Nguồn lực con người có ý nghĩa quan trọng, nó quyết định sự
phát triển bền vững của một quốc gia nhưng ở nước ta đang thiếu
nguồn nhân lực có trình độ cao ở nhiều lĩnh vực. Đòi hỏi các trường
ĐH phải là những trung tâm ĐT, NC, chuyển giao công nghệ và xuất
khẩu tri thức. Tuy nhiên, các trường ĐHCL nước ta vẫn còn hạn chế
về chất lượng, chưa có sức cạnh tranh. Nguyên nhân là do các trường
chưa được TCTC ở mức độ cao dẫn tới chưa có đủ nguồn lực tài
chính cho việc cải thiện nâng cao chất lượng đào tạo.
Để các trường ĐHCL “thay đổi” thì cơ chế TCTC cần được
hoàn thiện theo hướng giao quyền TCTC ở mức độ cao, buộc các
trường phải tự nguyện cung cấp dịch vụ tốt nhất đáp ứng yêu cầu của
người học, người tuyển dụng. Vì vậy, đề tài “Hoàn thiện cơ chế TCTC
các trường ĐHCL ở Việt Nam” có ý nghĩa cả về lý luận, thực tiễn và
được lựa chọn làm đề tài Luận án Tiến sỹ kinh tế.
24 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Hoàn thiện cơ chế TCTC các trường ĐHCL ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Chƣơng 1: MỞ ĐẦU
1.1. Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn lực con người có ý nghĩa quan trọng, nó quyết định sự
phát triển bền vững của một quốc gia nhưng ở nước ta đang thiếu
nguồn nhân lực có trình độ cao ở nhiều lĩnh vực. Đòi hỏi các trường
ĐH phải là những trung tâm ĐT, NC, chuyển giao công nghệ và xuất
khẩu tri thức. Tuy nhiên, các trường ĐHCL nước ta vẫn còn hạn chế
về chất lượng, chưa có sức cạnh tranh. Nguyên nhân là do các trường
chưa được TCTC ở mức độ cao dẫn tới chưa có đủ nguồn lực tài
chính cho việc cải thiện nâng cao chất lượng đào tạo.
Để các trường ĐHCL “thay đổi” thì cơ chế TCTC cần được
hoàn thiện theo hướng giao quyền TCTC ở mức độ cao, buộc các
trường phải tự nguyện cung cấp dịch vụ tốt nhất đáp ứng yêu cầu của
người học, người tuyển dụng. Vì vậy, đề tài “Hoàn thiện cơ chế TCTC
các trường ĐHCL ở Việt Nam” có ý nghĩa cả về lý luận, thực tiễn và
được lựa chọn làm đề tài Luận án Tiến sỹ kinh tế.
1.1.2. Mục đích, nội dung nghiên cứu của luận án
Nhằm tổng quan các đề tài đã nghiên cứu, hệ thống hóa lý luận về
TCTC, cơ chế TCTC, kinh nghiệm quốc tế. Đánh giá thực trạng cơ chế
TCTC; từ đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện phù hợp hoàn cảnh Việt Nam.
1.1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận án làm rõ nhân tố tạo nên cơ chế TCTC; tiêu chí đánh
giá, tác động của cơ chế tới hoạt động tạo và sử dụng nguồn thu,
trách nhiệm giải trình tài chính của các trường ĐHCL. Luận án chỉ
nghiên cứu các vấn đề liên quan tới cơ chế tài chính của Nhà nước,
của các trường nhằm thúc đẩy các trường nhanh chóng hội nhập
2
quốc tế. Phạm vi nghiên cứu được giới hạn chọn lọc ở một số trường
do Bộ GD&ĐT, Bộ chủ quản, ĐHQG; UBND tỉnh quản lý.
1.1.4. Những đóng góp của luận án
Về lý luận làm rõ bản chất TCTC, cơ chế TCTC; các nhân tố
ảnh hưởng; kinh nghiệm của một số nước; tiêu chí đánh giá mức độ
hoàn thiện cơ chế TCTC, trong đó đưa ra những chỉ tiêu định lượng
đánh giá hiệu quả ban đầu của cơ chế TCTC.
Về thực tiễn đánh giá thực trạng cơ chế TCTC (Nghị định 43/CP)
từ góc độ các trường. Đưa ra giải pháp hoàn thiện cơ chế TCTC.
1.1.5. Kết cấu của luận án
Được bố cục thành 4 chương.
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Cơ sở lý luận về cơ chế TCTC của trường ĐHCL.
Chương 3: Thực trạng cơ chế TCTC các trường ĐHCL Việt Nam.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện cơ chế TCTC.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Các công trình nghiên cứu về mảng này, bao gồm: khái niệm,
bản chất TCTC, nguồn tài chính, nhân tố ảnh hưởng, những thách
thức của TCTC. Điều kiện giao TCTC, giải pháp để nâng cao tự chủ,
TCTC cho các trường. Thước đo mức độ TCTC là sản lượng KH
như số ấn phẩm, số công trình được trích dẫn. TCTC làm cho các
trường tăng khả năng cạnh tranh và đa dạng hóa thu nhập.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
Đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước, một số trường
ĐHCL Việt Nam. Nêu tác động của cơ chế TCTC là giảm sự can
thiệp nhà nước; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính. Tăng
nguồn thu; nâng cao đời sống CBVC. Chỉ ra một số bất cập về phân
3
bổ NS cho NCKH chưa có tiêu chí, có sự chồng chéo, không hiệu
quả trong điều hành, thủ tục giải ngân phức tạp. Phân bổ NS chi
thường xuyên còn nặng tính bình quân, chưa chú trọng đầu ra. Chế độ
học phí thấp, chưa làm rõ trách nhiệm giải trình.
Hạn chế của các công trình đã nghiên cứu, vẫn giới hạn trường
ĐHCL là đơn vị sự nghiệp. Kết quả nghiên cứu chỉ chuyên biệt về
một nội dung... Đặc biệt, chưa phân tích sâu khái niệm, bản chất
TCTC, cơ cấu thu chi; hiệu quả nguồn NS cấp; chưa đưa ra tiêu chí
đánh giá mức độ hoàn thiên của cơ chế. Giải pháp mang tính gợi mở,
đơn lẻ cho một trường, một khối trường, chưa khái quát chung cho
trường ĐHCL. Số liệu minh họa trong các phân tích, kết luận còn ít.
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp
với điṇh lươṇg . Số liệu được tổng hợp từ tạp chí , internet, báo cáo
của Bộ, ngành chức năng và một số trường ; báo cáo thường niên của
Nhà nước, của Ngân hàng thế giới , các nghiên cứu của tác giả khác
và trực tiếp dự Hội thảo đổi mới cơ chế tài chính trường ĐHCL, Hội
thảo Luật GDĐH; kết quả ghi nhận trong phiếu điều tra của 60
trường ĐHCL trong 3 năm (2009÷2011); báo cáo quyết toán của các
trường Bộ GD&ĐT, 4 trường Bộ Công Thương và 02 ĐHQG từ
2006÷2011. Phỏng vấn cán bộ quản lý , quản lý tài chính của nhà
trường, Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương.
Việc lưạ choṇ mâũ điều tra mang tính chọn lọc ngẫu nhiên . Có
các trường đại diện cho các Bộ, ngành, địa phương khác nhau.
Dữ liệu thu thập đươc̣ đưa vào bảng tính Excel để thống kê, so
sánh, phân tích. Nôị dung gồm thông tin về nhà trường; tác động của
cơ chế tới qui mô, cơ cấu nguồn thu chi, suất đầu tư/1 SV, công trình
NCKH; nhâṇ thức của các trường về hoàn thiện cơ chế TCTC.
4
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ
TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
2.1. Trƣờng Đại học công lập trong hệ thống GDĐH
2.1.1. Quá trình phát triển hệ thống các trường Đại học
Giai đoạn 1945÷1975, ở miền Bắc, các trường sử dụng mô
hình, chương trình đào tạo của Liên Xô; về tài chính không được tự
chủ. Ở miền Nam, trước năm 1965 chịu ảnh hưởng ĐH Pháp, các
trường không được tự chủ. Từ năm 1965, các trường xây dựng theo
mô hình “tự trị” của Mỹ. Giai đoạn 1975÷1986 các trường phát triển
theo mô hình Liên Xô. Từ năm 1986 trở lại đây đã đa dạng hơn, năm
2002 các trường bắt đầu được giao quyền TCTC.
2.1.2. Trường Đại học công lập
2.1.2.1. Khái niệm và vai trò của trường Đại học công lập
Trường ĐHCL là một cơ sở GDĐH công lập thuộc sở hữu nhà
nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng CSVC.
Sự phát triển của các trường ĐH gắn liền với sự phát triển của
quốc gia. Chủ nghĩa lý tưởng cho rằng trường ĐH như một “thánh
đường tri thức” (Wolff, 1992), các nhà KH được tự do theo đuổi tri
thức. Chủ nghĩa duy thực cho rằng trường ĐH phải gắn với bối cảnh
XH mà nó bắt nguồn và được hỗ trợ về tài chính để hoạt động. Chủ
nghĩa lý tưởng và duy thực có chung quan điểm trường ĐH với XH
và phát triển kinh tế có mối quan hệ hữu cơ với nhau.
2.1.2.2. Hệ thống tổ chức các trường Đại học công lập
Trường ĐHCL thuộc giáo dục chính qui, đào tạo cấp học cao
nhất của hệ thống GD. Năm 2001 có 57 trường, đến năm 2011 là 149
trường. Tốc độ tăng trưởng nhanh, không đều, mức tăng cao nhất vào
ba năm học 2005÷2008 là 11,27%; 11,39% và 13,63%. Bộ GD&ĐT
5
quản lý 33,56%; các Bộ, ngành và địa phương quản lý 66,44%. Nó
phân bố tại 37/63 tỉnh thành và tập trung ở 3 vùng: Đồng bằng Sông
Hồng (46,31%), Đông Nam Bộ (21,48%), Bắc Trung Bộ (10,07%).
Trong đó, tại Hà Nội 25,74%; thành phố Hồ Chí Minh 14,85%.
2.1.2.3. Đặc điểm của trường Đại học công lập
Giữ vai trò chính trong đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao
cho đất nước, qui mô nhỏ, chưa cạnh tranh, phẩm chất thuộc loại
trung bình thấp, phân hoá về chất lượng. Vai trò quản lý nhà nước rất
đậm nét. Nguồn tài chính hoạt động chủ yếu từ NS cấp và thu học phí.
2.1.2.4. Phân loại trường Đại học công lập
Chưa phân tầng rõ ràng. Luật GDĐH đưa ra 03 loại: ĐH định
hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng và định hướng thực hành.
2.2. Cơ chế tự chủ tài chính trong trƣờng Đại học công lập
2.2.1. Khái niệm về cơ chế tự chủ tài chính
2.2.1.1. Một số khái niệm chung
Để hiểu cơ chế TCTC, chúng ta cần biết khái niệm cơ chế, tự
chủ, tự chủ ĐH, TCTC. Trong đó, “cơ chế” được hiểu là “cách thức
hoạt động của một tập các yếu tố phụ thuộc vào nhau”. Tự chủ là
việc tự điều hành, quản lý mọi công việc của cá nhân, của tổ chức,
không bị cá nhân, tổ chức khác chi phối. Tự chủ ĐH là một khái
niệm đa chiều. Nó được các tác giả chi tiết hóa dưới dạng một bảng
danh mục về các thẩm quyền cần có đối với tổ chức GDĐH như tự
do lựa chọn SV; tự do sử dụng nguồn thu từ nhà nước và tư nhân
Bản chất của tự chủ là sự phân chia quyền lực từ nhà nước tới
cơ sở GDĐH. TCTC là một thẩm quyền của tự chủ ĐH. Nó là khái
niệm được sử dụng khi đồng thời quan tâm tới cả vấn đề tài chính và
quyền tự chủ. Những khía cạnh đề cập của TCTC, bao gồm: phân bổ,
sử dụng nguồn tài chính; chuyển số dư, quyền thiết lập học phí
6
2.2.1.2. Cơ chế tự chủ tài chính
Với quan niệm “cơ chế” là cách thức thì trong lĩnh vực TCTC,
thì nó được hiểu là những qui định của con người trước sự vận động
mang tính qui luật của phạm trù TCTC. Nó bao gồm hệ thống các
quyền và lợi ích mang lại hiệu quả chung cho quốc gia khi những qui
định này phù hợp với sự vận động mang tính qui luật của TCTC.
2.2.2. Tính khách quan của thực hiện cơ chế TCTC trường ĐHCL
Vai trò của GDĐH ngày càng quan trọng, nó không chỉ ĐT
nguồn nhân lực chất lượng cao mà còn là nơi sản sinh ra tri thức mới,
chuyển giao KHCN để phát triển KT-XH bền vững. GDĐH đã có
bước chuyển biến mạnh mẽ từ tinh hoa sang đại chúng, qui mô đào
tạo tăng lên nhanh chóng; trong một thập kỷ, số lượng tuyển sinh của
thế giới tăng 63% (từ 92,5 triệu SV năm 1999 lên 150,5 triệu SV
năm 2007). Thách thức đặt ra là giải quyết bài toán giữa qui mô và chất
lượng. Lời giải chỉ có được khi các trường được TCTC ở mức độ cao.
2.2.3. Nội dung cơ chế tự chủ tài chính của trường ĐHCL
Nó là một văn bản pháp luật, chứa đựng những qui định nhằm
chuyển đổi quyền hạn ra quyết định về tài chính của nhà nước sang
các trường có thể tự chủ trong lĩnh vực tài chính. Nội dung là các
trường được tự chủ quản lý, sử dụng các khoản thu chi; quản lý TS...
2.2.3.1. Tự chủ trong quản lý và khai thác các nguồn thu
Nguồn thu được tổ chức theo chế độ, phạm vi, định mức, đưa
vào dự toán, được quản lý, hạch toán đúng pháp luật. Đảm bảo công
khai, minh bạch, kết hợp chặt chẽ giữa thẩm quyền và trách nhiệm.
2.2.3.2. Tự chủ trong quản lý chi tiêu
Các khoản chi dựa trên tiêu chuẩn, định mức khoa học, đảm
bảo tiết kiệm, chính xác, đúng số phát sinh, mục đích, phạm vi chi
tiêu; chấp hành chế độ tài chính của nhà nước, nhà trường qui định.
7
2.2.3.3. Tự chủ trong quản lý, sử dụng tài sản của nhà trường
Nó được hiểu là các trường được tự chủ đầu tư, mua sắm, sử
dụng tài sản để nâng cao hiệu suất, hiệu quả và bảo toàn vốn.
2.2.4. Những tác động của cơ chế tự chủ tài chính
Nếu cơ chế xây dựng theo hướng tăng quyền tự chủ, những
qui định trong nó phù hợp với quy luật vận động của các phạm trù
kinh tế, tài chính, XH sẽ khuyến khích các trường làm tốt nhiệm vụ;
giảm chi phí vô ích; thúc đẩy tăng thu, tăng thu nhập cho CBVC.
Tác động tiêu cực của cơ chế TCTC có thể xảy ra cạnh tranh
không lành mạnh giữa các trường có cùng ngành nghề, nội dung đào
tạo; làm nảy sinh xu hướng chạy theo lợi nhuận, chạy theo nguồn thu
dẫn tới vi phạm quy chế GDĐH.
2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ chế tự chủ tài chính
Cơ chế TCTC có được thực thi hay không, nó phụ thuộc hệ
thống pháp luật; sự phát triển của thị trường lao động; năng lực quản
lý của cơ quan chủ quản; năng lực nội sinh của mỗi nhà trường. Ví
dụ, thị trường lao động càng phát triển thì các trường càng có cơ hội
đa dạng hóa, mở rộng nguồn thu dẫn tới càng có khả năng TCTC.
2.2.6. Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện cơ chế TCTC
2.2.6.1. Tính hiệu lực (Effectiveness)
Cơ chế phải có “giá trị thi hành” trên thực tiễn. Có nghĩa, nó
phải đảm bảo tính hợp pháp, tính đồng bộ, tính phù hợp. Điều kiện
áp dụng vào thực tế dễ dàng không tạo ra cơ chế “xin cho”.
2.2.6.2. Tính hiệu quả (Efficency)
Cơ chế được xem là hiệu quả khi “tác động” tới các quan hệ
liên quan theo hướng tích cực với chi phí thấp nhất. Các chỉ tiêu định
lượng dùng để đo lườn như qui mô, cơ cấu nguồn thu chi; hiệu quả
8
sử dụng vốn NS; thu nhập tăng thêm của CBVC; suất đầu tư/SV; cơ
cấu, tỷ lệ SV/GV; số bài báo, công trình KH của nhà trường
2.2.6.3. Tính linh hoạt (Flexibility)
Những quy định trong cơ chế phải có khả năng thích nghi với sự thay đổi
của môi trường KT-XH, sự phát triển của thị trường GDĐH trong nước và quốc tế.
2.2.6.4. Tính công bằng (Equity)
Những qui định trong cơ chế phải tạo ra sự hài hòa giữa quyền
hạn và trách nhiệm, phải cân bằng giữa chi phí và lợi ích đem lại.
2.2.6.5. Tính ràng buộc về mặt tổ chức (Institutional constraints)
Cơ chế cần có tác dụng thúc đẩy các trường tìm kiếm nguồn thu ngoài NS.
2.2.6.6. Sự thừa nhận của cộng đồng (Community acceptance)
Cơ chế được xem là một bản thỏa thuận giữa nhà nước và các
trường để tạo ra sự đồng thuận về quản lý thu chi tài chính. Vì vậy,
trong cơ chế phải qui định rõ việc trao quyền cho các trường khai thác,
sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính nhằm nâng cao chất lượng ĐT.
2.3. Kinh nghiệm các nƣớc về TCTC của trƣờng Đại học
2.3.1. Kinh nghiệm của một số nước
2.3.1.1. Kinh nghiệm của Trung quốc
Chuyển giao, nới rộng quyền quản lý cho các Tỉnh, thành phố.
Đẩy mạnh XHH, thực hiện cơ chế đầu tư đa nguồn: Nhà nước cấp
NS; trường tạo thu nhập từ giảng dạy, NCKH với LĐSX, liên kết với
DN; khuyến khích XH, tư nhân làm GD; chia sẻ chi phí ĐT với SV.
2.3.1.2. Kinh nghiệm của Hàn quốc
Thành lập Hiệp hội các trường ĐH để đánh giá chương trình
ĐT. Giao quyền tự chủ toàn diện, nhà trường được tự do thiết lập học
phí; quản lý nhà cửa, trang thiết bị sử dụng cho ĐT, NCKH; gắn hỗ
trợ tài chính với chất lượng; cho SV vay vốn. NS cấp theo chế độ
khoán nhưng bắt buộc chế độ kiểm toán tài chính 2 năm một lần.
9
2.3.1.3. Kinh nghiệm của Thái Lan
Năm 1996, thành lập quỹ cho sinh viên nghèo vốn vay. Từ
năm 1997 đã tăng quyền tự trị cho các trường. Năm 2006 thay đổi
chính sách vay vốn; SV tốt nghiệp chỉ trả nợ khi có mức thu nhập
nhất định, thất nghiệp có thể hoãn trả nợ; lãi suất vay 1% năm, không
phải trả lãi trong 7 năm nhưng phải hoàn trả khoản vay trong 15 năm
theo tỷ lệ tăng dần (năm đầu 1,5%, năm thứ 15 là 13%).
2.3.1.4. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ
Quyền tự chủ của trường ĐH có 2 đặc điểm: 1) vai trò quản lý
nhà nước rất mờ nhạt, các trường gần như được tự chủ hoàn toàn. 2)
phát triển GDĐH dựa trên sáu mục đích là tự do học thuật, tự trị, tìm
kiếm tài năng, cạnh tranh công bằng, XHH, kiểm tra chất lượng.
Cơ chế tài chính trường ĐHCL được thể hiện: 1) nguồn tài
chính một phần do NS bang cấp (30%÷40%), phần còn lại thu từ học
phí, quỹ nghiên cứu, các khoản khác như kinh doanh... Học phí thấp
hơn trường tư 2÷3 lần, SV của bang nộp học phí thấp hơn SV từ bang
khác đến. Các trường rất chú trọng quyên góp tiền “từ thiện”. 2) về
phân bổ nguồn lực, ở trường ĐH nghiên cứu có danh tiếng thì chia
theo tỷ lệ 30/60/10. Nghĩa là, 30% cho giảng dạy; 60% cho nghiên
cứu, 10% cho dịch vụ. Trường ở mức trung bình là 40/40/20, trường
nhỏ là 60/20/20. 3) không được tự do cấp học bổng cho SV nước ngoài.
2.3.1.5. Kinh nghiệm của Đức
Ngân sách chủ yếu do chính quyền bang tài trợ, cấp chung cho
nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu, nó dựa vào nhu cầu do đơn vị lập
và được chính quyền chấp nhận. Nó gắn với tải trọng, hiệu suất, kế
hoạch đổi mới giảng dạy... Nhiệm vụ đầu tư XDCB do chính quyền
bang thực hiện. Nguồn thu NCKH không nhiều. Từ 1998 trở lại đây,
các trường được tự chủ hơn như được phân bổ NS nội bộ, chuyển NS
10
chưa sử dụng sang năm sau Thời gian GV giành cho giảng dạy
33%, cho nghiên cứu 67%. Từ năm 1997 SV học vượt quá thời gian
qui định thì phải trả học phí. Có hệ thống hỗ trợ tài chính cho SV.
2.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Nhà nước nên giao quyền TCTC cho các trường ĐHCL ở
mức độ cao hơn, đi kèm với giao quyền tự chủ ĐH. Phân bổ NS theo
kết quả đầu ra với tiêu chí định lượng rõ ràng. NS cấp theo cơ chế
khoán với chế độ hậu kiểm. Tăng cường chia sẻ học phí với người
học theo chất lượng đào tạo được cung cấp; thành lập cơ quan kiểm
định độc lập để đánh giá chất lượng các trường được giao TCTC
Kết luận chƣơng 2
Việc phân tích làm rõ các khái niệm về tự chủ, TCTC, cơ chế,
nội dung cơ chế TCTC cũng như việc nghiên cứu kinh nghiệm của
một số nước có thể khẳng định việc giao quyền TCTC cho các
trường ĐHCL là đúng hướng, hợp quy luật.
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
CỦA CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM
3.1. Giới thiệu chung về các trƣờng Đại học công lập
3.1.1. Danh tiếng, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất
Các trường ĐHCL vẫn là địa chỉ được người học lựa chọn.
Chất lượng đội ngũ GV luôn được nâng lên. CSVC, trang thiết bị
phục vụ đào tạo được cải thiện ngày càng khang trang, hiện đại hơn.
3.1.2. Đặc điểm thị trường và thị phần đào tạo, NCKH
So với thế giới và các nước trong khu vực như Inđônêxia, Thái
Lan thì chỉ số HDI, số năm đi học, số SV/1 vạn dân, tỷ lệ học sinh
11
vào học ĐH của Việt Nam đều ở mức thấp. Như vậy, về dài hạn cho
thấy thị trường GDĐH, NCKH của nước ta có tiềm năng rất lớn.
3.2. Cơ chế tự chủ tài chính các trƣờng Đại học công lập
3.2.1. Cơ sở pháp lý của nhà nước
Năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định 10/CP giao quyền TCTC
cho các trường. Tiếp theo là Nghị định 43/CP được áp dụng cho tới nay.
3.2.2. Nội dung cơ chế tự chủ tài chính các trường ĐHCL
Trao quyền tự chủ để các trường thực hiện XHH, cung cấp
dịch vụ với chất lượng cao cho XH; tăng nguồn thu, giảm sự bao cấp
từ NS, đảm bảo công khai, dân chủ, hài hòa lợi ích theo quy định của
pháp luật. Các trường được chia thành 3 loại là bảo đảm; bảo đảm
một phần và được Nhà nước bảo đảm chi phí hoạt động.
Nghị định 43/CP có sự mở rộng hơn về mục tiêu, nội dung và
qui định chi tiết hơn. Ví dụ, mở rộng phạm vi vay vốn, được tự điều
chỉnh nội dung, nhóm mục chi thường xuyên. Kết thúc năm, NS chi
thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp chưa sử dụng được chuyển
sang năm sau... Cơ quan quản lý có trách nhiệm xây dựng, ban hành
tiêu chuẩn, định mức chi, đơn giá các sản phẩm; tiêu chí đánh giá
mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị được giao quyền tự chủ
3.3. Đánh giá mức độ hoàn thiện của cơ chế TCTC trƣờng ĐHCL
3.3.1. Tính hiệu lực của cơ chế tự chủ tài chính
Mục tiêu, nội dung và những qui định về quyền tự chủ trong
Nghị định 43/CP khá rõ ràng, hợp pháp, phù hợp với điều kiện chính
trị, kinh tế, văn hóa, XH của nước ta và xu hướng hội nhập quốc tế.
Nó tạo ra khung pháp lý để các trường tổ chức các hoạt động tài
chính một cách hiệu quả hơn, đáp ứng mục tiêu, sứ mạng tốt hơn.
Tuy nhiên, trong thực tế hiệu lực của Nghị định 43/CP còn có
những bất cập. Ví dụ, chưa đồng bộ với các cơ chế chính sách khác,
12
các qui định hướng dẫn thực hiện còn chồng chéo. Các trường chưa
được tự chủ trong tuyển dụng nhân sự, tuyển sinh, mở ngành, mở các
loại hình liên kết ĐT, sử dụng đất đai, tài sản để liên kết và cho thuê.
3.3.2. Tính hiệu quả của cơ chế tự chủ tài chính
3.3.2.1. Qui mô nguồn thu, các khoản chi
Kết quả khảo sát tại 50 trường cho thấy qui mô nguồn thu năm
sau cao hơn năm trước. Ví dụ, năm 2011 tăng 9,81% so với năm 2010.
Có sự chênh lệch lớn về nguồn thu giữa các trường và khối trường. So
với các trường trên thế giới thì qui mô nguồn thu của các trường ĐHCL
nước ta thuộc loại thấp (bình quân năm 2011 là 127,7 tỷ đồng/trường).
Xét về các khoản chi cũng cho thấy hàng năm liên tục tăng.
Tại 50 trường, năm 2011 tăng 16,46% so với năm 2010. Các trường
của Bộ GD&ĐT, 2 ĐHQG, 4 trường Bộ Công Thương năm 2010
tăng so với năm 2009 lần lượt là 47,83%; 18,98% và 29,53%. Hàng
năm, các trường sử dụng trên 80% nguồn thu để chi hoạt động.
3.3.2.2. Phân tích các tỷ số (hệ số) tài chính
a. Cơ cấu nguồn thu
Nguồn thu của các trường chưa đa dạng. Nguồn thu học phí
chiếm tỷ lệ lớn (chiếm 83,86÷87,80% nguồn thu sự nghiệp, chiếm
41,90%÷47,13% so với tổng nguồn thu). Nguồn thu NCKH rất nhỏ
(chỉ chiếm 0,07%÷0,13% nguồn thu sự nghiệp). Hoạt động của các
trường dựa vào 2 nguồn là thu học phí và NS cấp. Vai trò của nguồn
thu học phí ngày càng trở nên rất quan trọng với các trường.
b. Cơ cấu nguồn chi
Hà