Mở rộng, đa dạng hóa quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các đối tác là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra định hướng: “Đa dạng hóa thị trường ngoài nước, khai thác có hiệu quả các thị trường có hiệp định thương mại tự do và thị trường tiềm năng, tăng nhanh xuất khẩu ”.
Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 được ban hành tại Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011. Chiến lược đã đề ra định hướng phát triển thị trường, trong đó nhấn mạnh cần phải “đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống; tạo bước đột phá mở rộng các thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng”. Đối với thị trường Châu Phi, Chiến lược đề ra định hướng tới năm 2020 sẽ chiếm tỷ trọng khoảng 5% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
24 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trong Liên minh thuế quan miền Nam châu Phi (SACU), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận án
Mở rộng, đa dạng hóa quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các đối tác là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra định hướng: “Đa dạng hóa thị trường ngoài nước, khai thác có hiệu quả các thị trường có hiệp định thương mại tự do và thị trường tiềm năng, tăng nhanh xuất khẩu”.
Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 được ban hành tại Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011. Chiến lược đã đề ra định hướng phát triển thị trường, trong đó nhấn mạnh cần phải “đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống; tạo bước đột phá mở rộng các thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng”. Đối với thị trường Châu Phi, Chiến lược đề ra định hướng tới năm 2020 sẽ chiếm tỷ trọng khoảng 5% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Để thực hiện, cụ thể hóa các chủ trương, sách lược của Đảng và Nhà nước ta trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay thế giới có nhiều biến động, Việt Nam phải giảm sự lệ thuộc vào một số ít thị trường, tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu, trong đó chú trọng các thị trường mới như thị trường Châu Phi. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, sự cạnh tranh, giành giật thị trường đang diễn ra gay gắt đòi hỏi phải có những nghiên cứu thường xuyên cập nhật, chi tiết về thị trường Châu Phi. Châu Phi là một thị trường rộng lớn với 55 quốc gia. Mỗi quốc gia, khu vực thị trường đều mang những đặc điểm thị trường có tính đặc thù riêng, vì vậy rất cần phải có những nghiên cứu chi tiết, chuyên sâu từng thị trường và khu vực thị trường.
Trong số các tổ chức kinh tế khu vực của Châu Phi, Liên minh thuế quan miền Nam châu Phi (SACU) là tổ chức kinh tế khu vực thành công nhất của châu Phi và là đầu tầu tăng trưởng kinh tế của cả châu lục. SACU được thành lập từ năm 1910 và là Liên minh thuế quan được thành lập sớm nhất trên thế giới. Hiện nay khối liên minh này bao gồm 5 quốc gia thành viên đó là Nam Phi, Bostwana, Lesotho, Namibia và Swaziland.
Thị trường các nước SACU được đánh giá có nhiều tiềm năng do kinh tế tăng trưởng khá ổn định, có nhu cầu hàng hóa lớn và đa dạng, chủ yếu là sản phẩm chất lượng vừa phải, giá rẻ. Bên cạnh đó, tình hình chính trị của các nước khu vực SACU khá ổn định; việc Mỹ, EU và một số nước cho phép nhiều sản phẩm các nước khu vực SACU tiếp cận tương đối tự do và thuận lợi hơn thị trường của họ cũng như nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngoài khá hấp dẫn đã giúp thị trường các nước khu vực SACU ngày càng giành được sự quan tâm chú ý của nhiều nước trên thế giới.
Các nước SACU là một khu vực thị trường còn khá mới lạ đối với các doanh nghiệp nước ta. Trao đổi thương mại với các nước khu vực này vẫn còn hạn chế. Năm 2014, trao đổi thương mại hai chiều mới đạt mức 1,014 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 814 triệu USD và nhập khẩu đạt 200 triệu USD. Một trong những nguyên nhân chính khiến cho trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước SACU còn hạn chế đó các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp chưa thực sự có nhiều giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy, phát triển quan hệ thương mại với các nước này.
Bởi vậy, việc nghiên cứu đề tài Giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trong Liên minh thuế quan miền Nam châu Phi (SACU) một cách có hệ thống sẽ góp phần cung cấp những luận cứ khoa học cho việc nghiên cứu hoạch định chính sách và giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm thúc đẩy trao đổi thương mại của nước ta sang các nước SACU đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây cũng chính là lý do cho việc lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận án.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là nghiên cứu xác lập các quan điểm, định hướng phát triển và các giải pháp về thể chế và thực thể kinh doanh thương mại trong phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước SACU.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổng quan các công trình khoa học đã thực hiện liên quan đến việc phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước SACU, những vấn đề đã được nghiên cứu, xác định những vấn đề chưa được nghiên cứu, hoặc nghiên cứu chưa sâu để tập trung nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quan hệ thương mại quốc tế nói chung và quan hệ thương mại giữa một quốc gia với các nước trong một liên minh thuế quan.
- Phân tích, đánh giá chính sách thương mại và các giải pháp đã được triển khai nhằm phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trong SACU; phân tích, đánh giá thực trạng trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước trong SACU để tổng kết những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của quan hệ thương mại giữa Việt Nam và trong các nước SACU.
- Phân tích triển vọng phát triển, đề xuất các quan điểm, định hướng và kiến nghị một số giải pháp nhằm phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trong SACU đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của luận án:
Những vấn đề về lý luận và thực tiễn về phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước SACU.
* Phạm vi nghiên cứu của luận án:
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận về phát triển quan hệ thương mại giữa các quốc gia; Nghiên cứu thực tiễn triển khai các chính sách thương mại và biện pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước SACU và đề xuất các giải pháp phát triển hơn nữa mối quan hệ này.
- Thời gian nghiên cứu: Thực trạng phát triển quan hệ thương mại, trong đó chủ yếu là trao đổi thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và các nước SACU từ năm 1992 đến nay; các giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước SACU cho giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu thu thập dữ liệu sơ cấp
Bên cạnh việc nghiên cứu lý luận tại bàn về các vấn đề liên quan đến quan hệ thương mại giữa các quốc gia, tác giả còn tiến hành trao đổi với đối tượng có liên quan trong và ngoài nước như các nhà quản lý, các cán bộ làm công tác xúc tiến thương mại, đại diện một số doanh nghiệp và người tiêu dùng của Việt Nam và các nước SACU.
* Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Tác giả thu thập các văn bản, các công trình khoa học, đề tài, bài báo, sách, thông tin liên quan đến phát triển quan hệ thương mại giữa các quốc gia nói chung và phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước SACU nói riêng để nghiên cứu thông qua các phương pháp chọn lọc, phân tích, đánh giá, tổng hợp.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Hệ thống hóa và làm sâu sắc hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước SACU. Bên cạnh các cơ sở lý thuyết mang tính kinh điển, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước SACU được xác lập trên cơ sở chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ thương mại của hai bên trong bối cảnh tự do hóa thương mại và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.
- Phân tích và đánh giá chính sách thương mại và các giải pháp đã được triển khai nhằm phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước SACU; thực trạng trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước SACU, những kết quả đã đạt được cũng như các hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất các giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước SACU, trong đó có các giải pháp đẩy mạnh trao đổi thương mại hàng hóa giữa hai bên, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường các nước SACU.
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
* Các nghiên cứu ở nước ngoài
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu ngoài nước liên quan về các nước SACU như: Colin Mc Carthy - The Southern African Customs Union (Liên minh thuế quan miền Nam châu Phi); Gerhard Erasmus - New SACU Institutions: Prospects for Regional Integration (Các định chế mới của SACU – Triển vọng cho hội nhập khu vực); Carine Zamay Kiala - The Politics of Trade in the Southern African Customs Union: Prospect of a SACU-China Free Trade Agreement (Vấn đề thương mại của SACU – Triển vọng của Hiệp định thương mại tự do SACU-Trung Quốc); Debesh Bhowmik - Regional Integration in Africa: a case study of SACU (Hội nhập khu vực ở châu Phi: nghiên cứu trường hợp của SACU); WTO - Trade Policy Review of the Southern African Customs Union (Rà soát chính sách thương mại của SACU); Sukati Mphumuzi - The Economic Partnership Agreements (EPAs) and the Southern African Customs Union (SACU) Region – The Case for South Africa (Hiệp định đối tác kinh tế và các nước SACU – Trường hợp của Nam Phi).
Các nghiên cứu nêu trên đã cho thấy quá trình hình thành và phát triển của khối SACU; sự phát triển kinh tế, chính sách thương mại của các nước SACU và quan hệ thương mại của các nước trong SACU và với một số đối tác thương mại trên thế giới.
Tuy nhiên, các nghiên cứu nêu trên không có nghiên cứu nào đề cập trực tiếp tới quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước trong SACU.
* Các nghiên cứu ở trong nước
Tại Việt Nam, cho tới nay mới chỉ có một số đề tài nghiên cứu về thị trường châu Phi, trong đó có đề cập đến các nước SACU, chủ yếu là Nam Phi, gồm có: Trần Thị Lan Hương (2010), Cải cách kinh tế ở Cộng hòa Nam Phi giai đoạn 1994-2004, Luận án Tiến sĩ kinh tế; Nguyễn Văn Thường và nhóm tác giả (2006), “Giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam-Châu Phi”, Đề tài khoa học cấp nhà nước, Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội; Bộ Thương mại (2003), “Giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và một số nước châu Phi”, Đề tài cấp Bộ; Bộ Công Thương (2008), “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường châu Phi”, Đề tài cấp Bộ; Bộ Công Thương (2010), “Nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp vào thị trường châu Phi”, đề tài cấp Bộ.
Các công trình nghiên cứu trên đây có liên quan đến các vấn đề về châu Phi, thị trường châu Phi, về các nước SACU, quan hệ kinh tế và thương mại Việt Nam với các nước châu Phi... Tuy rằng mỗi công trình đã nêu có những cách tiếp cận, đề cập một hoặc một số vấn đề riêng lẻ, với phạm vi nghiên cứu nhất định và mức độ nông sâu khác nhau... liên quan đến vấn đề quan hệ thương mại và phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước thuộc SACU, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện, hệ thống về vấn đề giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước thuộc SACU.
Do đó, có thể thấy rằng việc phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước trong SACU là một vấn đề hoàn toàn mới, cần được nghiên cứu một cách tổng thể và toàn diện.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA MỘT QUỐC GIA VÀ CÁC NƯỚC TRONG MỘT LIÊN MINH THUẾ QUAN
1.1. Lý luận về quan hệ thương mại giữa các quốc gia
1.1.1. Khái quát lý thuyết về quan hệ thương mại quốc tế
1.1.1.1. Cơ sở lý thuyết về nguồn gốc và bản chất của thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế được xác định là hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ, hoạt động đầu tư giữa các quốc gia hoặc lãnh thổ.
Lý thuyết thương mại cổ điển bắt đầu với những quan điểm của chủ nghĩa trọng thương, tiếp đó là lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo và lý thuyết về chi phí cơ hội và đường giới hạn khả năng sản xuất của Gotfried Haberler.
Từ những năm đầu thế kỷ XX, nhiều học giả và các nhà nghiên cứu kinh tế đã đưa ra nhiều quan điểm và học thuyết quan trọng nhằm chỉ ra và tìm cách bổ sung, hoàn thiện hơn các lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế. Các học thuyết này được gọi là học thuyết hiện đại về thương mại quốc tế, bao gồm các học thuyết nổi bật là lý thuyết về tỷ lệ các yếu tố của Heckcher – Ohlin, lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael Porter, lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm của Raymond Vernon, lý thuyết về chuỗi giá trị toàn cầu.
1.1.1.2. Lý thuyết về chính sách thương mại quốc tế
Chính sách thương mại quốc tế là hệ thống các quy định, công cụ và biện pháp thích hợp mà nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế của quốc gia trong những thời kỳ nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định.
Mục tiêu của chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn có thể khác nhau, nhưng đều hướng đến mục tiêu chung khai thác triệt để các lợi thế so sánh của đất nước, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, nâng cao lợi thế cạnh tranh và vươn ra thị trường quốc tế.
Lý thuyết về chính sách thương mại quốc tế (còn gọi là chính sách ngoại thương) là lý thuyết về sự can thiệp của chính phủ một nước nhằm đạt được mục đích nào đó về thương mại quốc tế. Nội dung nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế gồm có lý luận về chính sách thương mại tự do và lý luận về chính sách bảo hộ thương mại. Lý luận này nhấn mạnh sự phân tích quan điểm chính sách, mục tiêu chính sách, các công cụ và biện pháp chính sách, phương thức, loại hình và hiểu quả kinh tế của thương mại quốc tế; phân tích các mặt lợi, hại, được, mất của chính sách thương mại, lấy đó làm căn cứ đưa ra chính sách. Các công cụ và biện pháp thực hiện mục tiêu chính sách (có thể là để thúc đẩy thương mại, có thể là hạn chế thương mại) thường gồm các công cụ có tính chất kinh tế, công cụ có tính chất kỹ thuật và công cụ có tính chất hành chính. Thông thường việc phân loại chính sách thương mại quốc tế căn cứ và các công cụ chính sách, chia thành chính sách thuế quan và chính sách phi thuế quan.
1.1.2. Đặc điểm quan hệ thương mại quốc tế của một liên minh thuế quan
Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình tất yếu, là xu hướng không thể đảo ngược, với các mức độ liên kết kinh tế quốc tế ngày càng chặt chẽ. Theo nhà kinh tế học Balassa, có năm cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế từ thấp đến cao: (i) khu vực thương mại tự do (Free Trade Area – FTA); (ii) Liên minh thuế quan (Customs Union – CU); (iii) Thị trường chung (Common Market); (iv) Liên minh kinh tế (Economic Union) và (v) Liên minh kinh tế toàn diện (Comprehensive Economic Union).
Ở góc độ thể chế, hội nhập kinh tế khu vực được mô tả là các hoạt động của chính phủ nhằm tự do hóa hoặc tạo thuận lợi cho thương mại trên nền tảng khu vực giữa một nhóm hai hay nhiều nước.
Là một trong các hình thức hội nhập khu vực, một liên minh thuế quan được xác định là một tổ chức kinh tế khu vực, trong đó các quốc gia thành viên thống nhất loại trừ hàng rào thương mại giữa các quốc gia thành viên và chấp nhận một chính sách thương mại đối ngoại chung.
Liên minh thuế quan miền Nam châu Phi (SACU) chính là liên minh thuế quan đầu tiên trên thế giới, được thành lập từ năm 1910.
Lý luận về liên minh thuế quan là lý luận nghiên cứu hiệu ứng kinh tế ở trạng thái động và tĩnh của liên minh thuế quan.
Quan điểm chủ yếu của các kinh tế đưa ra lý luận liên minh thuế quan là:
Thứ nhất, liên minh thuế quan vừa có hiệu ứng gia tăng thương mại trong nội bộ liên minh, vừa có hiệu ứng chuyển hướng thương mại.
Thứ hai, lợi ích kinh tế của liên minh thuế quan được quyết định bởi mức độ chênh lệch của thuế suất thuế quan và mức độ trùng lặp (hoặc tương đồng) của sản phẩm xuất nhập khẩu của các nước thành viên trước khi thành lập liên minh.
Thứ ba, việc xây dựng liên minh thuế quan còn có thể sinh ra “hiệu ứng kinh tế động thái” đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của các nước thành viên, chủ yếu biểu hiện ở các khía cạnh: (i) thông qua việc loại bỏ thuế quan giữa các nước thành viên, mở rộng buôn bán nội bộ có thể đem lại lợi thế kinh tế qui mô, việc mở rộng thị trường xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có năng suất tương đối cao trong các nước thành viên thực hiện hiệu quả kinh tế của sản xuất đại qui mô; (ii) nội bộ liên minh thực hành tự do hóa thương mại sẽ gia tăng mạnh mẽ mức độ cạnh tranh hữu hiệu của thị trường, kích thích tăng thêm đầu tư và khai thác kỹ thuật mới, thúc đẩy việc phân bổ tài nguyên hợp lý , đẩy mạnh nâng cao năng suất lao động; (iii) cùng với việc làm cho các nước thành viên được cạnh tranh với bên ngoài nhờ hàng rào thuế quan đối ngoại chung của liên minh thuế quan, cũng có thể tạo ra hiệu quả tiêu cực là tạo nên các doanh nghiệp lạc hậu, gia tăng sức ỳ nội bộ, làm chậm sự phát triển kinh tế của bản thân liên minh thuế quan.
1.2. Nội dung, hình thức, các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển quan hệ thương mại giữa một quốc gia và các nước trong một liên minh thuế quan
1.2.1. Nội dung và hình thức phát triển quan hệ thương mại
Về cơ bản, việc phát triển quan hệ thương mại được tiến hành ở hai cấp độ là cấp độ thể chế thương mại và cấp độ thực thể thương mại.
Ở cấp độ thể chế, thương mại quốc tế có sự tham gia chủ yếu của quốc gia và các thực thể công được hiểu là các quan hệ quốc tế ở cấp độ chính sách thương mại, ví dụ, chính sách thuế quan và phi thuế quan, chính sách thương mại tấn công hoặc phòng vệ, chính sách hội nhập kinh tế của một quốc gia; hoặc sự lựa chọn hội nhập ở cấp độ toàn cầu, khu vực, song phương hoặc đơn phương trong hợp tác thương mại; hay mối quan hệ giữa việc thực hiện các cam kế thương mại quốc tế và pháp luật quốc gia.
Chủ thể chủ yếu của các quan hệ thương mại quốc tế nêu trên là các quốc gia và các tổ chức kinh tế quốc tế.
Ở cấp độ thể chế, nội dung của quan hệ thương mại bao gồm: Quan hệ liên chính phủ trong lĩnh vực thương mại; Đàm phán ký kết các hiệp định, quy chế thương mại song phương, đa phương; Hợp tác trong xúc tiến và hỗ trợ thương mại vĩ mô; Cơ chế, chính sách giải quyết các tranh chấp về thương mại giữa các bên.
Ở cấp độ thực thể, thương mại quốc tế có sự tham gia chủ yếu của thương nhân, bao gồm cả cá nhân và doanh nghiệp.
Trên thực tế, việc mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài thường nhằm mục đích tăng doanh số và lợi nhuận, tạo ra thị trường mới, nâng cao vị thế của doanh nghiệp ở phạm vi quốc tế hoặc đảm bảo nguồn nguyên liệu.
Nội dung phát triển quan hệ thương mại giữa một quốc gia và các nước trong một liên minh thuế quan, bao gồm:
Thứ nhất là phát triển thương mại hàng hóa. Thứ hai là thúc đẩy trao đổi về thương mại dịch vụ. Thứ ba là phát triển quan hệ hợp tác đầu tư.
1.2.2. Tiêu chí đánh giá sự phát triển quan hệ thương mại
Theo phạm vi nghiên cứu, luận án giới hạn ở quan hệ xuất nhập khẩu hàng hóa đánh giá trên hai cấp độ là thể chế thương mại và thực thể thương mại.
Các tiêu chí đánh giá sự phát triển quan hệ ở cấp độ thể chế được cụ thể hóa thông qua các chỉ tiêu sau: i) Số lượng và cấp độ các mối quan hệ liên chính phủ trong lĩnh vực thương mại; ii) Số lượng và cấp độ các cam kết, thỏa thuận, hiệp định thương mại mà quốc gia đó ký kết với các nước thành viên cũng như với cả khối liên minh thuế quan; iii) Số lượng các hoạt động hợp tác trong xúc tiến và hỗ trợ thương mại ở cấp độ vĩ mô; iv) Số lượng và cấp độ các cơ chế giải quyết các tranh chấp về thương mại giữa các bên.
Ở cấp độ thực thể thương mại, sự phát triển quan hệ thương mại giữa một quốc gia và các nước trong một liên minh thuế quan được đánh giá bằng các chỉ tiêu định lượng cụ thể, bao gồm: i) Kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu; ii) Cán cân thương mại; iii) Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu; iv) Cơ cấu thị trường xuất khẩu, nhập khẩu; v) Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển quan hệ thương mại
1.2.4.1. Các nhân tố khách quan
- Các cường quốc kinh tế vừa là đầu tầu, vừa giữ vai trò chi phối các quan hệ thương mại quốc tế. Bên cạnh các nền kinh tế đã phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản thì vai trò của các nền kinh tế mới nổi như các nước khối BRICS (gồm Bra-xin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) cũng ngày càng được khẳng định.
- Các công ty đa quốc gia chi phối hầu hết nền kinh tế thế giới nói chung và quan hệ thương mại quốc tế nói riêng.
- Xu thế khu vực hóa v