Trong xã hội vấn đề đạo đức luôn được mọi người quan tâm ở các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau, ở mỗi nghề lại có những yêu cầu đạo đức nhất định. Chính những yêu cầu này được xem như là những chuẩn mực để con người rèn luyện bản thân.
Quá trình hội nhập quốc tế đã đem đến sự thay đổi mọi mặt cho đất nước nhưng nó cũng làm cho đạo đức của nhiều thanh thiếu niên bị sa sút nghiêm trọng, khiến cho một số người chạy theo lối sống thực dụng, ích kỷ, hẹp hòi, lý tưởng sống mờ nhạt, quá đề cao vai trò vật chất, tiền tài ngay cả những nghề được xã hội tôn vinh là nghề có đạo đức như nghề giáo, nhà báo, thầy thuốc,. Những năm gần đây, chúng ta liên tiếp phải chứng kiến một số nhà báo vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, lợi dụng tấm thẻ của mình để trục lợi cá nhân, thiếu trách nhiệm xã hội khi đưa tin không trung thực. Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông từ năm 2010 đến 2014 có khoảng 3000 nhà báo vi phạm báo chí đã bị các hình thức kỷ luật như cảnh cáo, khiển trách, phê bình, thu hồi thẻ
26 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 4186 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên báo chí theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN THANH NGA
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN BÁO CHÍ THEO TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH .
Ngành : Lý luận và lịch sử giáo dục
Mã số: 62.14.01.02
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hà Nội - 2015
Công trình được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Khắc Chương
PGS.TS. Nguyễn Thành Vinh
Phản biện 1: GS.TSKH. Thái Duy Tuyên
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Phản biện 2: PGS.TS. Hoàng Đình Cúc
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phản biện 3: PGS.TS. Phan Thị Hồng Vinh
Trường đại học Sư phạn Hà Nội
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
vào hồi giờ ngày tháng năm2015
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia, Hà Nội
hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
Nguyễn Thanh Nga: Một số quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quá trình giáo dục, Tạp chí Quản Lý Giáo Dục, Tháng 6/2011.
Nguyễn Thanh Nga: Vận dụng một số quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quá trình giáo dục trong thời kỳ hiện nay, Tạp chí Quản lý Giáo dục, Tháng 8/2011.
Nguyễn Thanh Nga: Từ tư tưởng Hồ Chí Minh về hội nhập trong giáo dục đến tình hình hợp tác đào tạo Việt - Mỹ, Tạp chí Giáo dục số 1, tháng 7/2011.
Nguyễn Thanh Nga: Ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thị trường vào việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên báo chí, Tạp chí Giáo dục số 2, tháng 11/ 2012
Nguyễn Thanh Nga: Một số định hướng vận dụng tư tưởng giáo dục đạo đức nghề nghiệp báo chí của chủ tịch Hồ Chí Minh trong các trường đào tạo báo chí, Tạp chí Giáo dục kỳ 1, Tháng 1/2014
Thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên báo chí theo tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, Tạp chí Giáo dục kỳ 2, tháng 2/2015
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong xã hội vấn đề đạo đức luôn được mọi người quan tâm ở các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau, ở mỗi nghề lại có những yêu cầu đạo đức nhất định. Chính những yêu cầu này được xem như là những chuẩn mực để con người rèn luyện bản thân.
Quá trình hội nhập quốc tế đã đem đến sự thay đổi mọi mặt cho đất nước nhưng nó cũng làm cho đạo đức của nhiều thanh thiếu niên bị sa sút nghiêm trọng, khiến cho một số người chạy theo lối sống thực dụng, ích kỷ, hẹp hòi, lý tưởng sống mờ nhạt, quá đề cao vai trò vật chất, tiền tài ngay cả những nghề được xã hội tôn vinh là nghề có đạo đức như nghề giáo, nhà báo, thầy thuốc,... Những năm gần đây, chúng ta liên tiếp phải chứng kiến một số nhà báo vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, lợi dụng tấm thẻ của mình để trục lợi cá nhân, thiếu trách nhiệm xã hội khi đưa tin không trung thực. Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông từ năm 2010 đến 2014 có khoảng 3000 nhà báo vi phạm báo chí đã bị các hình thức kỷ luật như cảnh cáo, khiển trách, phê bình, thu hồi thẻ
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà”. Nghiên cứu tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết để vận dụng sáng tạo vào quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên báo chí để trở thành người chiến sĩ có đức, có tài trên mặt trận văn hóa tư tưởng trong quá trình hội nhập. Vì vậy, có thể khẳng định việc lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên báo chí theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” là có ý nghĩa lí luận và thực tiễn cao.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận án nhằm tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức nghiềp nghiệp và xác định giá trị khoa học của những tư tưởng Hồ Chí Minh vào quá trình giáo dục đào tạo và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành báo chí, từ đó đề xuất các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV báo chí theo tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên trong các trường đào tạo chuyên ngành báo chí.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh đối với giáo dục đạo đức nghề nghiệp người làm báo chí.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên báo chí theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong trường đại học.
4. Giả thuyết khoa học
Những tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh rất phong phú và có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo nói chung. Chính Người cũng là một nhà báo lớn, Người khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam. Do vậy, nếu những tư tưởng đạo đức của Người được nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện và được vận dụng phù hợp vào quá trình giáo dục, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành báo chí sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo đội ngũ người làm báo có đạo đức, tài năng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng CNH – HĐH đất nước hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Tập hợp, hồi cứu, phân tích làm rõ tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, vấn đề đạo đức, đạo đức nghề nghiệp và nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên báo chí theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
5.2. Điều tra để đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức và hoạt động rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên báo chí theo tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh trong các trường đào tạo báo chí.
5.3. Đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên báo chí trong giai đoạn hiện nay và thực nghiệm các biện pháp đã đề xuất.
6. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu ở hai trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa Báo chí truyền thông, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
- Giới hạn nội dung nghiên cứu
+ Nghiên cứu và giáo dục một số nội dung trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh với tư cách là một bộ phận cấu thành hết sức quan trọng không thể thiếu được trong quá trình giáo dục, đào tạo nhân cách sinh viên báo chí có đủ tâm đức trong giai đoạn hiện nay.
+ Chúng tôi tiến hành thực nghiệm khoa học với 50 sinh viên chuyên ngành báo in khóa (2011 - 2015) tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
7. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng kết hợp các nhóm phương pháp sau
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (An két); Phương pháp chuyên gia; Phương pháp phỏng vấn;Phương pháp nghiên cứu điển hình (Case Study); Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động; Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
8. Những đóng góp mới của đề tài
8.1. Về mặt lí luận
Hệ thống hóa lý luận, tìm ra những tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh. Đặc biệt các tư tưởng chính trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về đạo đức nghề báo, giáo dục đạo đức nghề báo.
8.2. Về mặt thực tiễn
Đề tài góp phần làm sáng tỏ thực trạng quá trình đào tạo và giáo dục đạo đức nghề báo cho sinh viên báo chí. Tìm ra nội dung và đề xuất một số định hướng và biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên báo chí theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong thời kỳ hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đào tạo báo chí và tiến hành thực nghiệm sư phạm khẳng định tính hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.
9. Bố Cục của luận án.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm 3 chương.
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN BÁO CHÍ THEO TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu về tư tưởng đạo của đức Hồ Chí Minh
Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh được rất nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu. Tất cả các tác giả dù nghiên cứu ở khía cạnh nào đi chăng nữa cũng khâm phục tấm lòng của Bác đối với dân, với nước. Tư tưởng đạo đức của Người là tài sản, là báu vật vô giá để mọi thế hệ con cháu học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về đạo đức nghề báo
Việc nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp nói chung và đạo đức nghề báo nói riêng, được nhiều tác giả ở các quốc gia trên thế giới quan tâm sâu sắc. Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những quy ước riêng đối với đạo đức người làm báo trên cơ sở quy ước chung của liên đoàn báo chí thế giới. Báo chí Việt Nam cũng có những quy ước riêng phù hợp với truyền thống dân tộc. Cái riêng đó là đạo đức truyền thống dân tộc, đạo đức của Hồ Chí Minh, người khai sinh ra nền báo chí các mạng nước ta. Cho nên sinh viên báo chí cũng phải được giáo dục để thực hiện theo những quy ước đó trong công việc của mình khi ra trường.
1.1.3. Những công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh với báo chí và đạo đức nghề báo
Rất nhiều tác giả đã nghiên cứu chân dung nhà báo Hồ Chí Minh, quá trình hoạt động báo chí của Bác ở nước ngoài, phong cách báo chí của Người, với các yêu cầu mà Người đặt ra đối với người cán bộ và nhà báo: viết như thế nào, viết cho ai, nhà báo cần có những phẩm chất đạo đức nào. Từ đó, khẳng định một lần nữa Bác là nhà báo tài ba và những tư tưởng này đã và đang được các thế hệ nhà báo Việt Nam viết và làm theo.
- Các công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh với hoạt động giáo dục
Trong các công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh với hoạt động giáo dục, tuy viết dưới các góc độ khác nhưng các tác giả đều đưa ra các tư tưởng lớn của Người về giáo dục và giáo dục đạo đức, khẳng định những giá trị to lớn trong tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh trong việc xây dựng một nền giáo dục Việt Nam, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đó, các tác giả rút ra những tư tưởng chính về đạo đức cách mạng được thể hiện vắn tắt trong những phẩm chất như: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm,...
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Đạo đức và đạo đức nghề nghiệp
1.2.1.1. Đạo đức
Có nhiều quan điểm khác nhau nói về đạo đức và chúng tôi đồng tình với quan điểm cho rằng “Đạo đức là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với cả bản thân mình”.
- Đạo đức xét dưới góc độ giáo dục, thì đó là một bộ phận cấu thành nên cấu trúc nhân cách của con người, gồm năng lực và phẩm chất.
1.2.1.2. Đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp là hệ thống các chuẩn mực đạo đức phản ánh những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, của bản thân nghề nghiệp đối với người lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp đó, giúp họ hoàn thành nhiệm vụ của mình với lương tâm, trách nhiệm đạt kết quả cao nhất.
1.2.2. Đạo đức nghề nghiệp nhà báo
1.2.2.1. Khái niệm báo chí
Báo chí là: Các loại báo và tạp chí nói chung: công tác báo chí vai trò của báo chí trong công cuộc đổi mới xã hội.
Báo chí có các loại hình như sau: Báo in, báo hình, báo phát thanh, báo mạng điện tử, báo ảnh, v.v
1.2.2.2. Đạo đức nghề nghiệp nhà báo
Với mỗi loại hình báo sẽ có những đòi hỏi khác nhau về đạo đức đối với người làm báo. Trong khuôn khổ nghiên cứu tác giả đi nghiên cứu sâu vào đối tượng sinh viên học chuyên ngành báo in, đây là chuyên ngành được đào tạo lâu nhất tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Khoa báo chí Truyền thông trường Khoa học xã hội nhân văn. Đây chính là giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Trên cơ sở các khái niệm của các tác giả, theo chúng tôi: đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp.
1.2.3. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp nhà báo
1.2.3.1. Giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là quá trình tác động tới học sinh của nhà trường, gia đình và xã hội, hình thành lí tưởng, ý thức và tình cảm đạo đức, tạo nên thói quen và hành vi đạo đức của con người ở trong đời sống xã hội. Thể hiện các phẩm chất đạo đức như: lòng nhân ái, yêu tổ quốc, yêu đồng bào, yêu lao động, đức hy sinh, dũng cảm, tính liêm khiết trung thực, vô tư
GDĐĐ nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Giáo dục ý thức đạo đức;
- Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức;
- Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức;
1.2.3.2. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên báo chí
Trên cơ sở phân tích những khái niệm về đạo đức, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp nhà báo và giáo dục đạo đức chúng tôi có thế đưa ra khái niệm về giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên báo chí như sau:
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên báo chí chính là làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của họ trong quá trình học tập và tác nghiệp sau khi ra trường.
1.3. Nội dung tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức được xem là một trong những khâu quan trọng nhất của việc đào tạo nhân tài, phát triển nhân lực, góp phần trực tiếp vào tiến trình lịch sử của dân tộc và thời đại, nội dung tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh là hết sức rộng lớn, bao quát trên nhiều lĩnh vực. Nội dung tư tưởng đạo đức ở HCM bao gồm:
1.3.1. Nội dung cơ bản của đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh
- Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm.
- Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; "không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi", không phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù.
- Liêm tức là "luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân"; "không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân". Phải "trong sạch, không tham lam". "Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”.
- Chính, " thẳng thắn, đứng đắn". Đối với mình: không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình.
Chí công vô tư: Theo tư tưởng đạo đức của HCM là nhận rõ phải trái, giữ vững lập trường, tận trung với nước, tận hiếu với dân. Đối với mình những tư tưởng, hành động là lợi ích cho tổ quốc, đồng bào là bạn bè. Những tư tưởng, hành động có hại cho tổ quốc, cho đồng bào là thù.
1.3.2. Nội dung cơ bản của đạo đức truyền thống trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Bên cạnh đạo đức cách mạng, một người cán bộ, một nhà báo chân chính muốn thể hiện được đạo đức cách mạng, phải luôn tự bồ dưỡng, trau dồi những phẩm chất đạo đức nền tảng cả con người nói chung mà ông cha ta đã chắt lọc, tinh luyện mang đạm màu sắc dân tộc: Nhân, nghĩa, trí, tín, dũng.
- Nhân: Là phải có lòng bác ái, yêu nước, yêu đồng bào, yêu bộ đội của mình. Yêu thương con người được thể hiện ngay chính bài viết về những nội dung mang tính chân thực, khách quan, nhà báo viết bài phải gần dân, phải hiểu tâm tư nguyện vọng của quần chúng, văn phong gần gũi. Theo Người, một nhà báo có đạo đức là một nhà báo biết "hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng".
- Nghĩa: Là ngay thẳng, không có làm việc bậy, không làm việc gì giấu Đảng, ngoài lợi ích của Đảng, không có gì lợi ích cho riêng tư, việc gì Đảng giao phải hết sức cẩn thận, không sợ phê bình và phê bình người khác phải đúng đắn. Đối với người làm báo, sự ngay thẳng, dám nói lên sự thật và viết đúng sự thật là việc nghĩa.
- Trí: Là sáng suốt, biết địch, biết mình, biết người tốt thì nâng đỡ, biết người xấu thì không dùng, biết cái tốt của mình mà phát triển lên, biết cái xấu của mình để mà tránh. Người làm báo phải luôn biết xử lý thông tin một cách sáng suốt, ứng xử thông minh trong mọi trường hợp.
Tín: Nói cái gì phải cho tin, nói và làm cho nhất trí, làm thế nào cho dân tin, cho bộ độ tin ở mình. Báo chí là tiếng nói của Đảng và nhân dân, vì thế người viết báo phải luôn tạo ra lòng tin cho người đọc. Để viết được những bài báo hợp lòng dân, sát với cuộc sống của nhân dân, theo Người, nhà báo phải học cách tìm tài liệu trong dân. Năm cách để tìm được tài liệu phục vụ cho bài viết đã được Người đưa ra, đó là: Nghe, Hỏi, Thấy, Xem và Ghi. Năm cách này gắn bó chặt chẽ với nhau theo một hệ thống có tính logic.
Dũng: Phải mạnh dạn, quả quyết nhưng không phải làm liều. Phải có kế hoạch, rồi kiên quyết làm ngay. Nguy hiểm cũng phải làm. Nghĩa là phải có lòng dũng cảm trong công việc. Nhà báo luôn phải xông pha đến những nơi gian khó, báo chí là nghề nguy hiểm nhất, hàng năm con số nhà báo thiệt mạng vì đến các khu vực nguy hiểm lấy tin bài ngày một tăng lên, theo báo Người đưa tin năm 2013 ít nhất 70 nhà báo thiệt mạng trong khi làm nhiệm vụ, viết về chiến tranh, buôn bán ma túy, tham nhũng như Syria, Brazil, Colombia, Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Nga và Philippines.
1.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nhà báo cách mạng
1.4.1. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhà báo cách mạng tài năng. Người khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam với tờ báo đầu tiên là tờ Thanh niên mà chính bản thân Người cũng là một cây bút tài ba. Hơn 50 năm hoạt động sáng tạo không ngừng, Người đã để lại một khối lượng tác phẩm báo chí đồ sộ, với trên 2000 bài báo thuộc nhiều thể loại như: kịch, phóng sự, bút ký các tác phẩm của Người còn được viết bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, đề cập đến toàn bộ các vấn đề rộng lớn của cách mạng cũng như đời sống xã hội Việt Nam. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng Người đã sáng lập ra 9 tờ báo khác nhau: Le parie (Người cùng khổ), L’humanite (Nhân đạo), La vie d’ouvriers (Đời sống thợ thuyền), La femme (Phụ nữ), với bút danh Nguyễn Ái Quốc. Tạp chí “Đỏ”, “Búa Liềm”, “Tranh đấu”, “Tiếng nói của chúng ta” sử dụng khoảng hơn 150 bút danh khác nhau như: Nguyễn Ái Quốc, Bình Sơn,Tân Sinh, Lê Ba, CK, ĐX, Trầm Lam đã tuyên truyền vận động đấu tranh cách mạng. Những tư tưởng lớn của Người về đạo đức báo chí cách mạng đã nằm trong các bài báo viết, bài nói ngắn gọn, được diễn đạt rất cô đọng, hàm súc theo phong cách phương Đông, rất quen thuộc với người Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của người làm báo: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng, “Cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hóa; chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ; đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động”
Những kinh nghiệm làm báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành những nguyên tắc cơ bản không thể thiếu đối với những người cầm bút. Đây chính là những bài học vô cùng quý báu mà Người đã để lại cho các nhà báo.
Tính chân thật luôn được xem là đạo đức của người làm báo cách mạng. Tư tưởng cùng những lời dạy của Người về báo chí mãi còn nguyên giá trị, từ bài báo đầu tiên của Người: “Vấn đề dân bản xứ” và bài cuối cùng: “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng” đã có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với sự hình thành nền báo chí cách mạng Việt Nam nói chung, những thế hệ người cầm bút nói riêng, ngay từ những thế hệ đầu tiên những tờ báo trước và sau cách mạng tháng 8/1945 như: Nhà báo Hữu Thọ, Nguyễn Bạch Đằng, Trần Lâm, Phan Quang và đội ngũ đông đảo các nhà báo hôm nay của báo Nhân Dân, báo Quân Đội, Phụ Nữ, Thanh Niên, Đoàn Kết, Giáo Dục Và nhiều tờ báo tạp chí khác đang thực sự góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa công bằng, văn minh, tiến bộ.
1.4.2. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức nhà báo cách mạng
Những tư tưởng của Người về phẩm chất đạo đức người làm báo cách mạng thường có trong các mẩu chuyện, các bức thư hay bài nói chuyện. Nó được tập trung ở những điểm sau:
- Trung thành với lý tưởng của đất nước, nhân dân và Đảng cộng sản: Theo Hồ Chủ tịch, “đạo đức cách mạng là triệt để trung thành với cách mạng, một lòng, một dạ phục vụ nhân dân là “quyết tâm suốt đời phấn đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất”.
- Phản ánh chân thực khách quan: Tính chân thực là một trong những đặc trưng cơ bản của báo chí, cho nên Người thường căn dặn các nhà báo phải luôn trung thực