Việc đổi mới phương pháp dạy học ở phổ thông hiện nay được xác định theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho người học và dạy học tích hợp các môn khoa học. Đặc biệt trước những thách thức gặp phải ở nhà trường khi lượng tri thức của nhân loại ngày càng tăng, nguồn thông tin và phương thức truyền tải thông tin ngày càng đa dạng, nhiều nội dung cần giáo dục cho học sinh hơn trong khi thời gian dạy học trên lớp không thể tăng thêm. Thực tiễn đòi hỏi phải có biện pháp tích hợp các nội dung giáo dục vào những phần nội dung kiến thức có liên quan trong chương trình môn học một cách hiệu quả. Hiện tại và tương lai trong dạy học ở nhà trường vấn đề tích hợp các môn học mang tính chủ đạo tạo hiệu quả nhận thức, vận dụng và hành động cao.
27 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1939 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Giáo dục môi trường trong dạy học sinh học 6 ở trường trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN KỲ LOAN
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 6
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn Sinh học
Mã số: 62.14.01.11
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hà Nội, năm 2016
Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Đình Trung
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Văn Hồng
Trường Đại học Sư phạm- Đại học Thái Nguyên
Phản biện 2 : PGS.TS. Mai Văn Hưng
Trường Đại học Giáo dục
Phản biện 3: TS. Ngô Văn Hưng
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
vào hồi ..giờ ngày tháng. năm 2016
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội
hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Lê Đình Trung (chủ biên) - Trịnh Nguyên Giao, Nguyễn Kỳ Loan (2010), Trọng tâm kiến thức và bài tập Sinh học 6, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam
Lê Đình Trung (chủ biên) - Nguyễn Kỳ Loan (2012), Đổi mới phương pháp dạy học và những bài dạy minh họa Sinh học 6, Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm.
Nguyễn Kỳ Loan (2013), Khai thác kiến thức Sinh học 6 để dạy học một số nội dung giáo dục môi trường, Tạp chí Giáo dục, kỳ 1- 12, số 323
Nguyễn Kỳ Loan (2014), Nguyên tắc chỉ đạo tích hợp và quy trình tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Sinh học 6, Tạp chí Giáo dục, kỳ 1-6, số 335.
Lê Đình Trung, Nguyễn Kỳ Loan (2015), Giáo dục môi trường trong dạy học Sinh học 6 theo chủ đề, Tạp chí Giáo dục, kỳ 2-10, số 368.
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
1.1. Việc đổi mới phương pháp dạy học ở phổ thông hiện nay được xác định theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho người học và dạy học tích hợp các môn khoa học. Đặc biệt trước những thách thức gặp phải ở nhà trường khi lượng tri thức của nhân loại ngày càng tăng, nguồn thông tin và phương thức truyền tải thông tin ngày càng đa dạng, nhiều nội dung cần giáo dục cho học sinh hơn trong khi thời gian dạy học trên lớp không thể tăng thêm. Thực tiễn đòi hỏi phải có biện pháp tích hợp các nội dung giáo dục vào những phần nội dung kiến thức có liên quan trong chương trình môn học một cách hiệu quả. Hiện tại và tương lai trong dạy học ở nhà trường vấn đề tích hợp các môn học mang tính chủ đạo tạo hiệu quả nhận thức, vận dụng và hành động cao.
1.2. Dạy học tích hợp là xu thế tất yếu phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đặc biệt, tích hợp GDMT trong dạy học là hướng đi phù hợp yêu cầu đổi mới Giáo dục của Đảng, đổi mới phương pháp dạy và học theo tinh thần Nghị quyết TW2 khóa VIII “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”. Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng lần thứ 8 khoá XI đã ra Nghị quyết riêng về Đổi mới giáo dục và đào tạo trong đó định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tích hợp. Tích hợp giữa kiến thức môn học với những nội dung giáo dục cần cho cuộc sống mang lại niềm vui hứng thú cho học sinh, tạo sự trải nghiệm khám phá thế giới, tạo niềm tin vào bản thân, vào khoa học và tạo sự trưởng thành.
1.3. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề đưa GDMT vào nhà trường. Quyết định 1363/QĐ -TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” với mục tiêu giáo dục học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân có hiểu biết về pháp luật và chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về BVMT. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện xây dựng giáo trình, bài giảng về GDBVMT, đưa nội dung GDMT và BVMT vào chương trình giáo dục, sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân. Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến 2010 và định hướng đến năm 2020. Chiến lược nêu rõ: Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững, giải pháp thực hiện chiến lược có liên quan đến giáo dục là “tuyên truyền, giáo dục ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường”. Luật Bảo vệ môi trường nêu “Giáo dục về môi trường là một nội dung của chương trình chính khóa các cấp học phổ thông.” (Điều 107)
1.4. Việt Nam đã tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển ở Rio de Janeiro, Brazil vào năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tại Johannesburg, Nam Phi 2002, và đã ký Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển, Chương trình nghị sự toàn cầu 21. GDMT trong trường phổ thông góp phần tiến đến đạt được những cam kết của Việt Nam trong tiến trình bảo vệ MT chung toàn cầu.
1.5. Thực tiễn cho thấy có thể lấy quá trình tổ chức dạy học Sinh học làm nền tảng, làm cơ sở để thực hiện GDMT góp phần hình thành tri thức và đạo đức môi trường.
Với những lí do trên đây chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Giáo dục môi trường trong dạy học Sinh học 6 ở trường THCS”
Mục đích nghiên cứu
Xây dựng các chủ đề tích hợp GDMT vào nội dung kiến thức sinh học 6 và tổ chức dạy học các chủ đề nhằm vừa nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức môn học vừa hình thành tri thức, thái độ, hành vi về MT cho học sinh.
Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: DH tích hợp GDMT trong dạy học môn Sinh học 6 ở trường THCS.
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Sinh học 6 ở trường THCS.
Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được các chủ đề tích hợp GDMT vào nội dung Sinh học 6 và và tổ chức dạy học theo một quy trình hợp lí, thì sẽ vừa nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức môn Sinh học, vừa hình thành tri thức, thái độ, hành vi về MT cho học sinh.
Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu những vấn đề về cơ sở lí luận của dạy học tích hợp, biện pháp tích hợp GDMT trong dạy học Sinh học nói chung và dạy học Sinh học 6 nói riêng;
5.2. Điều tra thực trạng GDMT và tích hợp GDMT trong dạy học môn học ở trường THCS;
5.3. Phân tích nội dung Sinh học 6 để xác định các chủ đề tích hợp GDMT;
5.4. Xây dựng quy trình thiết kế chủ đề tích hợp GDMT trong nội dung Sinh học 6. Đề xuất quy trình tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp nội dung GDBVMT trong quá trình dạy học Sinh học 6;
5.5. Nghiên cứu đề xuất phương pháp, biện pháp để tổ chức tích hợp GDMT bằng các chủ đề trong dạy học Sinh học 6;
5.6. Xây dựng bộ câu hỏi, bài tập làm công cụ đánh giá hiệu quả tích hợp GDMT trong dạy học Sinh học 6;
5.7. Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả tích hợp theo chủ đề trong thực hiện mục tiêu dạy học Sinh học 6 và GDMT về kiến thức, thái độ, hành vi.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lí thuyết; Điều tra thực trạng; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp thực nghiệm; Phương pháp thống kê.
Phạm vi nghiên cứu
Tích hợp GDMT trong dạy học Sinh học 6 qua một số biện pháp dạy học theo hướng tích hợp theo chủ đề.
Đóng góp mới của luận án
8.1. Góp phần hoàn thiện cơ sở lí luận về tích hợp, chủ đề tích hợp, dạy học tích hợp GDMT trong dạy học Sinh học nói chung và trong dạy học Sinh học 6 ở trường THCS nói riêng;
8.2. Phát triển chương trình tích hợp nội dung GDMT vào chủ đề dạy học Sinh học 6 trên cơ sở phân tích mục tiêu, nội dung, phương pháp Sinh học 6 với các nguyên lý giáo dục bảo vệ MT để xác định mối quan hệ giữa 2 nội dung đó trong dạy học theo chủ đề;
8.3. Đề xuất biện pháp GDMT trong dạy học Sinh học 6 bằng dạy học theo chủ đề;
8.4. Đề xuất quy trình xây dựng chủ đề tích hợp GDMT vào nội dung kiến thức sinh học 6 và quy trình tổ chức dạy học theo chủ đề;
8.5. Xây dựng được 5 chủ đề để GDMT trong dạy học Sinh học 6
8.6. Thiết kế được bộ câu hỏi bài tập làm công cụ đánh giá hiệu quả tích hợp GDMT với tri thức Sinh học 6 trong dạy học theo chủ đề.
Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Tích hợp GDMT trong dạy học Sinh học 6
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Lược sử nghiên cứu về GDMT và tích hợp GDMT
Lược sử nghiên cứu về GDMT
Trên thế giới
Vấn đề GDMT được quan tâm đến trên toàn thế giới kể từ Hội nghị liên hợp quốc về Môi trường và Con người tổ chức ở Stockholm (Thụy Điển) năm 1972. Tiếp sau đó là Hội thảo quốc tế về GDMT được tổ chức năm 1975 ở Belgrade. Đến tháng 10 năm 1977, Hội nghị liên minh các chính phủ của UNESCO về GDMT ở Tbilisi.
Trên thế giới hiện nay vấn đề GDMT được nghiên cứu và thực hiện ở nhiều nước, như Ấn Độ, Anh, Mỹ, Úc, Canada, Ý, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Hung ga ri theo những cách khác nhau.
Ở Việt Nam
Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường bắt đầu được quan tâm ở Việt Nam từ những năm 80 của thế kỷ XX. Theo các hướng cơ bản:
Một là, Nghiên cứu các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học sự sống góp phần tìm ra bản chất cấu trúc và quá trình sống để tìm cách tác động tích cực vào môi trường.
Hai là, Nghiên cứu khoa học giáo dục, các hình thức, biện pháp giáo dục nhằm tổ chức các hoạt động nội/ ngoại khóa, tuyên truyền, giới thiệu, nâng cao nhận thức cho học sinh, hình thành kĩ năng, thái độ, thói quen bảo vệ môi trường.
Ba là, Nghiên cứu cải tiến phương pháp, phương tiện và các biện pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá trong dạy học, tích hợp GDMT vào đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học môn học.
Các nghiên cứu về GDMT được thực hiện trong một số luận án tiến sĩ. Tuy nhiên, đến nay việc triển khai thực hiện vẫn còn những khó khăn, lúng túng từ phía giáo viên về phương pháp, phương tiện, biện pháp và cách thức thực hiện. Thực tiễn đòi hỏi tiếp tục cần có các công trình nghiên cứu về cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy học tích hợp góp phần đưa nội dung GDMT tích hợp vào các môn học trong dạy học một cách khoa học, đồng bộ, có hiệu quả.
Lược sử nghiên cứu tích hợp và dạy học tích hợp
1.1.2.1. Trên thế giới
Dạy học tích hợp xuất phát từ mục tiêu đổi mới và cải cách dạy học khoa học ở các nước và phát triển mạnh mẽ từ thập niên 80 của thế kỷ XX. Mục tiêu là làm thế nào để học sinh thấy được ý nghĩa của khoa học đối với đời sống hàng ngày, có thể vận dụng kiến thức và kỹ năng khoa học để giải quyết các vấn đề cuộc sống.
Theo từ điển ERIC năm 1966, tích hợp là một “Tổ chức có hệ thống các nội dung và các phần khác nhau của chương trình dạy học thành một mô hình có ý nghĩa”.
Một thuật ngữ liên quan đến tích hợp là “chương trình giảng dạy nghiên cứu hợp nhất”, được định nghĩa là 'Chương trình được thiết kế để tích hợp một chương trình giáo dục bằng cách xóa bỏ các ranh giới truyền thống giữa các lĩnh vực nghiên cứu và trình bày chúng như là một môn học thống nhất ".
Thế kỷ 20, ở Mỹ đã chứng kiến các cuộc thảo luận liên tiếp về tích hợp giáo dục khoa học (Hurd, 1986). Một trong những bước đầu tiên trong xây dựng chiến lược và phát triển tích hợp Khoa học giáo dục là tìm ra một mô hình cho Khoa học tích hợp. Blum (1973) tạo ra một mô hình tích hợp hai chiều, gồm phạm vi và cường độ tích hợp. Phạm vi liên quan đến các ngành học được tích hợp. Cường độ có ba cấp độ: tích hợp toàn phần (hợp nhất), kết hợp và phối hợp. Ông sử dụng mô hình này để phân loại chương trình giảng dạy ở các nơi trên thế giới.
Haggis và Adey (1979a) mô tả chương trình giảng dạy khoa học tích hợp trên toàn thế giới, tích hợp KH trở nên phổ biến, Haggis và Adey khi tổng quan về tích hợp KH giáo dục trên toàn thế giới cho thấy:
- Tích hợp KH giáo dục là một lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng và mở rộng.
- Đang có sự phát triển nhanh chóng và rộng rãi của tích hợp khoa học giáo dục ở cấp tiểu học, THCS trên thế giới vì vậy hiện tại có chiều hướng quan tâm nhiều đến việc đào tạo và đào tạo lại giáo viên dạy khoa học tích hợp;
Đến nay, khái niệm tích hợp được nghiên cứu và triển khai ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tích hợp là một trong những quan điểm xây dựng chương trình, viết sách giáo khoa của nhiều quốc gia trên thế giới như Pháp, Úc, Nigeria
Chương trình môn học ở THCS các nước chủ yếu được thực hiện dưới môn Khoa học và môn Xã hội học.
Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, dạy học tích hợp được ứng dụng trong xây dựng chương trình ở tiểu học trong môn Khoa học, môn Tự nhiên- xã hội từ những lần cải cách trước đây.
Ở cấp THCS, chủ yếu tích hợp nội môn và lồng ghép các mặt giáo dục, nội dung có liên quan như GDMT, biến đổi khí hậu, tiết kiệm năng lượng, an toàn giao thông, vào các môn học phù hợp có liên quan và các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Nghiên cứu về tích hợp trong dạy học còn khá ít ỏi, mới chỉ có một số luận án, luận văn thạc sĩ đề cập đến vấn đề này. Vì vậy, cần những nghiên cứu và vận dụng tích hợp trong dạy học.
Cơ sở lí luận tích hợp GDMT vào các môn học
Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm môi trường
Khái niệm GDMT
“GDMT là một quá trình nhận biết các giá trị và phân loại khái niệm để phát triển các kĩ năng và thái độ cần thiết để hiểu và tôn trọng mối quan hệ qua lại giữa con người, văn hóa, và môi trường xung quanh. GDMT cũng đòi hỏi sự thực hành ra quyết định, tự hình thành một kiểu hành vi về các vấn đề liên quan đến chất lượng môi trường” (IUCN, 1970).
GDMT là một quá trình phát triển nhận thức, kiến thức, sự hiểu biết về MT, thái độ cân bằng và tích cực về MT và phát triển những kỹ năng làm cho học sinh có thể tham gia vào việc quyết định chất lượng của MT.
* Nguyên tắc GDMT:
- Đảm bảo GDMT mang tính văn hóa, xã hội:
- Đảm bảo nguyên tắc GDMT là một nội dung của môn học Sinh học, là sản phẩm tất yếu của dạy học Sinh học.
- Đảm bảo sự thống nhất, giao thoa 3 chiều giữa GD trong MT, về MT và vì MT
- Đảm bảo tính đa chiều:
- Đảm bảo tính thực tiễn:
- Đảm bảo tính liên tục:
- Nêu cao trách nhiệm cá nhân của học sinh với cải thiện MT:
* Mục tiêu GDMT:
GDMT hướng đến hình thành nhận thức và tính nhạy cảm về môi trường ở người học. Biết áp dụng kiến thức, kỹ năng và có thái độ tham gia tích cực chủ động vào việc duy trì và cải thiện chất lượng MT, qua đó góp phần phát triển đạo đức MT.
Cách tiếp cận GDMT trong dạy học: Trong, về, vì MT
Khái niệm tích hợp:
Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latinh (integer) có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau vào một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy.
* Khái niệm tích hợp trong giáo dục:
- Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Khái niệm về dạy học tích hợp
Theo D'arbon (1972) tích hợp trong khoa học có nghĩa là môn học cần được thiết kế và trình bày để phản ánh các khái niệm thống nhất cơ bản của khoa học. Các môn học được thiết kế và trình bày theo cách học sinh thu nhận được khái niệm về sự hợp nhất của khoa học, thường là tiếp cận các vấn đề bản chất của khoa học, và giúp cho các em có sự hiểu biết về vai trò và chức năng của khoa học trong cuộc sống hàng ngày và trong thế giới mà các em đang sống”.
Khabele (1975) đã định nghĩa tích hợp khoa học như là một cách tiếp cận để giảng dạy khoa học, trong đó trình bày các khái niệm và nguyên tắc diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học và tránh nhấn mạnh quá sớm hoặc quá mức sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau, không nhận ra ranh giới truyền thống của các môn học khi trình bày các chủ đề [114].
Bajah (1983) định nghĩa tích hợp khoa học là một cách tiếp cận để giảng dạy khoa học, trong đó các khái niệm và nguyên tắc được trình bày diễn tả sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn mạnh quá sớm hoặc thái quá sự phân biệt giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau.
Lý thuyết về tích hợp đã trở thành cơ sở cho các lĩnh vực nghiên cứu về Lý thuyết hệ thống, Khoa học Quản lý, Điều khiển học.
Khái niệm chủ đề và chủ đề tích hợp
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: Chủ đề là vấn đề chủ yếu được đặt ra trong tác phẩm, toát lên từ nội dung và theo một hướng tư tưởng nhất định. Chủ đề gắn bó với đề tài, nói lên cách tiếp cận, khai thác và khám phá vấn đề trong phạm vi cuộc sống của đề tài đó.
Theo từ điển tiếng Anh: Chủ đề là mục tiêu chính của một nội dung chẳng hạn như một cuốn sách, bài nói chuyện, hay triển lãm nghệ thuật, hay một cuộc thảo luận.
Chủ đề trong dạy học: Là một đơn vị kiến thức tương đối trọn vẹn mà khi học xong chủ đề người học có thể vận dụng kiến thức đã học được để giải quyết một vấn đề thực tiễn hoặc giải quyết một vấn đề trong bối cảnh mới. Tùy theo phạm vi rộng hay hẹp mà chủ đề có giá trị khác nhau trong dạy học.
Vai trò của dạy học theo chủ đề
- Làm cho quá trình học tập trở nên có ý nghĩa.
- Dạy học theo chủ đề gắn học với hành, nhà trường và xã hội.
- Phát huy tối đa dạy học tích hợp
- Rèn luyện và hình thành cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề.
Vai trò của GDMT và dạy học tích hợp GDMT theo chủ đề trong dạy học Sinh học
GDMT làm cho mỗi con người có trách nhiệm công dân với MT với tư cách mỗi con người là một cư dân của hành tinh.
1.2.3. Cơ sở khoa học của tích hợp GDMT trong dạy học Sinh học
- Sinh học là môn khoa học về sự sống nghiên cứu là cấu trúc, cơ chế và các quá trình sinh học ở các cấp độ tổ chức sống phân tử, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sự tương tác giữa chúng với nhau và với môi trường. Sinh vật vừa là thành phần cấu tạo nên môi trường, vừa là đối tượng chịu tác động của môi trường, do đó nội dung kiến thức môn Sinh học có nhiều cơ hội thuận lợi để giáo dục MT.
1.2.4. Các mức độ dạy học tích hợp GDMT trong dạy học Sinh học
1.2.4.1. Các hướng tích hợp GDMT trong dạy học Sinh học
- Tích hợp trong nội bộ môn học (tích hợp nội môn):
- Tích hợp liên môn:
- Tích hợp xuyên môn:
1.2.4.2. Các mức độ tích hợp GDMT trong dạy học Sinh học.
+ Mức độ 1: Liên hệ
+ Mức độ 2: Lồng ghép.
+ Mức độ 3: Khai thác.
1.3. Thực trạng GDMT và tích hợp GDMT vào các môn học ở trường THCS
1.3.1. Mục đích điều tra thực trạng
Đánh giá tình hình tích hợp GDMT ở các trường THCS về các mặt: nội dung, mức độ, hình thức, nguồn tài nguyên dạy học.
1.3.2. Nội dung điều tra thực trạng
Gồm 6 nội dung: Mức độ thực hiện GDMT; Các phương pháp và hình thức GDMT; Nguồn tài nguyên; Các chủ đề; Những khó khăn; Lợi ích của GDMT với học sinh (theo GV)
1.3.3. Phương pháp điều tra
Sử dụng các phiếu hỏi (xem phụ lục), phỏng vấn, dự giờ GV và nghiên cứu các giáo án lên lớp của GV
1.3.4. Phạm vi điều tra
Điều tra 858 giáo viên đang đứng lớp ở 40 trường THCS thuộc 10 sở giáo dục và đào tạo: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Bình, Nam Định, Tuyên Quang, Lai Châu, Hà Giang.
1.3.5. Kết quả điều tra
Chúng tôi đã thu được kết quả điều tra về 6 vấn đề sau:
- Về mức độ thực hiện GDMT cho học sinh thông qua dạy học môn học
- Về hình thức (biện pháp) GDMT GV sử dụng trong dạy học bộ môn
- Nguồn tài nguyên GDMT được GV sử dụng trong dạy học để GDMT
- Các chủ đề tích hợp được GV lựa chọn sử dụng trong dạy học
- Những khó khăn GV gặp phải khi thực hiện GDMT trong dạy học bộ môn
- Nhận thức của GV về lợi ích GDMT mang lại cho học sinh
Thực tiễn cho thấy GV ở trường THCS hiện nay gặp không ít khó khăn, nhất là về phương pháp, biện pháp tích hợp GDMT một cách hiệu quả. Thực trạng đòi hỏi cần nghiên cứu phương pháp, biện pháp tích hợp và đưa ra một quy trình tích hợp GDMT trong dạy học Sinh học ở trường THCS.
Chương 2
TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 6
2.1. Phát triển chương trình tích hợp GDMT trong dạy học Sinh học 6
2.1.1. Xác định mục tiêu, nội dung GDMT
2.1.2. Phân tích nội dung, mục tiêu chương trình Sinh học 6
Đối với chương trình Sinh học 6, chúng tôi phân tích cấu trúc một cách khái quát thì nội dung SH6 gồm có 2 phần lớn sau:
+ Phần 1: Thực vật: nghiên cứu cơ thể thực vật với tư cách là cây cá thể, một hệ thống cơ thể toàn vẹn và thống nhất với môi trường, cấu tạo, hoạt động chức năng của các cơ quan, bộ phận của cây và vai trò của nó đối với MT và con người.