Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳquá độlên chủnghĩa xã hội (bổ
sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có
sựphân công, phối hợp và kiểm soátgiữa các cơquan trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tưpháp”. Điều đó, đã thểhiện yêu cầu của Đảng phải
tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước, nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quảthực
thi quyền lực nhà nước. Đểtăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước theo yêu cầu
của Đảng, cần phải có các công cụkiểm soát có hiệu lực và hiệu quả, trong đó có cơ
quan Kiểm toán Nhà nước. Với vịthếlà cơquan kiểm tra tài chính nhà nước do
Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉtuân theo pháp luật, KTNN sẽlà công
cụkiểm tra tài chính có hiệu lực nhất của Nhà nước đối với mọi cơquan, tổchức,
đơn vịcó quản lý, sửdụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, đặc biệt là trong điều
kiện Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng,
lãng phí ởnước ta hiện nay. Hoạt động kiểm toán nhà nước ởnước ta thời gian qua đã
có những bước phát triển quan trọng, tuy vậy, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi
của sựnghiệp xây dựng và phát triển đất nước, nhất là yêu cầu xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Một trong những nguyên
nhân dẫn đến tình trạng trên là do các quy định của pháp luật vềkiểm toán nhà nước ở
nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Do vậy, việc nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật
vềkiểm toán nhà nước là vấn đềcó tính cấp thiết cảvềlý luận và thực tiễn ởnước ta
hiện nay, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quảhoạt động của KTNN
27 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1665 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh
ĐẶNG VĂN HẢI
hoμn thiÖn ph¸p luËt vÒ kiÓm to¸n nhμ n−íc
®¸p øng yªu cÇu x©y dùng nhμ n−íc ph¸p quyÒn
x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số : 62 38 01 01
tãm t¾t LuËn ¸n tiÕn sÜ luËt
Hμ Néi - 2014
C«ng tr×nh ®−îc hoµn thµnh
t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh
Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: GS,TSKH §µo TrÝ óc
Ph¶n biÖn 1:
Ph¶n biÖn 2:
Ph¶n biÖn 3:
LuËn ¸n sÏ ®−îc b¶o vÖ tr−íc Héi ®ång chÊm luËn ¸n cÊp Häc
viÖn häp t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh.
Vµo håi giê ngµy th¸ng n¨m 2014
Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i: Th− viÖn Quèc gia
vμ Th− viÖn Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ
sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có
sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Điều đó, đã thể hiện yêu cầu của Đảng phải
tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước, nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả thực
thi quyền lực nhà nước. Để tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước theo yêu cầu
của Đảng, cần phải có các công cụ kiểm soát có hiệu lực và hiệu quả, trong đó có cơ
quan Kiểm toán Nhà nước. Với vị thế là cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước do
Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, KTNN sẽ là công
cụ kiểm tra tài chính có hiệu lực nhất của Nhà nước đối với mọi cơ quan, tổ chức,
đơn vị có quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, đặc biệt là trong điều
kiện Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng,
lãng phí ở nước ta hiện nay. Hoạt động kiểm toán nhà nước ở nước ta thời gian qua đã
có những bước phát triển quan trọng, tuy vậy, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi
của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, nhất là yêu cầu xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Một trong những nguyên
nhân dẫn đến tình trạng trên là do các quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước ở
nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Do vậy, việc nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật
về kiểm toán nhà nước là vấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn ở nước ta
hiện nay, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của KTNN.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
2.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận án
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là pháp luật về kiểm toán nhà nước ở Việt
Nam; những nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán của INTOSAI và pháp luật về kiểm
toán nhà nước của một số nước trên thế giới.
2.2. Phạm vi nghiên cứu của Luận án
Luận án nghiên cứu các quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước qua các
thời kỳ, Luật KTNN và các văn bản hướng dẫn thi hành và những quy định về
KTNN trong các văn bản QPPL có liên quan từ khi KTNN được thành lập (11/7/1994)
đến nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận án
3.1. Mục đích của Luận án
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng pháp luật về kiểm toán
nhà nước, Luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về
kiểm toán nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của Luận án
Một: Phân tích cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà
nước; xác lập các tiêu chí và điều kiện đảm bảo hoàn thiện pháp luật KTNN; phân
tích yêu cầu đối với việc hoàn thiện pháp luật KTNN trong điều kiện xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam và trên cơ sở đó luận chứng các giải pháp hoàn
thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước ở Việt Nam;
2
Hai: Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về kiểm toán nhà nước và thực
tiễn thực hiện trong thời gian qua;
Ba: Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật
về kiểm toán nhà nước; thực tiễn thi hành pháp luật về kiểm toán nhà nước thời gian
qua và tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm pháp luật về kiểm toán nhà nước của một
số nước trên thế giới; đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung,
hình thức pháp luật về kiểm toán nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp; trong đó có các phương pháp
chủ yếu là: Phân tích, tổng hợp, lịch sử, thống kê, so sánh.
5. Những điểm mới của Luận án
- Đưa ra khái niệm và nội dung điều chỉnh, chỉ rõ đặc điểm và vai trò của pháp
luật về kiểm toán nhà nước; xác lập các tiêu chí và điều kiện đảm bảo hoàn thiện
pháp luật về kiểm toán nhà nước.
- Nghiên cứu yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đối với việc
hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước.
- Nghiên cứu pháp luật về kiểm toán nhà nước của một số nước trên thế giới để
rút ra những giá trị tham khảo cho việc hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước
ở nước ta.
- Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của pháp luật về kiểm toán nhà nước ở
Việt Nam; đánh giá thực trạng và chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại về thực trạng
của pháp luật về kiểm toán nhà nước ở nước ta hiện nay.
- Đề xuất các quan điểm và các nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm
toán nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta
hiện nay.
6. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của Luận án được
kết cấu thành 4 chương, 12 tiết, cụ thể như sau:
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Là một mô hình tổ chức và hoạt động mới ở Việt Nam nên vấn đề nghiên cứu
cả về lý luận và thực tiễn ở các nước để vận dụng những kinh nghiệm quý báu vào
Việt Nam là một vấn đề hết sức quan trọng đối với sự phát triển của KTNN. Hoạt
động nghiên cứu khoa học về kiểm toán nhà nước ở nước ta mới chính thức được
triển khai từ năm 1995. Đến nay, đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà
nước, cấp Bộ, cấp cơ sở nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của KTNN; nhiều tài
liệu của các dự án, công trình khoa học, bài viết của các nhà khoa học, nhà quản lý
trong và ngoài nước được công bố tại các hội thảo khoa học, các tạp chí chuyên
ngành và các phương tiện thông tin đại chúng. Được sự trợ giúp từ Ngân hàng phát
triển Châu Á, KTNN triển khai nghiên cứu về việc xây dựng luật pháp và trợ giúp
3
trong việc tăng cường năng lực, đào tạo cán bộ với hai giai đoạn đã góp phần to lớn
cho việc triển khai nghiên cứu khoa học trên nhiều lĩnh vực. Tiếp đó là sự trợ giúp
rất lớn của KTNNLB Đức với dự án GTZ thực hiện trong nhiều năm đã cho ra đời
nhiều tài liệu quan trọng. Các công trình khoa học ở trong và ngoài nước liên quan
đến Luận án được chia làm hai nhóm chủ yếu: Nhóm công trình nghiên cứu về
KTNN và pháp luật về kiểm toán nhà nước; nhóm công trình nghiên cứu liên quan
đến hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước.
Trên cơ sở nghiên cứu những công trình khoa học đã được công bố ở trong và
ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án, có thể rút ra nhận xét tổng quan về kết
quả nghiên cứu như sau: Các công trình đã nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
đề tài luận án trên những khía cạnh nhất định cả về lý luận và thực tiễn thi hành
pháp về luật kiểm toán nhà nước trong những giai đoạn lịch sử nhất định; các kết
quả nghiên cứu đều khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của KTNN trong tổ chức
và hoạt động của bộ máy nhà nước, trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, sử
dụng tiết kiệm và có hiệu quả ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; tính độc lập
của KTNN trong kiểm tra tài chính nhà nước và tài sản công; cơ sở hiến định địa
vị pháp lý của KTNN; phân tích, đánh giá mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động
của cơ quan KTNN cũng như những vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,
đối tượng và phạm vi kiểm toán của KTNN. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu
trọng tâm về hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước; những vấn đề lý luận
hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước chưa được làm sáng tỏ và chưa được
nghiên cứu một cách có hệ thống; thực trạng pháp luật kiểm toán nhà nước và tổ
chức thực hiện pháp luật kiểm toán nhà nước chưa được làm rõ để đánh giá những
ưu điểm, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế của pháp luật về kiểm
toán nhà nước ở nước ta hiện nay; chưa có một tổng thể các giải hoàn thiện pháp
luật về kiểm toán nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở
nước ta hiện nay.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học nêu trên, tác giả
luận án sẽ kế thừa, vận dụng hợp lý để thực hiện đề tài của mình; đồng thời, hướng
nghiên cứu của Luận án là làm rõ hơn và sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận và thực
tiễn của việc hoàn thiện pháp luật kiểm toán nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay.
- Về mặt lý luận, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết gồm: Khái niệm,
nội dung điều chỉnh, đặc điểm, vai trò của pháp luật về kiểm toán nhà nước; đề xuất
các tiêu chí hoàn thiện và điều kiện đảm bảo hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà
nước; phân tích yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đối với việc
hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước; nghiên cứu và tham khảo có chọn lọc
kinh nghiệm pháp luật về kiểm toán nhà nước của một số nước trên thế giới.
- Về mặt thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết gồm: Phân
tích, đánh giá toàn diện, có hệ thống quá trình ra đời và phát triển của pháp luật về kiểm
toán nhà nước; phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và chỉ ra những nguyên
nhân hạn chế của hệ thống pháp luật về kiểm toán nhà nước ở nước ta hiện nay.
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích toàn diện những vấn đề lý luận, thực trạng
pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về kiểm toán nhà nước thời gian qua, tham
khảo có chọn lọc kinh nghiệm pháp luật về kiểm toán nhà nước của một số nước
4
trên thế giới, Luận án đề xuất các quan điểm và các nhóm giải pháp đồng bộ nhằm
hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước
pháp quyền, tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
2.1.1. Khái niệm kiểm toán
Kiểm toán là quá trình các KTV độc lập và có năng lực tiến hành thu thập và
đánh giá các bằng chứng về các thông tin được kiểm toán nhằm xác nhận và báo cáo
về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập. Căn
cứ theo loại hình tổ chức kiểm toán, kiểm toán được chia thành: KTNN, kiểm toán
nội bộ và kiểm toán độc lập; trong đó: KTNN là cơ quan Kiểm tra tài chính tối cao
của quốc gia, thực hiện việc kiểm tra và báo cáo về việc quản lý và sử dụng các
nguồn lực của Nhà nước ở các đơn vị.
2.1.2. Khái niệm và đặc điểm của Kiểm toán Nhà nước
KTNN có những đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính từ bên ngoài.
Thứ hai, hoạt động kiểm toán của KTNN mang tính độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật; trung thực, khách quan.
Thứ ba, đối tượng kiểm toán của KTNN là việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền
và tài sản nhà nước.
Thứ tư, chức năng của KTNN bao gồm kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán
tuân thủ và kiểm toán hoạt động đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài
sản nhà nước.
Thứ năm, hoạt động kiểm toán nhà nước mang tính chuyên nghiệp rất cao.
Thứ sáu, chủ thể hoạt động kiểm toán - các KTV vừa là công chức nhà nước,
vừa có quy định đặc thù về tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền hạn, có quyền độc lập và
chỉ tuân theo pháp luật trong quá trình thực hiện kiểm toán.
Thứ bảy, hoạt động kiểm toán hàm chứa nhiều rủi ro về chuyên môn, phẩm chất
đạo đức của KTV.
Từ sự phân tích những đặc điểm của hoạt động kiểm toán nhà nước nêu trên, có
thể rút ra khái niệm về KTNN như sau: Kiểm toán Nhà nước là cơ quan kiểm tra tài
chính nhà nước, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện việc kiểm
tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính; việc tuân
thủ pháp luật; tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách,
tiền và tài sản nhà nước.
2.2. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA
PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
2.2.1. Khái niệm và nội dung điều chỉnh của pháp luật về kiểm toán nhà nước
Từ sự phân tích những đặc trưng của pháp luật trong lĩnh vực pháp luật KTNN,
Luận án đưa ra định nghĩa pháp luật về kiểm toán nhà nước với tư cách là một bộ
5
phận cấu thành của hệ thống pháp luật như sau: Pháp luật về kiểm toán nhà nước là
tổng thể các QPPL do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và bảo đảm
thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong tổ chức và hoạt động
của KTNN với mục đích tăng cường việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong
quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, góp phần thực hành tiết kiệm,
chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm
pháp luật, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
Nội dung điều chỉnh của pháp luật về kiểm toán nhà nước bao gồm các nhóm
QPPL chủ yếu về: Địa vị pháp lý của KTNN; chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của
KTNN; đối tượng và phạm vi kiểm toán của KTNN; cơ chế hoạt động của KTNN; mô
hình tổ chức và nhân sự của KTNN; giám sát hoạt động của KTNN, xử lý vi phạm
pháp luật KTNN.
2.1.2. Đặc điểm của pháp luật về kiểm toán nhà nước
Một là: Pháp luật về kiểm toán nhà nước vừa có những quy định mang tính chất
hành chính, vừa có những quy định mang tính tố tụng, lại vừa có những quy định
mang tính nghề nghiệp chuyên môn.
Hai là: Pháp luật về kiểm toán nhà nước quy định hoạt động thực hiện quyền
lực nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý, sử dụng các nguồn lực
tài chính nhà nước và tài sản công, nhằm chống thất thoát, lãng phí và nâng cao hiệu
quả sử dụng các nguồn lực đó.
Ba là: Pháp luật về kiểm toán nhà nước bao gồm các QPPL điều chỉnh những
quan hệ phát sinh trong tổ chức và hoạt động của KTNN.
Bốn là: Nguồn của pháp luật KTNN mang tính toàn diện, bao gồm: Quy định
về KTNN trong Hiến pháp, Luật KTNN và các văn bản hướng dẫn thi hành và các
luật có liên quan.
Năm là: Pháp luật về kiểm toán nhà nước ở nước ta là một lĩnh vực pháp luật
còn khá mới mẻ, đang được xây dựng và từng bước hoàn thiện.
2.1.2. Vai trò của pháp luật về kiểm toán nhà nước
Một là, thể chế hóa chủ trương của Đảng về phát triển KTNN.
Hai là, là cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm tra tài chính nhà nước độc lập và chỉ tuân
theo pháp luật.
Ba là, là phương tiện tăng cường kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với hoạt
động quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
Bốn là, góp phần làm minh bạch các thông tin tài chính và lành mạnh hoá nền
tài chính quốc gia.
Năm là, góp phần nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật và hoàn thiện hệ thống
pháp luật.
Sáu là, góp phần vào việc tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các phân hệ
kiểm toán trong nền kinh tế quốc dân.
2.3. TIÊU CHÍ HOÀN THIỆN VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
2.3.1. Tiêu chí hoàn thiện
2.3.1.1. Tiêu chí về nội dung
- Có nội dung phù hợp với quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về phát
triển KTNN.
6
- Phù hợp với các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước.
- Phù hợp với những nguyên tắc, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam.
- Phù hợp nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán của INTOSAI và thông lệ về pháp
luật kiểm toán của các nước trên thế giới.
2.3.1.2. Tiêu chí về hình thức
- Tính toàn diện của hệ thống pháp luật về kiểm toán nhà nước.
- Tính thống nhất của hệ thống pháp luật về kiểm toán nhà nước.
- Tính đồng bộ của hệ thống pháp luật về kiểm toán nhà nước.
- Bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả và khả thi.
- Hình thức văn bản.
- Kỹ thuật lập pháp.
2.3.1.3. Tiêu chí về tổ chức thực hiện
- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về kiểm toán nhà nước.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện và xử lý vi phạm.
2.3.2. Các điều kiện đảm bảo hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước
2.3.2.1. Đảm bảo về kinh tế
Để pháp luật về kiểm toán nhà nước được thực hiện nghiêm chỉnh, cần chú
trọng tới những vấn đề như: Kinh phí cho việc triển khai tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật; kinh phí hoạt động và cơ sở vật chất cần thiết phù hợp với đặc
thù hoạt động kiểm toán nhà nước độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
2.3.2.2. Đảm bảo về chính trị
Để KTNN thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, cần phải tăng cường sự
lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đối với KTNN, trước hết là đối với việc hoàn
thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước.
2.3.2.3. Đảm bảo về pháp lý
Những đảm bảo pháp lý đối với hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước
bao gồm một số yếu tố cơ bản:
Thứ nhất, xây dựng hệ thống pháp luật về kiểm toán nhà nước đảm bảo tính
toàn diện, thống nhất và đồng bộ.
Thứ hai, ý thức pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động kiểm toán.
Thứ ba, trình độ, năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức của đội ngũ cán bộ,
công chức trực tiếp làm công tác kiểm toán.
Thứ tư, cơ chế phối hợp thực hiện công tác kiểm toán.
Thứ năm, hoạt động kiểm tra, giám sát phòng ngừa và ngăn chặn những hành vi
vi phạm pháp luật trong hoạt động kiểm toán.
2.4. YÊU CẦU CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM ĐỐI VỚI
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Một là, bảo đảm nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công,
phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp. Một trong những quan điểm cơ bản của việc xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam là quan điểm về quyền lực nhà nước là thống
nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Do vậy, yêu cầu của Nhà nước
7
pháp quyền XHCN Việt Nam đòi hỏi hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước
phải xác lập cho được địa vị pháp lý của KTNN phù hợp với vị thế là cơ quan kiểm
tra tài chính nhà nước cao nhất, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, nhằm
tăng cường kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền
và tài sản nhà nước.
Hai là, tăng cường giám sát của Quốc hội và giám sát của nhân dân đối với
hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Với vị thế là cơ quan
kiểm tra tài chính nhà nước cao nhất, hoạt động của KTNN đóng vai trò quan trọng
trong việc cung cấp thông tin phục vụ công tác giám sát, quyết định dự toán ngân
sách và phê chuẩn quyết toán ngân sách hàng năm của Quốc hội; đồng thời, phục vụ
cho việc giám sát của nhân dân. Do vậy, yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam đòi hỏi hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước phải đáp ứng yêu cầu
giám sát của Quốc hội và giám sát của nhân dân đối với hoạt động quản lý, sử dụng
ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
Ba là, góp phần đảm bảo minh bạch và lành mạnh các quan hệ kinh tế, tài chính,
nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách và tài sản nhà nước. Ở nước ta việc thành lập
và phát triển cơ quan KTNN xuất phát từ chính yêu cầu đòi hỏi của công cuộc đổi
mới và sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thực hiện quá trình dân chủ hoá và
xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN - Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Phát
triển KTNN là một yêu cầu khách quan của quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân của
Nhà nước, đặc biệt là tăng cường sự kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước nhằm sử
dụng tiết kiệm, có hiệu quả NSNN và tài sản quốc gia, chống tiêu cực, tham nhũng.
Do vậy, yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đòi hỏi hoàn thiện
pháp luật về kiểm toán nhà nước phải xác định r