Tóm tắt Luận án Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đào tạo sĩ quan quân đội

Trong điều kiện NSNN chi cho lĩnh vực QP-AN còn hạn hẹp, nhiệm vụ quốc phòng trong tình hình mới hết sức phức tạp và nặng nề thì nguồn tài chính đầu tư cho các trường đào tạo SQQĐ chưa thể đáp ứng được nhu cầu. Vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể huy động, tạo lập và quản lý, sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn tài chính phục vụ yêu cầu nhiệm vụ đào tạo trước mắt cũng như lâu dài. Để thực hiện được mục tiêu này cần rất nhiều yếu tố, trong đó, quan trọng nhất là phải có một cơ chế QLTC phù hợp. Đề tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đào tạo sĩ quan quân đội” được lựa chọn nghiên cứu nhằm tiếp tục hoàn thiện QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ là cần thiết khách quan, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đào tạo sĩ quan quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH LẠI VĂN TÙNG HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO SĨ QUAN QUÂN ĐỘI Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2018 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. Vũ Văn Tùng 2. PGS, TS. Lê Hùng Sơn Phản biện 1: ........................................................ ........................................................ Phản biện 2: ........................................................ ........................................................ Phản biện 3: ........................................................ ........................................................ Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Tài chính Vào hồi..... giờ....., ngày..... tháng..... năm 20..... Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Tài chính 1 MỞ ĐẦU Trong điều kiện NSNN chi cho lĩnh vực QP-AN còn hạn hẹp, nhiệm vụ quốc phòng trong tình hình mới hết sức phức tạp và nặng nề thì nguồn tài chính đầu tư cho các trường đào tạo SQQĐ chưa thể đáp ứng được nhu cầu. Vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể huy động, tạo lập và quản lý, sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn tài chính phục vụ yêu cầu nhiệm vụ đào tạo trước mắt cũng như lâu dài. Để thực hiện được mục tiêu này cần rất nhiều yếu tố, trong đó, quan trọng nhất là phải có một cơ chế QLTC phù hợp. Đề tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đào tạo sĩ quan quân đội” được lựa chọn nghiên cứu nhằm tiếp tục hoàn thiện QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ là cần thiết khách quan, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu của Luận án Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Luận án đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án - Hệ thống hóa, góp phần làm rõ và bổ sung lý luận về GDĐT trong Quân đội và cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ; - Trên cơ sở khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ, rút ra những ưu điểm, hạn chế bất cập và nguyên nhân; từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ trong thời gian tới. 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án 4.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận án Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của Luận án - Về nội dung: Luận án nghiên cứu những vần đề về cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ bao gồm: cơ chế tạo nguồn tài chính; cơ chế quản lý, sử dụng tài chính; cơ chế quản lý tài sản và cơ chế kiểm tra, kiểm soát tài chính. - Về không gian: Luận án nghiên cứu cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ. Cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ được đề cập đến trong Luận án này là cơ chế QLTC theo nghĩa hẹp, tức là chỉ nghiên cứu cơ chế QLTC do Nhà nước ban hành; cơ chế QLTC được xây dựng bởi các trường chỉ mang tính nội bộ của từng trường, không thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận án này. Luận án tập trung nghiên cứu tại 10 trường, gồm: 07 trường trực thuộc Bộ Quốc phòng và 03 trường sĩ quan thuộc các Binh chủng. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình xây dựng và vận hành cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ, chủ yếu tập trung vào cơ chế QLTC hiện hành (là cơ chế QLTC được áp dụng cho đến khi Luận án được bảo vệ). Số liệu phân tích phục vụ nghiên cứu chủ yếu từ năm 2011 đến năm 2016. 5. Phương pháp nghiên cứu của Luận án - Phương pháp chung: Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề, đảm bảo tính toàn diện, hệ thống, lôgic và thực tiễn. 3 - Phương pháp cụ thể: tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, suy luận logic, khái quát hóa. 6. Những đóng góp mới của Luận án - Bổ sung cơ sở lý luận về hoạt động GDĐT trong các trường đào tạo SQQĐ và cơ chế QLTC đối đối với các trường đào tạo SQQĐ. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ phù hợp với đặc thù hoạt động đào tạo. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, Luận án kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án Chương 2: Giáo dục đào tạo trong Quân đội và cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đào tạo sĩ quan quân đội Chương 3: Thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đào tạo sĩ quan quân đội Chương 4: Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đào tạo sĩ quan quân đội 4 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Trong những năm vừa qua, đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về GDĐT nói chung và QLTC trong lĩnh vực GDĐT nói riêng. Các nghiên cứu trước đây được liệt kê, phân tích trong tổng quan về cơ chế QLTC đã phần nào giải quyết được những vấn đề liên quan đến cơ chế QLTC đối với cơ sở GDĐT công lập. 1.2. ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU 1.2.1. Những giá trị có thể tiếp thu Các công trình nghiên cứu nói trên đã cung cấp cho tác giả một cơ sở lý luận khá toàn diện, sâu sắc về GDĐT và cơ chế QLTC đối với các cơ sở GDĐT làm cơ sở xây dựng riêng một cơ sở lý luận về cơ chế QLTC đối đối với các trường đào tạo SQQĐ. 1.2.2. Những vấn đề liên quan đến Luận án chưa được đề cập hoặc giải quyết trong các công trình nghiên cứu khác - Chưa có phân tích rõ nét mối liên hệ giữa đặc thù đào tạo trong các nhà trường quân đội với các vấn đề mà công trình đó nghiên cứu. - Các bộ phận cấu thành cơ chế QLTC đối với cơ sở GDĐT công lập chưa được phân tích một cách đầy đủ. 5 - Hiện chưa có công trình nghiên cứu nào về hoàn thiện cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ. 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, Luận án cần phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Đặc thù hoạt động đào tạo SQQĐ? Đặc thù đó có tác động như thế nào đến QLTC? Các bộ phận cấu thành cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ? Thực trạng cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ hiện nay? Cơ chế nào để tăng cường huy động các nguồn tài chính cho các trường đào tạo SQQĐ? Làm thế nào để vừa có sự giám sát, quản lý chặt chẽ của đơn vị cấp trên đồng thời với tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong QLTC? Các trường quân đội có nên tiến tới quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ hay không? Những yếu tố cản trở và hướng khắc phục? 1.2.4. Định hướng nghiên cứu của Luận án Qua nghiên cứu tổng quan, xác định rõ khoảng trống nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, luận án phải tiếp tục làm rõ cơ sở lý luận về cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ; phân tích thực trạng cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ hiện hành; chỉ rõ những kết quả, hạn chế, phân tích nguyên nhân của tồn tại, hạn chế của cơ chế QLTC đối với các trường; đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ phù hợp với cơ chế QLTC của nhà nước và đặc thù hoạt động đào tạo của các trường đào tạo SQQĐ. 6 Chương 2 GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRONG QUÂN ĐỘI VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO SĨ QUAN QUÂN ĐỘI 2.1. GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRONG QUÂN ĐỘI 2.1.1. Một số khái niệm có liên quan 2.1.1.1. Giáo dục đào tạo 2.1.1.2. Sĩ quan quân đội Sĩ quan là quân nhân phục vụ trong lực lượng vũ trang có quân hàm cấp úy trở lên. 2.1.1.3. Đào tạo sĩ quan quân đội Đào tạo SQQĐ là một hoạt động của Quân đội nhằm tạo nguồn cán bộ sĩ quan chỉ huy, chuyên môn kỹ thuật có đầy đủ phẩm chất, năng lực, trình độ theo từng chuyên ngành đào tạo, đáp ứng yêu cầu phục vụ lâu dài trong Quân đội. 2.1.1.4. Trường đào tạo sĩ quan quân đội Trường đào tạo SQQĐ là các cơ sở GDĐT trong quân đội được giao nhiệm vụ đào tạo SQQĐ phục vụ tại ngũ lâu dài trong quân đội. 2.1.2. Vai trò của giáo dục đào tạo trong Quân đội 2.1.2.1. Giáo dục đào tạo trong quân đội góp phần hình thành nên đội ngũ cán bộ sĩ quan có kiến thức cơ bản về khoa học quân sự, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kỳ mới 2.1.2.2. Giáo dục đào tạo trong quân đội góp phần giáo dục kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ cao cấp, học sinh, sinh viên; đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa 7 2.1.3. Đặc điểm hoạt động đào tạo sĩ quan quân đội 2.1.3.1. Đào tạo theo nhu cầu sử dụng của Quân đội là chủ yếu 2.1.3.2. Đào tạo gắn với hoạt động quân sự - là một hoạt động đặc biệt 2.1.3.3. Không có cạnh tranh giữa các trường 2.1.3.4. Sản phẩm đào tạo mang tính toàn diện 2.1.3.5. Các trường quản lý học viên trong toàn bộ thời gian học tập 2.2. CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO SĨ QUAN QUÂN ĐỘI 2.2.1. Quan niệm về cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đào tạo sĩ quan quân đội Cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đào tạo SQQĐ là tổng thể các nguyên tắc, phương thức, biện pháp nhằm tạo lập, phân phối, sử dụng và giám sát việc sử dụng các nguồn lực tài chính đối với các trường đào tạo SQQĐ nhằm đạt được các mục tiêu trong GDĐT. 2.2.2. Một số phương thức quản lý tài chính đối với các trường đào tạo sĩ quan quân đội 2.2.2.1. Tự chủ về tài chính và không tự chủ về tài chính a) Tự chủ về tài chính Theo phương thức giao tự chủ về tài chính, các trường được xác định nguồn thu và khả năng trang trải chi phí hoạt động từ các nguồn thu. Phương thức giao tự chủ về tài chính cho phép các trường tự quyết định các vấn đề về tài chính ở các mức độ khác nhau. 8 b) Không tự chủ về tài chính Theo phương thức này, trong quá trình hoạt động nhà trường thu được bao nhiêu nộp toàn bộ vào NSNN và nhu cầu chi tiêu bao nhiêu NSNN được bố trí trong dự toán chi NSNN hàng năm. 2.2.2.2. Quản lý theo yếu tố đầu vào và quản lý theo kết quả thực hiện nhiệm vụ a) Quản lý theo yếu tố đầu vào b) Quản lý theo kết quả thực hiện nhiệm vụ 2.2.3. Các bộ phận cấu thành cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đào tạo sĩ quan quân đội 2.2.3.1. Cơ chế tạo nguồn tài chính cho các trường a) Cơ chế tạo nguồn ngân sách nhà nước * Về mức độ tài trợ ngân sách nhà nước cho các trường đào tạo sĩ quan quân đội Hoạt động đào tạo SQQĐ của Việt Nam được NSNN (ngân sách trung ương cấp qua Bộ Quốc phòng) bảo đảm 100%. Đây cũng là xu hướng chung của các nước trên thế giới và phù hợp với tính chất đặc thù nghề nghiệp quân sự. * Về phương thức bảo đảm ngân sách nhà nước cho các trường đào tạo sĩ quan quân đội - Nhà nước bảo đảm ngân sách cho nhà trường - Nhà nước sử dụng ngân sách bảo đảm trực tiếp cho người học b) Cơ chế tạo nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước * Nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước Nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước của các trường đào tạo SQQĐ được hình thành từ: Học phí hệ dân sự, liên kết đào tạo; Từ 9 hoạt động có thu theo đặc thù hoạt động của từng trường; Nguồn đóng góp, ủng hộ từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân; Nguồn tài trợ, đầu tư quốc tế * Về hoạt động có thu của các trường đào tạo sĩ quan quân đội Trong thời điểm hiện nay, các hoạt động có thu trong quân đội nói chung, các trường đào tạo SQQĐ nói riêng vẫn cần được duy trì vì những lý do sau đây: Thứ nhất, một số hoạt động có thu trong quân đội không chỉ đơn thuần mang tính chất làm kinh tế mà trực tiếp phục vụ huấn luyện bộ đội, một số hoạt động cần duy trì theo đặc thù quản lý bộ đội. Thứ hai, hoạt động làm kinh tế nếu hiệu quả góp phần giảm bớt gánh nặng chi ngân sách nhà nước cho Quân đội Thứ ba, hoạt động làm kinh tế mang tính chất tận dụng năng lực dôi dư, đảm bảo tiết kiệm, tránh lãng phí Thứ tư, một số hoạt động có thu của nhà trường hỗ trợ tích cực cho hoạt động chuyên môn * Một số nguyên tắc tạo nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước cho các trường đào tạo sĩ quan quân đội Nguyên tắc 1: Tuân thủ pháp luật nhà nước; Nguyên tắc 2: Tạo lập nguồn tài chính ngoài NSNN thông qua tổ chức các hoạt động có thu của các trường phải hoàn toàn độc lập với NSNN; Nguyên tắc 3: Việc tạo nguồn tài chính ngoài NSNN thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; Nguyên tắc 4: Hoạt động tạo nguồn tài chính ngoài NSNN phải được hạch toán đầy đủ, công khai, minh bạch; Nguyên tắc 5: Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thu nộp với NSNN; Nguyên tắc 6: Hoạt động có thu phải duy trì quy mô hợp lý. 10 2.2.3.2. Cơ chế quản lý, sử dụng tài chính a) Quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước Tùy theo các phương thức quản lý, yêu cầu của quá trình quản lý, sử dụng NSNN có sự khác nhau: Trong quản lý ngân sách theo yếu tố đầu vào, các khoản chi ngân sách của nhà trường đảm bảo cho việc duy trì bộ máy tổ chức biên chế theo chức năng, nhiệm vụ được giao, bảo đảm cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động giảng dạy, NCKH. Trong quản lý chi ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ, nhà trường tập trung vào việc quản lý nhằm đạt được kết quả đã cam kết, xác định rõ trách nhiệm của nhà trường trong việc thực hiện các mục tiêu đã cam kết với cơ quan quản lý. b) Quyết toán ngân sách nhà nước Các khoản chi NSNN chỉ được được quyết toán khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong chi tiêu ngân sách. c) Cơ chế quản lý, sử dụng các khoản thu ngoài ngân sách nhà nước Cơ chế quản lý đối với các khoản thu ngoài NSNN phải tương đối linh hoạt để các trường SQQĐ được tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quá trình quản lý. Đồng thời, phải có cơ chế ràng buộc trách nhiệm; đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch trong việc tạo nguồn, sử dụng các khoản thu ngoài NSNN. 2.2.3.3. Cơ chế quản lý tài sản Cơ chế quản lý tài sản phải đảm bảo các yêu cầu sau: (i) Sử dụng tài sản phải hợp lý, đúng mục đích, đúng chế độ tiêu chuẩn định mức, tối đa hóa công suất và tổ chức quản lý tốt, nắm vững tình hình tài sản về số lượng, chất lượng, giá trị; (ii) Xây dựng các tiêu chuẩn định mức... 11 2.2.3.4. Cơ chế kiểm tra, kiểm soát tài chính a) Cơ chế tự kiểm soát b) Cơ chế kiểm soát chi qua kho bạc nhà nước c) Hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền 2.2.4. Vai trò của cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đào tạo sĩ quan quân đội 2.2.4.1. Cơ chế quản lý tài chính góp phần tạo nguồn tài chính cho các trường thực hiện nhiệm vụ 2.2.4.2. Cơ chế quản lý tài chính giúp cho việc quản lý, sử dụng tài chính của các trường có hiệu quả 2.2.4.3. Cơ chế quản lý tài chính giúp tăng cường giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính 2.3. ĐÁNH GIÁ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO SĨ QUAN QUÂN ĐỘI 2.3.1. Tính hiệu lực 2.3.2. Tính hiệu quả 2.3.3. Tính kinh tế 2.3.4. Tính công bằng 2.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO SĨ QUAN QUÂN ĐỘI 2.4.1. Các nhân tố khách quan 2.4.1.1. Môi trường kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh 2.4.1.2. Tiến trình cải cách tài chính nói chung, cải cách tài chính công nói riêng 2.4.1.3. Chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng Quân đội, chính sách về giáo dục đào tạo trong Quân đội, định hướng về tổ chức sắp xếp lại các nhà trường quân đội 12 2.4.2. Các nhân tố chủ quan 2.4.2.1. Nhận thức của người quản lý cấp cao trong Quân đội 2.4.2.2. Tổ chức bộ máy, năng lực cán bộ và cơ sở vật chất kỹ thuật 2.5. KINH NGHIỆM CỦA BỘ CÔNG AN TRONG XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 2.5.1. Về tổ chức lại hệ thống nhà trường công an 2.5.2. Về cơ chế quản lý tài chính Chương 3 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO SĨ QUAN QUÂN ĐỘI 3.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO SĨ QUAN QUÂN ĐỘI 3.1.1. Hệ thống tổ chức các nhà trường trong Quân đội hiện nay 3.1.2. Mục tiêu đào tạo 3.2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO SĨ QUAN QUÂN ĐỘI 3.2.1. Cơ chế tạo nguồn tài chính 3.2.1.1. Cơ chế tạo nguồn ngân sách nhà nước a) Trình tự lập dự toán ngân sách Bước 1: Hướng dẫn lập dự toán NSNN và thông báo số dự kiến giao dự toán NSNN (số kiểm tra); Bước 2: Lập dự toán NSNN của các trường; Bước 3: Giao DTNS cho các nhà trường. 13 b) Phương pháp lập dự toán ngân sách Tùy theo đặc điểm từng khoản chi, DTNS mỗi nội dung được xác định theo các phương pháp: Phương pháp 1: Tính nhu cầu chi căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, số lượng và thời gian phải bảo đảm Phương pháp 2: Tính nhu cầu chi căn cứ vào chi phí thực hiện từng nhiệm vụ, từng công việc cụ thể, công thức tính như sau: Phương pháp 3: Tính nhu cầu chi căn cứ vào số thực hiện (hoặc ước thực hiện) của năm trước và các yếu tố sẽ thay đổi Phương pháp 4: Căn cứ vào giá dự toán (tổng dự toán hoặc dự toán) và tiến độ của từng dự án (công trình, hạng mục công trình) trong năm kế hoạch. c) Điều chỉnh và bổ sung ngân sách Tỷ lệ bổ sung ngân sách cao thể hiện tính thiếu ổn định trong lập và phân bổ DTNS, dễ nảy sinh cơ chế “xin-cho”. 3.2.1.2. Cơ chế tạo nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước a) Học phí đào tạo hệ dân sự b) Các khoản thu ngoài ngân sách nhà nước khác 3.2.2. Cơ chế quản lý, sử dụng tài chính 3.2.2.1. Quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước a) Phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước Sau khi được giao DTNS năm, các trường tiến hành phân bổ và giao DTNS năm cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc (nếu có) theo nguyên tắc: (i) không vượt quá dự toán được đơn vị cấp trên giao; (ii) Dự toán giao phải được phân cho từng quý; (iii) Phương án phân bổ DTNS của nhà trường cho các cơ quan, đơn vị cấp dưới phải gửi đơn 14 vị cấp trên trực tiếp để thẩm tra. (iv) Hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm trước. b) Cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước b1) Lập nhu cầu chi quý Kinh phí nghiệp vụ của các trường chi trong quý 4 năm 2015 chiếm từ 40% đến 60%. Nếu không có cơ chế phù hợp, việc chi tiêu dồn vào cuối năm sẽ làm giảm hiệu quả chi tiêu do việc kiểm soát chi kém, các trường cố gắng chi tiêu hết ngân sách được cấp mà ít coi trọng hiệu quả sử dụng ngân sách. b2) Cấp phát, thanh toán kinh phí * Cấp phát kinh phí cho cấp dưới * Thanh toán các khoản chi kinh phí c) Thu nộp ngân sách d) Kế toán và quyết toán ngân sách 3.2.2.2. Quản lý chi tiêu, sử dụng các khoản thu ngoài ngân sách nhà nước a) Quản lý chi tiêu, sử dụng học phí b) Quản lý chi tiêu, sử dụng nguồn thu được để lại b1. Quản lý, sử dụng nguồn thu bổ sung kinh phí b2. Trích lập, quản lý, sử dụng quỹ đơn vị 3.2.2.3. Bảo đảm tài chính cho nghiên cứu khoa học Nhìn chung, đầu tư cho NCKH còn tương đối thấp. Với kinh phí hạn hẹp, các trường chủ yếu dành tiền cho nghiên cứu đề tài cấp cơ sở của học viên, không chủ trì đề tài cấp Bộ, ngành và Nhà nước. 15 3.2.3. Cơ chế quản lý tài sản 3.2.3.1. Phân loại tài sản 3.2.3.2. Cơ chế quản lý tài sản Theo cơ chế hiện nay, Cục Tài chính/BQP là cơ quan tham mưu, giúp Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài sản công. Các nhà trường trong Quân đội có nhiệm vụ quản lý, sử dụng, bảo vệ, giữ gìn tài sản công đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. 3.2.3.3. Kết quả đầu tư trang, thiết bị đào tạo giai đoạn 2011- 2015 cho các trường đào tạo sĩ quan quân đội 3.2.4. Cơ chế kiểm tra, kiểm soát tài chính 3.2.4.1. Kiểm soát chi qua kho bạc nhà nước 3.2.4.2. Kiểm soát chi của cơ quan tài chính địa phương 3.2.4.3. Tự kiểm soát chi 3.2.4.4. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với các nhà trường 3.3. ĐÁNH GIÁ
Luận văn liên quan