Trong những năm gần đây, với sựbùng nổcủa dịch vụtrên nền giao thức
Internet (IP) và với sựphát triển nhảy bậc vềcông nghệquang nói chung và
công nghệghép kênh theo bước sóng (WDM) nói riêng đã cho phép cũng như
thúc đẩy phát triển mạng quang thếhệsau theo hướng tích hợp IP/quang với
dung lượng lớn, cựly xa và đặc biệt có khảnăng điều khiển mềm dẻo đểcung
cấp các dịch vụbăng tần theo nhu cầu hay tổchức thành các mạng riêng ảo.
Phạm vi ứng dụng của WDM ngày càng mởrộng và đang được triển khai
rộng rãi từcấp mạng đường trục đến nội hạt. Những mạng WDM với những
kiến trúc và cấu hình khác vẫn đang được nghiên cứu và áp dụng, mà nhiều
nhất là các mạng WDM cấu hình Ring nhờtính đơn giản, tốc độkhôi phục
nhanh và hiệu quảvềkinh tế, nhất là trong môi trường mạng đô thị(MAN) do
tận dụng được cơsởhạtầng hiện có. Vì lý do đó các kiến trúc Ring vẫn được
phát triển cho các công nghệmạng quang tiên tiến sau này.
Tính cấp thiết của đềtài
Hiện nay trên thếgiới, song song với các nghiên cứu vềvật lý đểkhai thác
băng thông cực lớn của sợi quang, các nghiên cứu vềmạng quang nói chung
và các nghiên cứu về điều khiển, quản lý tài nguyên mạng nói riêng được chú
ý rất mạnh mẽtheo hướng đáp ứng yêu cầu dịch vụvà phù hợp với sựphát
triển của công nghệcũng nhưcác điều kiện triển khai thực tế. Hướng nghiên
cứu này mởra rất nhiều vấn đềmới có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn, điển
hình là các vấn đềvềthiết kếvà tối ưu sửdụng tài nguyên trong quá trình phát
triển mạng lưới. Các nghiên cứu này cũng có ảnh hưởng lớn đến sựphát triển
của lĩnh vực công nghệquang mới và cũng nhanh chóng tạo ra các dịch vụ
mới cho khách hàng. Vì vậy, nghiên cứu sinh đã chọn hướng nghiên cứu theo
cách tìm kiếm và đềxuất giải pháp nâng cao hiệu quảsửdụng tài nguyên
mạng đểcó thểáp dụng trong quá trình thiết kếvà khai thác mạng quang
WDM cấu hình Ring, phù hợp với môi trường áp dụng thực tếvà khảnăng
phát triển các dịch vụmới trong tương lai.
Mục đích nghiên cứu của luận án là nhằm xác định được ảnh hưởng
đồng thời của các yếu tốvềlưu lượng, topology và định tuyến đến kết quả
thiết kếtối ưu mạng. Trên có sở đó xây dựng được phương pháp thiết kếvà đề
xuất các giải pháp tối ưu đểnâng cao hiệu quảsửdụng tài nguyên mạng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu trong luận ánlà phương pháp thiết kế
mạng quang WDM cấu hình Ring hai hướng có khảnăng áp dụng trong môi
trường mạng MAN hay Ring ảo
14 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1889 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt luận án Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên trong mạng WDM cấu hình RING, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
*********************
Vũ Hoàng Sơn
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
TÀI NGUYÊN TRONG MẠNG QUANG WDM
CẤU HÌNH RING
Chuyên ngành: Kỹ thuật viễn thông
Mã số: 62.52.70.05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT
Hà nội – 2012
Luận án được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Bùi Trung Hiếu
2. TS. Hoàng Ứng Huyền
Phản biện 1:
GS.TSKH. Đào Khắc An
Phản biện 2:
PGS.TS. Phùng Quốc Bảo
Phản biện 3:
TS. Bùi Việt Khôi
Luận án được bảo vệ tại Học viện Công nghệ Bưu chính
Viễn thông vào lúc 14 giờ 00 , ngày 06 tháng 01 năm
2012 .
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia,
- Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn
thông.
1
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, với sự bùng nổ của dịch vụ trên nền giao thức
Internet (IP) và với sự phát triển nhảy bậc về công nghệ quang nói chung và
công nghệ ghép kênh theo bước sóng (WDM) nói riêng đã cho phép cũng như
thúc đẩy phát triển mạng quang thế hệ sau theo hướng tích hợp IP/quang với
dung lượng lớn, cự ly xa và đặc biệt có khả năng điều khiển mềm dẻo để cung
cấp các dịch vụ băng tần theo nhu cầu hay tổ chức thành các mạng riêng ảo.
Phạm vi ứng dụng của WDM ngày càng mở rộng và đang được triển khai
rộng rãi từ cấp mạng đường trục đến nội hạt. Những mạng WDM với những
kiến trúc và cấu hình khác vẫn đang được nghiên cứu và áp dụng, mà nhiều
nhất là các mạng WDM cấu hình Ring nhờ tính đơn giản, tốc độ khôi phục
nhanh và hiệu quả về kinh tế, nhất là trong môi trường mạng đô thị (MAN) do
tận dụng được cơ sở hạ tầng hiện có. Vì lý do đó các kiến trúc Ring vẫn được
phát triển cho các công nghệ mạng quang tiên tiến sau này.
Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay trên thế giới, song song với các nghiên cứu về vật lý để khai thác
băng thông cực lớn của sợi quang, các nghiên cứu về mạng quang nói chung
và các nghiên cứu về điều khiển, quản lý tài nguyên mạng nói riêng được chú
ý rất mạnh mẽ theo hướng đáp ứng yêu cầu dịch vụ và phù hợp với sự phát
triển của công nghệ cũng như các điều kiện triển khai thực tế. Hướng nghiên
cứu này mở ra rất nhiều vấn đề mới có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn, điển
hình là các vấn đề về thiết kế và tối ưu sử dụng tài nguyên trong quá trình phát
triển mạng lưới. Các nghiên cứu này cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
của lĩnh vực công nghệ quang mới và cũng nhanh chóng tạo ra các dịch vụ
mới cho khách hàng. Vì vậy, nghiên cứu sinh đã chọn hướng nghiên cứu theo
cách tìm kiếm và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên
mạng để có thể áp dụng trong quá trình thiết kế và khai thác mạng quang
WDM cấu hình Ring, phù hợp với môi trường áp dụng thực tế và khả năng
phát triển các dịch vụ mới trong tương lai.
Mục đích nghiên cứu của luận án là nhằm xác định được ảnh hưởng
đồng thời của các yếu tố về lưu lượng, topology và định tuyến đến kết quả
thiết kế tối ưu mạng. Trên có sở đó xây dựng được phương pháp thiết kế và đề
xuất các giải pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên mạng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu trong luận án là phương pháp thiết kế
mạng quang WDM cấu hình Ring hai hướng có khả năng áp dụng trong môi
trường mạng MAN hay Ring ảo.
Cho đến nay, các nghiên cứu về vấn đề thiết kế tối ưu mạng quang WDM
cấu hình Ring thường được thực hiện tuần tự theo cách tối ưu topology rồi
định tuyến và có các mục tiêu khác nhau; các kết quả đạt được nói chung chỉ
là tối ưu cục bộ.
Cách tiếp cận của luận án được chọn cho vấn đề tối ưu này là theo hướng
tối ưu đồng thời topology với định tuyến cân bằng tải theo hàm đa mục tiêu
2
tổng chi phí hay tối thiểu tài nguyên cần sử dụng. Các giải pháp được đề xuất
cho kết quả chính xác dựa trên quy hoạch tuyến tính nguyên (ILP) và cho kết
quả gần đúng theo phương pháp Heuristic sẽ được sử dụng để phân tích, mô
phỏng đánh giá kiểm chứng hiệu quả sử dụng tài nguyên theo cách tiếp cận
này.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Các kết quả nghiên cứu đạt được trong luận án cho thấy phương pháp thiết
kế và giải pháp tối ưu theo ILP và heuristic được đề xuất đem lại hiệu quả sử
dụng tài nguyên mạng rất cao (trên 20%) so với các kết quả nghiên cứu trước
đây theo cách tuần tự truyền thống. Các kết quả này có thể áp dụng cho quá
trình thiết kế mạng Ring quang trong môi trường mạng đô thị.
Hướng nghiên cứu này cũng có thể được phát triển cho các cấu hình khác
và cũng phù hợp với xu hướng giải quyết các vấn đề tích hợp đa lớp mạng
trong mạng quang thế hệ sau theo IP/quang.
Một trong những vấn đề quan trọng trong quản lý và sử dụng tài nguyên
mạng quang được nghiên cứu trong luận án đó là việc phân luồng lưu lượng
và thiết kế topology, đây là công việc rất có ý nghĩa không chỉ trong quá trình
xây dựng và khai thác mạng mà còn trong nghiên cứu phát triển.
Trong nghiên cứu, việc sử dụng các mô hình, công cụ toán học và mô
phỏng tiên tiến để phân tích, đánh giá về khả năng điều khiển, quản lý tài
nguyên mạng quang cũng góp phần tạo ra sự giao thoa kết hợp giữa các
môn/phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản và nghiên cứu ứng dụng trong
viễn thông nói chung và thông tin quang nói riêng.
Nội dung của luận án được tổ chức thành 4 chương chính, bao gồm:
Chương 1 giới thiệu tổng quan về mạng quang và vấn đề tối ưu tài nguyên
trong mạng quang cấu hình Ring. Trong chương này đưa ra xu hướng phát
triển mạng truyền tải quang và xác định hướng nghiên cứu của luận án về tối
ưu tài nguyên trong mạng quang cấu hình Ring trên cơ sở khảo cứu các kết
quả nghiên cứu liên quan đã được công bố.
Chương 2 tập trung xây dựng bài toán tối ưu topology và định tuyến trong
mạng quang WDM cấu hình Ring trên cơ sở tổng hợp những phương pháp
thiết kế và phân bổ tài nguyên truyền thống trong mạng quang nói chung và
mạng cấu hình Ring nói riêng, và qua đó thấy rõ hơn tính hiệu quả về phân bổ
và quản lý tài nguyên của cấu trúc mạng đang nghiên cứu.
Chương 3 đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên trong
mạng quang WDM cấu hình Ring theo hướng tối ưu đồng thời topology và
định tuyến sử dụng phương pháp qui hoạch nguyên (ILP) và Heuristic.
Chương 4 mô tả kết quả mô phỏng giải bài toán tối ưu topology và định
tuyến để đánh giá hiệu quả của các giải pháp được đề xuất ở chương 3.
Phần kết luận trình bày các kết quả đã đạt được, các đóng góp mới của luận
án và khuyến nghị một số vấn đề, hướng nghiên cứu mới.
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MẠNG QUANG VÀ
VẤN ĐỀ TỐI ƯU TÀI NGUYÊN TRONG MẠNG CẤU HÌNH RING
1.1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN MẠNG TRUYỀN TẢI QUANG
1.1.1 Sự phát triển của cấu trúc và công nghệ mạng truyền tải quang
Mạng truyền tải quang thế hệ sau hiện đang được phát triển theo hướng
tích hợp công nghệ mạng IP và công nghệ mạng quang. Hình 1-1 cho thấy
mạng truyền tải quang đa lớp đang dần được tổ chức tối ưu hơn, giảm thiểu
các thiết bị, các lớp mạng và các giao thức trung gian để tiến tới tích hợp
mạng theo hướng IP/quang trên nền kỹ thuật WDM. Xu hướng chung có thể
thấy mạng IP/quang ngày càng trở nên thông minh hơn, đáp ứng động hơn
theo nhu cầu như từ thiết lập kênh tĩnh đến điều khiển động, chuyển mạch
kênh (OCS) hay đến chuyển mạch chùm/gói quang (OBS/OPS) và ngày càng
được phát triển từ cấu trúc đơn giản như điểm-điểm, đến Ring, Ring lai Mesh
và tiến tới cấu trúc Mesh. Với khả năng tích hợp và điều khiển động, mạng
quang WDM có thể cung cấp các luồng dịch vụ băng tần lớn theo nhu cầu hay
các dịch vụ tiên tiến như mạng riêng ảo. Tuy nhiên, việc phát triển tới kiến
trúc mạng động và Mesh hoàn toàn còn có nhiều thách thức về mặt công nghệ
cũng như triển khai thực tế.
Hình 1-1: Xu hướng phát triển mạng quang theo hướng IP/quang.
Phạm vi ứng dụng của công nghệ WDM ngày càng mở rộng, từ mạng
đường trục đến nay đã xâm nhập vào vùng mạng MAN để đáp ứng nhu cầu
phát triển của các mạng truy nhập băng rộng (xDSL, Wimax, XG-PON,…).
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, mạng quang hiện được triển khai phổ
biến với cấu hình Ring. Dưới sức ép của cạnh tranh, các nhà khai thác mạng
không muốn đầu tư quá nhiều vào hạ tầng mạng và đồng thời cũng yêu cầu
khi nâng cấp, phát triển mạng cần duy trì tính liên tục của cấu trúc mạng. Vì
vậy, các công nghệ quang mới phát triển cần kế thừa ưu điểm các công nghệ
đang dùng và tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có.
4
1.1.2 Kiến trúc và công nghệ mạng quang cấu hình Ring
Mạng quang truyền tải dung lượng lớn và yêu cầu về chất lượng dịch vụ
ngày càng cao và đa dạng, do đó mạng cần có khả năng cung cấp cơ chế bảo
vệ hay hồi phục nhanh, tin cậy để duy trì được dịch vụ ngay cả khi có các sự
cố. Kiến trúc mạng quang cấu hình Ring chia thành hai loại chính tương ứng
cơ chế sử dụng tài nguyên/ băng thông trong bảo vệ: cơ chế bảo vệ riêng
(DPRing) hay bảo vệ chia sẻ (SPRing) tài nguyên. Trong DPRing mỗi bước
sóng làm việc trên Ring có một bước sóng bảo vệ riêng còn ở SPRing dung
lượng bảo vệ được chia sẻ cho một vài đường làm việc. Cơ chế bảo vệ chia sẻ
phức tạp hơn trong thực hiện và quản lí song nó lại tiết kiệm được tài nguyên
hơn so với cơ chế bảo vệ riêng. Cơ chế này cho phép sử dụng lại các bước
sóng hay khe thời gian trên các chặng khác nhau của Ring, do vậy thuộc tính
này được gọi là cấu trúc mạng có khả năng tái sử dụng không gian.
Kiến trúc Ring hai hướng hay SPRing có khả năng tái sử dụng không gian
cho phép sử dụng hiệu quả băng thông hơn so với DPRing nhất là trong môi
trường mạng lõi vùng đô thị. Tuy nhiên, tính hiệu quả này còn phụ thuộc vào
mẫu lưu lượng, phương pháp thiết kế mạng và thuật toán định tuyến.
Do SPRing có nhiều ưu điểm trên, nên kiến trúc này vẫn được phát triển và
nghiên cứu ứng dụng cho các công nghệ truyền tải quang khác như: Ring gói
tự hồi phục (RPR) theo chuẩn IEEE 802.17; Ethernet Ring (ERPS); T-MPLS
Ring; OBS/OPS Ring.
1.2. PHÂN BỔ, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN MẠNG QUANG CẤU HÌNH
RING
Trong luận án này sử dụng thuật ngữ lưu lượng được hiểu như sau: Lưu
lượng (traffic hay demand volume) trong mạng truyền tải là lượng nhu cầu kết
nối được xác định từ các dịch vụ lớp trên cần truyền tải và được đặc trưng bởi:
các nút kết cuối, độ rộng băng (đơn vị dung lượng), kích cỡ và các tham số
liên quan đến chất lượng. Trong mạng truyền tải quang, các kết nối có lưu
lượng lớn và thường có giá trị nguyên. Đối với WDM, đơn vị lưu lượng là
bước sóng. Trong mạng dịch vụ như mạng điện thoại, lưu lượng có bản chất
thống kê và thường được đo bằng đơn vị Erlang. Tập hợp các lưu lượng giữa
các nút mạng cần xét thường được biểu diễn bằng một ma trận lưu lượng.
1.2.1 Vị trí của phân bổ, sử dụng tài nguyên trong quản lý mạng
Tài nguyên mạng quang nói chung có thể ở nhiều dạng khác nhau, phụ
thuộc vào công nghệ và phạm vi nghiên cứu như: dung lượng hệ thống, băng
thông, sợi và các thiết bị, thành phần. Việc phân bổ, sử dụng tài nguyên hữu
hạn của mạng cần đảm bảo hiệu quả, đúng thời điểm, thỏa mãn lưu lượng và
giảm chi phí. Hoạt động của quản lý, sử dụng tài nguyên mạng truyền tải có
mặt trong các giai đoạn phát triển, quản lý mạng và thường được chia ra 3
mức độ cơ bản theo thời gian:
5
• Mức 1: Quản lý và xử lý luồng lưu lượng, tài nguyên ở thời gian thực hay
gần thực, hay nhờ chức năng hồi phục, bảo vệ, và được phân loại như kỹ
thuật lưu lượng (Traffic Enginnering - TE). Mức này có đặc trưng là: Đưa
luồng lưu lượng vào chỗ có băng thông và tài nguyên khả dụng.
• Mức 2: Chức năng tối ưu hoạt động mạng (Network Enginnering - NE) có
thời gian mức giờ đến ngày và có đặc trưng là: Đặt, phân bổ băng thông, tài
nguyên hiện có vào chỗ có lưu lượng và
• Mức 3: Chức năng qui hoạch mạng (Network Planning –NP) có thời gian
mức tháng đến năm và có đặc trưng: Đặt, phân bổ băng thông, tài nguyên
vào chỗ sẽ có lưu lượng.
Phạm vi nghiên cứu của luận án này chủ yếu tập trung vào các vấn đề và
giải pháp ứng dụng trong NE và NP; áp dụng cho các mạng WDM có cấu trúc
Ring theo hướng tích hợp mạng đa lớp và cung cấp các dịch vụ tiên tiến như
mạng riêng ảo trong mạng quang thế hệ sau.
1.2.2 Khái quát những nghiên cứu đã công bố về phân bổ tài nguyên
trong mạng quang cấu hình Ring
Hiện có nhiều cách tiếp cận khác nhau về tối ưu sử dụng tài nguyên trong
thiết kế mạng quang WDM cấu hình Ring phụ thuộc vào mục tiêu tối ưu và
các điều kiện cho trước khác nhau. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu về ảnh
hưởng đồng thời của yếu tố như: lưu lượng, topology/thứ tự nút và định tuyến
đến kết quả thiết kế mạng Ring hai hướng. Các nghiên cứu trước đây chỉ chủ
yếu tập trung giải pháp tối ưu mạng theo cách khảo sát ảnh hưởng của từng
yếu tố một và cố định các yếu tố còn lại, hoặc thực hiện tuần tự bằng cách chia
nhỏ bài toán lớn thành hai bước và kết quả nói chung đạt được là tối ưu cục
bộ:
+ Bước 1: Thiết kế topology của Ring - xác định số nút, thứ tự kết nối các
nút trên Ring;
+ Bước 2: Định tuyến lưu lượng trên topology Ring sao cho tối thiểu tải cực
đại trên các cạnh của Ring.
Vì vậy, vấn đề tối ưu đồng thời cả hai bước 1 và 2 trong mạng truyền tải
quang cấu hình Ring được nghiên cứu trong phạm vi của luận án. Cụ thể, là
nghiên cứu về phương pháp thiết kế mạng quang WDM cấu hình Ring hai
hướng theo cách tối ưu đồng thời topology và định tuyến cân bằng tải với hàm
mục tiêu tối thiểu tải hay tổng chi phí.
1.2.3 Hướng nghiên cứu của luận án về giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng tài nguyên mạng quang cấu hình Ring
Các bài toán thiết kế tối ưu mạng truyền tải quang được xét trong nghiên
cứu này thuộc lớp các bài toán tối ưu tổ hợp và có thể được mô hình hóa theo
qui hoạch tuyến tính nguyên (ILP) hoặc hỗn hợp (MLP). Để giải quyết các bài
toán tối ưu mạng, hiện có nhiều phương pháp và thuật toán tối ưu được sử
dụng như: 1) Phương pháp heuristic; 2) Phương pháp qui hoạch toán học; 3)
6
Các thuật toán tìm kiếm metaheuristic; 4) Phân tích đồ thị Graph; 5) Phương
pháp tổ hợp, lai các phương pháp trên.
Việc lựa chọn các phương pháp nào rất quan trọng, phụ thuộc vào bài toán
cụ thể, kinh nghiệm và khả năng nhạy cảm đối với từng vấn đề của người sử
dụng. Dựa trên các phân tích ưu nhược điểm của các phương pháp trên, các
phương pháp được lựa chọn trong luận án để giải bài toán tối ưu topology và
định tuyến bao gồm:
1. Phương pháp heuristic: Theo cách tự nhiên, phương pháp này bước đầu
được sử dụng để đánh giá sơ bộ theo kinh nghiệm về các giả định, bài toán
mới xây dựng và cũng có thể áp dụng cho bài toán mức ở qui mô lớn sau
khi có sự khảo sát về mức độ gần đúng;
2. Phương pháp giải chính tắc dựa theo quy hoạch tuyến tính nguyên (ILP):
Phương pháp này cho kết quả chính xác với qui mô mạng nhất định và cho
thấy rõ các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của bài toán.
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG BÀI TOÁN TỐI ƯU TOPOLOGY VÀ
ĐỊNH TUYẾN TRONG MẠNG QUANG WDM CẤU HÌNH RING
2.1 GIỚI THIỆU
Bài toán thiết kế mạng quang cấu hình Ring theo cách tối ưu đồng thời
topology và định tuyến được xây dựng trên cơ sở phân tích các cách tiếp cận
trong thiết kế mạng, các đặc trưng về mạng lõi quang vùng đô thị và các kết
quả nghiên cứu về thiết kế mạng quang cấu hình Ring theo phương pháp
truyền thống. Các thuật toán và một số kết quả thiết kế mạng quang cấu hình
Ring theo phương pháp truyền thống cũng được giới thiệu và được phân tích
để thấy rõ được các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của bài toán thiết kế cũng
như làm cơ sở cho việc phát triển các giải pháp được đề xuất ở chương sau.
2.2 PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ MẠNG QUANG CẤU HÌNH RING
2.2.1 Mô hình mạng truyền tải quang
Mạng truyền tải quang có qui mô rất lớn và phức tạp, do đó được tổ chức
theo mô hình chồng phủ đa lớp mạng và mỗi lớp mạng lại được phân tích
thành một số vùng và lớp mạng con tương đối độc lập nhau theo khuyến nghị
ITU-T G.805. Liên kết giữa lớp mạng được thực hiện theo cách: mạng lớp trên
sử dụng các dịch vụ kết nối, truyền tải do mạng ở lớp dưới cung cấp. Các vùng
hay mạng con có thể được tổ chức theo các kiến trúc mạng cơ sở (như
SPRing, DPRing, …) và kết nối giữa chúng bởi các tuyến và nút mạng. Trong
mô hình mạng đa lớp này, thì topology của lớp mạng trên chính là đầu vào của
ma trận lưu lượng của mạng lớp dưới và sau đó lưu lượng được định tuyến
trên topology mạng lớp dưới.
7
2.2.2 Các bước trong thiết kế mạng quang
Việc thiết kế mạng quang lớn và phức tạp thường được thực hiện theo
phương pháp chia nhỏ thành các giai đoạn, bài toán con tương đối độc lập và
thực hiện tuần tự. Hình 2-3 minh họa các bước hay các bài toán chính trong
thiết kế mạng tương ứng với các phân lớp, phân vùng trong mạng truyền tải.
Tùy thuộc vào nhiệm vụ thiết kế, tối ưu mạng và bài toán cụ thể mà hàm mục
tiêu có thể là tối thiểu tổng chi phí mạng với các ràng buộc về chất lượng, kỹ
thuật xác định; hay tối thiểu chiếm giữ tài nguyên mạng; hay tối đa thông
lượng.
Phương pháp thiết kế tuần tự và chia nhỏ thành các bài toán con độc lập
tương ứng như các bước ở trên thì dễ thực hiện và tận dụng được các thuật
toán đã phát triển, nhưng nói chung chỉ cho kết quả tối ưu cục bộ.
Cách tiếp cận giải tích hợp là coi các bước, các bài toán con như một bài
toán lớn hơn. Nói chung cách này cho kết quả tốt hơn, nhưng phức tạp hơn và
khó áp dụng đối những bài toán có kích cỡ lớn, yêu cầu xử lý nhanh. Tuy
nhiên, chúng cũng thường được sử dụng cho qui mô nhỏ hay để khảo sát các
mô hình mới và đánh giá chính xác các thuật toán khi áp dụng trong phạm vi
nhỏ. Xu hướng mạng truyền tải quang thông minh, tích hợp đa lớp và có
tương tác, do đó sẽ nảy sinh những ứng dụng mới và những yêu cầu về tích
hợp cần giải quyết đồng thời.
Hình 2-3: Các bước cơ bản trong thiết kế mạng.
Ở Việt Nam hiện nay, việc giải bài toán chia mạng truyền tải quang thành
các vùng/Ring thường được xác định theo phân cấp các thiết bị chuyển mạch,
tổng đài lớp trên và phân cấp quản lý; số nút trong từng cấp này nhỏ. Vì vậy,
bài toán điển hình là thiết kế hiệu quả mạng quang cấu hình Ring đơn.
Phân tích giải pháp
Định tuyến và Định cỡ
Thông tin đầu vào
Thiết kế topology
Ma trận lưu
lượng
Vị trí nút Kết nối
Phân bổ
dung lượng
Định tuyến
kết nối
Đánh giá kỹ
thuật
Phân tích
chi phí
Tối ưu lại
Phạm vi nghiên cứu
Kiến trúc mạng
ứng cử(Ring,…)
Mô hình thiết
bị, chi phí
Địa lý,
Quản lý,…
8
Sau đây giới thiệu phương pháp thiết kế mạng quang theo cấu trúc Ring
theo cách tiếp cận tuần tự truyền thống, để làm cơ sở cho việc đề xuất bài toán
thiết kế mạng quang cấu hình Ring theo cách tiếp cận tích hợp.
2.2.3 Phương pháp thiết kế mạng quang cấu hình Ring theo tiếp cận tuần
tự
Việc thiết kế Ring đơn thỏa mãn lưu lượng cũng như độ tin cậy và với mục
tiêu tối thiểu tổng chi phí được thực hiện theo các bước tương ứng các bài toán
con sau:
Bài toán 1. Trên cơ sở ma trận tuyến kết nối cho trước C={cij}, xác định
topology của mạng có cấu hình Ring bao gồm: thứ tự/vị trí nút kết nối tạo
thành Ring và các tuyến kết nối giữa chúng;
Bài toán 2. Định tuyến lưu lượng trên Ring đã xác định, sao cho thỏa mãn
ma trận lưu lượng D={dsd} cho trước.
Bài toán 1 là tìm topology của Ring với mục tiêu thường là tổng chi phí/
cự ly giữa các nút tạo nên tuyến của Ring là nhỏ nhất. Bài toán này có dạng
bài toán người du lịch (TSP) hay tìm chu trình hamilton kinh điển. Hiện có
nhiều phương pháp giải theo mô hình ILP hay các thuật toán heuristic.
Đối với DPRing, bài toán 2 dễ dàng xác định theo nguyên tắc định tuyến
và phân bổ bước sóng đơn giản là: mỗi một lưu lượng luồng quang điểm -
điểm sẽ sử dụng một bước sóng riêng trên toàn Ring. Do đó, số bước sóng hay
dung lượng tối thiểu cần thiết chính là tổng số lưu lượng chạy trên Ring.
Đối với SPRing hay Ring hai hướng, bài toán 2 cần xác định tuyến đường
đi cho mỗi lưu lượng trên Ring với mục tiêu tối thiểu dung lượng cực đại
chiếm giữ trên các tuyến/cạnh của Ring hay còn gọi là Tải của