Tóm tắt Luận án Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hải Dương

Trong những năm vừa qua, toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại đã tạo ra nhiều thay đổi to lớn về môi trường kinh tế quốc tế. Các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia đã mở rộng lãnh thổ hoạt động của mình và ngày càng có nhiều ảnh hưởng đến các quốc gia trên thế giới. Do vậy, để có thể tồn tại và đứng vững ngay trên “sân nhà” đòi hỏi các doanh nghiệp không những phải nâng cao năng lực cạnh tranh so với doanh nghiệp (DN) khác trong nước mà còn cả với các DN nước ngoài. Trong nền kinh tế thị trường các DN không có khả năng cạnh tranh sẽ bị thay thế bằng các DN có năng lực tốt hơn, điều này cho thấy chỉ có các DN có năng lực cạnh tranh (NLCT) cao mới có thể tồn tại và phát triển. Trong những năm qua, Chính phủ không ngừng hoàn thiện các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này được nêu rõ trong Nghị định 90/2001/NĐ-CP “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước”. Tính đến tháng 1 năm 2015 cả nước có trên 500 nghìn DNNVV, chiếm tới 98% số lượng DN của cả nước, trong đó số lượng DN trong lĩnh vực công nghiệp chiếm từ 29 - 30%. Khu vực này đã đóng góp khoảng 26% tổng thu nhập của nền kinh tế và 31% giá trị sản xuất công nghiệp. Ngoài ra, DNNVV còn đóng góp đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu, đồng thời tạo công ăn việc làm cho hơn 10 triệu lao động (chiếm 27% lực lượng lao động đang làm trong các ngành kinh tế) (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2016). Năm 2017, Quốc hội đã thông qua Luật số 04/2017/QH14 hỗ trợ DNNVV đây là một lợi thế để tỉnh Hải Dương có căn cứ triển khai hỗ trợ các DNNVV trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao NLCT cho các DN. Sự phát triển vượt bậc về số lượng các DNNVV đã khẳng định sức sống mãnh liệt của khu vực kinh tế được đánh giá là năng động và hiệu quả nhất hiện nay. Những đóng góp của họ cho sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước rất đáng kể, trong đó có vai trò "bà đỡ" của Nhà nước cũng như sự nỗ lực vươn lên của chính các DN. Tuy nhiên, theo Tổng cục Thống kê (2016), khoảng 20% số DNNVV đang hoạt động có thể trụ được trong cạnh tranh, 60% số DNNVV đang phải cố gắng để tồn tại, 20% số DNNVV đã bị giải thể, ngừng hoạt động Hiện nay, máy móc, thiết bị đang được sử dụng ở các DNNVV chỉ có 10% được đánh giá là hiện đại, 38% trung bình và 52% là lạc hậu và rất lạc hậu. Năm 2015 có 39.056 DN gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động, tăng 2% so với năm 2014, trong đó gần 94% số DN có vốn dưới 10 tỷ đồng (Lê Văn Kiên, 2016). Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm trong hoạt động kinh doanh của DNNVV được các chuyên gia kinh tế đánh giá là do hoạt động manh mún, quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, khó tiếp cận thị trường, nguồn vốn và còn hạn chế trong năng lực lãnh đạo, năng lực quản trị. Đa số các chủ DN, ngay cả những người có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo chuyên sâu về kiến thức kinh tế và quản trị DN, các lớp tập huấn về pháp luật trong kinh doanh., điều này có ảnh hưởng lớn đến việc lập chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh và quản lý, phòng tránh các rủi ro pháp lý của các DN Việt Nam. Với đặc thù nhỏ gọn, đối tượng này dễ bị tổn thương khi môi trường kinh doanh bất lợi. Cũng nằm trong bối cảnh chung của cả nước, trong vài2 năm trở lại đây, số DNNVV, ngừng hoạt động, phá sản tăng nhiều. Nguyên nhân là do các DN này không có khả năng cạnh tranh được với các DN lớn.

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN VĂN DUY NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH HẢI DƯƠNG Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 9.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hµ NéI, 2018 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Văn Hùng 2. TS. Nguyễn Nghĩa Biên Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn Trường Đại học Kinh tế quốc dân Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Đình Long Viện Nghiên cứu và Đào tạo môi trường quản lý Phản biện 3: TS. Phạm Thị Minh Nguyệt Hội Khoa học Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi 08hngày 28 tháng 12 năm 2018 Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong những năm vừa qua, toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại đã tạo ra nhiều thay đổi to lớn về môi trường kinh tế quốc tế. Các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia đã mở rộng lãnh thổ hoạt động của mình và ngày càng có nhiều ảnh hưởng đến các quốc gia trên thế giới. Do vậy, để có thể tồn tại và đứng vững ngay trên “sân nhà” đòi hỏi các doanh nghiệp không những phải nâng cao năng lực cạnh tranh so với doanh nghiệp (DN) khác trong nước mà còn cả với các DN nước ngoài. Trong nền kinh tế thị trường các DN không có khả năng cạnh tranh sẽ bị thay thế bằng các DN có năng lực tốt hơn, điều này cho thấy chỉ có các DN có năng lực cạnh tranh (NLCT) cao mới có thể tồn tại và phát triển. Trong những năm qua, Chính phủ không ngừng hoàn thiện các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này được nêu rõ trong Nghị định 90/2001/NĐ-CP “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước”. Tính đến tháng 1 năm 2015 cả nước có trên 500 nghìn DNNVV, chiếm tới 98% số lượng DN của cả nước, trong đó số lượng DN trong lĩnh vực công nghiệp chiếm từ 29 - 30%. Khu vực này đã đóng góp khoảng 26% tổng thu nhập của nền kinh tế và 31% giá trị sản xuất công nghiệp. Ngoài ra, DNNVV còn đóng góp đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu, đồng thời tạo công ăn việc làm cho hơn 10 triệu lao động (chiếm 27% lực lượng lao động đang làm trong các ngành kinh tế) (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2016). Năm 2017, Quốc hội đã thông qua Luật số 04/2017/QH14 hỗ trợ DNNVV đây là một lợi thế để tỉnh Hải Dương có căn cứ triển khai hỗ trợ các DNNVV trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao NLCT cho các DN. Sự phát triển vượt bậc về số lượng các DNNVV đã khẳng định sức sống mãnh liệt của khu vực kinh tế được đánh giá là năng động và hiệu quả nhất hiện nay. Những đóng góp của họ cho sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước rất đáng kể, trong đó có vai trò "bà đỡ" của Nhà nước cũng như sự nỗ lực vươn lên của chính các DN. Tuy nhiên, theo Tổng cục Thống kê (2016), khoảng 20% số DNNVV đang hoạt động có thể trụ được trong cạnh tranh, 60% số DNNVV đang phải cố gắng để tồn tại, 20% số DNNVV đã bị giải thể, ngừng hoạt động Hiện nay, máy móc, thiết bị đang được sử dụng ở các DNNVV chỉ có 10% được đánh giá là hiện đại, 38% trung bình và 52% là lạc hậu và rất lạc hậu. Năm 2015 có 39.056 DN gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động, tăng 2% so với năm 2014, trong đó gần 94% số DN có vốn dưới 10 tỷ đồng (Lê Văn Kiên, 2016). Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm trong hoạt động kinh doanh của DNNVV được các chuyên gia kinh tế đánh giá là do hoạt động manh mún, quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, khó tiếp cận thị trường, nguồn vốn và còn hạn chế trong năng lực lãnh đạo, năng lực quản trị. Đa số các chủ DN, ngay cả những người có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo chuyên sâu về kiến thức kinh tế và quản trị DN, các lớp tập huấn về pháp luật trong kinh doanh..., điều này có ảnh hưởng lớn đến việc lập chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh và quản lý, phòng tránh các rủi ro pháp lý của các DN Việt Nam. Với đặc thù nhỏ gọn, đối tượng này dễ bị tổn thương khi môi trường kinh doanh bất lợi. Cũng nằm trong bối cảnh chung của cả nước, trong vài 2 năm trở lại đây, số DNNVV, ngừng hoạt động, phá sản tăng nhiều. Nguyên nhân là do các DN này không có khả năng cạnh tranh được với các DN lớn. Hải Dương là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc cũng như cả nước. Số lượng DNNVV đang ngày một gia tăng và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế cho tỉnh. Tính đến hết năm 2015, trên địa bàn tỉnh có gần 9 nghìn DN đăng ký và đang hoạt động. Có 304 DN đầu tư trực tiếp nước ngoài và hầu hết họ là các DN lớn. Trong số các DN trong nước thì có đến 95% là DNNVV (DNNVV) (Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương, 2016). Bên cạnh những lợi thế sẵn có các DNNVV đã và đang đối mặt với nhiều vấn đề làm ảnh hưởng đến hiệu quả, sức cạnh tranh như: Chất lượng quản lý còn yếu kém; Năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao; Năng lực cạnh tranh về tài chính vẫn còn rất yếu kém; Nhận thức và sự chấp hành luật pháp còn hạn chế; Sự yếu kém về phát triển thương hiệu,.... Hơn nữa, hội nhập quốc tế trong bối cảnh hiện nay buộc các DN này phải nâng cao khả năng cạnh tranh để đủ sức tồn tại và đứng vững trên thương trường. Chỉ số NLCT cấp tỉnh của tỉnh Hải Dương xếp vị trí thứ 34 trong cả nước năm 2015 (giảm 3 bâc̣ so năm 2014); xếp thứ 9 trong vùng đồng bằng sông Hồng (giảm 3 bâc̣ so năm 2014) (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2016). Đến năm 2015 có 409 DN tạm ngừng hoạt động, 194 DN giải thể, 432 cảnh báo vi phạm; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký DN và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho: 1.017 DN, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh thành lập mới, 1.338 DN thay đổi nội dung đăng ký DN; phát hành 182 thông báo giải thể, 387 thông báo tạm ngừng hoạt động thì số lượng hồ sơ đăng ký DN bị từ chối trong năm 2014 là 157 hồ sơ (Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Hải Dương, 2015). Điều này cho thấy các DNNVV tỉnh Hải Dương đang gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao NLCT để duy trì và phát triển. Các nghiên cứu trước đây liên quan đến NLCT của DN và DNNVV như: Nghiên cứu NLCT của DN “lý thuyết, khung phân tích và mô hình” của tác giả Ambastha và Momaya (2004), Nguyễn Vĩnh Thanh (2005) về Nâng cao NLCT của DN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Nguyễn Hữu Thắng (2006) về Nâng cao NLCT của các DN Việt Nam trong xu thế hội nhập, Bùi Thị Minh Thúy (2007) về Nâng cao khả năng cạnh tranh cho các DNNVV trong điều kiện hội nhập WTO, Phạm Văn Hồng (2007) về Phát triển DNNVV ở Việt Nam trong quá trình hội nhập, Nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008) về NLCT động của các DN Việt Nam đã phân tích những yếu tố vô hình trong năng lực trạnh tranh của các DN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với các tiêu chí VRIN, Võ Thị Thúy Anh và Đặng Hữu Mẫn (2010) về tăng cường NLCT của các DNNVV trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Nguyễn Trần Trọng và Lê Huyền Trang (2012) với nghiên cứu nâng cao NLCT của các DNNVV tỉnh Đăk Nông, Nghiên cứu của tác giả Sauka (2014) về Đo lường NLCT của các công ty ở Latvia, Nguyễn Tú (2015) Nâng cao NLCT của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường Việt nam, Nguyễn Duy Hùng (2016) Nâng cao NLCT của các công ty chứng khoán Việt Nam.. Như vậy chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về NLCT của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Để nắm rõ thực trạng NLCT và những yếu tố nào ảnh hưởng đến NLCT của các DNNVV, chúng tôi đi sâu nghiên cứu thực trạng năng lực canh tranh của DNNVV trên địa bàn tỉnh để đề xuất giải pháp nhằm nâng cao NLCT cho các DNNVV tỉnh Hải Dương mang ý nghĩa thiết thực trong bối cảnh đất nước hội nhập như hiện nay. 3 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Luận giải và phát triển lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa; - Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hải Dương; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hải Dương trong thời gian qua; - Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hải Dương trong thời gian tới. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn về NLCT của các DNNVV. Nội dung phân tích NLCT của các DNNVV là phát triển sản phẩm, dịch vụ của các DNNVV; phân tích khả năng tài chính của các DNNVV; thực trạng đổi mới công nghệ; trình độ nhân lực và khả năng quản lý của các DNNVV; thực trạng nghiên cứu và phát triển thị trường của các DNNVV; khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh cho các DNNVV; Mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội của DNNVV; kết quả sản xuất kinh doanh của các DNNVV trong những năm qua. Đối tượng khảo sát là chủ và cán bộ quản lý của các DNNVV đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Hải Dương, bao gồm các DN hoạt động trong ngành Công nghiệp - Xây dựng, Nông - Lâm - Thủy sản, Dịch vụ - Thương mại. Các hoạt động sản xuất liên quan đến cạnh tranh của DN (phân phối và lưu thông hàng hóa, dịch vụ bán hàng và sau bán hàng, hoạt động xúc tiến quảng cáo...), các yếu tố tham gia vào quá trình cạnh tranh (giá sản phẩm, chất lượng sản phẩm, vốn, công nghệ, lao động, trình độ quản lý). Bên cạnh đó phỏng vấn sâu một số cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến DN như cơ quan thuế, sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương, hiệp hội DN. 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU (i) Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu NLCT của DNNVV tỉnh Hải Dương theo ngành và theo khu vực (ii) Phạm vi về thời gian: Dữ liệu thứ cấp bao gồm các thông tin được cập nhật ở các tài liệu đã công bố qua nhiều năm nhưng tập trung từ 2014 đến 2016; Dữ liệu sơ cấp điều tra trực tiếp từ các DNNVV, các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Hải Dương năm 2015. (iii) Không gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành trên địa bàn tỉnh Hải Dương 4 1.5. ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Về lý luận: Đề tài góp phần phát triển về vấn đề NLCT và các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các DNNVV, đặc biệt là NLCT của các DNNVV tỉnh Hải Dương. Trên cơ sở những lý luận về NLCT, đề tài đã xây dựng được khung phân tích là cơ sở để nghiên cứu, đánh giá NLCT của của các DNNVV. - Đề tài đã đưa ra quan điểm cá nhân về NLCT của DNNVV nhằm làm cơ sở xác định một cách đầy đủ các yếu tố cấu thành nên NLCT của DN. - Đã áp dụng kết hợp việc sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá để tạo thành các nhóm các yếu tố. - Đề tài đã đề xuất và xây dựng mô hình đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến NLCT của các DNNVV bằng các chỉ tiêu ROA và ROE. Về thực tiễn: Để đánh giá được NLCT của DNNVV, đề tài đã sử dụng các phương pháp khác nhau thống kê mô tả, thống kê so sánh các nội dung phát triển về sản phẩm; năng lực về tài chính; phát triển về nhân lực, khả năng quản lý; công nghệ; năng lực về phát triển thị trường; khả năng tiếp cận hỗ trợ và thực hiện trách nhiệm xã hội. Đề tài kết hợp sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá để thành 3 nhóm biến mang tính định tính là (i) năng lực nội tại của DN, (ii) yếu tố vốn và (iii) chính sách. Đề tài sử dụng các biến định lượng và định tính để xây dựng mô hình phản ánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến NLCT của DN bằng các chỉ tiêu khả năng tài chính ROA và ROE. Ngoài ra đề tài còn áp dụng và xây dựng ma trận GE để phân tích thực trạng NLCT của DN. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để các DNNVV có thể tham khảo đối chiếu và hoàn thiện hơn nhằm nâng cao NLCT của mình. Ngoài ra còn là cơ sở để các ban ngành liên quan của khu vực có thể đưa ra các chính sách, thể chế nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện nâng cao NLCT cho các DNNVV trong thời gian tới. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH 2.1.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh và doanh nghiệp nhỏ và vừa Theo Porter (1980) cho rằng: Một DN được gọi là có NLCT phải là DN có khả năng duy trì và tăng cường liên tục khả năng duy trì và tăng cường liên tục khả năng cạnh tranh của mình. Để có thể cạnh tranh thành công, các DN phải có lợi thế cạnh tranh dưới hình thức hoặc là có được chi phí sản xuất thấp hơn hoặc là có khả năng khác biệt hóa sản phẩm để đạt được những mức giá cao hơn trung bình. Năng lực cạnh tranh là năng lực của các yếu tố cấu thành năng lực của DN gồm phát triển về sản phẩm, năng lực về tài chính, áp dụng và nân cao về công nghệ, phát triển nhân lực và quản lý, nghiên cứu và phát triển thị trường, doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và ngoài ra DN đủ khả năng thực hiện trách nhiệm đối với xã hội. Theo Ngân hàng thế giới (2006), căn cứ vào quy mô chia DNNVV thành ba loại: DN siêu nhỏ (micro), DN nhỏ và DN vừa. Các tiêu chí để phân loại DNNVV của World Bank 5 chủ yếu dựa vào số lượng lao động bình quân, tài sản và doanh thu hàng năm của DN. Ngoài ra World Bank còn đưa thêm tiêu chí về quy mô vay trung bình để phân loại DNNVV. Ở Việt Nam, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV được hiểu như sau: “DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm, trong đó tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên” (Chính phủ, 2009). 2.1.2. Tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Theo hướng thứ nhất, có nhiều học giả tập trung vào hai mặt của NLCT của DN, bao gồm tính linh hoạt, và khả năng thích ứng (Evans, 1993; Krajewski and Ritzman, 1996; Macmillan and Tampoe, 2000). Theo hướng thứ hai, các quan điểm khác lại cho rằng các chỉ tiêu tài chính là thước đo quan trọng nhất của NLCT trong DN (Buckley et al., 1988). Theo đó, ba chỉ tiêu thể hiện NLCT của DN là hiệu suất sinh lợi tổng tài sản (ROA), hiệu suất sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE), và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) (Tangen, 2003). 2.1.3. Nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp nhỏ và vừa Nội dung của nghiên cứu nâng cao NLCT của DNNVV bảo gồm (i) Phát triển sản phẩm, dịch vụ của các DN; (ii) Năng lực về tài chính của DN; (iii) Năng lực về công nghệ và khả năng đổi mới; (iv) Trình độ nhân lực và quản ký của DN; (v) Nghiên cứu và phát triển thị trường của DN; (vi) Khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ của DN; (vii) Thực hiện trách nhiệm xã hội của DN; (viii) Năng lực duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DN. 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh doanh nghiệp nhỏ và vừa Có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của DN. Nhóm yếu tố bên trong bao gồm có 4 nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV được nghiên cứu trong luận án, bao gồm: (i) Yếu tố tài chính của các DN; (ii) Nguồn nhân lực của các DN; (iii) Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ của DN; (iv) Đất đai và mặt bằng kinh doanh của các DN. Nhóm yếu tố bên ngoài bao gồm: (i) Môi trường kinh doanh; (ii) Chính sách tài chính; (iii) Thủ tục hành chính; (iv) Cơ sở hạ tầng; (v) Thông tin. 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Từ thực tiễn về nâng cao NLCT của các DNNVV trong khu vực và trên thế giới như của Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ireland và của một số địa phương ở Việt Nam như Đà Nẵng, Dak Nông, Hà Nội rút ra bài học cho nâng cao NLCT của DNNVV tỉnh Hải Dương. (i) Chính quyền huyện, tỉnh cần có chính sách khuyến khích vốn đầu tư phù hợp, phân ngành, địa bàn, lĩnh vực ưu tiên; (ii) Việc hỗ trợ về mặt tài chính đối với các DNNVV là yếu tố rất cần thiết và quan trọng vì hầu hết các DNNVV đều đối mặt với sự khó khăn trong sản xuất kinh doanh do thiếu vốn sản xuất. Do đó cần mở rộng các ưu đãi và hỗ trợ về tín dụng đối với DNNVV; (iii) Các thủ tục hành chính trong việc thành lập DN cần được sự hỗ trợ của các cấp, đảm bảo nhanh gọn, tránh rườm rà; (iv) Cần có sự gắn bó phối hợp hoạt động với các DN lớn. Các DN lớn là tấm gương cho các DN nhỏ và là chỗ dựa cho họ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh; (v) Công khai quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết các cụm, khu công nghiệp trên địa bàn huyện, tạo điều kiện thuận lợi nhất để khuyến khích đầu tư như: xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đẩy mạnh công tác cải cách hành 6 chính, đảm bảo cho các DNNVV có nhu cầu thuê để làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh; (vii) Hỗ trợ các DNNVV trong việc nâng cao chất lượng lao động, tiếp cận thị trường. PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH Đề tài sử dụng 3 phương pháp tiếp cận là tiếp cận hệ thống, tiếp cận theo ngành nghề của DN và tiếp cận theo vùng kinh tế, từ đó xây dựng khung phân tích (Sơ đồ 3.1) Sơ đồ 3.1. Khung phân tích năng lực cạnh tranh doanh nghiệp nhỏ và vừa 3.2. CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU Chúng tôi đã chọn các thành phố và huyện gồm thành phố Hải Dương, huyện Cẩm Giàng, thị xã Chí Linh, huyện Kinh Môn và huyện Nam Sách. Mỗi điểm nghiên cứu được chọn đại diện đặc trưng cho lợi thế so sánh của từng vùng về phát triển kinh tế - xã hội của Hải Dương, phù hợp với sự phân bổ tự nhiên và quy hoạch tổng thể của tỉnh. 3.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU VÀ THÔNG TIN 3.3.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp Số liệu đã được công bố qua sách, niên giám thống kê, đề tài khoa học, công trình nghiên cứu, bài báo khoa học. Các báo cáo của các sở, ban, ngành liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hải Dương. 3.3.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp Để đáp ứng thông tin yêu cầu cho nghiên cứu, đối tượng điều tra là các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hải Dương gồm các đối tượng (1) Ban Giám đốc; (2) Kế toán trưởng; (3) Lãnh đạo các Phòng ban. Số lượng mẫu điều tra là 290 mẫu, trong đó 92 DN thuộc lĩnh vực Công 7 nghiệp – Xây dựng; 31 DN thuộc lĩnh vực Nông – Lâm – Thủy sản và 167 DN thuộc lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ. Ngoài ra phỏng vấn sâu 04 cán bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư, 02 Trung tâm Hỗ trợ DN. 3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU Phương pháp xử lý dựa trên các phương pháp của thống kê như thông kê mô tả, phân tổ. Công cụ xử lý gồm Excel và các phần mềm SPSS.20 và STATA.12 để thực hiện xử lý số liệu và chạy hàm hồi qui. 3.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU, THÔNG TIN Để phản ánh thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các DNNVV tỉnh Hải Dương chúng tối sử dụng các phương pháp. Phương pháp so sánh; Phương pháp SWOT; Phương pháp ma trận GE; Phương pháp nhân tố khám phá và sử dụng mô hình kinh tế lượng để chạy hàm hồi qui. Phương pháp sử dụng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của DN. Trong đề tài, biến phụ thuộc là NLCT thể hiện chỉ tiêu tài chính ROA và ROE. Phương pháp này đã được tác giả Panagiotis Liargovas (2007) trình bày trong nghiên cứu về “các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của DN: Trường hợp của ngành công nghiệp Hy Lạp”, cụ thể như sau: Ln (ROA hoặc ROE) = b0 + b1 LnX1 + b2 LnX2 + b3 LnX3 + b4 LnX4 + b5 LnX5 + b6 X6 + b7X7 + b8 X8 + b9 D1 + b10 D2 + b11D3 + b12 D4 + b13 D5 + ut Trong đó các biến X1 là tổng vốn vay hoặc vốn chủ sở hữu (tỷ đồng); X2 là tài sản cố định hoặc tổng tài sản (tỷ đồng); X3 là quy mô DN (Số lượng lao động); X4 là số năm kinh nghiệm của chủ DN (năm); X5 là trình độ của chủ DN (số năm đi học); X6 là yếu tố chính sách; X7 là năng lực nội tại DN; X8 khả năng vốn của DN. Biến giả D1: D1 = 1 nếu DN nằm trong khu đô thị, D1 = 0 nếu DN nằm ngoài khu đô thị. Biến giả D2: D2 = 1 nếu DN thuộc ngành công nghiệp, D2 = 0 nếu DN không thuộc ngành công nghiệp. Biến giả D3: D3 = 1 nếu DN thuộc ngành nông nghiệp, D3 = 0 nếu DN không thuộc ngành nông nghiệp. Biến giả D4: D4 = 1 nếu D
Luận văn liên quan