Tóm tắt Luận án Giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở Việt Nam

Nghèo đói là vấn đề của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chương trình, nhiều chính sách nhằm xóa đói giảm nghèo. Ví dụ: “Các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001 – 2005” trong đó có “Chương trình mục tiêu quốc gia Xoá đói giảm nghèo và Việc làm” (quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 04/05/2001); “Chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững đến năm 2020” (Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/05/2011); “Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo” (nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008); “Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi” (chương trình 135); “Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn” (Chương trình 134); chính sách cho vay ưu đãi của NHNN (Thông tư số 06/2009/TT-NHNN). Ngân hàng Người nghèo (nay là Ngân hàng Chính sách xã hội) ra đời năm 2002 đánh dấu một bước ngoặt trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Tài chính vi mô du nhập vào Việt Nam vào những năm cuối của thế kỷ XX đã góp phần không nhỏ đưa hàng triệu khách hàng là người nghèo thoát nghèo. Kể từ năm 2016, khi Việt Nam áp dụng chuẩn nghèo đa chiều, tỷ lệ đói nghèo tăng lên. Để cho công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả bền vững nghĩa là không tái nghèo, việc khai thác các nguồn lực trong nền kinh tế là cần thiết. Tài chính vi mô là một trong các nguồn lực đó. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào nghiên cứu về tài chính vi mô, làm rõ cơ chế tác động của loại hình tài chính này đến công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững ở Việt Nam. Xuất phát từ yêu cầu xóa đói giảm nghèo bền vững với ý tưởng có những giải pháp để cho tài chính vi mô trở thành nguồn thật sự hiệu quả cho xóa đói giảm nghèo bền vững, tác giả chọn đề tài: “Giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở Việt Nam” để thực hiện Luận án Tiến sĩ kinh tế.

pdf28 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hà Nội, 2019 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI ---------------------------------------------- TRỊNH THU THỦY GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH VI MÔ CHO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 62.34.01.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Công trình được hoàn thành tại Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS PHAN VĂN TÍNH 2. TS. NGUYỄN VÕ NGOẠN Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Vào hồi:giờ..phút Ngày..tháng..năm Có thể tìm hiểu tại: - Thư viện – Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội - Thư viện Quốc gia 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghèo đói là vấn đề của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chương trình, nhiều chính sách nhằm xóa đói giảm nghèo. Ví dụ: “Các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001 – 2005” trong đó có “Chương trình mục tiêu quốc gia Xoá đói giảm nghèo và Việc làm” (quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 04/05/2001); “Chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững đến năm 2020” (Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/05/2011); “Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo” (nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008); “Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi” (chương trình 135); “Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn” (Chương trình 134); chính sách cho vay ưu đãi của NHNN (Thông tư số 06/2009/TT-NHNN). Ngân hàng Người nghèo (nay là Ngân hàng Chính sách xã hội) ra đời năm 2002 đánh dấu một bước ngoặt trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Tài chính vi mô du nhập vào Việt Nam vào những năm cuối của thế kỷ XX đã góp phần không nhỏ đưa hàng triệu khách hàng là người nghèo thoát nghèo. Kể từ năm 2016, khi Việt Nam áp dụng chuẩn nghèo đa chiều, tỷ lệ đói nghèo tăng lên. Để cho công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả bền vững nghĩa là không tái nghèo, việc khai thác các nguồn lực trong nền kinh tế là cần thiết. Tài chính vi mô là một trong các nguồn lực đó. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào nghiên cứu về tài chính vi mô, làm rõ cơ chế tác động của loại hình tài chính này đến công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững ở Việt Nam. Xuất phát từ yêu cầu xóa đói giảm nghèo bền vững với ý tưởng có những giải pháp để cho tài chính vi mô trở thành nguồn thật sự hiệu quả cho xóa đói giảm nghèo bền vững, tác giả chọn đề tài: “Giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở Việt Nam” để thực hiện Luận án Tiến sĩ kinh tế. 2. Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận về tài chính vi mô góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững. Nghiên cứu thực trạng hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam, đánh giá những mặt đã làm được và những hạn chế còn tồn tại đối với xóa đói giảm nghèo bền vững. Đề xuất những giải pháp để tài chính vi mô thực sự là công cụ hữu hiệu để góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là đói nghèo và tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững. Đối tượng đói và nghèo sẽ được tiếp cận phù hợp với từng giai đoạn; trong đó có giai đoạn nghiên cứu đói nghèo và giai đoạn nghiên cứu về nghèo. 3.2 Phạm vi nghiên cứu 2 Phạm vi nội dung: tổ chức TCVM và quỹ TDND cơ sở hoạt động tại các tỉnh miền Trung có tỷ lệ nghèo đói cao so với các tỉnh khác trong cả nước. Về giải pháp, các giải pháp được xây dựng cho việc giảm nghèo bền vững giai đoạn đến năm 2020 tầm nhìn 2030. Phạm vi thời gian: nghiên cứu thực trạng từ năm 2012 – 2017; đề xuất giải pháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp luận Để thực hiện đề tài này, luận án dựa vào những cơ sở lý luận sau: (i) Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để luận giải về tài chính vi mô, mối liên hệ giữa tài chính vi mô với xóa đói giảm nghèo bền vững. (ii) Chính sách của Nhà nước quan điểm cơ bản về đói nghèo, xóa đói giảm nghèo bền vững, hoạt động TCVM. (iii) Kế thừa kết quả của một số công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài Luận án. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê, so sánh khi khảo sát thực trạng đói nghèo và hoạt động TCVM. - Phương pháp logic để phân tích, đánh giá những mặt đạt được và hạn chế của hoạt động tài chính vi mô trong xóa đói giảm nghèo bền vững. - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: thực hiện khảo sát tại một số tỉnh về hoạt động tài chính vi mô, điều tra bằng phỏng vấn, thu thập thông tin trên các phương tiện truyền thông và các nghiên cứu đã công bố 5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu của đề tài Các nhà khoa học trên thế giới và trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu ở những cấp độ khác nhau liên quan đến đề tài Luận án. Nghiên cứu sinh tiếp cận các công trình theo hai nhóm chính: Nhóm 1 là những công trình nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo; Nhóm 2 là những công trình nghiên cứu về tài chính vi mô. Trong đó, mỗi nhóm công trình, tác giả đều chia ra các nhóm nhỏ là nhóm các công trình nghiên cứu trong nước và nhóm công trình nghiên cứu nước ngoài. 6. Giả thuyết khoa học Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy vai trò tích cực của TCVM đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo; một số nghiên cứu đã kiểm nghiệm mối tương quan giữa hoạt động TCVM với tỷ lệ giảm nghèo ở Việt Nam bằng các mô hình hồi quy thông qua các biến số như tỷ lệ giảm nghèo, dịch vụ người nghèo tiếp cận được, vật chất của người nghèo có được Thực tiễn cuộc sống cho thấy, nghèo đói là vấn đề không có thể giải quyết một sớm một chiều, vì giảm nghèo và tái nghèo là hai vấn đề thường phát sinh. Lý do có nhiều, trong đó có nguyên nhân cơ bản là chính sách XĐGN hiện nay của Nhà nước bằng nguồn vốn ngân sách, hoặc cho vay vốn lãi suất thấp. Cách thức này làm cho người nghèo không có ý thức sử dụng hiệu quả nguồn vốn, thậm chí không muốn thoát nghèo để được tài trợ. 3 Cho nên, XĐGN bền vững - hay nói cách khác, xóa đói giảm nghèo và không để tái nghèo là vấn đề cần thiết. Việc xóa đói giảm nghèo được tác giả quan tâm và có các nghiên cứu đã công bố từ năm 2010. Quá trình đó, cũng như trải nghiệm trong cuộc sống cho tác giả nhận thức rằng: - TCVM, xét trên phương diện sản phẩm và chủ thể cung cấp sẽ góp phần XĐGN nghèo bền vững. Để làm rõ nhận thức trên, trong nghiên cứu cần tìm lời giải cho các câu hỏi: i) chủ thể cung cấp TCVM là ai?; ii) Cơ chế tác động của TCVM như thế nào để xóa đói giảm nghèo trở nên bền vững? - Giữa giảm nghèo bền vững và hoạt động của TCVM có mối liên hệ nhân quả. Mối liên hệ đó có thể có thể nhìn nhận bằng suy đoán, hoặc trực quan, có thể đánh giá bằng các con số cụ thể thông qua mô hình toán học. Tuy nhiên, đói nghèo và các nhân tố tác động đến đói nghèo, cũng như xóa đói giảm nghèo để không tái nghèo là vấn đề không những là kinh tế, mà còn là văn hóa, xã hội phức tạp, nguồn số liệu đầu vào thiếu chuẩn xác, có thể phải ước tính, nên việc sử dụng con số, mô hình cứng nhắc có thể làm sai lệch kết quả nghiên cứu, dẫn đến các khuyến nghị không phù hợp. Trong nghiên cứu của mình, tác giả sẽ xây dựng mô hình có tính chuyên biệt trong TCVM, vừa có yếu tố định tính, vừa có yếu tố định lượng. Để lượng hóa mối quan hệ nhân quả đó, số liệu phải dễ hiểu, rõ ràng, dễ tiếp cận. Thực nghiệm mối liên hệ giữa hoạt động TCVM và kết quả xóa đói giảm nghèo bền vững sẽ sử dụng mô hình này. - Muốn xóa đói giảm nghèo bền vững bằng TCVM, thì TCVM phải được phát triển ổn định và bền vững. Đây là một định đề. Tuy nhiên, vấn đề cần phải làm là xác định những nhân tố, giải pháp có thể làm cho TCVM phát triển bền vững trên hai phương diện (nội tại và ngoại lai), bao gồm mở rộng mạng lưới các tổ chức có khả năng cung cấp dịch vụ TCVM. 7. Đóng góp mới về khoa học của luận án (i) Hệ thống trên phương diện lý luận về XĐGN; hình thành luận cứ về TCVM cho XĐGN bền vững, góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về xóa đói giảm nghèo bền vững, lý thuyết về TCVM. Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá tác động của TCVM đối với xóa đói giảm nghèo bền vững có tính đặc thù trong hoạt động TCVM. (ii) Hình thành quan điểm về TCVM góp phần XĐGN bền vững. Về sản phẩm, TCVM không đóng khung trong hoạt động tín dụng, mà TCVM là việc cung cấp đa dạng về dịch vụ tài chính cho khách hàng. Về đối tượng khách hàng, dịch vụ TCVM không chỉ được cung cấp cho người nghèo, phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số; tài chính vi mô cần phải hỗ trợ những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hoạt động, khi đã phát triển, những doanh nghiệp này sẽ giúp giải quyết việc làm cho người nghèo, từ đó gián tiếp góp phần giải quyết việc làm. (iii) Thay đổi tư duy về XĐGN. TCVM không những trực tiếp XĐGN, mà còn gián tiếp XĐGN thông qua viêc làm thay đổi nhận thức của người nghèo. TCVM sẽ tác động đến người nghèo như là công cụ của thị trường; qua đó, người nghèo sẽ chú ý đến tiết kiệm và sử dụng tiền có hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy người dân làm kinh tế; năng động hơn, dám nghĩ dám làm để giúp họ thoát khỏi cảnh đói nghèo và không tái nghèo. 4 (iv) Đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát triển hệ thống TCVM bền vững, mở rộng năng lực cung cấp TCVM cho các định chế khác đủ năng lực để XĐGN bền vững. (v) Khuyến nghị hoàn thiện các chính sách cho phát triển hoạt động của TCVM góp phần giảm nghèo bền vững. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận án gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững Chương 2: Thực trạng về tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở Việt Nam Chương 3: Giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở Việt Nam CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ CHO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 1.1 TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ 1.1.1 Khái niệm tài chính vi mô “Tài chính vi mô là sản phẩm, dịch vụ do các chủ thể cung cấp nhằm đáp ứng cho nhu cầu của các đối tượng là người nghèo, người có thu nhập thấp, doanh nghiệp siêu nhỏ. Chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính vi mô là các tổ chức được thành lập chính thức theo luật pháp; các tổ chức bán chính thức và phi chính thức.” 1.1.2 Các chủ thể cung cấp tài chính vi mô Hiện nay, cách hiểu về TCVM về mặt tổ chức chưa có sự thống nhất. Nhiều ý kiến cho rằng, hệ thống các tổ chức TCVM bao gồm NHTM, các TCTD, các Tổ chức bán chính thức và phi chính thức. Tuy nhiên, Nghiên cứu sinh cho rằng trong tất cả các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính vi mô nói trên, không phải tổ chức nào cũng có chức năng cung cấp dịch vụ tài chính vi mô. Về lý thuyết, tất cả các TCTD đều có khả năng cung cấp dịch vụ TCVM, tuy nhiên cần phân định rõ TCTD có khả năng cung cấp dịch vụ TCVM và TCTCVM. Các TCTD có khả năng cung cấp dịch vụ TCVM bao gồm các NHTM, hệ thống quỹ TDTD cơ sở, NHCSXH, TCTCVM, bên cạnh đó có các chương trình, dự án TCVM. Tuy nhiên, TCTCVM chỉ bao gồm các TCTCVM chuyên biệt hoạt động theo Luật các TCTD. 1.1.3 Đặc điểm của tài chính vi mô Về sản phẩm dịch vụ: càng ngày càng đa dạng. Về đối tượng khách hàng: TCVM phục vụ đối tượng là người nghèo, người có thu nhập thấp, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, những doanh nghiệp xuất phát là hộ nghèo hoặc sử dụng lao động là hộ nghèo. Về quy mô phục vụ. Những khoản vay hay những khoản tiết kiệm có giá trị thấp, sau đó sẽ là những món vay lớn hơn. Về phương thức phục vụ: cá nhân, tổ, nhóm. 1.1.4 Dịch vụ tài chính vi mô 1.1.4.1 Cho vay - Cho vay cá thể/cá nhân - Cho vay theo nhóm tương hỗ 5 - Cho vay theo nhóm tương hỗ qua trung gian - Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.4.2 Sản phẩm dịch vụ tiết kiệm - Tiết kiệm bắt buộc - Tiết kiệm tự nguyện - Tiền gửi cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ 1.1.4.3 Các sản phẩm dịch vụ thanh toán Theo điều 2, Thông tư 23/2014/TT-NHNN, chỉ có các NH (bao gồm NHNN, NHTM, NH chính sách, NH HTX, Chi nhánh NH nước ngoài) mới là được phép cung ứng dịch vụ thanh toán. Tuy nhiên, các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán có thể đa dạng hơn, miễn là đảm bảo tất cả các điều kiện về QLRR, đảm bảo an toàn và bảo mật. 1.1.4.4 Bảo hiểm vi mô Các sản phẩm bảo hiểm vi mô như: Bảo hiểm nhân thọ, Bảo hiểm sức khỏe, Bảo hiểm mùa màng, Bảo hiểm vật nuôi, Bảo hiểm tài sản. 1.1.4.5 Cho thuê tài chính 1.1.2.6 Dịch vụ phi tài chính Ngoài việc giúp đỡ bằng tài chính, kiến thức để xóa đói giảm nghèo, các TCTCVM, các tổ chức phi chính phủ như hội phụ nữ, hội nông dân còn có thể cung cấp dịch vụ phi tài chínhNhờ có các tổ chức cung cấp dịch vụ phi tài chính, khách hàng được truyền đạt những kiến thức, kỹ năng để có thể lập nghiệp, phát triển sự nghiệp hay có bồi dưỡng thêm hiểu biết về xã hội, về cuộc sống (sức khỏe – y tế, văn hóa, giáo dục, luật pháp) 1.2 ĐÓI NGHÈO VÀ TÀI CHÍNH VI MÔ CHO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 1.2.1 Những vấn đề cơ bản về đói nghèo 1.2.1.1 Khái niệm về đói nghèo o Quan điểm về đói nghèo của các nước Trên thế giới, có nhiều khái niệm đói nghèo được tiếp cận theo các giác độ khác nhau được các Tổ chức như Ủy ban Kinh tế - Xã hội Châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ngân hàng Thế Giới (WB) đưa ra. Các khái niệm này xoay quanh việc thiếu hụt nguồn thu nhập và các nhu cầu thiết yếu mà con người không được tiếp cận. Việt Nam cũng có góc nhìn về đói nghèo tương đồng với thế giới, cốt lõi của đói nghèo là những nhu cầu cơ bản của con người không được hưởng và thỏa mãn. Nghèo đói đa chiều được đề cập trong Báo cáo phát triển con người năm 1997 của UNDP, đó là nghèo về vật chất, còn nghèo về con người và nghèo về xã hội. o Chuẩn nghèo của các nước Chuẩn nghèo của các quốc gia không giống nhau và không cố định. Chuẩn nghèo là thước đo để phân biệt ai nghèo, ai không nghèo từ đó có chính sách biện pháp trợ giúp phù hợp và đúng đối tượng. Tại Việt Nam, chuẩn nghèo qua các thời kỳ như sau: 6 Bảng 1.2: Chuẩn nghèo ở Việt Nam qua các thời kỳ Giai đoạn Thành thị Nông thôn 1993-1995 - hộ đói: <13kg gạo/người/tháng - hộ nghèo: <20kg gạo/tháng - hộ đói: <8kg gạo/người/tháng - hộ nghèo: <15 kg gạo/người/tháng 1996-1997 hộ đói: <13kg gạo/người/tháng < 25 kg gạo/tháng - miền núi, hải đảo: < 15 kg/tháng - đồng bằng, trung du: < 20 kg/tháng 1998 – 2000 (CV:1751/LĐTBXH) hộ đói: <13kg gạo/người/tháng (~ 45.000đ) < 25 kg gạo/tháng (~ 90.000đ) - miền núi, hải đảo: < 15 kg/tháng (~55.000đ) - đồng bằng, trung du: < 20 kg/tháng (~70.000đ) 2001 – 2005 (QĐ:1143/2000/QĐ-LĐTBXH) < 150.000đ/người/tháng - miền núi, hải đảo: < 80.0000đ/người/tháng - đồng bằng, trung du: 100.000đ/người/tháng 2006 – 2010 (QĐ:170/2005/QĐ-TTg) ≤ 260.000đ/người/tháng ≤ 200.000đ/người/tháng 2011 – 2015 (QĐ:09/2011/QĐ-TTg) - hộ nghèo: ≤ 500.000 đ/người/tháng - hộ cận nghèo: ≤ 501.000 – 650.000 đ/người/tháng - hộ nghèo: ≤ 400.000 đồng/người/tháng - hộ cận nghèo: ≤ 401.000 – 520.000 đ/người/tháng 2016 – 2020 (QĐ:59/2015/QĐ-TTg) Chuẩn nghèo đa chiều - hộ nghèo: 900.000đ/người/tháng - hộ cận nghèo: 1.300.000/người/tháng - hộ nghèo: 700.000đ/người/tháng - hộ cận nghèo: 1.000.000/người/tháng - Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản: + Các dịch vụ xã hội cơ bản: y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin; + Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản: tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin Nguồn: Tác giả tổng hợp 1.2.1.2 Nguyên nhân của đói nghèo a. Sự hạn chế của các nguồn lực b. Thiên tai c. Bất bình đẳng giới d. Sức khỏe và dịch bệnh e. Sự yếu kém của các chính sách vĩ mô f. Tệ nạn xã hội 1.2.1.3 Hậu quả của đói nghèo a. Đối với nền kinh tế b. Đối với chính trị - xã hội c. Về văn hóa 1.2.2 Xóa đói giảm nghèo và xóa đói giảm nghèo bền vững Xóa đói giảm nghèo bền vững có thể hiểu là làm cho bộ phận dân cư đã thoát đói nghèo không bị tái nghèo. Nghèo theo quan niệm trong thời đại hiện nay là nghèo đa chiều, chính vì thế XĐGN cũng phải đa chiều. 7 1.2.3 Tài chính chi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững 1.2.3.1 Vai trò của tài chính vi mô trong xóa đói giảm nghèo bền vững TCVM có vai trò quan trọng đối với mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững đang được đặt ra: - TCVM là nguồn lực cho người nghèo - Tăng thu nhập hộ gia đình - Tăng quyền cho người phụ nữ 1.2.3.2. Các phương pháp tiếp cận xóa đói giảm nghèo  Phương pháp từ trên xuống dưới (top-down) và vai trò của Nhà nước. Nhà nước có vai trò hết sức quan quan trọng trong giảm nghèo bền vững, bởi vì nhà nước đề ra chính sách đúng và phù hợp sẽ tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho người dân, giảm nghèo nhờ đó mà sẽ bền vững hơn.  Phương pháp tiếp cận từ dưới lên và vai trò của người nghèo. Đối với phương pháp tiếp cận này, người dân nghèo có vai trò quan trọng. Nhà nước và các cơ quan chức hỗ trợ người nghèo để họ có thể tự lập trong tăng thu nhập và tăng mức độ hưởng thụ trong các dịch vụ xã hội khác, mà không phải dựa vào các biện pháp thoát nghèo nhanh như tặng nhà, tặng phương tiện sống.  Kết nối người nghèo với thị trường và vai trò của TCVM Tài chính vi mô rất đa dạng hoạt động và không phải là một hoạt động từ thiện. TCVM có hai chức năng: Chức năng thứ nhất là giúp đỡ những người nghèo thông qua việc cung cấp các dịch vụ cho họ; chức năng thứ hai là duy trì, phát triển ổn định và an toàn cho công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững, lâu dài; bản chất của chức năng nầy là thu đủ bù chi, có tích lũy, thực thiện nghĩa vụ đối với ngân sách. Như vậy, quan hệ giữa người nghèo và TCTC VM là quan hệ theo cơ chế thị trường. 1.2.3.3 Cơ chế tác động của tài chính vi mô đối với xóa đói giảm nghèo bền vững a. Nhận thức chung Nghiên cứu sinh cho rằng vai trò của Nhà nước không thể thiếu được, nhưng Nhà nước không nên làm thay những thứ mà thị trường có thể tự thân vận động. TCVM là một trong những kênh hỗ trợ Nhà nước xóa đói giảm nghèo hiệu quả, giúp cho người nghèo có thể thoát nghèo bền vững thông qua hoạt động quan trọng của TCVM là cho vay. Thực tế cho thấy chương trình TCVM mang đến cơ hội cho hộ nghèo có thể vay vốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra thu nhập giúp họ có điều kiện vươn lên, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm bớt gánh nặng cho xã hội. b. Cơ chế tác động TCVM thông qua hoạt động tín dụng của mình tác động đến việc XĐGN không phải nhất thời mà có tính chất lâu dài, vì vậy tạo ra được khả năng đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững. Tín dụng vi mô giảm nghèo vĩnh viễn là một tác động lâu dài, nó không phải là một khoản tài trợ ngắn hạn. Mục đích của nó là để dẫn đến sự tăng bền vững trong khả năng của gia đình để tạo ra sự giàu có. 1.2.3.4 Tiêu chí đánh giá tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững a. Cách tiếp cận của các nhà khoa học 8 Có nhiều cách xác định các tiêu chí đánh giá khác nhau về xóa đói giảm nghèo bền vững. Ví dụ: Phạm Ngọc Dũng (2015) cho rằng, đánh giá giảm nghèo bền vững có thể sử dụng các tiêu chí sau: - Khoảng cách nghèo - Tỷ lệ thiếu hụt so với chuẩn nghèo - Quy mô nghèo - Quy mô thoát nghèo - Biến động tỷ lệ nghèo - Quy mô tái nghèo - Tỷ lệ tái nghèo - Tỷ lệ thoát nghèo bền vững b. Quan điểm và cách tiếp cận của tác giả
Luận văn liên quan