Giáo dục đạo đức là đề tài được quan tâm nghiên cứu từ xa xưa. Giáo
dục đạo đức cho trẻ em trong gia đình là một môi trường đặc biệt, bởi gia
đình là tổ ấm, là trường học đầu tiên, là tế bào của xã hội. Ở nước ta hiện
nay, hơn 70% dân số là nông dân. Gia đình nông dân có vai trò là cầu nối
cung cấp cho xã hội những thế hệ công dân tương lai.
24 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1687 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình nông dân ở Ninh Bình hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Giáo dục đạo đức là đề tài được quan tâm nghiên cứu từ xa xưa. Giáo
dục đạo đức cho trẻ em trong gia đình là một môi trường đặc biệt, bởi gia
đình là tổ ấm, là trường học đầu tiên, là tế bào của xã hội. Ở nước ta hiện
nay, hơn 70% dân số là nông dân. Gia đình nông dân có vai trò là cầu nối
cung cấp cho xã hội những thế hệ công dân tương lai. Do đó, việc giáo dục
trẻ em trong các gia đình nông dân có tầm quan trọng đặc biệt, ảnh hưởng
tới chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước mai sau. Tuy nhiên, trong các
gia đình nông dân đang nổi lên nhiều vấn đề đáng báo động.
Ninh Bình là một tỉnh thuộc Đồng bằng bắc bộ nước ta. Thời gian
qua, số trẻ em phạm tội có chiều hướng gia tăng, do nhiều nguyên nhân
khác nhau, không loại trừ nguyên nhân chủ yếu từ phía gia đình, trong đó
có gia đình nông dân. Đã đến lúc, chúng ta cần có sự nhìn nhận nghiêm túc
hơn, đúng đắn, đầy đủ hơn về công tác giáo dục đạo đức cho trẻ em ở nhiều
cách tiếp cận khác nhau. Từ tất cả những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề
tài “Giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình nông dân ở Ninh
Bình hiện nay”, với mong muốn đóng góp thêm vào sự nghiệp “trồng
người” bắt đầu từ môi trường giáo dục là các gia đình nông dân trên địa bàn
nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ của Luận án
- Mục đích nghiên cứu:
Luận án phân tích thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các
gia đình nông dân tỉnh Ninh Bình, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả của giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình nông dân trên
địa bàn tỉnh hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ sau:
+ Phân tích tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho trẻ em
2
+ Phân tích khái quát về gia đình và chức năng giáo dục đạo đức cho trẻ em
của gia đình
+ Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức cho trẻ em trong
các gia đình nông dân ở tỉnh Ninh Bình
+ Phân tích thực trạng, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong giáo dục
đạo đức cho trẻ em tại các gia đình nông dân trên địa bản nghiên cứu
+ Phân tích yêu cầu và đề xuất một số giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả
giáo dục đạo đức cho trẻ em của các gia đình nông dân ở Ninh Bình
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là giáo dục đạo đức cho trẻ em trong
các gia đình nông dân ở tỉnh Ninh Bình hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về việc giáo dục đạo đức
cho trẻ Việt Nam dưới 16 tuổi, chủ yếu là học sinh trung học cơ sở và lớp
10 trung học phổ thông, đang sống trong các gia đình nông dân tại tỉnh
Ninh Bình hiện nay.
+ Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về việc giáo dục đạo
đức cho trẻ em trong các gia đình nông dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
+ Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu từ năm 1986 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
Luận án nghiên cứu dựa trên quan điểm của triết học và đạo đức học
Mác - Lênin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam về giáo dục trẻ em trong gia đình, các tài liệu của Đảng, Nhà
nước, tỉnh Ninh Bình liên quan đến các nội dung trong luận án. Đồng thời,
luận án có sử dụng kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học đã
được công bố có liên quan đến đề tài.
3
- Phương pháp nghiên cứu:
Luận án vận dụng phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp như lịch sử
- logic, phân tích - tổng hợp, khái quát hóa và điều tra xã hội học.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
- Luận án góp phần làm sáng tỏ bản chất và vai trò của giáo dục đạo đức
cho trẻ em trong gia đình nông dân.
- Luận án góp phần làm rõ sự cần thiết và những nội dung, phương pháp
giáo dục đạo đức cho trẻ em trong gia đình nông dân.
- Luận án nêu lên những luận cứ khoa học cho việc đề xuất một số giải
pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ em trong gia đình nông
dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa lý luận:
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ em trong
gia đình nông dân.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Luận án có ý nghĩa khuyến nghị trong vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ
em ở các gia đình nông dân Ninh Bình hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã công bố của
tác giả có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận án gồm 4 chương với 14 tiết.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đạo đức, giáo dục đạo đức,
giáo dục đạo đức cho trẻ em trong gia đình, gia đình nông dân
Ở Liên Xô trước kia, các n hà khoa học đã quan tâm đến đạo đức, giáo
dục đạo đức cho trẻ em trong gia đình với những tác phẩm tiêu biểu như:
“Nguyên lý đạo đức cộng sản” của A. Siskin, “Đạo đức học” - 2 tập của
Bandzeladze Các tác giả đã xuất phát từ thực chất của đạo đức Mác -
Lênin để phân tích những khía cạnh cụ thể của giáo dục đạo đức. Đạo đức
là nói đến những lề thói, tập tục biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa
người với người trong sự giao tiếp với nhau hàng ngày và nó đã trở thành
khuôn phép, quy tắc điều chỉnh hành vi của mỗi con người sống trong xã
hội.
Ở nước ta, nhiều công trình nghiên cứu quan tâm đến vấn đề đạo đức,
giáo dục đạo đức, giáo dục đạo đức cho trẻ em trong gia đình. Tiêu biểu
như “Tuổi thơ” của tác giả Trang Thanh, “Hệ thống phạm trù đạo đức học
và giáo dục đạo đức cho sinh viên” của Trần Hậu Kiêm, “Đạo đức và
phương pháp giáo dục đạo đức” của Nguyễn Hữu Hợp (chủ biên) các
tác giả đi sâu phân tích hệ thống các phạm trù cơ bản của đạo đức học như
vấn đề lẽ sống, lương tâm, thiện, ác và các phương pháp giáo dục.
1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến thực trạng giáo dục đạo đức,
giáo dục đạo đức cho trẻ em trong gia đình, gia đình nông dân
Cuốn sách “Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình” do tác giả Lê Thi
làm chủ biên, “Biến đổi chức năng của gia đình và giáo dục trẻ em hiện
nay” của Hoàng Bá Thịnh đã góp phần nêu lên một bức tranh tương đối
toàn diện về vai trò của gia đình, các thành viên trong gia đình với việc
giáo dục thế hệ trẻ; những nội dung, phương pháp giáo dục hiện nay cũng
như sự ảnh hưởng của các môi trường giáo dục khác đến giáo dục gia đình.
Bài viết “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
hiện nay và những biến động trong lĩnh vực đạo đức” của tác giả Nguyễn
5
Trọng Chuẩn, đăng trên Tạp chí Triết học số 9 (12 - 2001), bài viết “Vấn
đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hóa gia đình truyền thống trong nền
kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” của tác giả Lê Ngọc Anh đăng trên
Tạp chí Triết học, số 1(1 - 2002) đã đề cập đến sự thay đổi của đạo đức
xã hội trong kinh tế thị trường. Gia đình là trường học đầu tiên giáo
dưỡng nhân cách và lối sống có văn hóa, có đạo lý cho con người.
Luận án Tiến sĩ Triết học của tác giả Đỗ Tuyết Bảo, đề tài: “Giáo dục
đạo đức cho học sinh trường Trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh
trong điều kiện đổi mới hiện nay”; Nguyễn Thị Tố Quyên trong luận án
Tiến sĩ Xã hội học, đề tài: “Vai trò của gia đình trong giáo dục đạo đức
cho trẻ em lứa tuổi Trung học cơ sở ở Hà Nội hiện nay” đưa ra quan
niệm giáo dục đạo đức gồm bốn nội dung cơ bản là giáo dục giá trị đạo
đức, giáo dục chuẩn mực đạo đức, giáo dục hành vi đạo đức và giáo dục lý
tưởng đạo đức. Các tác giả cũng đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
việc giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn nghiên
cứu.
Tác giả Nguyễn Thị Thọ trong luận án Tiến sĩ Triết học, đề tài: “Đạo
đức gia đình trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” nhấn
mạnh khía cạnh giáo dục đạo đức, giáo dục nề nếp gia phong, gia lễ là quan
trọng nhất trong giáo dục gia đình, vì đạo đức là thành phần cốt lõi của
nhân cách giáo dục đạo đức trong gia đình tạo nền tảng nhân cách cho
con người vào đời, ở đời và làm người.
1.3. Tình hình nghiên cứu liên quan đến các giải pháp giáo dục đạo đức
cho trẻ em trong gia đình, gia đình nông dân
A. C. Ma-ca-ren-cô trong cuốn sách: “Nói chuyện về giáo dục gia
đình” khuyên các bậc cha mẹ phải có tình yêu, trách nhiệm và kiến thức;
giáo dục gia đình phải tiến hành ngay từ đầu, khi các em còn nhỏ. Cuốn
sách: “Những tình huống ứng xử trong gia đình” do Lê Minh chủ biên
đưa ra quan niệm tạo nhân cách cho trẻ nhân cách cho trẻ ngay từ khi lọt
lòng mẹ đến sau này là một khoa học và đòi hỏi phải có nghệ thuật, trong
6
đó, muốn giáo dục con có hiệu quả thì các thành viên phải cùng nhau vun
đắp tình yêu thương.
1.4. Những nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho trẻ em ở các gia đình
nông dân Ninh Bình
Ở tỉnh Ninh Bình, chưa có văn bản nào về công tác giáo dục đạo đức
cho trẻ em trong gia đình nông dân. Những văn bản có liên quan đến vấn đề
này như: văn bản 19/ BC - UBND (1/3/2012) báo cáo tình hình đầu tư cho
nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; chỉ thị của
Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình số 13/2002 về chương trình hành động
bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Tóm lại, phần lớn những công trình nghiên cứu chủ yếu ở diện rộng.
Bàn về giáo dục đạo đức cho đối tượng trẻ em là con của gia đình nông
dân, đặc biệt là nghiên cứu đạo đức học vận dụng vào thực tế ở một tỉnh
như Ninh Bình thì cho đến nay vẫn còn là mảng trống của lý luận và thực
tiễn.
1.5. Một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Một là, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên biệt về
giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình nông dân ở Ninh Bình.
Hai là, làm thế nào để những tri thức lý luận về giáo dục đạo đức cho
trẻ em được đi vào thực tiễn cuộc sống là vấn đề được đặt ra, đòi hỏi sự
quan tâm giải quyết của các cấp, các ngành, các địa phương và sự chung
tay của toàn xã hội.
Ba là, những đặc thù về kinh tế xã hội của các gia đình nông dân cũng
như những đặc thù của quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia
đình đó cũng đang là mảng trống, cần được tiếp tục khai thác, nghiên cứu.
Bốn là, quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ em ở các gia đình nông dân
tỉnh Ninh Bình chịu tác động của những yếu tố nào, trong đó, yếu tố nào là
chủ đạo? Đây cũng là một vấn đề được đặt ra để giải quyết.
Năm là, Ninh Bình đã nỗ lực xây dựng và triển khai thực hiện nhiều
chương trình hành động để giáo dục đạo đức cho trẻ em. Vậy những giải
7
pháp cụ thể nào được đưa ra để giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia
đình nông dân ở Ninh Bình mang lại hiệu quả cao?
Vì vậy, chúng tôi mong muốn làm sáng tỏ hơn những vấn đề này
trong luận án.
Tiểu kết chương 1
Thông qua việc đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến đề
tài ở các nhóm chính, tác giả đã chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên
cứu trong luận án.
8
Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ
EM TRONG GIA ĐÌNH, GIA ĐÌNH NÔNG DÂN
2.1. Giáo dục đạo đức cho trẻ em
2.1.1. Đạo đức
2.1.1.1. Quan niệm về đạo đức
“Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc,
quy tắc chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của
con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực
hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã
hội” [59; tr.8].
2.1.1.2. Cấu trúc của đạo đức
Căn cứ vào mối quan hệ giữa ý thức và hành động, người ta có thể
chia đạo đức thành ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức. Nếu căn cứ theo
quan điểm về mối quan hệ giữa cái chung với cái riêng, cái phổ biến với cái
đặc thù và cái đơn nhất thì đạo đức được tạo nên từ đạo đức xã hội và đạo
đức cá nhân.
2.1.2. Giáo dục đạo đức
2.1.2.1. Quan niệm về giáo dục đạo đức
Theo chúng tôi, giáo dục đạo đức là quá trình tuyên truyền những tư
tưởng, những chuẩn mực đạo đức xã hội, biến nó thành thước đo đánh giá,
điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân nhằm đạt tới một sự phù hợp giữa hành
vi cá nhân với lợi ích xã hội [109; tr. 41].
2.1.2.2. Vai trò của giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức đóng vai trò chủ đạo trong hình thành và phát triển
nhân cách của con người nói chung và trẻ em nói riêng. Thông qua quá
trình giáo dục đạo đức, những quy tắc, chuẩn mực, lý tưởng đạo đức xã hội
được biến thành sức mạnh của đạo đức cá nhân. Ở nước ta, những chuẩn
mực đạo đức tác động thường xuyên đến hành động hàng ngày của con
9
người, hướng chúng ta đến cái chân, cái thiện, cái mỹ; chống lại cái xấu,
cái ác, cái giả tạo
2.1.3. Trẻ em
2.1.3.1. Quan niệm về trẻ em
Theo luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam: “Trẻ em là
công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” [106; tr. 5]. Trong khuôn khổ luận án,
chúng tôi nghiên cứu trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi, chủ yếu là
lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở và lớp 10 Trung học phổ thông.
2.1.3.2. Vị trí của trẻ em đối với sự phát triển xã hội
Trẻ em là người chủ của gia đình, của dân tộc, của đất nước trong
tương lai. Vì vậy, người lớn cần tạo điều kiện để trẻ được tham gia quyết
định những vấn đề liên quan đến cuộc sống của các em.
2.1.4. Giáo dục đạo đức cho trẻ em trong gia đình
2.1.4.1. Quan niệm về gia đình
Theo chúng tôi, gia đình là một nhóm người đặc biệt được hình thành,
phát triển, củng cố bởi các mối quan hệ cơ bản là hôn nhân, huyết thống và
nuôi dưỡng. Các thành viên của gia đình có những giá trị vật chất, tinh
thần chung, gắn bó với nhau bởi trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ nhằm
mục tiêu cao nhất là nuôi dưỡng các thành viên, xây dựng gia đình bền
chặt, phát triển kinh tế gia đình.
2.1.4.2. Chức năng cơ bản của gia đình
Một là, chức năng tái sản xuất ra con người. Đây là chức năng cơ bản
và riêng có của gia đình. Hai là, chức năng kinh tế, tổ chức đời sống gia
đình. Đây cũng là chức năng quan trọng vì nó hướng vào chăm lo đời sống
mọi mặt của các thành viên. Ba là, chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh
lý, tình cảm cho con người. Bốn là, gia đình có chức năng giáo dục. Gia
đình là trường học đầu tiên của mỗi cá nhân và cha mẹ là người thầy đầu
tiên dạy cho con những đức tính, những tình cảm tốt đẹp theo thuần phong
mỹ tục của gia đình, quê hương, đất nước.
Tóm lại, gia đình là một thiết chế đa chức năng.
10
2.1.4.3. Nguyên tắc giáo dục đạo đức cho trẻ em trong gia đình
Thứ nhất, nguyên tắc tôn trọng nhân cách của trẻ. Nhân cách đang
bước đầu được hình thành của con rất dễ bị tổn thương. Vì vậy, các bậc làm
cha, làm mẹ phải hết sức lưu ý tôn trọng nhân cách của trẻ.
Thứ hai, nguyên tắc nghiêm khắc, khoan dung, độ lượng. Bố mẹ muốn
thực hiện được nguyên tắc này thì trước hết, họ phải nghiêm khắc với chính
bản thân mình, phải kết hợp với khoan dung, độ lượng.
Thứ ba, nguyên tắc yêu thương. Tình thương yêu của cha mẹ được thể
hiện qua những cử chỉ, ánh mắt, lời nói, lời dạy có sức thu hút mạnh mẽ
đối với con cái.
Thứ tư, nguyên tắc quyền uy của cha mẹ trong giáo dục gia đình.
Quyền uy thực sự của cha mẹ có sức mạnh to lớn, có ý nghĩa tích cực giúp
con hình thành nhân cách, bản chất tốt đẹp.
2.1.4.4. Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ em trong gia đình
Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu giáo dục đạo
đức cho trẻ em trong các gia đình nông dân ở tỉnh Ninh Bình theo các nội
dung sau:
Thứ nhất, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, lòng
tự hào dân tộc, biết ơn thế hệ ông cha.
Thứ hai, giáo dục truyền thống gia đình, dòng họ.
Thứ ba, giáo dục sự kính trọng, lòng hiếu thảo.
Thứ tư, giáo dục tinh thần hăng say học tập, yêu lao động.
Thứ năm, giáo dục tinh thần đoàn kết, nhân ái.
Thứ sáu, giáo dục đức tính khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
2.1.4.5. Phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ em trong gia đình
Thứ nhất, phương pháp nêu gương. Đây là phương pháp cơ bản, được
nhiều người sử dụng và mang lại hiệu qua cao trong giáo dục gia đình đối
với trẻ em. Sự gương mẫu của cha mẹ, những người lớn tuổi là cơ sở tạo
lập uy tín cho con trẻ. Nó còn làm tăng thêm lòng kính trọng, sự tin cậy, có
tác dụng khuyến khích con thực hiện lời dạy bảo của cha mẹ.
11
Thứ hai, phương pháp rèn luyện thói quen. Muốn rèn luyện cho con
những thói quen tốt đòi hỏi người lớn phải tiến hành một cách kiên trì, bền
bỉ, không nóng vội.
Thứ ba, phương pháp khen thưởng, kỷ luật. Khen thưởng khi trẻ cố
gắng đạt thành tích. Kỷ luật, trừng phạt là thể hiện thái độ không đồng tình
của cha mẹ trước những hành động sai trái của trẻ.
Thứ tư, phương pháp dùng tình cảm, phân hóa, cá biệt đối tượng giáo
dục. Đây là phương pháp rất đặc biệt của gia đình. Các chủ thể giáo dục
đạo đức dùng tình cảm thương yêu vô bờ bến để cổ vũ, động viên trẻ em
vươn lên; vỗ về, an ủi khi chúng gặp khó khăn. Đây vừa là sợi dây tình cảm
vô hình vừa gắn kết các thành viên trong gia đình lại với nhau, vừa là một
phương pháp kỳ diệu mà thế hệ ông bà, cha mẹ dùng để giáo dục đạo đức
cho trẻ em. Trên thực tế, không có một phương pháp giáo dục nào là toàn
năng. Chính điều này đòi hỏi cha mẹ phải vận dụng linh hoạt các phương
pháp giáo dục.
2.1.4.6. Đặc điểm giáo dục đạo đức cho trẻ em trong gia đình
Thứ nhất, gia đình là môi trường đầu tiên giáo dục đạo đức cho trẻ
em.
Thứ hai, giáo dục đạo đức trong gia đình có vai trò quyết định đối với
sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em.
Thứ ba, giáo dục đạo đức trong gia đình là quá trình liên tục và lâu dài
từ khi trẻ sinh ra đến khi trưởng thành.
Thứ tư, giáo dục đạo đức cho trẻ em trong gia đình chủ yếu trên cơ sở
tình yêu thương ruột thịt của cha mẹ và những người lớn tuổi đối với trẻ
em. Thứ năm, giáo dục đạo đức trong gia đình vừa có nội dung cụ thể hóa
vừa có phương pháp mang tính cá biệt hóa rất cao.
Thứ sáu, giáo dục đạo đức trong gia đình thông qua hình thức tổ chức
đời sống gia đình.
12
2.2. Giáo dục đạo đức cho trẻ em trong gia đình nông dân
2.2.1. Quan niệm về gia đình nông dân
Theo chúng tôi, gia đình nông dân trước hết là gia đình có đời sống phải
dựa vào kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, theo đó, các thành viên của gia
đình chủ yếu là nông dân. Đây là một thiết chế xã hội đặc thù ở nông thôn.
2.2.2. Đặc điểm của giáo dục đạo đức cho trẻ em trong gia đình nông dân
Thứ nhất, quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ em trong gia đình nông
dân chịu sự chi phối của đời sống tại khu vực nông thôn, mang đặc trưng
tâm lý của làng xã địa phương.
Thứ hai, giáo dục đạo đức cho trẻ em trong gia đình nông dân diễn ra
ở mọi lúc, mọi nơi, đa dạng, gắn với thực tế cuộc sống nông thôn, chú trọng
về giáo dục thực hành đạo đức thông qua những công việc của nhà nông,
trẻ sớm biết đỡ đần cha mẹ, sớm tự lập.
Thứ ba, trong gia đình nông dân hiện nay, việc giáo dục đạo đức cho
con trẻ bước đầu có sự kết hợp giữa giáo dục đạo đức theo kiểu của gia
đình truyền thống với các tư tưởng của gia đình hiện đại.
Tiểu kết chương 2
Gia đình có nhiều chức năng khác nhau, trong đó có chức năng giáo
dục. Quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình nông dân đòi
hỏi các chủ thể phải có những nguyên tắc, nội dung và phương pháp thích
hợp.
13
Chương 3
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ EM TRONG CÁC GIA ĐÌNH
NÔNG DÂN Ở NINH BÌNH HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ MỘT
SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức cho trẻ em trong
các gia đình nông dân ở tỉnh Ninh Bình hiện nay
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình là tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ, có diện tích 1.387,5 km2;
có nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Cố đô Hoa Lư, chùa Bái Đính, quần
thể nhà thờ đá Phát Diệm, quần thể danh thắng Tràng An, Tam Cốc - Bích
Động, Vườn quốc gia Cúc Phương dân số 93 vạn người; dân số sống ở