Tóm tắt Luận án KIểm toán trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực hiện

Từ khi có Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI), các cấp uỷ đảng, lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương đã chỉ đạo, triển khai công tác đánh giá cán bộ, đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ vẫn còn nhiều bất cập, chưa sát thực tế do công tác đánh giá của một số cấp ủy đảng còn nể nang vì là người trong nội bộ đơn vị khó đánh giá. Công tác đánh giá cán bộ chỉ thực sự hiệu quả khi được thực hiện bởi một cơ quan độc lập, có chuyên môn toàn diện do KTNN chủ trì. Theo kinh nghiệm quốc tế, Kiểm toán trách nhiệm kinh tế (KTTNKT) đối với cán bộ lãnh đạo các cấp, các DNNN là một biện pháp quan trọng để kiểm tra, đánh giá một cách xác đáng nhất trách nhiệm kinh tế người đứng đầu đơn vị; đồng thời đây cũng là một biện pháp tốt để làm tốt công tác bảo vệ cán bộ. Qua nghiên cứu các vấn đề lý luận, nhất là nghiên cứu về KTTNKT đối với cán bộ lãnh đạo ở Trung Quốc cũng như tình hình thực tiễn của nước ta hiện nay trong công tác cán bộ và công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí cho thấy kinh nghiệm của Trung Quốc có thể giúp chúng ta tiếp thu có chọn lọc để áp dụng phù hợp với thực tiễn và yêu cầu của Việt Nam Mặt khác công tác KTTNKT của cán bộ quản lý hiện nay chưa được KTNN quan tâm đúng mức, các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của KTTNKT của cán bộ quản lý còn chưa nhiều, đặc biệt trong phạm vi KTNN. Là môt kiểm toán viên nhà nước, bản thân Tác giả đã nhiều năm nghiên cứu thực hiện Đề tài: “Kiểm toán trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực hiện” với mục tiêu sử dụng những kiến thức đã được nghiên cứu góp phần nâng cao vị thế, vai trò của KTNN, nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong việc quản lý tài chính công, tài sản côn

pdf7 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án KIểm toán trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực hiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Từ khi có Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI), các cấp uỷ đảng, lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương đã chỉ đạo, triển khai công tác đánh giá cán bộ, đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ vẫn còn nhiều bất cập, chưa sát thực tế do công tác đánh giá của một số cấp ủy đảng còn nể nang vì là người trong nội bộ đơn vị khó đánh giá. Công tác đánh giá cán bộ chỉ thực sự hiệu quả khi được thực hiện bởi một cơ quan độc lập, có chuyên môn toàn diện do KTNN chủ trì. Theo kinh nghiệm quốc tế, Kiểm toán trách nhiệm kinh tế (KTTNKT) đối với cán bộ lãnh đạo các cấp, các DNNN là một biện pháp quan trọng để kiểm tra, đánh giá một cách xác đáng nhất trách nhiệm kinh tế người đứng đầu đơn vị; đồng thời đây cũng là một biện pháp tốt để làm tốt công tác bảo vệ cán bộ. Qua nghiên cứu các vấn đề lý luận, nhất là nghiên cứu về KTTNKT đối với cán bộ lãnh đạo ở Trung Quốc cũng như tình hình thực tiễn của nước ta hiện nay trong công tác cán bộ và công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí cho thấy kinh nghiệm của Trung Quốc có thể giúp chúng ta tiếp thu có chọn lọc để áp dụng phù hợp với thực tiễn và yêu cầu của Việt Nam Mặt khác công tác KTTNKT của cán bộ quản lý hiện nay chưa được KTNN quan tâm đúng mức, các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của KTTNKT của cán bộ quản lý còn chưa nhiều, đặc biệt trong phạm vi KTNN. Là môt kiểm toán viên nhà nước, bản thân Tác giả đã nhiều năm nghiên cứu thực hiện Đề tài: “Kiểm toán trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực hiện” với mục tiêu sử dụng những kiến thức đã được nghiên cứu góp phần nâng cao vị thế, vai trò của KTNN, nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong việc quản lý tài chính công, tài sản công. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của Đề tài là phát triển lý luận về KTTNKT của các nhà quản lý, xác định các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển KTTNKT và đưa các giải pháp hoàn thiện công tác KTTNKT của cán bộ quản lý do KTNN Việt Nam thực hiện. Các mục tiêu cụ thể gồm: Thứ nhất, Phát triển, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về KTTNKT) của cán bộ quản lý; xác định các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển KTTNKT của cán bộ quản lý; Thứ hai, Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về KTTNKT của cán bộ quản lý, đặc biệt tại KTNN Trung Quốc để rút ra bài học kinh nghiệm có giá trị tốt cho KTTNKT của cán bộ quản lý do KTNN Việt Nam thực hiện; Thứ ba, Nghiên cứu thực trạng công tác KTTNKT của cán bộ quản lý do KTNN Việt Nam thực hiện trên khía cạnh pháp lý, các quy định, hướng dẫn hiện hành cũng như thực tế công tác KTNNKT hiện nay; nghiên cứu, khảo sát để xác định được các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển công tác KTTNKT của cán bộ quản lý. Thứ tư, Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác KTTNKT của cán bộ quản lý do KTNN thực hiện và đề xuất hoàn thiện quy trình, hướng dẫn KTTNKT của cán bộ quản lý do KTNN Việt Nam thực hiện; Thứ năm, Đề xuất một số kiến nghị với Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Tổng KTNN và các cơ quan liên quan để triển khai và phát triển công tác KTTNKT của cán bộ quản lý do KTNN thực hiện. 3. Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng KTTNKT đối với cán bộ quản lý do Kiểm toán nhà nước Việt Nam thực hiện có gì hạn chế? Nhân tố nào tác động tới KTTNKT đối với cán bộ quản lý kinh tế tại các tổ chức công do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực hiện? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là KTTNKT của cán bộ quản lý và các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển KTTNKT của cán bộ quản lý. Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong các cuộc kiểm toán NS, tiền và tài sản nhà nước của KTNN thực hiện trong giai đoạn 2011-2015. Do định nghĩa về cán bộ quản lý khá rộng nên Đề tài tập trung vào các cán bộ quản lý chủ yếu bao gồm cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước và cán bộ lãnh đạo quản lý DNNN có liên quan đến việc quản lý sử dụng tài chính công và tài sản công. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện luận án là Phương pháp nghiên cứu định lượng (để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển KTTNKT của cán bộ quản lý) và định tính, để thực hiện phương pháp này, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến các cán bộ làm công tác kiểm toán tại KTNN, đầu tiên tác giả xây dựng Bảng hỏi khảo sát sau đó sàng lọc ý kiến, từ đó thực hiện phân tích kết quả nghiên cứu thông qua phần mềm SPSS. Lượng kiểm toán viên được lựa chọn là 300 người vì đây là công trình nghiên cứu cần có sự chính xác, với cỡ mẫu 300 người là cỡ mẫu tối thiểu để đạt được độ chính xác của việc nghiên cứu, đối tượng được sử dụng trong 2 nghiên cứu và phỏng vấn bao gồm những cán bộ quản lý, những kiểm toán viên có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên, những cán bộ kiểm toán có hệ số lương khác nhau đang công tác tại KTNN. Ngoài việc bổ sung cơ sở lý luận về KTTNKT, bài học kinh nghiệm về KTTNKT trên thế giới, Tác giả đánh giá thực trạng công tác KTTNKT đối với cán bộ quản lý; xác định nguyên nhân và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển KTTNKT tại KTNN để đưa ra các kiến nghị, giải pháp trong thời gian sắp tới. Đối với việc xác định các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển KTTNKT đối với cán bộ quản lý (nghiên cứu định lượng). Tác giả sử dụng mô hình lý thuyết lý thuyết của Polltit & cộng sự (1999), sử dụng mô hình đầu vào - đầu ra (mô hình logic) trong nghiên cứu và kết quả nghiên cứu các đề tài trong nước để thiết lập mô hình các nhân tố tác động đến hoạt động KTTNKT đối với cán bộ quản lý trong các tổ chức sử dụng tài chính công, tài sản công ở Việt Nam. Mô hình nghiên cứu đề xuất để xác định các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển KTTNKT của cán bộ quản lý là: Nhóm nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội; nhóm nhân tố khả năng của KTNN; nhóm nhân tố về các đối tượng, khách thể được kiểm toán; nhóm nhân tố quan điểm xây dựng và phát triển kiểm toán. 6. Đóng góp của Đề tài Thứ nhất, Phát triển, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về KTTNKT) của cán bộ quản lý; xác định các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển KTTNKT của cán bộ quản lý; Thứ hai, Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về KTTNKT của cán bộ quản lý, đặc biệt tại KTNN Trung Quốc để rút ra bài học kinh nghiệm có giá trị tốt cho KTTNKT của cán bộ quản lý do KTNN Việt Nam thực hiện; Thứ ba, Nghiên cứu thực trạng công tác KTTNKT của cán bộ quản lý do KTNN Việt Nam thực hiện trên khía cạnh pháp lý, các quy định, hướng dẫn hiện hành cũng như thực tế công tác KTNNKT hiện nay; nghiên cứu, khảo sát để xác định được các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển công tác KTTNKT của cán bộ quản lý. Thứ tư, Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác KTTNKT của cán bộ quản lý do KTNN thực hiện và đề xuất hoàn thiện quy trình, hướng dẫn KTTNKT của cán bộ quản lý do KTNN Việt Nam thực hiện; Thứ năm, Đề xuất một số kiến nghị với Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Tổng KTNN và các cơ quan liên quan để triển khai và phát triển công tác KTTNKT của cán bộ quản lý do KTNN thực hiện. 7. Kết cấu của Luận án Tên Luận án: “Kiểm toán trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực hiện”. Sau phần giới thiệu, Bố cục Luận án gồm 05 chương: Chương 1: Giới thiệu Đề tài nghiên cứu Chương 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu; Chương 3: Những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý; Chương 4: Thực trạng kiểm toán trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý tại Kiểm toán Nhà nước hiện nay; Chương 5: Hoàn thiện kiểm toán trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý do KTNN Việt Nam thực hiện. 3 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Tôn Hiểu Nham (2005) “Kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ quản lý Nhà nước”, ông chỉ ra KTTNKT của cán bộ quản lý tại các đơn vị Nhà nước là quan trọng vì tại các đơn vị công là những đơn vị sử dụng NSNN nên việc xảy ra hiện tượng tiêu cực là dễ thấy. Do đó khi kiểm toán, KTNN phải kiểm toán TNKT đối với cán bộ quản lý. Ông nêu ra rằng kiểm toán TNKT phải kiểm toán được tình trạng tham ô, lãng phí và tình trạng tha hóa đạo đức của những cán bộ quản lý trong các tổ chức công. Crawbath (2001), trong công trình nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng tới kiểm toán cán bộ quản lý” có nói lên rằng kiểm toán cán bộ quản lý là một nhiệm vụ khó thực hiện với lý do các nhân tố ảnh hưởng tới kiểm toán đặc biệt là trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý như: Nhân tố kinh tế, xã hội, đối tượng kiểm toán làm cho kết quả KTTNKT của cán bộ quản lý trở nên ít chính xác vì nó tác động lớn đến các cán bộ kiểm toán làm cho KTV dễ nhận định sai. Smarth Jhon (2000), “Kiểm toán trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý trong cá tổ chức hành chính nhà nước”, trong công trình nghiên cứu của mình tác giả chỉ ra rằng tại các nước xã hội chủ nghĩa, hiện tượng cán bộ quản lý để xảy ra tình trạng thiếu trách nhiệm trong quản lý là xuất phát từ hiện tượng tư lợi cá nhân và lợi ích riêng nên dễ xảy ra hiện tượng tiêu cực làm cho hậu quả là các tổ chức kém phát triển gây lãng phí và thất thoát cho nhà nước làm ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của đất nước do đó phải tăng cường công tác thanh kiểm tra các đơn vị khu vực công nhằm mục đích minh bạch tài chính, giảm thất thoát tiền, tài sản nhà nước. Nath (2005) chỉ ra rằng, có 8 nhân tố được phân loại thành nhóm nhân tố kinh tế, chính trị và xã hội có ảnh hưởng tới việc hình thành kiểm toán trong các tổ chức công gồm: Vai trò Tổng KTNN; yêu cầu từ các cấp chính quyền; chính sách tài khóa; áp lực từ các nhóm lợi ích (chính trị gia, phương tiện truyền thông...); vai trò của các ủy ban trong quốc hội; thay đổi luật và quy định; tác động của nghề nghiệp kế toán, kiểm toán; thay đổi cơ cấu tổ chức của SAI. Trong số 8 nhân tố trên, có 3 nhân tố (gồm ủy ban kế toán công, quốc hội và phương tiện truyền thông) đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển Kiểm toán, các nhân tố này có ảnh hưởng làm tăng cầu về kiểm toán. Pollit và Cộng sự (1997, 1999) đưa ra quan điểm chức năng kiểm toán trong các tổ chức công không chỉ đơn giản là áp dụng những kỹ thuật kiểm toán phù hợp mà còn bao hàm khía cạnh quản lý được áp dụng trong mô hình quản trị công mới. Pollit cho rằng thay đổi trên phương diện kỹ thuật kiểm toán trong các tổ chức công quyết định loại hình kiểm toán và tiến trình phát triển, nhưng những thay đổi kỹ thuật kiểm toán chỉ xuất hiện cùng với những thay đổi trong cải cách quản trị công. Trên bằng chứng thực nghiệm khảo sát tại 05 quốc gia khác nhau bao gồm Phần Lan, Pháp, Hà Lan, Thủy Điển và Anh (thông qua nghiên cứu tình huống), Pollitt & cộng sự (1999) đã đưa ra mô hình đầu ra, đầu vào (mô hình logic) để thiết lập mô hình các nhân tố tác động đến hoạt động kiểm toán. Pollit và Cộng sự (1997, 1999) nhấn mạnh đến các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược kiểm toán là: các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội; khả năng các SAI (trình độ, kỹ năng KTV và khả năng thực hiện nhiệm vụ của các SAI); đặc điểm của đối tượng được kiểm toán; quan điểm xây dựng và phát triển kiểm toán của các SAI. Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã chỉ ra sự cần thiết phải thực hiện KTTNKT của cán bộ quản lý đối với lĩnh vực công nhằm mục tiêu phòng chống tham nhũng, minh bạch tài chính công; các công trình đã tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng công tác kiểm toán và đã chỉ ra được một số nhóm nhân tố ảnh hưởng công tác kiểm toán: như yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội; yếu tố về đặc thù của đơn vị được kiểm toán; yếu tố về năng lực của các SAI 2.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam Về KTTNKT đã có một số công trình khoa học được công bố như: GS.TS Vương Đình Huệ (2003) đã đưa ra lý luận chung ban đầu về KTTNKT và có xây dựng sơ bộ quy trình KTTNKT đối với cán bộ quản lý. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ đã đưa ra được cơ sở lý luận cùng mô hình KTTNKT đối với cán bộ quản lý và có đưa ra lộ trình từ 2003 đến 2010 đưa hoạt động KTTNKT vào nền nếp. Đây là Đề tài nghiên cứu khoa học đầu tiên về KTTNKT, đặt nền móng về khái niệm, đặc trưng, xây dựng cơ sở lý luận, quy trình KTTNKT đối với cán bộ quản lý;. Nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang (2007), trên Tạp chí Kiểm toán (KTNN Việt Nam góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Tạp chí Kiểm toán, Số 9 (82) - tháng 9/2007 (tr6 - 8)), đã có quan điểm cần phải KTTNKT đối với cán bộ được đề bạt, mãn nhiệm kỳ nhằm chống tham nhũng, lãng phí NS, tài sản nhà nước. Có thể nói đây là tuyên bố bước đầu cho quyết tâm đặt nền móng KTTNKT của một thành viên của Bộ Chính trị. Tiếp đến, ngày 18/07/2009, tại cuộc họp giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và KTNN bàn về Đề án Chiến lược Phát triển KTNN đến 2015 và tầm nhìn 2020 có đặt ra mục tiêu sẽ nghiên cứu ban hành cơ sở pháp lý thực hiện KTTNKT trước khi bổ nhiệm và mãn nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo. 4 Phạm Tiến Dũng (2016) trên Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 477 - tháng 9/2016 (tr35 - 37) đã có bài viết nghiên cứu về KTTNKT của cán bộ quản lý, đưa ra khái niệm, đặc trưng của KTTNKT của cán bộ quản lý; Phạm Tiến Dũng (2016) trên Tạp chí Tài chính - tháng 9/2016 (tr23-25) đã có bài viết nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện KTTNKT tại Việt Nam và đề xuất các giải pháp để triển khai KTTNKT của cán bộ quản lý do KTNN Việt Nam thực hiện; Phạm Tiến Dũng (2016) trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo và Tạp chí nghiên cứu Khoa học Kiểm toán (tháng 10/2016) đã có bài viết về kinh nghiệm của Trung Quốc đối với KTTNKT với cán bộ quản lý; Phạm Tiến Dũng, Nguyễn Thị Hạnh Duyên (2017) trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo (tháng 02/2017) đã có bài viết về các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển KTTNKT của cán bộ quản lý do KTNN Việt Nam thực hiện. Trong bài viết đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của KTTNKT là đặc thù của các tổ chức công, năng lực kiểm toán, khả năng KTTNKT của KTNN, yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội...; Nguyễn Đình Hựu (2002) đã có bài viết nghiên cứu về vị trí, chức năng và phương thức hoạt động của Tòa Kiểm toán Pháp trong đó đặc biệt nhất mạnh đến hình thức kiểm toán tài phán. Tòa Kiểm toán được thành lập dưới hình thức một tòa án tư pháp, có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm kinh tế của các nhân viên kế toán công trong trường hợp có vi phạm và có quy chế thẩm phán xét xử và có quyền tài phán. Phạm Anh Tuấn (2014) trên Tạp chí Kiểm toán, Số Xuân - tháng 1/2014 (tr10 - 11) có để xuất tăng cường chức năng khởi tố vụ án cho KTNN Việt Nam để tăng cường công tác phòng chống tham nhũng vì các hành vi tham nhũng ngày càng phức tạp, tinh vi, thô bạo với quy mô lớn, liên quan nhiều cấp, nhiều ngành. Bùi Thị Thúy (2014) tại Luận án tiến sĩ kinh tế với Đề tài: "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" đã hệ thống hóa 16 nhân tố ảnh hưởng (các nhân tố này có thể kế thừa trong Luận án) tới chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam hiện nay, được chia thành 3 nhóm, gồm: Nhóm nhân tố bên ngoài, nhóm nhân tố về kiểm toán viên và nhóm nhân tố công ty kiểm toán. Trong số này, tác giả phát triển 12 tiêu chí đo lường 3 nhân tố thuộc nhóm Bên ngoài (Môi trường pháp lý, Doanh nghiệp niêm yết và Kiểm soát bên ngoài và khác) phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam. Đặng Anh Tuấn (2015) tại Luận án tiến sĩ kinh tế đã có nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến kiểm toán trong lĩnh vực công tại Việt Nam (các nhân tố này có thể kế thừa trong Luận án). Có thể nói, đây là một trong những công trình đầu tiên trong nước có nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm toán trong lĩnh vực công tại Việt Nam do KTNN Việt Nam thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 04 nhóm nhân tố ảnh hưởng hoạt động kiểm toán trong lĩnh vực công là: (1) Nhân tố chính trị; (2) Nhân tố khả năng của KTNN; (3) Nhân tố kỹ năng của KTV; (4) Nhân tố kinh tế. Trong đó quan trọng nhất là phát hiện việc phát triển công tác kiểm toán phụ thuộc vào nhân tố nội tại (khả năng nội tại của KTNN, kỹ năng của KTV) hơn là các nhân tố bên ngoài (nhân tố chinh trị, kinh tế). Mặt khác nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tại những nước đang phát triển, mức độ minh bạch và trách nhiệm giải trình chưa cao thì nhu cầu về KTTNKT là rất cao do khả năng "cung" còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu. Nhìn chung các đề tài trong và ngoài nước mới chỉ bước đầu xây dựng cơ sở lý luận chung về KTTNKT; bước đầu xây dựng khái niệm KTTNKT đối với cán bộ quản lý, đặc trưng, vai trò, lịch sử hình thành, phát triển của KTTNKT; những bài học kinh nghiệm của các SAI trên thế giới đối với KTNN Việt Nam việc xây dựng, phát triển KTTNKT đối với cán bộ quản lý. Chưa có công trình nào nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển của KTTNKT đối với cán bộ quản lý hoặc thực trạng công tác KTTNKT, vai trò của KTTNKT đối với việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán và tái diễn các sai phạm. Các đề tài cũng chưa đưa ra các giải pháp cụ thể, đặc biệt chưa có giải pháp đưa KTTNKT vào Nghị quyết của Trung ương Đảng; quy trình, hướng dẫn kiểm toán còn khá đơn giản và chưa tính đến sử dụng lực lượng liên ngành của các cơ quan hành pháp, tư pháp 5 CHƯƠNG 3 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN TRÁCH NHIỆM KINH TẾ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ 3.1. Cán bộ quản lý và trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý Định nghĩa về cán bộ quản lý rất rộng. Trong phạm vi của Đề tài thì khái niệm cán bộ quản lý chủ yếu bao gồm cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước tại địa phương và cán bộ lãnh đạo quản lý DNNN có liên quan đến việc quản lý sử dụng tài chính công và tài sản công. Trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý là trách nhiệm cá nhân cán bộ quản lý trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Để tăng cường trách nhiệm kinh tế phải xây dựng chế độ trách nhiệm kinh tế bao gồm các quy định xác định rõ trách nhiệm kinh tế của từng cá nhân, tổ chức trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước. 3.2. Kiểm toán trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý 3.2.1. Khái quát chung về kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ quản lý KTTNKT đối với cán bộ quản lý là hoạt động kiểm tra và đánh giá của cơ quan KTNN về trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý trong nhiệm kỳ công tác thông qua việc kiểm tra, đánh giá tính trung thực, hợp pháp và hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động kinh tế liên quan khác của địa phương, đơn vị do họ lãnh đạo. Một số đặc trưng của KTTNKT đối với cán bộ quản lý: Thứ nhất, KTTNKT là một loại hình kiểm toán hỗn hợp, chủ yếu là kiểm toán tuân thủ có kết hợp với kiểm toán hoạt động đối với các hoạt động kinh tế và quản lý tài chính công, tài sản công gắn với trách nhiệm quản lý, điều hành của cán bộ lãnh đạo; Thứ hai, KTTNKT là loại hình kiểm toán phức tạp, phải được thực hiện bởi các KTV có kinh nghiệm; phải phối hợp nhiều cơ quan để thực hiện; có tính "nhạy cảm chính trị rất cao" nên tuyệt đối phải bảo mật thông tin trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Thứ ba, KTTNKT có thể coi là một dạng kiểm toán hỗn hợp, được thực hiện trong cùng một cuộc kiểm toán các nội dung kiểm toán BCTC, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động nếu xét về nội dung kiểm toán. Thứ tư, KTTNKT đối với cán bộ lãnh đạo có phạm vi chủ yếu chỉ liên quan đến lĩnh vực quản lý tài chính công, tài sản công của đơn vị có liên quan đến trách nhiệm quản lý của người cán bộ lãnh đạo quản lý. Trách nhiệm này được xác định trên cơ sở chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ có thẩm quyền, trong thời gian nhiệm kỳ mà người cán bộ đó giữ chức vụ lãnh đạo đơn vị. Thứ năm, cơ quan KTNN và KTV nhà nước là đơn vị thực hiện chính công việc này do đây là loại hình đặc thù liên quan đến kiểm tra, đánh giá cán bộ của nhà nước nên chủ thể kiểm toán chỉ có thể là KTNN,
Luận văn liên quan