Trong xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới hiện nay, nhu cầu
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng phổ biến và trở thành vấn
đề quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới. Đầu tư trực tiếp nước
ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) được xem là một trong những
nguồn lực lớn đem đến một làn gió mới, một động lực mới thúc đẩy
kinh tế địa phương, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Nguồn
ngoại lực này còn có ý nghĩa nhất định đối với Việt Nam, đặc biệt là
trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Sau hơn 30 năm đổi mới và phát triển, nền kinh tế Việt Nam đã đạt
được nhiều thành tựu, một trong những đóng góp vào sự phát triển đó
chính là lĩnh vực thu hút FDI. Xét ở mặt tích cực, thực tiễn cho thấy
nguồn ngoại lực này có những tác động mạnh mẽ, nhiều mặt tới phát
triển kinh tế - xã hội địa phương. Nhận thức được vai trò và ý nghĩa đó,
với nhiều chính sách ưu đãi của quốc gia và địa phương, đặt biệt là từng
bước xây dựng và hoàn thiện thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh,
việc thu hút FDI của Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định.
Tuy nhiên, khả năng thu hút FDI phụ thuộc vào môi trường đầu tư của
địa phương, thể hiện qua các yếu tố như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên,
khoáng sản, chi phí, đặc biệt là cơ chế, chính sách, con người và các vấn
đề xã hội khác của địa phương
28 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Marketing địa phương trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Trường hợp tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------------------
LÊ MAI HẢI
MARKETING ĐỊA PHƯƠNG TRONG THU
HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI:
TRƯỜNG HỢP TỈNH BÌNH DƯƠNG
NỘI ĐỊA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 62 31 01 05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI – 2017
Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
Tập thể hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. NGUYỄN QUANG THUẤN
2. PGS.TS. VŨ TRÍ DŨNG
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện,
tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Vào hồi giờ, ngày tháng . năm ......
Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia
-Thư viện Học viện Khoa học xã hội
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới hiện nay, nhu cầu
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng phổ biến và trở thành vấn
đề quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới. Đầu tư trực tiếp nước
ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) được xem là một trong những
nguồn lực lớn đem đến một làn gió mới, một động lực mới thúc đẩy
kinh tế địa phương, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Nguồn
ngoại lực này còn có ý nghĩa nhất định đối với Việt Nam, đặc biệt là
trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Sau hơn 30 năm đổi mới và phát triển, nền kinh tế Việt Nam đã đạt
được nhiều thành tựu, một trong những đóng góp vào sự phát triển đó
chính là lĩnh vực thu hút FDI. Xét ở mặt tích cực, thực tiễn cho thấy
nguồn ngoại lực này có những tác động mạnh mẽ, nhiều mặt tới phát
triển kinh tế - xã hội địa phương. Nhận thức được vai trò và ý nghĩa đó,
với nhiều chính sách ưu đãi của quốc gia và địa phương, đặt biệt là từng
bước xây dựng và hoàn thiện thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh,
việc thu hút FDI của Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định.
Tuy nhiên, khả năng thu hút FDI phụ thuộc vào môi trường đầu tư của
địa phương, thể hiện qua các yếu tố như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên,
khoáng sản, chi phí, đặc biệt là cơ chế, chính sách, con người và các vấn
đề xã hội khác của địa phương.
Thực tiễn, quá trình phát triển ở Việt Nam cho thấy có rất nhiều giải
pháp cho bài toán thu hút đầu tư, nhưng tính hiệu quả trong dài hạn vẫn
còn là vấn đề đáng quan tâm. Các địa phương phải làm thế nào để tạo
dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả trong
2
điều kiện cạnh tranh là câu hỏi đang được đặt ra. Một cách tiếp cận khác
để góp phần giải quyết vấn đề này là vận dụng những nguyên lý cơ bản
của marketing địa phương.
Ngày nay, hoạt động Marketing không chỉ có ý nghĩa ở phạm vi
doanh nghiệp, ngành nghề nào đó mà đang được phát triển ngày càng
mạnh mẽ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau. Có thể vận dụng
nguyên lý của marketing để cải thiện và tạo dựng môi trường đầu tư
kinh doanh cho phát triển kinh tế địa phương.
Cùng với sự phát triển chung của cả nước, trong thời gian qua tỉnh
Bình Dương đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội.
Trong đó, FDI là một trong những nhân tố đã đóng góp quan trọng vào
việc thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, sau đó kết quả
này không duy trì và phát huy được. Các giải pháp và chính sách thu hút
đầu tư chỉ có ý nghĩa ngắn hạn, thiếu bền vững.
Trong ba năm gần đây, 2013, 2014 và 2015 theo báo cáo của Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tỉnh Bình Dương có
điểm số PCI lần lượt là 58,15 xếp hạng thứ 30, 58,82 xếp hạng thứ 27 và
58.89 xếp hạng 25 so với 63 tỉnh thành của cả nước, đây là mức thấp
nhất của tỉnh. Kết quả thu hút FDI của tỉnh cũng chưa đạt kết quả cao.
Mặt khác, việc mở rộng xây dựng KCN thì đòi hỏi Bình Dương cần
phải tăng cường thu hút đầu tư để tránh rơi vào tình trạng các KCN
trống vắng và không có nhà đầu tư như một số địa phương khác đã gặp
phải. Đồng thời phải đảm bảo được mục tiêu và chiến lược trong thu hút
FDI mà tỉnh đã đề ra trong thời gian tới, đó là việc chuyển hướng và
chọn lọc trong thu hút FDI, tăng cường thu hút vào các lĩnh vực, các
ngành nghề khoa học công nghệ cao, có giá trị gia tăng, ít thâm dụng lao
động và hạn chế tối đa việc xâm hại môi trường. Đặc biệt là tạo những
3
tiền đề khoa học cần thiết để xây dựng thành đô thị loại I, với mục tiêu
nâng cao mức sống vật chất, tinh thần cho người dân; tiến tới đô thị văn
minh, giàu đẹp là thành phố thông minh trong tương lai.
Do vậy, xây dựng môi trường đầu tư, hình ảnh địa phương bằng việc
tạo thuận lợi hơn các yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư và truyền thông hiệu
quả để tăng cường thu hút FDI đang là nhiệm vụ có ý nghĩa cấp thiết để
đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tính
khả thi và mức độ hiệu quả của các giải pháp cần phải được xây dựng
trên nền tảng căn cứ thực trạng. Nên tỉnh Bỉnh Dương cần phải tiến
hành phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động marketing địa phương
trong thu hút FDI thời gian qua, từ đó chỉ ra những hạn chế, yếu kém và
các điểm mạnh cũng như những thách thức trong thu hút đầu tư để làm
cơ sở khoa học cho các giải pháp.
Trên cơ sở các luận điểm đã nêu, các vấn đề có ý nghĩa cấp thiết như
đã phân tích, tác giả chọn vấn đề: “Marketing địa phương trong thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Trường hợp tỉnh Bình Dương” làm
đề tài nghiên cứu của Luận án tiến sĩ. Kết quả nghiên cứu là nguồn tư
liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan, ban ngành địa phương hoạch
định các chính sách và đưa ra các giải pháp nhằm tạo dựng được môi
trường đầu tư hấp dẫn và cạnh tranh để phục vụ tốt nhà đầu tư hiện tại,
tăng cường thu hút đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực theo mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu đề tài là tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:
- Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về lý luận và nhận thức
về marketing địa phương trong thu hút FDI.
4
- Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng marketing địa phương của
tỉnh Bình Dương trong thu hút FDI bằng việc làm rõ các nhóm yếu tố
tác động đến thu hút và những nỗ lực của địa phượng trong thời gian
vừa qua dựa vào khảo sát ý kiến của khách hàng - nhà đầu tư.
- Thứ ba, Trên cơ sở thực trạng đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện
marketing địa phương nhằm thu hút FDI cho tỉnh Bình Dương đạt được
hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích nêu trên, nhiệm vụ chủ yếu mà luận án
cần phải tập trung giải quyết và thực hiện là:
- Tổng hợp và vận dụng các lý thuyết về marketing địa phương trong
phát triển kinh tế - xã hội.
- Đúc kết kinh nghiệm của một số quốc gia và địa phương trong thu
hút FDI đề từ đó rút ra những bài học tham khảo cho tỉnh Bính Dương.
- Tổng hợp các nhân tố ành hưởng và xây dựng mô hình nghiên cứu.
- Trên cơ sở mô hình, thực hiện phân tích và đánh giá thực trạng môi
trường đầu tư của địa phương.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện marketing địa phương nhằm tăng
cường thu hút FDI cho tỉnh Bính Dương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về marketing địa phương trong thu hút
FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trong luận án này, thuật ngữ
Marketing địa phương được sử dụng để chỉ cho một tỉnh, thành phố và
khách hàng mục tiêu của địa phương là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài.
5
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu và phân tích cụ thể cho trường hợp tỉnh
Bình Dương. Ngoài ra, có xem xét với một số địa phương khác về tình
hình thu hút FDI, năng lực cạnh tranh để làm rõ hơn cho nghiên cứu.
- Về thời gian: Nghiên cứu trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2015.
Dữ liệu thu thập từ khảo sát nhà đầu tư trên địa bàn được thực hiện
trong năm 2016.
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ tập trung vào việc
phân tích và đánh giá các nhóm yếu tố của marketing địa phương trong
thu hút FDI qua khảo sát các doanh nghiệp FDI tại địa phương, đây
chính là những vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án vận dụng các nguyên lý cơ bản của marketing dưới góc độ
vĩ mô, bằng lý thuyết về marketing địa phương để thực hiện mục tiêu
thu hút FDI. Đề tài sử dụng lý thuyết marketing lãnh thổ của Philip
Kotler làm nền tảng cùng với đóng góp của các công trình nghiên cứu
có liên quan trong và ngoài nước về marketing địa phương nhằm bổ
khuyết cho nhau để xây dựng mô hình nghiên cứu cho tỉnh Bình Dương.
Trong quá trình thực hiện, các phương pháp nghiên cứu sau đây đã
được sử dụng:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tài liệu nghiên cứu bao gồm các
xuất bản phẩm (các công trình liên quan) về lý thuyết marketing địa
phương. Số liệu thống kê, báo cáo tổng kết liên quan đến thu hút FDI
của địa phương từ nhiều nguồn như: UBNN tỉnh, Sở KH-ĐT,
BQLKCN, Bộ KH-ĐT, VCCI.
- Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng: Từ dữ liệu sơ cấp
thu thập qua khảo sát các doanh nghiệp, tiến hành thống kê mô tả, xử lý
6
bằng chương trình SPSS để phân tích và đánh giá hiện trạng marketing
địa phương của tỉnh Bình Dương trong thời gian qua.
- Phương pháp chuyên gia: thực hiện các phỏng vấn và tham khảo ý
kiến các chuyên gia nghiên cứu, các nhà khoa học, lãnh đạo tại địa
phương để phục vụ cho việc phân tích.
- Nguồn số liệu sử dụng: Số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp.
5. Những đóng góp của đề tài
- Thứ nhất, nêu bật được ý nghĩa, bản chất và nội hàm của marketing
địa phương trong thu hút FDI.
- Thứ hai, đề xuất mô hình nghiên cứu về marketing địa phương trong
thu hút FDI.
- Thứ ba, qua việc nghiên cứu marketing địa phương trong thu hút FDI,
từ đó bổ sung thêm tính thực tế và ý nghĩa của lý thuyết Marketng hiện
đại trong việc vận dụng nó cả góc độ vi mô và vĩ mô vào các mục tiêu
phát triển kinh tế - xả hội.
- Thứ tư, cách tiếp cận trong nghiên cứu của luận án (vận dung
marketing địa phương) có thể phát triển ra các hướng nghiên cứu mới
như: du lịch, thu hút nguồn lực chất lượng cao, phát triển dịch vụ công,
pháp luật và các vấn đề bảo vệ môi trường.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Thứ nhất, về mặt lý luận nghiên cứu cho thấy tính phù hợp và logic
của việc vận dụng marketing địa để giải quyết bài toán thu hút FDI.
- Thứ hai, đúc kết mặt trái của thu hút FDI, bài học kinh nghiệm về
marketing địa phương của một số quốc gia, tỉnh thành khác để làm căn
cứ xem xét khi thực hiện chiến lược thu hút FDI.
- Thứ ba, trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng marketing địa
phương, đưa ra những quan điểm, định hướng và các nhóm giải pháp
7
mang tính đặc thù cho tỉnh Bình Dương và có tính khả thi để phục vụ tốt
nhà đầu tư hiện tai, tạo dựng môi trường đầu tư cạnh tranh, hấp dẫn hơn
đối với các nhà đầu tư mới nhằm đạt được mục tiêu thu hút FDI, góp
phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh
mục chữ viết tắt, danh mục bảng, biểu đồ, hình vẽ và phụ lục, nội dung
Luận án kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về marketing địa phương trong
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 3: Thực trạng marketing địa phương trong thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài của tỉnh Bình Dương
Chương 4: Giải pháp vận dụng marketing địa phương trong thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bình Dương
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 . Tình hình nghiên cứu trên thế giới
- Nghiên cứu về cung sản phẩm địa phương trong thu hút FDI, có
các tác giả: Philip Kotler (2002), (2010); Hubert Brossard (1997);
Philips Sidel (2002).
- Nghiên cứu về giá cả - chi phí địa phương: Hubert Brossard
(1997); Francois Parvex (2009); Philip Kotler (2010).
- Nghiên cứu về phân phối – hoạt động hỗ trợ của địa phương cho
nhà đầu tư nước ngoài: Philip Kotler (2002); Francois Parvex (2009).
8
- Nghiên cứu về truyền thông trong thu hút FDI: Philip Kotler
(2002); Philips Sidel (2002).
- Nghiên cứu các vấn đề về chủ thể tham gia thực hiện marketing,
về khách hàng mục tiêu, về định vị địa phương: Hubert Brossard (1997);
Philip Kotler (1999), Philips Sidel (2002); Seppo K. Nairisto (2003);
Francois Parvex (2009).
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
- Nghiên cứu về nội dung marketing - mix địa phương trong
thu hút FDI: Sản phẩn địa phương; giá cả - chi phí; hoạt động phân
phối; truyền thông; chính quyền và công chúng. cũng được nhiều
tác giả kế thừa và phát triển nghiên cứu vào điều kiện cụ thể của
Việt Nam. Như các tác giả: Hồ Đức Hùng (2005); Vũ trí Dũng,
Phạm Thị Huyền (2005); Phạm Công Toàn (2010); Lê Mai Hải
(2011); Nguyễn Đức Hải (2013).
- Nghiên cứu về các giải pháp thu hút FDI. Các tác giả như: Lê
Danh Vĩnh (chủ biên) “Hoàn thiện thể chế về môi trường kinh doanh
của Việt Nam” (2009); Hoàng Thị Bích Loan (chủ biên) “Thu hút đầu
tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam” (2008); Trần
Văn Lợi “Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía nam đến năm 2020”
(2008); Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Quốc Việt và nhóm tác giả, “Môi
trường đầu tư hướng tới phát triển bền vững tại Việt nam” (2013).
Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay, những nghiên cứu theo cách
tiếp cận marketing địa phương trong thu hút FDI cho tỉnh Bình Dương
thì hầu như chưa có.
9
1.3. Khoảng trống của của những nghiên cứu trước và vấn đề đặt ra
cho luận án
- Thứ nhất, về nguyên lý marketing, các thành tố chủ yếu cần phải
được chủ thể vận dụng và phát huy để tạo lợi thế cạnh tranh nhằm đáp
ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng – nhà đầu tư. Nhưng các nghiên
cứu trên vẫn chưa làm rõ đầy đủ các biến số cấu thành: Sản phẩm của
địa phương trong thu hút đầu tư là gì? (các yếu tố cấu thành sản phẩm
địa phương), giá (các loại chi phí nào)? phân phối và xúc tiến truyền
thông? vai trò chính quyền và công chúng nên tính tích hợp chưa được
xem xét.
- Thứ hai, chưa cho thấy mức độ ảnh hưởng (tác động) khác nhau
như thế nào của các thành tố marketing đối với tạo dựng môi trường đầu
tư trong thu hút FDI.
- Thứ ba, các địa phương, vùng lãnh thổ khác nhau sẽ có những điều
kiện và đặc thù riêng, đặc biệt là giá trị cốt lỗi của mỗi địa phương. Nên
kết quả và các giải pháp trong những nghiên cứu trên sẽ khó áp dụng
trọn vẹn, hiệu quả cho tỉnh Bình Dương.
Trên cơ sở đó, những vấn đề chủ yếu của đề tài luận án lần này mà
tác giả tập trung nghiên cứu, làm rõ là:
- Phân tích và đánh giá điều kiện đặc thù của tỉnh Bình Dương trong
thu hút đầu tư.
- Tổng hợp và hệ thống các yếu tố của marketing địa phương trong
thu hút đầu tư, đó là: sản phẩm, giá, phân phối, truyền thông, chính
quyền và công chúng địa phương.
- Đánh giá thực trạng marketing địa phương của tỉnh, đồng thời đo
lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố marketing trên quan điểm của
khách hàng – nhà đầu tư.
10
- Tiếp tục làm rõ mặt trái của FDI để có những định hướng trong
chiến lược thu hút phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh.
- Đề xuất các giải pháp cho trường hợp cụ thể của tỉnh Bình Dương.
CHƯƠNG 2 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
MARKETING ĐỊA PHƯƠNG TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
2.1 . Cơ sở lý luận về marketing địa phương
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm marketing địa phương
2.1.1.1 Khái niệm
Trong marketing địa phương, địa phương được xác định là một khu
vực địa lý được giới hạn bởi sự phân định địa giới hành chính hay địa
hình tự nhiên. Địa phương có thể là một xã, một huyện, một tỉnh, một
vùng, một quốc gia hay một khu vực. Mỗi địa phương có những đặc
điểm cụ thể về văn hóa, lịch sử, truyền thống được đặc trưng bởi hành vi
dân cư sống ở đó. Có nhiều định nghĩa về marketing địa phương:
Theo P.Kotler, “Marketing lãnh thổ được định nghĩa là việc thiết kế
hình tượng của một vùng lãnh thổ để thỏa mãn nhu cầu của những thị
trường mục tiêu. Điều này thành công khi người dân và các doanh
nghiệp sẵn lòng hợp tác với cộng đồng và sự mong chờ của những
người du lịch và các nhà đầu tư” . Thị trường mục tiêu tiềm năng của
marketing lãnh thổ-địa phương là các khách hàng của lãnh thổ - địa
phương.
Theo Phạm thị Huyền (2005): Marketing địa phương là tập hợp các
chương trình hoạt động được địa phương thực hiện nhằm cải thiện khả
11
năng cạnh tranh của địa phương trong việc thu hút khách hàng để phát
triển kinh tế địa phương [19]. Với hoạt động Marketing địa phương,
khách hàng sẽ nhận thấy rằng địa phương này hấp dẫn hơn địa phương
khác. Nói cách khác, Marketing địa phương là hệ thống các chương
trình hành động chủ động nhằm thay đổi được tình trạng kinh tế xã hội
của địa phương theo chiều hướng tốt hơn.[19, tr 25].
2.1.1.2 Đặc điểm của marketing địa phương
Là một lĩnh vực đặc thù của marketing nhưng marketing địa phương
có những nét riêng biệt so với marketing trong kinh doanh của doanh
nghiệp và marketing chính trị. Trong khi marketing doanh nghiệp dùng
chỉ tiêu định lượng (thị phần hoặc doanh thu) để đánh giá kết quả thì
Marketing địa phương lại được đo lường bằng các tiêu chí khác: mức độ
thỏa mãn của cư dân, khả năng thu hút của thành phố hoặc của vùng, sự
hấp dẫn của địa phương đối với các doanh nghiệp, khả năng tạo công ăn
việc làm...(Bảng 2.1 và 2.2)
2.1.2. Chủ thể của marketing địa phương
Chủ thể thực hiện marketing địa phương là các tác nhân tham gia vào
hoạt động marketing của địa phương, gồm: Các nhà lãnh đạo địa
phương và các tổ chức công cộng; Khu vực kinh tế tư nhân – các doanh
nghiệp; Cộng đồng dân cư.
2.1.3. Phân đoạn thị trường và khách hàng mục tiêu địa phương
Các địa phương khác nhau có thể tập trung khai thác khách hàng
mục tiêu khác nhau. Theo P. Kotler, khách hàng mục tiêu của marketing
địa phương bao gồm: cư dân và nhân công; khách du lịch; các doanh
nghiệp và nhà đầu tư; thị trường xuất khẩu.
12
2.2 . Marketing địa phương trong thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài
2.2.1. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Là một nguồn lực quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội:
tăng cường dòng tài chính, tiếp nhận công nghệ kỹ thuật, tạo việc làm,
bổ sung nân sách (thuế), chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tính cạnh
trang của sản phẩm và nhân lực, tác động tích cực đến giáo dục, đào tạo
và tác phong làm việc của người lao động,...
Bên cạnh những tác động tích cực đó, mặt trái của thu hút đầu tư
đang tạo ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tiêu cực đến các mặt của đời sống
văn hóa, xã hội và phát triển kinh tế địa phương. Vấn đề này đang là
mối quan ngại, có tính cấp thiết đặt ra mà địa phương, nơi tiếp nhận đầu
tư cần có nhiều giải pháp để khắc phục và hạn chế.
2.2.2. Marketing địa phương và nhiệm vụ trong thu hút đầu tư
2.2.2.1. Khái niệm marketing địa phương trong thu hút FDI
Thông qua nghiên cứu tài liệu trên nền tảng các lý thuyết và thực
tiễn, kế thừa các luận điểm của marketing địa phương, trong đề tài này,
để phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu, tác giả đưa ra định
nghĩa như sau: “Marketing địa phương trong thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài là một tập hợp các chương trình hoạt động của chủ thể
tham gia nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh của địa phương để hấp
dẩn khách hàng – nhà đầu tư thông qua các công cụ (nội dung)
marketing”.
13
Nguồn: M. Dupuis, “Marketing et Strategie teritoriale”, CFVG Hà Nội 2003
và tổng hợp của tác giả
Hình 2.2: Nội dung marketing - mix địa phương trong thu hút FDI
2.2.2.2. Vai trò và nhiệm vụ marketing địa phương trong thu hút FDI
Vai trò và nhiệm vụ cốt lỗi của marketing địa phương là cần thiết
phải đánh giá thực t