 ha cà phê,
trong đó diện tích cà phê cho thu hoạch gần 600.000 ha, tăng 5.500 ha so
với năm 2015, trên 500.000 ha cà phê dưới 15 tuổi đang trong thời kỳ kinh
doanh. Năng suất cà phê niên vụ 2015- 2016 đạt 24,3 tạ/ha, sản lượng đạt
trên 1,459 triệu tấn cà phê nhân, tăng 5.500 tấn so với niên vụ trước. Sản
lượng xuất khẩu cà phê đạt trên 1 triệu tấn/năm, kim ngạch xuất khấu đạt
gần 2 tỷ USD/năm và góp phần làm tăng thu nhập, giải quyết việc làm (trực
tiếp và gián tiếp) cho hàng triệu lao động (Tổng cuc̣ Thống kê, 2016). Điều
đó có thể khẳng định sản xuất cà phê ở Việt Nam đã có vai trò, ý nghĩa đặc
biệt quan trọng phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung của cả nước.
Đắk Lắk được khẳng định là thủ phủ cà phê của Việt Nam, đây cũng
là địa phương có nhiều diện tích, sản lượng cà phê lớn nhất cả nước,
15/15 huyện, thị xã, thành phố đều trồng cà phê. Cà phê là sản phẩm nông
nghiệp chủ lực trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh, cũng là sản phẩm chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm xã hội và kim ngạch xuất khẩu hàng
năm của địa phương. Đến năm 2016 tỉnh Đắk Lắk có 209.060 ha cà phê;
trong đó có trên 193.000 ha cà phê kinh doanh cho thu hoạch, với sản
lượng mỗi năm từ 450.000 tấn cà phê nhân trở lên (chiếm trên 30% sản
lượng cà phê cả nước); kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt xấp xỉ 600 triệu
USD/năm (chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước,
trên 90% kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh và đóng góp trên 40 % GDP
của tỉnh) (Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, 2016). Có thể nói rằng, sản
xuất cà phê của tỉnh Đắk Lắk những năm qua đã đạt được những kết quả
cao, giữ vị trí quan trọng trong tổng thể sản xuất cà phê của cả Việt Nam,
cũng như có những đóng góp to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương. Nhiều năm qua, cà phê đươc̣ coi là cây kinh tế chủ lưc̣ của tỉnh,
2
đem laị viêc̣ làm và thu nhâp̣, taọ điều kiêṇ xóa đói giảm nghèo và làm
giàu cho người dân, đăc̣ biêṭ là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân
tôc̣ ít người sinh sống.
Tuy nhiên, trong những năm qua ngành cà phê của tỉnh Đắk Lắk
đang găp̣ phải nhiều khó khăn thách thức, như ảnh hưởng của biến đổi
khí hâụ làm cho thời tiết, và tình hình sâu bêṇh diễn biến bất thường.
Đăc̣ biê ṭ là tình traṇg haṇ hán kéo dài (ngay trong mùa khô năm 2016
vừa qua, tỉnh Đắk Lắk có gần 70.000 ha cà phê thiếu nước tưới làm giảm
năng suất hoặc mất trắng, khiến nhiều nông hộ thất thu), mưa trái vu,̣ bão
lũ, sâu bêṇh làm ảnh hưởng xấu tới sinh trưởng, phát triển, năng suất và
chất lươṇg của cà phê. Giá cả vâṭ tư, lao đôṇg đầu vào và giá cà phê thế
giới luôn biến đôṇg maṇh làm cho người trồng cà phê không yên tâm
đầu tư. Mặt khác, hình thức tổ chức sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh chủ
yếu là sản xuất cá thể, quy mô nhỏ lẻ, manh mún.
Ở Đắk Lắk có khoảng trên 85% diêṇ tích cà phê đươc̣ sản xuất từ các
nông traị, vườn gia đình với quy mô nhỏ, dẫn đến giá thành sản xuất cao.
Diện tích cà phê già hoá hết chu kỳ kinh doanh ngày càng tăng, cụ thể hiện
nay, cà phê trên 20 năm tuổi chiếm trên 23,5% diện tích, từ 15 đến 20 tuổi
chiếm 34,9% diện tích. Tổng diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp, chất
lượng sản phẩm kém cần tái canh từ năm 2013 đến năm 2020 của tỉnh là
30.442 ha (Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk, 2016). Hoạt động chăm sóc, bón
phân, phun thuốc bảo vệ thực vật, công tác quản lý, bảo vệ chưa tốt, thu
hoạch quả xanh còn chiếm tỷ lệ cao. Việc phơi sấy, chế biến còn nhiều bất
cập dẫn đến tình trạng chất lượng cà phê nhân chưa cao, chưa đáp ứng tốt
yêu cầu của khách hàng trong, ngoài nước. Do sự thiếu đồng nhất về ky ̃
thuâṭ canh tác giữa các nông hô ̣ dâñ đến năng suất và chất lươṇg cà phê
không đồng đều, làm giảm uy tín và sức caṇh tranh của cà phê trên thi ̣
trường quốc tế. Trường hợp cá biệt khi giá tăng cao nhiều hô ̣dân ồ aṭ tư ̣
phát ngoài vùng quy hoac̣h và tăng cường thâm canh để đaṭ năng suất tối
đa, nhưng khi giá xuống thấp không chăm bón đủ và kip̣ thời khiến cho
vườn cà phê nhanh suy kiêṭ, diêṇ tích cà phê có năng suất và hiêụ quả thấp
ngày càng tăng. Mặt khác, nhiều hô ̣ nông dân chưa thưc̣ hiêṇ đúng quy
3
trình ky ̃ thuâṭ chăm sóc, thu hái, điều kiêṇ sơ chế, bảo quản còn kém nên
chất lươṇg cà phê nhân chưa đồng đều, thất thoát về số lươṇg cũng tăng.
Cùng với những vấn đề nêu trên, việc quy hoạch phát triển sản xuất
cà phê trên địa bàn còn chưa tốt, đầu tư và quản lý các nguồn lực cho
sản xuất còn chưa hợp lý, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa
được chú trọng thỏa đáng, liên kết giữa các tác nhân trong sản xuất kinh
doanh còn lỏng lẻo, dự báo và phát triển các nội dung về thị trường giá
cả chưa sát thực Đó chính là những rủi ro gây ra những thiệt hại, tổn
thất, ảnh hưởng lớn đến sản xuất cà phê của các tác nhân, mà chủ yếu là
các hộ nông dân sản xuất cà phê ở địa bàn nghiên cứu.
Do vậy, để ổn định sản xuất, nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất
cà phê, đặc biệt là giảm thiểu những rủi ro trong sản xuất cà phê cho hộ
nông dân như đã nêu ở trên tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk là vấn đề cấp bách,
rất cần các cấp, các ngành, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, giải
quyết cả về mặt lý luận và thực tiễn.
1.2. MUC̣ TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng giảm thiểu rủi ro, từ đó đề xuất những giải
pháp chủ yếu nhằm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất cà phê cho hộ nông
dân sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về
giảm thiểu rủi ro trong sản xuất cà phê cho hộ nông dân.
- Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến giảm thiểu rủi ro trong
sản xuất cà phê cho hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thời gian qua.
- Đề xuất môṭ số giải pháp chủ yếu nhằm giảm thiểu rủi ro trong sản
xuất cà phê cho hộ nông dân trên điạ bàn tỉnh Đắk Lắk thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯƠṆG VÀ PHAṂ VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là các vấn đề lý luận cơ bản,
thực trạng, yếu tố, giải pháp về giảm thiểu rủi ro trong sản xuất cà phê cho
hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
4
Đối tượng khảo sát, điều tra bao gồm các hộ nông dân sản xuất cà phê,
các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan chính quyền có liên quan đến hộ nông
dân sản xuất cà phê tại địa bàn nghiên cứu.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu về giảm thiểu rủi ro trong sản xuất cà
phê cho hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Điều tra, khảo sát thưc̣ trạng
sản xuất, tiêu thụ cà phê của các hộ nông dân ở một số khu vực trên địa bàn,
những rủi ro trong sản xuất cà phê. Nghiên cứu những biện pháp giảm thiểu
rủi ro trong sản xuất cà phê cho hộ nông dân (chính sách, biện pháp từ phía
chính quyền các cấp; sự phối hợp của các doanh nghiệp, các hiệp hội; các
biện pháp hộ nông dân đang áp duṇg).
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trong đó
tập trung nghiên cứu sâu 2 huyện: huyện Krông Năng và huyện Buôn Đôn.
- Về thời gian:
+ Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập từ năm
2005 – 2016.
+ Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ năm 2013 – 2016.
+ Giải pháp đề xuất đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUÂṆ ÁN
1.4.1. Những đóng góp mới về học thuật và lý luận
- Lý luận rủi ro (tập trung vào ảnh hưởng tiêu cực) được làm sáng
tỏ và gắn liền với các điều kiện kinh tế, kỹ thuật của sản xuất và tiêu thụ
cà phê. Các bước từ quản lý rủi ro (1), nhận diện rủi ro (2), phân tích và
xác định mức độ rủi ro (3) và xử lý rủi ro (4) gắn liền với đặc điểm của
sản xuất cà phê là điểm mới trong luận án.
- Những kiến thức thực tiễn mới trong giảm thiểu rủi ro ở những
nước sản xuất cà phê nổi tiếng như Brazil, Mexico và Tanzania đã được
tổng kết nhằm rút ra những bài học có giá trị thực tiễn. Trong đó, cách
thức vận hành hệ thống trái phiếu cà phê (CPR) ở Brazil là bài học rất thú
vị và bổ ích, công cụ này giúp giảm thiểu rủi ro cho sản xuất cà phê của
nông hộ, đặc biệt tránh được những cú sốc đối với cả thị trường đầu vào
và đầu ra, có thể áp dụng trên địa bàn nghiên cứu.
5
1.4.2. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
- Nông hộ đối mặt với nhiều rủi ro trong sản xuất cà phê bao gồm:
rủi ro do sâu bệnh, thiên tai và canh tác. Đối với rủi ro do sâu bệnh,
bệnh rỉ sắt (uromyces appendiculatus) là bệnh phổ biến nhất trong giai
đoạn quan sát, với mức xuất hiện là 31,75% hộ quy mô nhỏ và 10,84%
hộ quy mô trung bình. Rủi ro do thiên tai xuất hiện ở 53% số hộ, trong
đó 13,3% do khô hạn và 39,6% do mưa thất thường. Rủi ro canh tác do
thuốc bảo vệ thực vật (43,3%), giống (22,3%) và bón phân (19%). Giá
cà phê không ổn định là nguyên nhân chính của rủi do thị trường, xẩy ra
ở 50% hộ quy mô lớn, 16,1% hộ quy mô nhỏ, và 10,8% hộ quy mô
trung bình. Tổng mức độ thiệt hại do các loại rủi ro ước tính là 3,565 tỷ
đồng, trong đó rủi ro sản xuất là 2,607 tỷ đồng; rủi ro thị trường và tài
chính là 0,958 tỷ đồng.
- Các biện pháp kỹ thuật được đề xuất đề giảm thiểu rủi ro sản xuất
như: (1) chuyển diện tích cà phê vùng quá dốc sang trồng cây khác; (2)
ứng dụng kỹ thuật bón phân theo độ phì để tiết kiệm chi phí và (3) trồng
xen cây ăn quả trong vườn cà phê. Đối với rủi ro thị trường và tài chính,
nông hộ cần liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất cà phê. Giải pháp
thiết lập thị trường bảo hiểm cho cây cà phê nhằm chia sẻ rủi ro cho
những hộ sản xuất cà phê. Nhà nước có vai trò trong việc lồng ghép các
chương trình, thực hiện các chính sách quy hoạch, đất đai, vốn và đào
tạo nghề, giúp phát triển bền vững trong sản xuất cà phê cho hộ nông
dân trên địa tỉnh Đắk Lăk.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Luâṇ án vâṇ duṇg và hê ̣ thống các khái niêṃ, phương pháp và nôị
dung phân tích rủi ro trong sản xuất cà phê. Đây là nguồn tham khảo hữu
ích và quan troṇg cho các nhà nghiên cứu trong phát triển cà phê nói riêng
và nông nghiêp̣ nói chung trong nước và quốc tế.
Luâṇ án là nghiên cứu đầu tiên về phân tích rủi ro trong sản xuất cà
phê taị tỉnh Đắk Lắk. Nghiên cứu có kết hơp̣ các phương pháp truyền
thống và hiêṇ đaị nhằm phân tích nguyên nhân, thưc̣ traṇg và đề ra các
giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất cà phê cho hô ̣nông dân
6
trên điạ bàn tỉnh Đắk Lắk. Đây là nguồn tham khảo hữu ích, quan troṇg
cho các cơ quan của tỉnh trong hoac̣h điṇh chính sách phát triển sản xuất
nông nghiêp̣ nói chung và cà phê nói riêng taị tỉnh Đắk Lắk.
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ GIẢM
THIỂU RỦI RO TRONG SẢN XUẤT CÀ PHÊ CHO HỘ NÔNG DÂN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUÂṆ VỀ GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG SẢN
XUẤT CÀ PHÊ CHO HỘ NÔNG DÂN
2.1.1. Môṭ số khái niêṃ liên quan đến đề tài
2.1.1.1. Khái niệm rủi ro
Trên thế giới, có rất nhiều khái niệm về rủi ro khác nhau. Tổng hơp̣ từ các
khái niệm đó và qua nghiên cứu, luâṇ án cho rằng rủi ro là khách quan, nó có
thể xuất hiêṇ trong moị hoaṭ đôṇg của đời sống sản xuất và con người không
thể dư ̣đoán được chính xác những tác đôṇg tiềm ẩn do nó mang laị. Rủi ro có
thể có những tác đôṇg tiêu cưc̣ mang đến những tổn thất mất mát, nhưng cũng
có thể có những tác đôṇg tích cưc̣ như đem đến các cơ hôị.
2.1.1.2. Giảm thiểu rủi ro
Luâṇ án cho rằng giảm thiểu rủi ro là một quá trình triển khai các
hoạt động, xây dựng các phương án hành động dưạ trên viêc̣ nhận diện,
phân tích và kiểm soát rủi ro, theo dõi liên tục các biến động khác để lựa
chọn phương án hành động nhằm ứng phó thích hợp và có lợi.
Thái đô ̣ của người nông dân đối với rủi ro đươc̣ phân ra làm 3 loaị
chính: thứ nhất là nhóm những người sơ ̣rủi ro, cố gắng để tránh rủi ro; thứ
hai là nhóm maọ hiểm, chấp nhâṇ rủi ro để đa daṇg hóa sản xuất kinh
doanh nhằm nâng cao thu nhâp̣ và thứ ba là nhóm ở giữa hai nhóm trên.
2.1.1.3. Quản lý rủi ro
Trong phaṃ vi nghiên cứu, luâṇ án sử duṇg các bước quản lý rủi ro
đươc̣ đề câp̣ cu ̣ thể trong TCVN ISO 31000:2011 do Ban kỷ thuật tiêu
chuẩn quốc gia TCVN/TC 176 Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng
biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học
và Công nghệ công bố.
7
Sơ đồ 2.1. Các bước trong
Quản lý rủi ro
Nguồn: Tổng cục Tiêu chuẩn đo
lường Chất lượng (2011)
2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của giảm thiểu rủi ro trong sản xuất cà phê
- Giúp cho hộ nông dân sản xuất cà phê giảm thiểu tổn thất do rủi ro,
nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Ổn định thu nhập từ sản xuất kinh doanh, tăng cường năng lực sản
xuất, thị trường, tài chính cho hộ nông dân sản xuất cà phê.
- Nâng cao trình độ, hiểu biết của hộ nông dân về giảm thiểu rủi ro
trong sản xuất cà phê nói riêng và sản xuất kinh doanh nông nghiệp nói
chung.
2.1.3. Nôị dung phân tích giảm thiểu rủi ro trong sản xuất cà phê
2.1.3.1. Đăc̣ điểm của sản xuất cà phê
Cây cà phê thích nghi trồng ở những vùng đất đỏ Bazan và chỉ cho
trái thu hoạch mỗi năm một lần, diễn ra vào khoảng đầu tháng 11 đến
cuối tháng 12. Nét đặc trưng trong sản xuất cà phê là đòi hỏi độ thâm
canh cao, cần được đầu tư nhiều về phân bón, nước tưới và kỹ thuật chăm
sóc vườn cây.
2.1.3.2. Nôị dung phân tích giảm thiểu rủi ro trong sản xuất cà phê
Luâṇ án thưc̣ hiêṇ phân tích rủi ro theo trình tư ̣sau:
Bước 1. Nhâṇ diêṇ rủi ro
Bước này đươc̣ thưc̣ hiêṇ thông qua viêc̣ theo dõi các đăc̣ điểm sinh
trưởng phát triển của cây, kỹ thuâṭ canh tác, ảnh hưởng của điều kiêṇ tư ̣
nhiên... đến năng suất và chất lươṇg sản phẩm, biến đôṇg giá cả, cũng như
các yếu tố thuôc̣ về chính sách ảnh hưởng đến quyết điṇh của hô ̣nông dân.
Bước 2. Phân tích rủi ro
Phân tích các nguyên nhân gây ra rủi ro; Phân tích khả năng xuất hiêṇ
các loaị rủi ro; Xác điṇh tần suất xuất hiêṇ các loaị rủi ro; Phân tích mức độ
Nhâṇ diêṇ rủi ro
Phân tích rủi ro
Xác điṇh mức đô ̣rủi ro
Xử lý rủi ro
8
tác đôṇg của rủi ro để xem xét ảnh hưởng của yếu tố rủi ro đến kết quả của
sản xuất cà phê, năng suất và chất lươṇg sản phẩm; Phân tích thời điểm
xuất hiêṇ rủi ro.
Bước 3 Xác điṇh mức đô ̣của rủi ro
Đánh giá mức độ của rủi ro thông qua đánh giá đô ̣nghiêm troṇg của
các tác đôṇg tiêu cưc̣ và khả năng xảy ra của nó.
Bước 4. Giảm thiểu rủi ro
Để ứng phó với rủi ro thường có 4 xu hướng chính: Né tránh rủi ro;
Chuyển giao rủi ro; Giảm nhẹ rủi ro và Chấp nhận rủi ro.
2.1.4. Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong sản xuất cà phê
Mỗi môṭ hô ̣sản xuất hay môṭ doanh nghiêp̣ phải tìm những cách riêng để
đối phó với nhưng rủi ro khác nhau ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của ho.̣
2.1.4.1. Giải pháp giảm thiểu rủi ro sản xuất
Các giải pháp tâp̣ trung vào giải quyết các vấn đề về: Đầu tư đầu vào;
Sử duṇg ky ̃thuâṭ mới; Lưạ choṇ các hoaṭ đôṇg ít đem laị nguy cơ; Đa daṇg
hóa các loaị hình sản xuất; Taọ thêm thu nhâp̣ từ các loaị hình sản xuất phi
nông nghiêp̣; Dư ̣trữ đầu vào. Tuy nhiên, viêc̣ lưạ choṇ các giải pháp giảm
thiểu rủi ro còn phu ̣thuôc̣ vào thái đô ̣của hộ nông dân sản xuất cà phê.
2.1.4.2. Giải pháp giảm thiểu rủi ro thi ̣trường
Kéo dài thời gian bán; Bán trưc̣ tiếp; Thỏa thuâṇ bán sản phẩm đầu ra
và mua sản phẩm đầu vào; Giá kỳ haṇ (foward pricing); Nắm thông tin về
giá cả thi ̣ trường.
2.1.4.3. Giải pháp giảm thiểu rủi ro tài chính
Tăng khả năng thanh khoản bằng tiền măṭ của hộ nông dân; Quản lý
các giai đoaṇ đầu tư; Xây dưṇg các khoản dư ̣phòng; Bảo hiểm.
2.1.4.4. Giải pháp giảm thiểu rủi ro thể chế và rủi ro về con người
Thành lâp̣ nhóm sản xuất; Khuyến khích hô ̣sản xuất tham gia vào hơp̣
tác xã và quản lý tốt về nguồn nhân lưc̣...
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm thiểu rủi ro trong sản xuất cà
phê cho hô ̣nông dân
Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giảm thiểu rủi ro, luâṇ án
tâp̣ trung vào các vấn đề: Các đăc̣ điểm của hô ̣sản xuất; Các đăc̣ điểm
9
về kinh tế của hô ̣và chính sách của Chính phủ, bao gồm các yếu tố bên
ngoài và bên trong nội tại của hộ nông dân sản xuất cà phê.
2.2. CƠ SỞ THƯC̣ TIỄN VỀ GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG SẢN
XUẤT CÀ PHÊ CHO HỘ NÔNG DÂN
2.2.1. Kinh nghiệm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất cà phê trên thế giới
Theo báo cáo mới nhất của FAO (2015), hiêṇ taị có hơn 70 nước trên
thế giới có sản xuất cà phê và hơn 50% sản lươṇg sản xuất đến từ 3 nước
Brazil, Viêṭ Nam và Indonesia. Đa số các quốc gia xuất khẩu cà phê hàng
đầu thế giới với sản lươṇg có xu hướng ổn điṇh và tăng dần, nguyên nhân do
sản lươṇg sản xuất tăng lên ở mỗi quốc gia, đồng thời nhu cầu nhâp̣ khẩu cà
phê trên thế giới cũng tăng.
Luâṇ án đa ̃ tổng hơp̣ các nghiên cứu liên quan đến giải pháp giảm
thiểu rủi ro trong sản xuất cà phê ở môṭ số nước trên thế giới như Brazil,
Mexico, Tanzania.
2.2.2. Tình hình giảm thiểu rủi ro trong sản xuất cà phê cho hộ nông
dân tại một số địa phương ở Việt Nam
Theo số liêụ của Bô ̣NN& PTNT, ở Việt Nam, Đắk Lắk là tỉnh có diêṇ
tích trồng cà phê lớn nhất: 209.060 ha, chiếm 31,22% diêṇ tích cà phê của
cả nước năm 2015.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng được đánh giá là 1 trong 5 quốc gia chịu
tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu.
a. Taị Lâm Đồng
Giải pháp giảm thiểu rủi ro do biến đổi khí hâụ taị Lâm Đồng: Cà phê
không đỏ đất, hộ gia đình ông Phạm Văn Hoán ở thị trấn Nam Ban, Lâm Hà
đã và đang thực hành các biện pháp canh tác cà phê hạn chế các rủi ro do
biến đổi khí hậu gây ra.
Giải pháp hỗ trơ ̣về vốn: "Ngân hàng chiụ lô ̃để nông dân làm giàu",
ông Trần Văn Khải, thôn 1 xã Hòa Bắc, Di Linh, Lâm Đồng đã maṇh dạn
vay 200 triệu đồng từ Agribank để thực hiện trồng mới và ghép cải tạo toàn
bộ 3 ha cà phê của m