Hiệu quả của quá trình sản xuất tùy thuộc rất nhiều vào chất
lượng của công tác lập kế hoạch sản xuất. Việc có kế hoạch giúp cho
công tác sản xuất được vận hành hiệu quả giảm thiểu chi phí, nâng
cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Những năm qua, hoạt động sản xuất của Công ty Cổ phần
Giấy Sài Gòn Miền Trung gặp nhiều khó khăn do việc xuất hiện
ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh hơn trong ngành với công nghệ
tiên tiến hơn. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất của Công ty lộ rõ
nhiều bấp cập như chưa có kế hoạch sản xuất bài bản, các hoạt động
sản xuất chưa thành hệ thống chặt chẽ hiệu quả nên chưa có sự phối
hợp nhuần nhuyễn trong các bộ phận. Còn tồn tại tình trạng lãng phí
năng lực sản xuất và giao hàng chậm trễ cho khách hàng. Hàng làm
ra bị lỗi khá nhiều, thời gian lưu kho dài dẫn đến tốn kém nhiều kinh
phí kho bãi, bảo quản. Do đó, công tác lập kế hoạch sản xuất luôn là
mối quan tâm thường xuyên của các nhà quản lý trong Công ty và là
công tác cần nhiều khắc phục nhất hiện nay. Do vậy, đề tài “Lập kế
hoạch cho sản xuất theo đơn hàng - Tình huống tại Công ty cổ
phần Giấy Sài Gòn miền Trung” được lựa chọn để thực hiện luận
văn Thạc sỹ với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quản trong
công tác sản xuất tại Công ty
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Lập kế hoạch cho sản xuất theo đơn hàng - Tình huống tại Công ty cổ phần giấy Sài gõn miền trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LÊ ĐỨC TÀI
LẬP KẾ HOẠCH CHO SẢN XUẤT THEO ĐƠN HÀNG -
TÌNH HUỐNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY SÀI GÕN
MIỀN TRUNG
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.01.02
Đà Nẵng - Năm 2017
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. LÊ THỊ MINH HẰNG
Phản biện 1: GS. TS. Lê Thế Giới
Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Tài Phúc
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh
tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 19 tháng 8 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiệu quả của quá trình sản xuất tùy thuộc rất nhiều vào chất
lượng của công tác lập kế hoạch sản xuất. Việc có kế hoạch giúp cho
công tác sản xuất được vận hành hiệu quả giảm thiểu chi phí, nâng
cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Những năm qua, hoạt động sản xuất của Công ty Cổ phần
Giấy Sài Gòn Miền Trung gặp nhiều khó khăn do việc xuất hiện
ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh hơn trong ngành với công nghệ
tiên tiến hơn. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất của Công ty lộ rõ
nhiều bấp cập như chưa có kế hoạch sản xuất bài bản, các hoạt động
sản xuất chưa thành hệ thống chặt chẽ hiệu quả nên chưa có sự phối
hợp nhuần nhuyễn trong các bộ phận. Còn tồn tại tình trạng lãng phí
năng lực sản xuất và giao hàng chậm trễ cho khách hàng. Hàng làm
ra bị lỗi khá nhiều, thời gian lưu kho dài dẫn đến tốn kém nhiều kinh
phí kho bãi, bảo quản. Do đó, công tác lập kế hoạch sản xuất luôn là
mối quan tâm thường xuyên của các nhà quản lý trong Công ty và là
công tác cần nhiều khắc phục nhất hiện nay. Do vậy, đề tài “Lập kế
hoạch cho sản xuất theo đơn hàng - Tình huống tại Công ty cổ
phần Giấy Sài Gòn miền Trung” được lựa chọn để thực hiện luận
văn Thạc sỹ với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quản trong
công tác sản xuất tại Công ty.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống các lý thuyết về lập kế hoạch sản xuất theo đơn
hàng;
Thực hiện phân tích thực trạng về lập kế hoạch sản xuất theo
đơn hàng đối với sản phẩm giấy tại Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn
2
Miền Trung;
Đề xuất một số phương án lập kế hoạch sản xuất theo đơn
hàng cho sản phẩm giấy tại Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn Miền
Trung.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiêncứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác lập kế hoạch sản xuất sản
phẩm giấyCông ty cổ phần Giấy Sài Gòn miền Trung.
Phạmvi: Nghiên cứu kế hoạch sản xuất về sản phẩm giấy xeo
cuộn tại Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn miền Trung trong giai đoạn
từ năm 2014 - 2016 vàGiải pháp về lập kế hoạch giai đoạn 2017 –
2020.
4. Phƣơng pháp nghiêncứu
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, cụ thể:
Phương pháp định tính; phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp; tổng
hợp những lý thuyết chung về lập kế hoạch sản xuất trong một doanh
nghiệp; phân tích thực trạng công tác sản xuất của Công ty.
5. Bố cục của đề tài
Chương 1: Lý luận chung về sản xuất, hoạch định trong doanh
nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hoạch định sản xuất sản phẩm giấy xeo
cuộn tại Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn miền Trung.
Chương 3: Lập kế hoạch sản xuất theo đơn hàng đối với sản
phẩm giấy xeo tại Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn miền Trung.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Có nhiều tài liệu tham khảo nhiều về lập kế hoạch sản xuất.
Điển hình như:
* Tài liệu nước ngoài: Giáo trình Production and Operations
Management (With Skill Development, Caselets and Cases) của hai
3
tác giả S. Anil Kumar và N. Suresh.
* Tài liệu trong nước:
- Tác giả Lê Thị Như Sương với luận văn Hoàn thiện công
tác lập kế hoạch sản xuất tại Nhà máy An Hải – Công ty Cổ phần
Thủy sản Bình Định, bảo vệ luận văn thạc sỹ tại Đại học Đà Nẵng
vào năm 2013.
- Tác giả Ngô Thái Hiếu với đề tài luận văn thạc sỹ Một số
giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công
ty cổ phần sữa TH, Bảo vệ thành công tại Đại học bách khoa Hà Nội
vào năm 2013.
4
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN XUẤT, HOẠCH ĐỊNH TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁT QUÁT VỀ SẢN XUẤT
1.1.1. Khái niệm về sản xuất
Hoạt động sản xuất là một phần của doanh nghiệp, liên quan
đến việc chuyển đổi một loạt các yếu tố đầu vào thành sản phẩm đầu
ra đáp ứng được mức chất lượng cần thiết.
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của sản xuất
Sản xuất giữ vai trò quan trọng trong việc sáng tạo giá trị cho
khách hàng.
Trong doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động sản xuất có ý nghĩa
quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Ở phạm vi
nền kinh tế, chức năng sản xuất của doanh nghiệp đóng vai trò quyết
định trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ phong phú để nâng cao
mức sống toàn xã hội. Ở phạm vi thế giới, khả năng sản xuất sẽ là
chìa khóa thành công của mỗi nước.
1.2. HỆ THỐNG SẢN XUẤT
1.2.1. Khái niệm
Hệ thống sản xuất là nơi tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh của một
doanh nghiệp. Đây là nơi các nguồn tài nguyên được tập hợp, đưa
vào một hệ thống hoàn chỉnh để kết hợp.
1.2.2. Loại hình sản xuất
Loại hình sản xuất thể hiện đặc tính tổ chức - kỹ thuật của nơi
sản xuất, được quy định bởi trình độ chuyên môn hóa, số chủng loại
hàng hóa và tính ổn định của đối tượng chế biến nơi làm việc.
5
1.2.3. Phân loại loại hình sản xuất
* Sản xuất hàng loạt: Mỗi bộ phận sản xuất phải gia công chế
biến nhiều loại sản phẩm được lặp đi lặp lại theo chu kỳ.
* Sản xuất theo đơn hàng
Theo hình thức này quá trình sản xuất chỉ được tiến hành khi
xuất hiện những yêu cầu cụ thể của khách hàng về sản phẩm.
1.3. QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
Quản trị sản xuất chính là quá trình thiết kế, hoạch định, tổ
chức điều hành và kiểm tra theo dõi hệ thống sản xuất nhằm thực
hiện những mục tiêu sản xuất đã đề ra.
Mục đích của quản trị sản xuất là làm cho hoạt động sản xuất
đạt được mục tiêu mà kế hoạch đã đề ra.
1.4. TIẾN TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT THEO ĐƠN
HÀNG
1.4.1. Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm
Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm là xuất phát điểm của quản
trị sản xuất. Kết quả dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm chính là cơ
sở để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch các nguồn
lực sản xuất cần có.
Hai phương pháp thường sử dụng trong dự báo nhu cầu sản
xuất: Phương pháp dự báo định tính; các phương pháp dự báo định
lượng.
1.4.2. Hoạch định năng lực sản xuất doanh nghiệp
- Khái niệm: Năng lực sản xuất hay còn gọi là công suất là khả
năng sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ của máy móc thiết bị,
lao động và các bộ phận của một doanh nghiệp trong một đơn vị thời
gian nhất định (tháng, quý, năm...) trong điều kiện xác định.
- Phân loại năng lực sản xuất gồm:Công suất thiết kế, Công
6
suất mong đợi (công suất hiệu quả).
+ Công suất thực tế.
Công thức mức hiệu quả của công suất:
Mức hiệu quả của
công suất
=
Công suất thực tế
x 100%
Công suất hiệu quả
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định năng lực sản xuất: Nhu
cầu sản phẩm và đặc điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ; đặc điểm và tính
chất của công nghệ sử dụng; yếu tố về con người; diện tích mặt bằng,
nhà xưởng; những yêu cầu của doanh nghiệp; các yếu tố bên ngoài
khác.
1.4.3. Hoạch định tổng hợp
a. Bản chất hoạch định tổng hợp
Hoạch định tổng hợp là lập kế hoạch sản xuất trung hạn có độ
dài từ 12 – 18 tháng nhằm biến đổi mức sản xuất đáp ứng nhu cầu
biến đổi. [7]
b. Các chiến lược trong hoạch định tổng hợp
* Chiến lược thuần tuý
Chiến lược này gồm 08 chiến lược cụ thể: Thay đổi mức tồn
kho; thay đổi nhân lực theo mức cầu; thay đổi cường độ lao động
của nhânviên; hợp đồng phụ; sử dụng nhân công làm việc bán thời
gian; tác động đến cầu; đặt cọc trước; sản xuất sản phẩm hỗn hợp
theo mùa.
* Chiến lược hỗn hợp
Chiến lược hỗn hợp là loại chiến lược kết hợp hai hay nhiều
chiến lược đơn thuần có khả năng kiểm soát được.
c. Các phương pháp hoạch định tổng hợp
- Phương pháp trực giác
- Phương pháp biểu đồ và phân tích chiến lược
7
- Phương pháp cân bằng tối ưu
1.4.4. Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
Tiến trình hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu gồm 04 bước
sau: Phân tích kết cấu sản phẩm; tính tổng nhu cầu; tính nhu cầu
thực; xác định thời gian phát đơn đặt hàng hoặc lệnh sản xuất.
1.4.5. Điều độ và kiểm soát sản xuất
a. Khái niệm và vai trò của điều độ sản xuất
Điều độ sản xuất là khâu tổ chức, chỉ đạo triển khai hệ thống
tổ chức sản xuất đã được thiết kế, nhằm biến các mục tiêu dự kiến và
kế hoạch sản xuất thành hiện thực.
b. Lập kế hoạch tiến độ sản xuất
Lập kế hoạch tiến độ sản xuất bao gồm các công việc chủ yếu
là xác định số lượng và khối lượng công việc, tổng thời gian phải
hoàn thành tất cả các công việc, thời điểm bắt đầu và kết thúc của
từng công việc, thứ tự thực hiện các công việc.
c. Phân công việc trên một máy trong hệ thống sản xuất bố
trí theo quá trình
Thông thường, doanh nghiệp tiến hành sắp xếp theo các
nguyên tắc ưu tiên và so sánh giữa các phương án đó để lưạ chọn
phương án hợp lý, có nhiều chỉ tiêu trộihơn.
d. Phương pháp phân giao công việc cho nhiều đối tượng
- Phương pháp Johnson bố trí thứ tự thực hiện n công việc trên
2máy
- Lập lịch trình n công việc cho 3 máy
8
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH SẢN XUẤT PHẨM GIẤY XEO
CUỘN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY SÀI GÒN
MIỀN TRUNG
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN MIỀN
TRUNG
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh – Sản phẩm sản xuất của
Công ty
Công ty tập trung 2 dòng sản phẩm: Xeo giấy carton và bao bì
carton cao cấp.
2.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
2.1.4. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
a. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động inh doanh của
Công ty trong 3 năm 2014 -2016
Trong giai đoạn những năm gần đây 2014-2016, tốc độ tăng
trưởng doanh thu có tăng nhưng tìm ẩn sự không ổn định.
b. Tình hình nguồn nhân lực tại Công ty
Nhu cầu về lao động của công ty ngày càng tăng. Lao động
nam chiếm tỉ lệ cao hơn so với lao động nữ trong tổng số lao động.
Số lượng và cơ cấu lao động của Công ty nhìn chung đã đáp ứng
được nhu cầu sản xuất.
c. Tình hình thiết bị và công nghệ
Hiện nay Công ty đang sử dụng các máy móc, trang thiết bị
hiện đại, được nhập khẩu từ nước ngoài. Nhìn chung, máy móc thiết
bị tại Công ty đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất sản phẩm trong thời
gian vừa qua.
9
2.2. CÔNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT SẢN PHẨM GIẤY
TẠI CÔNG TY
2.2.1. Sản phẩm sản xuất
Là giấy bao bì carton gồm nhiều chủng loại
2.2.2. Mô tả hệ thống sản xuất
a. Mô tả quy trình sản xuất giấy
Hệ thống sản xuất Xeo giấy trả qua nhiều công đoạn với đặc
điểm công nghệ gián đoạn hoặc liên tục.
b. Đặc điểm các giai đoạn trong quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất gồm 13 giai đoạn chính: Giai đoạn đánh
tơi; sàn lọc tạp chất; phân loại; nghiền; đưa về bể chứa cấp máy xeo;
lưới, tạo hình; hút chân không, thoát nước; công đoạn ép; công đoạn
sấy; công đoạn gia keo; công đoạn sấy lại; công đoạn cuộn lại; công
đoạn chia cuộn.
2.2.3. Tình hình sản xuất và đáp ứng đơn hàng
Trong giai đoạn từ 2014 – 2016, số lượng đơn hàng và sản
lượng sản xuất của Công ty đều tăng cao. Số lượng giao hàng đúng
hạn cũng tăng. Tuy nhiên, số lượng đơn hàng giao sớm có xu hướng
giảm và số lượng đơn hàng trễ hạn cũng tăng lên.
Bảng 1. Tình hình sản xuất và đáp ứng đơn hàng
Chỉ tiêu ĐVT
2014 2015 2016
SL % SL % SL %
Số lượng đơn
hàng
Đơn
hàng 144
100
158
100
165
100
Số lượng sản
xuất Tấn 832
-
1055
-
1355
-
Số lượng đơn
hàng giao
Đơn
hàng
105 72,9 111 70,3 117 70,9
10
Chỉ tiêu ĐVT
2014 2015 2016
SL % SL % SL %
đúng hạn
Số lượng đơn
hàng giao
sớm
Đơn
hàng
15 10,4 21 13,3 16 9,7
Số lượng đơn
hàng trễ hạn
Đơn
hàng
24 16,7 26 16,5 32 19,4
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH SẢN XUẤT
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN MIỀN TRUNG
2.3.1. Thực trạng về công tác dự báo và phân tích nhu cầu
khách hàng
a. Đặc điểm nhu cầu khách hàng
Khách hàng của Sài Gòn miền trung được phân loại như sau:
- Dựa vào đặc điểm khách hàng phân thành: Khách hàng có
liên kết; khách hàng có khả năng tiếp cận.
- Dựa vào phân khúc chất lượng sản phẩm giấy bao bì của thị
trường: Phân khúc chất lượng cao; Phân khúc chất lượng khá; Phân
khúc chất lượng trung bình và thấp. Xu hướng chuyển dịch nhu cầu
hiện nay: Dịch chuyển ít từ phân khúc chất lượng khá đến cao; dịch
chuyển nhiều từ phân khúc chất lượng trung bình/ thấp đến khá
b. Thực trạng về dự báo và phân tích nhu cầu khách hàng
* Công tác dự báo nhu cầu khách hàng
Hằng năm, Ban giám đốc cùng các phòng ban đánh giá các
yếu tố tác động của môi trường vĩ mô và môi trường ngành đểdự báo
các thông tin tình hình cung cầu, sự phát triển của ngành công nghiệp
trong tương quan chung từ đó đề ra những phương án chiến lược và
lập kế hoạch kinh doanh cho Công ty.
11
Phương pháp dự báo nhu cầu sử dụng là phương pháp định
tính gồm: Phân tích đánh của ban quản lý điều hành và thu thập
thông tin thị trường; theo dõi khách hàng của phòng Kế hoạch Kinh
doanh.
* Phân tích nhu cầu khách hàng
- Nhu cầu của khách hàng ít biến động, Công ty ít chịu áp lực
về thời vụ. Tuy nhiên thông thường vào khoảng tháng 3, 4 5, tháng 7,
tháng 9, tháng 10 lượng đơn đặt hàng thường cao hơn các tháng còn
lại trong năm.
- Lượng đặt hàng theo từng khách hàng trung bình 1 tháng:
Hiện nay, các Công ty như Tín Thành, Phú Long, Tân Tấn Lộc và
Tân Nguyên Phước là khách hàng lớn của Công ty. Lượng đặt hàng
qua các năm lớn và có xu hướng tăng qua các năm. Riêng Công ty
Tín Thành sản lượng đặt hàng có sự giảm mạnh.
- Tính mùa vụ trong nhu cầu của từng khách hàng theo tháng:
Nhu cầu của các công ty khách hàng thường rơi vào khoảng từ tháng
3 đến tháng 10. Trong đó, ba công ty lớn nhất theo thứ tự là Phú
Long, Tân Nguyên Phước vàTân Tấn Lộc.
2.3.2. Thực trạng hoạch định năng lực sản xuất
Căn cứ lập kế hoạch sản xuất: Năng lực về số lượng máy móc
thiết bị, công nghệ, lao động, tài chính, nguyên vật liệu sẵn có, tình
hình cung cấp, thu mua các yếu tố đầu vào khác.
* Năng lực của máy móc thiết bị: Có công suất tương đối lớn
và hiện đại. Hầu hết các máy móc phục vụ cho sản xuất xeo giấy
được đầu tư mới từ 2010 trở đi. Công suất tối đa của dây chuyền sản
xuất xeo giấy là 1.600 tấn /tháng.
* Công suất hoạt động của máy móc thiết bị: Tháng 2, tháng 9
là tháng thấp điểm hệ số sử dụng dây chuyền sản xuất thấp. Hầu hết
12
các tháng còn lại trong năm hệ số sử dụng dây chuyền sản suất đều
trên 95%. Các tháng 3, 5, 7 10 hệ số sử dụng vượt 100%.
2.3.3. Hoạch định tổng hợp
Tình hình về xác định số lao động đáp ứng cho sản xuất: Nhìn
chung lượng lao động hiện tại đã đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất
của Công ty.
- Thực trạng về tồn kho sản phẩm: Những năm gần đây, Công
ty duy trì mức tồn kho dưới 100 tấn.
- Thực trạng làm thêm giờ, chờ việc tại Công ty: Hoạt động
sản xuất diễn ra liên tục trong năm. Vào những mùa thấp điểm, Công
ty vẫn duy trì sản xuất để lưu kho sản phẩm nên ít có tình trạng chờ
việc.
2.3.4. Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
Mức dự trữ an toàn được xác định theo cảm tính và chưa thực
sự được Công ty chú trọng để thì đảm bảo được hoạt động sản xuất
mà đỡ tốn kém chi phí lưu kho và thời gian tồn động vốn. Công ty
chưa có kế hoạch bài bản nên dẫn đến tình trạng tồn kho quá nhiều
NVL hoặc thiếu hụt NVL cho sản xuất.
2.3.5. Thực trạng điều độ và kiểm soát sản xuất
Trong 3 năm gần đây,các đơn hàng ở mức tốt nhất và hầu như
đạt 95% công suất máy. Hạn chế tối đa việc giao hàng chậm cho
khách hàng. Tuy nhiên sự kết hợp sản phẩm của các khách hàng là
chưa đạt được hiệu quả cao nhất dẫn đến tình trạng tuy máy hoạt
động gần như hết công suất nhưng hiệu quả mang lại chưa tối ưu.
Công ty sử dụng chức năng của các phòng công nghệ, phòng
kiểm tra chất lượng, kế hoạch kinh doanh để kiểm tra chất lượng sản
phẩm của bộ phận sản xuất. Trong 3 năm qua hầu như không có
hàng bị trả về.
13
Bộ phận sản xuất thỉnh thoảng chạy không theo thứ tự ưu tiên
trong Lệnh sản xuất gây khó khăn cho việc xuất hàng.
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG HOẠCH ĐỊNH SẢN
XUẤT SẢN PHẨM GIẤY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY SÀI
GÒN MIỀN TRUNG
2.4.1. Những mặt đạt đƣợc
- Đã xác định tương đối đầy đủ các căn cứ cho việc lập kế
hoạch.
- Công ty đã xây dựng được quy trình sản xuất khá phù hợp
với hoạt động sản xuất hiện tại. Việc phân công nhiệm vụ trong quy
trình khá rõ ràng, không có sự chồng chéo.
- Công việc lập kế hoạch được thống nhất từ trên xuống dưới
trên cơ sở dựa vào năng lực và cơ sở vật chất hiện có của Công ty.
- Công tác lập kế hoạch và triển khai kế hoạch được thực hiện
một cách linh hoạt, được xem xét hàng tháng để cập nhật sự thay đổi
của thị trường và có hướng điều chỉnh phù hợp.
2.4.2. Những hạn chế
- Các hoạt động nghiên cứu thị trường, dự báo nhu cầu chưa
được Công ty quan tâm đúng mức.
- Chưa xây dựng được kế hoạch sản xuất dài hạn nhằm chủ
động ứng phó với sự thay đổi của môi trường.
- Công tác sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế như quá trình tính
toán ghép khổ trong điều độ sản xuất vẫn chưa tối ưu nên còn tốn
nhiều chi phí. Bộ phận sản xuất thỉnh thoảng chạy không theo thứ tự
ưu tiên trong Lệnh sản xuất gây khó khăn cho việc xuất hàng.
2.4.3. Nguyên nhân
- Ban lãnh đạo chưa quan tâm đúng mức đến công tác lập kế
hoạch sản xuất dài hạn.
14
- Bộ phận lập kế hoạch sản xuất và kiểm soát sản xuất chưa
được đào tạo và nâng cao tay nghề để phù hợp với hoàn cảnh sản
xuất hiện tại.
- Sự gắn kết giữa các khối phòng ban chưa thực sự nhanh
nhạy, dẫn đến các hoạt động xảy ra thiếu sự gắn kết.
- Việc lập kế hoạch sản xuất còn thực hiện thủ công, quá trình
ứng dụng công nghệ thông tin trong tính toán tồn kho, nguyên vật
liệu, ghép khổ,.. còn kém nên năng suất chưa thật hiệu quả.
15
CHƢƠNG 3
LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT THEO ĐƠN HÀNG ĐỐI VỚI
SẢN PHẨM GIẤY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY SÀI GÒN
MIỀN TRUNG
3.1. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
3.1.1. Dự báo xu thế phát triển chung của ngành giấy Việt
Nam đến năm 2020
Bao bì giấy là sản phẩm chính của ngành giấy Việt Nam,
chiếm gần 70% tổng tiêu thụ toàn ngành và 45% tổng kim ngạch nhập
khẩu giấy năm 2015. Ngành bao bì giấy có triển vọng tăng trưởng
khá tốt trong các năm tới. Theo dự báo của Hiệp hội Bao bì Việt
Nam (VINPAS), lĩnh vực đóng gói bao bì sẽ tăng khoảng 15-
20%/năm. Các doanh nghiệp nước ngoài đánh giá ngành bao bì Việt
Nam hiện vẫn ở mức thấp, và mức dự báo tăng trưởng không
dưới 10% trong những năm tới là rất hấp dẫn cho các tập đoàn nước
ngoài trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
Thị trường miền trung đang là một thị trường tiềm năng và sôi
động. Đặc biệt trong năm vừa qua với nhiều đầu tư mới và nhiều
doanh nghiệp mới. Tiêu biểu như: Mp Pack, Nhà máy Tân Long của
Công ty Kiến trúc và Thương Mại Á Châu. Ngoài 2 doanh nghiệp
lớn trên, tại khu vực miền Trung còn rất nhiều các công ty bao bì
carton khác cấp bao bì cho các doanh nghiệp sản xuất trong ngành đồ
uống, thực phẩm, bánh kẹo, hàng thuỷ sản, đồ gỗ xuất khẩu, dược
phẩm, thiết bị y tế...
3.1.2. Định hƣớng phát triển của Công ty Cổ phần Giấy
Sài Gòn miền Trung trong thời gian tới
a. Định hướng chung về hoạt động kinh doanh
b. Phương châm hoạt động
16
c. Chính sách, mục tiêu chất lượng của Công ty
3.2. LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT THEO ĐƠN HÀNG ĐỐI
VỚI SẢN PHẨM GIẤY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY SÀI
GÒN MIỀN TRUNG
3.2.1. Dự báo nhu cầu khách hàng
a. Phân tích sản lượng nhu cầu khách hàng Công ty có thể
tiếp cận
Thời gian qua, đã có nhiều dự án lớn đã đầu tư và đang hoạt
động tại khu vực Miền Trung nên tiềm năng thị trường còn rất lớn.
Cùng với sự phát triển của nhiều dòng sản phẩm và sự sôi động của
thị trường sẽ là cơ hội cho Công ty đột phá về sản lượn