Nghề khai thác ven bờ ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng về nguồn sinh kế và
thu nhập của hàng triệu người ven biển. Vùng biển ven bờ đang bị khai thác quá mức
do khai thác bất hợp lý, nguồn lợi thủy sản có nguy cơ bị cạn kiệt. Tính đến năm 2014,
có khoảng 84% số lượng tàu thuyền lắp máy có công suất dưới 90CV và thuyền thủ
công hoạt động chủ yếu ở vùng nước ven bờ đã gây ra sức ép lớn lên nguồn lợi nơi đây
[44, 51, 78].
Vùng biển huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam không phải là ngoại lệ với 85%
số lượng tàu thuyền trong tổng số 1.527 chiếc của huyện này có công suất dưới 90CV
hoạt động chủ yếu ở ven bờ với nhiều ngư cụ bất hợp pháp (ví dụ: sử dụng kích thước
mắt lưới nhỏ, ngư cụ cấm.) [44]. Đặc biệt, bên cạnh 871 tàu có công khai thác vùng
biển ven bờ, trong đó có 142 tàu lưới Kéo dưới 45CV hoạt động (chiếm 38,5% trong
tổng số 369 tàu lưới kéo toàn tỉnh), kích thước mắt lưới nhỏ, đánh bắt không có chọn
lọc và gần như hoạt động quanh năm khu vưc̣ ven bờ nên đã tàn phá ngư trường và
nguồn lợi, thậm chí còn phá hủy môi trường sinh thái rạn san hô, thảm cỏ, rong biển. Hê ̣
quả là làm mất nơi sinh cư, tận diệt các loài thủy sản. Bên cạnh đó, nghề lưới Kéo còn
gây xung đột, cạnh tranh ngư trường khai thác với tàu thuyền nghề khác như nghề câu
vàng đáy, lưới rê. Dẫn đến thu hẹp ngư trường hoạt động của các nghề này, ảnh hưởng
đến an sinh xã hội cho cộng đồng ngư dân, đặc biệt là các hộ ngư dân nghèo khai thác
ven bờ.
Ngoài ra, theo số liệu thống kê trong khoảng 10 năm trở lại đây, rất khó có thể
thấy được các đàn cá Chim, cá Sủ, cá Thiều trên địa bàn huyện. Các đàn cá Hồng, cá
Song không còn thấy xuất hiện nữa mà chỉ nhiều cá tạp, cá không rõ nguồn gốc [45].
Đăc̣ biêṭ ở nghề cá Núi Thành, từ trướ c đến nay chưa có công trı̀nh nghiên cứ u nào về
khai thác hơp̣ lý NLTS, chưa có mô hı̀nh tı́nh toán nào liên quan đưa ra các giá tri ṭ ham
chiếu, phuc̣ vu ̣ cho đánh giá thưc̣ traṇ g nghề cá, lâp̣ kế hoac̣ h quản lý khai thác hơp̣ lý
NLTS trong vù ng biển.
31 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
TÔ VĂN PHƯƠNG KHAI THÁC HỢP LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TẠI VÙNG
BIỂN VEN BỜ HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM
Ngành đào taọ: Ky ̃thuâṭ khai thác thủy sản
Ma ̃ngành: 62620304
TÓM TẮT LUẬN ÁN KHÁNH HÒA - 2016
2
Công trıǹh này đươc̣ hoàn thành taị Trường Đaị hoc̣ Nha Trang
Người hướng dâñ khoa hoc̣: 1. TS. Trần Đức Phú 2. TS. Phan Troṇg Huyến Phản biêṇ 1: TS. Hồ Thọ Phản biêṇ 2: TS. Nguyễn Duy Chỉnh Phản biêṇ 3: TS. Thái Văn Ngạn
KHÁNH HÒA - 2016
3
TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án: Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ huyện Núi Thành,
tỉnh Quảng Nam.
Ngành: Kỹ thuật khai thác thủy sản
Mã số: 62620304
Nghiên cứu sinh: Tô Văn Phương
Khóa: 2012
Người hướng dẫn: 1. TS. Trần Đức Phú
2. TS. Phan Trọng Huyến
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nha Trang
Nội dung:
- Luận án tổng hợp và phân tích rõ nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan mật
thiết đến đề tài, làm cơ sở trı̀nh bày lý luận và nội dung khai thác hợp lý nguồn lợi thủy
sản. Đưa ra phương pháp và mô hình tính toán các giá trị khai thác hợp lý NLTS.
- Luận án đánh giá thực trạng hoạt động khai thác, đánh giá thực trạng về cấu trúc ngư
cụ, ngư trường, mùa vụ và kích thước một số loài khai thác chính tại vùng biển ven bờ
huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Tìm ra giá trị sản lượng và cường lực khai thác hợp
lý cho từng nghề khai thác (MSY, fMSY), giá trị ước tính trữ lượng nguồn lợi và các giá
tri ̣ sản lươṇg và cường lưc̣ khai thác tối ưu.
- Đề tài luận án đánh giá tính hợp lý về: sản lượng, cường lực khai thác từng nghề khai
thác (MSY, fMSY), cấu trúc ngư cụ, ngư trường, mùa vụ và kích thước một số loài khai
thác chính tại vùng biển ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
- Nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp mang tính lý luận và thực tiễn để khai thác hợp
lý NLTS vùng biển nghiên cứu, làm cơ sở nhân rộng ra các vùng biển ven bờ khác của
nghề cá Việt Nam.
Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh
4
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
Tiếng Việt
1. Tô Văn Phương. 2013. Qúa tải cường lực nghề cá qui mô nhỏ ở Việt Nam. Tạp
chí Khoa học và Công nghệ Thủy sản, Số 02/2013: (56-62).
2. Tô Văn Phương, Phan Trọng Huyến và Trần Đức Phú. 2014. Khai thác hợp lý
nguồn lợi thủy sản. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy sản, Số 4/2014: (59-
65).
3. Tô Văn Phương. 2015. Kết quả nghiên cứu thực trạng nghề khai thác thủy sản
ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy
sản, Số 1/2015: (49-57).
4. Nguyễn Trọng Lương, Trần Đức Phú và Tô Văn Phương. 2015. Giải pháp bảo
vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ huyện Núi Thành,
tỉnh Quảng Nam, Số 2/2015.
Tiếng Anh
5. To Van Phuong and Tran Duc Phu. 2013. Managing Overcapacity of Small –
scale fisheries in Vietnam. Fish for the People Journal. Volume 11 number
2:2013 (32 – 41).
6. To Van Phuong, Phan Trong Huyen and Kari S Fridriksson. 2016. Estimating
the Maximum Sustainable Yield for Coastal Fisheries: A Case in Nui Thanh
District, Quang Nam Province, Viet Nam. Journal of fish for the people. Vol.14
number 01:2016
5
MỞ ĐẦU
Nghề khai thác ven bờ ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng về nguồn sinh kế và
thu nhập của hàng triệu người ven biển. Vùng biển ven bờ đang bị khai thác quá mức
do khai thác bất hợp lý, nguồn lợi thủy sản có nguy cơ bị cạn kiệt. Tính đến năm 2014,
có khoảng 84% số lượng tàu thuyền lắp máy có công suất dưới 90CV và thuyền thủ
công hoạt động chủ yếu ở vùng nước ven bờ đã gây ra sức ép lớn lên nguồn lợi nơi đây
[44, 51, 78].
Vùng biển huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam không phải là ngoại lệ với 85%
số lượng tàu thuyền trong tổng số 1.527 chiếc của huyện này có công suất dưới 90CV
hoạt động chủ yếu ở ven bờ với nhiều ngư cụ bất hợp pháp (ví dụ: sử dụng kích thước
mắt lưới nhỏ, ngư cụ cấm...) [44]. Đặc biệt, bên cạnh 871 tàu có công khai thác vùng
biển ven bờ, trong đó có 142 tàu lưới Kéo dưới 45CV hoạt động (chiếm 38,5% trong
tổng số 369 tàu lưới kéo toàn tỉnh), kích thước mắt lưới nhỏ, đánh bắt không có chọn
lọc và gần như hoạt động quanh năm khu vưc̣ ven bờ nên đã tàn phá ngư trường và
nguồn lợi, thậm chí còn phá hủy môi trường sinh thái rạn san hô, thảm cỏ, rong biển. Hê ̣
quả là làm mất nơi sinh cư, tận diệt các loài thủy sản. Bên cạnh đó, nghề lưới Kéo còn
gây xung đột, cạnh tranh ngư trường khai thác với tàu thuyền nghề khác như nghề câu
vàng đáy, lưới rê. Dẫn đến thu hẹp ngư trường hoạt động của các nghề này, ảnh hưởng
đến an sinh xã hội cho cộng đồng ngư dân, đặc biệt là các hộ ngư dân nghèo khai thác
ven bờ.
Ngoài ra, theo số liệu thống kê trong khoảng 10 năm trở lại đây, rất khó có thể
thấy được các đàn cá Chim, cá Sủ, cá Thiều trên địa bàn huyện. Các đàn cá Hồng, cá
Song không còn thấy xuất hiện nữa mà chỉ nhiều cá tạp, cá không rõ nguồn gốc [45].
Đăc̣ biêṭ ở nghề cá Núi Thành, từ trước đến nay chưa có công trı̀nh nghiên cứu nào về
khai thác hơp̣ lý NLTS, chưa có mô hı̀nh tı́nh toán nào liên quan đưa ra các giá tri ̣ tham
chiếu, phuc̣ vu ̣cho đánh giá thưc̣ traṇg nghề cá, lâp̣ kế hoac̣h quản lý khai thác hơp̣ lý
NLTS trong vùng biển.
Chính vì vậy, cần thiết phải có những giải pháp mang tính đột phá nhằm khai
thác hợp lý nguồn lợi thủy sản (NLTS) vùng biển ven bờ trong cả nước nói chung và
vùng biển ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam nói riêng. Đó chính là lý do Nghiên
cứu sinh (NCS) chọn thực hiện đề tài Luận án tiến sĩ của mình, tên đề tài: “Khai thác
hợp lý nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam”.
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA PHƯƠNG NGHIÊN CỨU
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Núi Thành là một trong sáu huyện thị và nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Nam.
Phía bắc giáp Tam Kỳ, phía nam giáp huyện Bình Sơn, huyện Trà Bồng tỉnh Quảng
Ngãi, phía tây giáp huyện Bắc Trà My, phía Đông giáp Biển Đông. Huyện có bờ biển
trải dài 37 km với nhiều làng chài như Biển Rạng, Tam Hải, Tam Tiến [31, 41].
1.1.1.2. Diện tích
Huyện Núi Thành có diện tích đất là 533,03 km2. Trong đó đất dành cho sản xuất
nông nghiệp là 110,048 km² chiếm 21% diện tích đất tự nhiên của huyện. Đất quân sự
chiếm diện tích khá lớn so với các địa phương khác do có sự hiện diện của căn cứ Chu
Lai có sân bay Chu Lai với diện tích hơn 40 km² chiếm gần 10% diện tích tự nhiên của
huyện, còn lại là rừng núi [40].
1.1.1.3. Địa hình
Địa hình Núi Thành có độ nghiêng lớn từ Tây Nam sang Đông Bắc, có thể chia
làm 3 dạng như sau: Dạng địa hình trung du và miền núi; địa hình đồng bằng; địa hình
ven biển. Vùng hạ lưu có nhiều đầm phá thuận lợi cho phát triển nghề cá. Ngoài ra, vùng
này còn có nhiều bãi đá trầm tích nhô lên khỏi mặt biển từ 10 đến 12 m thuộc xã Tam
Tiến, Tam Hải, Tam Quang như đảo hòn Mang, Hòn Dứa, Bàn Than... [40, 41].
1.1.1.4. Sông ngòi
Hệ thống sông ngòi chảy qua huyện gồm sông Tam Kỳ, sông Trường Giang, sông
Ba Túc, sông An Tân, sông Trâu... Các con sông này đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây
Bắc chảy về phía Đông đổ ra biển qua cửa An Hòa và cửa Lở, qua đây hình thành nên
khu vực cửa biển rộng là nơi neo đậu tàu thuyền, khu tránh trú bão.
1.1.1.5. Đặc điểm khí tượng thủy văn
Nhiệt độ trung bình hằng năm: 25,7oc, nhiệt độ cao từ tháng 4 đến tháng 8, trong
khi từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau nhiệt độ thấp. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới
điển hình, chỉ có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa, ít chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh
miền Bắc. Hằng năm thường xuất hiện từ 8 đến 10 cơn bão ảnh hưởng đến huyện. Bão
thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 11 kết hợp với mưa lớn gây ra lũ lụt [40, 43].
1.1.2. Tổng quan nghề cá huyện Núi Thành
1.1.2.1. Giới thiệu khái quát nghề cá huyện Núi Thành
1. Lao động nghề cá
7
Dân số toàn huyện có khoảng 140.000 người. Số người trong cơ cấu độ tuổi lao
động có khoảng 73.000 người (chiếm 52%) [39, 42]. Trong đó, lao động Nông – Lâm –
Thủy sản chiếm 58,2%. Năm 2013, tổng lao động làm nghề cá là 17.545 [23], trong đó:
Khai thác thủy sản: 9.410 người, chiếm 53,63%, Nuôi trồng thủy sản: 6.250 người,
chiếm 35,62%, Chế biến và dịch vụ thủy sản: 1.885 người, chiếm 10,75%.
2. Tình hình phát triển kinh tế thủy sản qua các năm
Tình hình phát triển sản xuất kinh doanh về các giá trị sản xuất thủy sản đều có xu
hướng tăng mạnh, giá trị dịch vụ thủy sản có xu hướng ngược lại. Giá trị sản xuất thủy
sản chiếm khoảng 1/3 tỷ trọng toàn ngành kinh tế và chiếm gần 2/3 tỷ trọng nông – lâm
– thủy sản của toàn huyện Núi Thành trong chuỗi thời gian này.
1.1.2.2. Tổng quan nghề khai thác thủy sản huyện Núi Thành
Tàu thuyền và sản lượng khai thác thủy sản ở huyện Núi Thành được thống kê
tại Bảng 1.2 dưới đây:
Bảng 1.2: Thống kê năng lực tàu thuyền, sản lượng giai đoạn 2003 ÷ 2013
Năm Sản lượng (tấn)
Số lượng tàu thuyền (ĐVT: tàu) Tổng công
suất (CV) Tổng Tàu gắn máy Thuyền thủ công
2003 17.000 1.415 975 440 29.305
2004 18.700 1.447 1.007 440 35.000
2005 18.850 1.470 1.035 435 40.327
2006 19.840 1.547 1.127 420 47.950
2007 21.300 2.444 1.467 977 48.200
2008 23.479 2.445 1.480 965 51.300
2009 24.000 2.445 1.498 947 52.250
2010 26.840 2.445 1.519 916 64.000
2011 28.780 2.492 1.544 948 94.859
2012 34.000 2.437 1.578 859 103.151
2013 34.750 2.437 1.527 910 113.151
Nguồn: [22, 23]
1.1.2.3. Cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá
Dịch vụ hậu cần nghề cá từ sản xuất nước đá, đóng mới/sửa chữa tàu thuyền, thu
mua sản phẩm hay các nhu yếu phẩm cần thiết... khá nhiều, tập trung chủ yếu ở các xã
có hoạt động nghề cá phát triển mạnh (Tam Quang, Tam Hải), đây là nguồn lực giúp
nghề cá địa phương phát triển mạnh.
8
1.1.2.4. Lực lượng quản lý nghề cá huyện Núi Thành
Công tác quản lý dưạ trên các lưc̣ lươṇg quản lý sau: Chi cục Khai thác và bảo
vệ nguồn lợi thủy sản, Phòng Nông nghiệp huyện Núi Thành, Bộ đội biên phòng.
1.1.3. Đặc điểm tự nhiên vùng biển ven bờ huyện Núi Thành
1.1.3.1. Phạm vi vùng biển ven bờ huyện Núi Thành
Đươc̣ xác điṇh theo Nghị định 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Thủ tướng
Chính phủ, vùng biển Việt Nam được phân thành ba vùng khai thác thủy sản theo thứ
tự: vùng biển ven bờ, vùng lộng và vùng khơi [33].
1.1.3.2. Đặc điểm địa hình, chất đáy
Địa hình đáy biển có độ dốc lớn, gần bờ có nhiều bãi rạn san hô và gò rạn. Nền
đáy biển từ độ sâu 50m nước trở vào bờ chủ yếu là cát và cát sỏi; trên 50m trở ra chủ
yếu là cát pha vỏ sò. Địa hình chất đáy vùng biển ven bờ có sự khác nhau khá lớn theo
hướng Bắc Nam [26 - 29].
1.1.3.3. Đặc điểm các hệ sinh thái vùng biển ven bờ
a. Phân bố rạn san hô
Rạn san hô phát triển mạnh ở khu vực Bàn Than – An Hòa (xã Tam Hải và Tam
Quang huyện Núi Thành). Có hơn 130 loài san hô với 2 kiểu rạn san hô chính là rạn
riềm ven đảo và rạn nền trên các bãi cạn, đồi ngầm, thuộc nhóm rạn hở [27, 29].
b. Cỏ biển
Có 8 loài cỏ biển, phân bố thành các thảm cỏ với diện tích khoảng 1.000 ha. Khu
vực An Hoà, cỏ biển phân bố đến hơn 600 hecta, thuộc địa bàn các xã Tam Giang, Tam
Hải, Tam Quang. Thảm có biển là nơi có tài nguyên nguồn lợi thủy sản khá đa dạng,
nơi cư ngụ các loài tôm, cá, cua, ghẹ, hàu, ốc [27].
c. Rong biển
Vùng biển ven bờ huyện Núi Thành đã xác định được 41 loài rong biển (25 giống,
15 họ, 3 ngành). Rong biển chủ yếu sống trú bám trên các rạn san hô, tập trung chủ yếu
ở vùng biển ven bờ của các xã Tam Hải, Tam Quang và Tam Giang. Các loài chủ yếu
như rong Sargassum, rong vôi, rong câu chân vịt, [27].
1.1.3.4. Hiện trạng nguồn lợi thủy sản vùng biển nghiên cứu
Vùng biển ven bờ mũi Bàn Than đã xác định được 137 loài thuộc 12 bộ và 38 họ
cá rạn san hô. Có 2 trong 4 loài tôm hùm có giá trị kinh tế cao phân bố ở vùng biển miền
Trung, đó là tôm Hùm Đỏ và tôm Hùm Sỏi (Parulinus longipes, P. Stimpsoni). Chúng
phân bố ở phần thềm ngoài của rạn Đông Bắc Hòn Dứa [28].
9
1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản được hiểu là ta sử dụng quy mô ngư cụ phù
hợp để khai thác sản lượng hợp lý mà không làm ảnh hưởng bất lợi đến sự sinh sản, sinh
trưởng và bổ sung (recruitment) NLTS trong tương lai [59, 60]. Có nhiều công trình đưa
ra kết quả nghiên cứu về cường lực khai thác hợp lý (được hiểu là cường lực khai thác
sản lượng bền vững tối đa) và sản lượng khai thác hợp lý (sản lượng bền vững tối đa) ở
nhiều nghề cá khác nhau trên thế giới.
Nhìn chung, các nghiên cứu trên đưa ra các bước tính toán, xác định giá trị sản
lượng và cường lực khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản. Tuy nhiên, một số công trình
nghiên cứu sử dụng các mô hình tính toán không phù hợp với nghề cá đa loài, đa ngư
cụ như ở Việt Nam. Cần tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các phương pháp tính toán đơn
giản hơn để phù hợp với đặc trưng nghề cá ven bờ Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu về giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản, cu ̣
thể như: chương trình mua lại tàu, quy định kiểm soát đơn, kiểm soát kép, chính sách
tăng trưởng không, tăng trưởng âm, quy định về thời gian khai thác, phân vùng khai
thác, mô hình rạn nhân tạo, hay quản lý nghề cá dựa vào cộng đồngđã góp phần quan
trọng vào việc giảm cường lực khai thác hướng đến cường lực khai thác sản lượng bền
vững tối đa, đồng thời giúp bù đắp nguồn lợi vốn đang cạn kiệt.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Công trình nghiên cứu về sản lượng khai thác hợp lý (bền vững tối đa) trong nước
đã bước đầu đạt được kết quả nhất định, khi sử dụng chuỗi dữ liệu đầu vào (sản lượng
và cường lực) – vốn là hai yếu tố chính và dễ dàng thu thập được ở nghề cá đa loài, đa
ngư cụ như ở Việt Nam vào các mô hình tính toán giá trị sản xuất thặng dư.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN KHAI THÁC HỢP LÝ NGUỒN LỢI
THỦY SẢN
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHAI THÁC HỢP LÝ NLTS
2.1.1. Thế nào là khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản
Khai thác hợp lý được hiểu là ta sử dụng quy mô ngư cụ phù hợp để khai thác
một sản lượng hoặc trọng lượng hợp lý mà không làm ảnh hưởng bất lợi đến sự sinh sản
(spawning), sinh trưởng (growth) và bổ sung (recruitment) trong tương lai [59].
Để nghề cá được khai thác hợp lý thì trữ lượng sinh khối cần ở trạng thái cân
bằng; nghĩa là tốc độ tăng trưởng sinh khối trữ lượng bằng với việc khai thác một sản
10
lượng và từ đó xác định được sản lượng hợp lý và cường lực khai thác được sản lượng
đó [100].
ݔሶ = ܩሺݔሻ − ݕ = 0 G(x) = y (1)
Trong đó: ݔሶ = డ௬డ௫ là sự thay đổi tức thời của trữ lượng theo thời gian
G(x) là tăng trưởng sinh khối, là hàm của sinh khối
y là sản lượng khai thác, được biểu diễn bằng công thức:
y = Y(f, x) => y = q.f.x (2)
Trong đó: q là hệ số đánh bắt, f là cường lực khai thác và x là qui mô trữ lượng.
2.1.2. Nội dung khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản
Hợp lý về sản lượng khai thác: Hợp lý về tổng sản lượng khai thác, tỷ lệ sản lượng
giữa các chủng loài, sản lượng khai thác về độ tuổi, kích thước các loài thủy sản, thời
gian, mùa vụ khai thác và về không gian (khu vực sinh sản).
Hợp lý về cường lực khai thác: Sử dụng tổng cường lực hợp lý, mật độ hoạt động đội
tàu theo không gian, thời gian hoạt động, về chủng loại, cấu trúc ngư cụ
2.2. MÔ HÌNH TÍNH TOÁN KHAI THÁC HỢP LÝ NLTS
2.2.1. Hàm tăng trưởng trữ lượng nguồn lợi
Hàm tăng trưởng trữ lượng được thể hiện qua công thức:
( )x G x y (1)
Trong đó: x là sự thay đổi tức thời về trữ lượng;
y là sản lượng khai thác, là hàm số của 2 biến số, cụ thể: cường lực khai thác (f) và trữ
lượng cá (x).
2.2.2. Mô hình Schafer
Mô hı̀nh đươc̣ trı̀nh bày qua công thức: Y = a.f + b.f2 (11)
Từ biểu thức (11), giá trị MSY và fMSY được xác định cụ thể:
b
af MSY 2
và b
aMSY 4
2 (12)
2.3. GIẢI PHÁP NỀN TẢNG GIÚP KHAI THÁC HỢP LÝ NLTS
Bảng 2.1: Phương pháp quản lý, giải pháp ngăn cản, điều chỉnh động cơ khai thác
Công cụ ngăn cản động cơ Công cụ điều chỉnh động cơ Hạn chế vào ngư trường khai thác; Chương trình mua lại tàu; Hạn chế tàu thuyền và ngư cụ; Hạn ngạch cường lực cá nhân (hạn ngạch chung);
Hạn ngạch chuyển nhượng cá nhân (ITQs) Thuế và phí thuê tài nguyên; Quyền khai thác theo nhóm (bao gồm hạn ngạch phát triển cộng đồng
11
Hạn chế sản lượng theo tàu không chuyển nhượng Hạn ngạch nỗ lực/sản lượng cá nhân (IEQs)
(CDQs) và quản lý dựa vào cộng đồng khác; Quyền sử dụng lãnh thổ (TURFs)
Nguồn: [60]
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
Nghiên cứu trọng tâm vào thực trạng nghề khai thác, ước tính được cường lưc̣ và
sản lượng hợp lý cho toàn vùng biển. Đề xuất giải pháp khả thi cho khai thác thủy sản
hướng đến phát triển bền vùng nghề cá.
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Công trình nghiên cứu tập trung vào các nội dung chính, cụ thể: i) Thực trạng
khai thác nguồn lợi thủy sản ven bờ huyện Núi Thành; ii) Đánh giá tính hợp lý của khai
thác nguồn lợi vùng biển Núi Thành; iii) Đề xuất giải pháp, mô hình quản lý nhằm khai
thác hợp lý NLTS.
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
Hoaṭ đôṇg khai thác thủy sản taị vùng biển ven bờ huyêṇ Núi Thành thời gian
từ 2012 - 2015.
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp: gồm nghiên cứu tài liệu và số liệu thống kê sẵn có.
Thu thập số liệu sơ cấp: qua thưc̣ điạ trên biển, bến cá và phiếu khảo sát ngư dân
3.3.3. Phương pháp chọn cỡ mẫu và thu mẫu ngẫu nhiên
Từ số liệu thống kê đạt được sau quá trình phân tích, trích lọc và xử lý số liệu
thống kê, chúng tôi xác định được nhóm tàu thuyền thực tế khai thác ở vùng biển ven
bờ để làm căn cứ xác định số lượng tàu thuyền khai thác cần nghiên cứu và đánh giá.
Bảng 3.2: Thống kê tàu thuyền theo nghề dải công suất, địa phương
TT Nghề
Địa phương
Tỉnh Quảng Nam
Tỉnh khác Tổng Huyện Núi Thành Huyện khác Tam Hải Tam Quang Tam Tiến Tam Hòa Xã khác
Công suất (CV)
1 Rê <20 153 50 11 50 58 0 0 322 20-45 4 5 2 6 4 0 0 21
12
2 Kéo <20 16 1 1 2 1 0 0 21 20 - 400 0 7 88 26 0 0 22 143
3 Câu <20 14 19 19 2 0 0 0 54 20-45 2 61 1 0 0 0 0 64
4 Lặn <20 125 2 0 10 0 0 0 137 20-45 0 0 0 0 0 0 0 0
5 Mành <20 8 0 41 0 0 0 0 49 20 - 45 1 0 10 0 0 0 0 11
6 Vây <20 0 0 0 0 0 0 0 0 20-45 6 20 21 1 1 0 0 49
Tổng 329 165 194 97 64 0 22 871
3.3.4. Phương pháp điều tra kích thước sản phẩm khai thác
Chúng tôi thực hiện 4 đợt khảo sát vào các tháng 01, 05, 08, 10/2014 để xác định
kích thước, thành phần sản phẩm khai thác.
3.3.5. Phương pháp xác định sản lượng khai thác
Theo hướng dẫn của FAO [58], tổng sản lượng khai thác được ước tính theo các
yếu tố chı́nh gồm: Năng suất khai thác, hê ̣số khai thác BAC, sản lượng khai thác của
từng nghề, tổng sản lượng khai thác của toàn vùng biển...
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TẠI VÙNG BIỂN VEN BỜ
HUYỆN NÚI THÀNH
4.1.1. Thực trạng tàu thuyền hoạt động ven bờ huyện Núi Thành
4.1.1.1. Cơ cấu tàu thuyền khai thác ven bờ giai đoạn 2011 – 2014
Cơ cấu tàu thuyền từ năm 2011 – 2014 được trình bày qua Bảng dưới đây:
Bảng 4.1: Tàu thuyền khai thác ven bờ huyện Núi Thành qua các năm
TT Nghề khai thác Năm (ĐVT: tàu thuyền) 2011 2012 2013 2014
1 Nghề lưới Rê 240 275 330 343
2 Nghề lưới Kéo 75 100 157 164
3 Nghề Câu 100 101 110 118
4 Nghề Mành 45 51 60 60
5 Nghề Lặn 119 131 134 137
6 Nghề Vây 45 49 49 49
Tổng 624 707 840 871
13
4.1.2. Thực trạng về cấu trúc ngư cụ
Bảng 4.6: Thống kê tình trạng kích thước ngư cụ khai thác
TT Ngư cụ
Kích thước mắt lưới tối thiểu ở bộ phận giữ cá (mm) Sử dụng kết hợp ánh sáng (W)
Thực tế Quy định Tỷ lệ vi phạm Thực tế Quy định Tỷ lệ vi phạm 1 Nghề lưới Rê - Lưới rê cá chuồn 20 ÷ 25 68,75 - Lưới rê cá đáy 100 ÷ 150
- Lưới rê ba lớp
48 ÷ 50 Lớp ngoài: 2