Tóm tăt Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chỉ tiêu cơ lý theo thời gian của bê tông đầm lăn đến tiến độ thi công đập bê tông trọng lực ở Việt Nam

Công nghệ bê tông đầm lăn cho đập bê tông trọng lực có ưu điểm nổi bật là tốc độ thi công nhanh, giá thành hạ, hiện đã được áp dụng khá phổ biến ở Việt Nam. Tuy vậy, tốc độ thi công gắn liền với sự tăng nhiệt trong thân đập, đây là điều kiện cơ bản gây ra hiện tượng nứt vì nhiệt trong thi công bê tông khối lớn. Trong thời gian vừa qua đã xuất hiện các vết nứt do nhiệt tại một số đập bê tông trọng lực đầm lăn.Vì vậy, đề tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chỉ tiêu cơ lý theo thời gian của bê tông đầm lăn đến tiến độ thi công đập bê tông trọng lực ở Việt Nam ”là cần thiết, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cả khoa học và thực tiễn

pdf27 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1632 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tăt Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chỉ tiêu cơ lý theo thời gian của bê tông đầm lăn đến tiến độ thi công đập bê tông trọng lực ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI LÊ QUỐC TOÀN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ LÝ THEO THỜI GIAN CỦA BÊ TÔNG ĐẦM LĂN ĐẾN TIẾN ĐỘ THI CÔNG ĐẬP BÊ TÔNG TRỌNG LỰC Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Xây dựng công trình thủy Mã số : 62.58.40.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI, NĂM 2016 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Thủy Lợi Người hướng dẫn khoa học 1: GS.TS. Vũ Thanh Te Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS. Đỗ Văn Lượng Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thanh Sang Phản biện 2: PGS.TS. Vũ Hữu Hải Phản biện 3: PGS.TS. Hoàng Phó Uyên Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại trường Đại học Thủy Lợi. Vào hồi h00 ngày tháng năm 2016 Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Quốc Gia - Thư viện Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Công nghệ bê tông đầm lăn cho đập bê tông trọng lực có ưu điểm nổi bật là tốc độ thi công nhanh, giá thành hạ, hiện đã được áp dụng khá phổ biến ở Việt Nam. Tuy vậy, tốc độ thi công gắn liền với sự tăng nhiệt trong thân đập, đây là điều kiện cơ bản gây ra hiện tượng nứt vì nhiệt trong thi công bê tông khối lớn. Trong thời gian vừa qua đã xuất hiện các vết nứt do nhiệt tại một số đập bê tông trọng lực đầm lăn.Vì vậy, đề tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chỉ tiêu cơ lý theo thời gian của bê tông đầm lăn đến tiến độ thi công đập bê tông trọng lực ở Việt Nam ”là cần thiết, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cả khoa học và thực tiễn 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu diễn biến và lượng hóa một số chỉ tiêu cơ lý theo thời gian của bê tông đầm lăn, làm cơ sở để tính toán diễn biến nhiệt, ứng suất nhiệt, từ đó xác định tốc độ thi công hợp lý khi xây dựng đập bê tông đầm lăn. 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đập bê tông trọng lực đầm lăn đã và đang thi công ở Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu diễn biến một số chỉ tiêu cơ lý theo thời gian của bê tông đầm lăn và ảnh hưởng của nó đến tiến độ thi công đập bê tông trọng lực đầm lăn. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp, phân tích và kế thừa các nghiên cứu đã có - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp thí nghiệm trong phòng Và một số phương pháp nghiên cứu liên quan khác. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Đã chứng tỏ được ảnh hưởng của các chỉ tiêu cơ lí theo thời gian đến diễn biến nhiệt và ứng suất nhiệt trong đập bê tông trọng lực đầm lăn.Đã kiểm nghiệm tiến độ thi công hợp lí cho đập bê tông đầm lăn Đồng Nai 4, kết quả này làm cơ sở để áp dụng cho các đập bê tông trọng lực đầm lăn. 7.Đánh giá những điểm mới của đề tài Đề tài đã đạt được những điểm mới như sau: 2 - Tìm được các hàm quan hệ cường độ nén theo thời gian, cường độ kéo theo thời gian, biến dạng co ngót theo thời gian và modul đàn hồi theo thời gian của 02 cấp phối BTĐL. - Hoàn thiện, bổ sung phần mềm tính nhiệt và ứng suất nhiệt ANSYS và sử dụng làm công cụ tính toán diễn biến nhiệt và ứng suất nhiệt, kiểm định tốc độ thi công hợp lý cho đập BTĐL Đồng Nai 4. 8. Cấu trúc của luận án Luận án ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 4 Chương, 48 tài liệu tham khảo, 04 tài liệu tác giả đã công bố. Nội dung chính của luận án được trình bày trong 144 trang với 69 bảng, 116 hình và 06 phụ lục. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BÊ TÔNG ĐẦM LĂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐẶT RA VỚI LUẬN ÁN 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BTĐL trên thế giới Năm 1961, tại công trình xây dựng đập Alpe Gera-Italia và đập Manicongan- Canada, lần đầu tiên hỗn hợp bê tông không độ sụt được rải bằng xe ủi, sau đó được đầm chặt bằng các loại đầm dùi gắn sau xe ủi hoặc được đầm chặt bằng máy ủi. Cũng trong năm 1961, tại công trình xây dựng đê quây của đập Thạch Môn - Đài Loan, hỗn hợp cát, đá trộn với xi măng được rải và đầm chặt bằng các thiết bị thi công đập đất. Năm 1970, giáo sư Jerome Raphael (Mỹ) trình bày báo cáo “Đập trọng lực tối ưu”, nêu phương pháp thi công nhanh đập bê tông trọng lực bằng các thiết bị thi công đập đất và BTĐL đã thực sự được quan tâm nghiên cứu ứng dụng. Từ 1972 đến 1974, Cannon R.W công bố nhiều kết quả nghiên cứu về BTĐL, trong đó có thí nghiệm bê tông nghèo xi măng, vận chuyển bằng ô tô, san gạt bằng xe ủi và đầm bằng lu rung. Hiệp hội kỹ sư quân đội Hoa Kỳ (USACE) đã ứng dụng để thi công các lô bê tông thử nghiệm ờ đập Lost Creek. Năm 1980, lần đầu tiên Mỹ sử dụng BTĐL để xây dựng đập Willow Creek, bang Oregon cao 52m, dài 543m với 331.000m3 BTĐL. Đến năm 1999, tại Mỹ có hàng chục công trình đập BTĐL đã được xây dựng. Những năm 1970 ở Anh, Dunstan thực hiện các nghiên cứu về BTĐL. Hiệp hội nghiên cứu và thông tin công nghiệp xây dựng (CIRIA) đã tiến hành nghiên cứu về BTĐL với hàm lượng tro bay cao, sau đó được thử nghiệm tại công trình trạm xử lý nước Tamara - Coruwall (1976) và đập Wimbledall (1979). 3 Năm 1974, các kỹ sư Nhật Bản bắt đầu nghiên cứu sử dụng BTĐL nhằm rút ngắn thời gian thi công và hạ giá thành các công trình đập bê tông. Trung Quốc thực hiện nghiên cứu áp dụng công nghệ BTĐL từ năm 1980, đến năm 1986 đập Khang Khẩu là đập BTĐL đầu tiên đã được xây dựng. Đến nay Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về số lượng, chiều cao và kỹ thuậttrong xây dựng đập BTĐL. 1.2. Tình hình xây dựng đập bê tông đầm lăn trên thế giới Trong 10 năm từ 1996 đến 2006 số lượng đập BTĐL giàu chất kết dính trên thế giới tăng từ 43,3% năm 1996 lên 47,4% năm 2002 và 53,4% năm 2006”; Đến 12/2005, tổng số 285 đập BTĐL đã được xây dựng. 1.3. Tình hình xây dựng đập BTĐL ở Việt Nam Việt Nam nghiên cứu ứng dụng BTĐL từ năm 1990. Năm 2003, đập thủy điện Plêikrông là đập BTĐL đầu tiên của Việt Nam. Đến nay đã có trên 20 công trình đập bê tông trọng lực đã và đang được xây dựng bằng công nghệ BTĐL. 1.4 Tổng quan kết quả nghiên cứu về BTĐL trong nước và trên thế giới 1.4.1. Kết quả nghiên cứu về BTĐL trên thế giới 1.4.1.1. Kết quả nghiên cứu về BTĐL tại Pháp Từ 1988 đến 1996, Pháp đã thực hiện Dự án nghiên cứu cấp quốc gia BACARA về BTĐL cho đập [4]. 1.4.1.2. Kết quả nghiên cứu về BTĐL tại Mỹ - Thiết kế cấp phối BTĐL theo Cục khai hoang Mỹ (USBR) [5]. - Thiết kế cấp phối BTĐL theo Hiệp hội quân sự Mỹ USACE [6], [5]. - Thiết kế cấp phối BTĐL theo ACI 211.3R-2002 [5]. 1.4.1.3. Kết quả nghiên cứu về BTĐL tại Nhật Bản Nhật Bản tập trung nghiên cứu về BTĐL trên nhiều phương diện, đặc biệt là về thiết kế mặt cắt đập và cấp phối BTĐL có khả năng chống thấm cao. 1.4.1.4. Kết quả nghiên cứu về BTĐL tại Trung Quốc Hàng loạt các nghiên cứu đã được tiến hành để tìm ra cách xử lý bề mặt lớp đổ tốt nhất [7]. Đổ lớp BTĐL mới lên trên lớp bê tông cũ càng sớm càng tốt, trước khi lớp cũ kết thúc đông kết ban đầu. Đây là biện pháp quan trọng nhất. 4 1.4.2. Những nghiên cứu về bê tông đầm lăn tại Việt Nam Về sử dụng vật liệu trong nước thiết kế cấp phối: - Nghiên cứu sử dụng tro bay đập thủy điện Tân Giang [9]. - Nghiên cứu sử dụng tro bay làm PGKHT nhằm tăng tuổi thọ, chống nứt do nhiệt thủy hóa trong BTKL [10], [11]; Về sử dụng phụ gia khoáng trong BTĐL: - Lượng nhiệt do xi măng thủy hóa tỷ lệ với lượng dùng xi măng. Ứng suất nhiệt trong đập phụ thuộc chủ yếu vào chênh lệch nhiệt độ trong đập với nhiệt độ trung bình năm (Dt), hệ số giãn nở nhiệt của bê tông (b), mô đun biến dạng (E) và khả năng kiềm chế biến dạng (R): St = REbDt [12]; - Trong thi công đập BTĐL ở Việt Nam nhất thiết phải xác định sự tăng nhiệt độ đoạn nhiệt của BTĐL, trên cơ sở nhiệt độ trung bình năm của khu vực xây dựng đập có thể sơ bộ chọn nhiệt độ tối đa cho phép của khối đổ BTĐL phụ thuộc vào tốc độ lên đập và chiều dày lớp đổ [12]; - Tro bay và puzơlan thiên nhiên đều có tác dụng làm tăng tính công tác của hỗn hợp bê tông [13]. - Nghiên cứu sử dụng một số loại phụ gia khoáng trong chế tạo bê tông đầm lăn, trong đó có tro bay và xác định tro bay có tác dụng cải thiện các tính chất của BTĐL như trị số tính công tác Vc; cường độ ở các tuổi dài ngày; khả năng chống thấm [14],[15],[16]. - Nghiên cứu so sánh khả năng tăng dẻo của tro bay với bột đá vôi trong BTĐL không có phụ gia dẻo hóa [17],[18]. - Nghiên cứu các nguồn PGK Việt Nam để làm chất độn mịn cho BTĐL [19]. Về sử dụng vật liệu chống thấm trong cấp phối BTĐL: Các tài liệu [20],[21] trình bày những kết quả ban đầu về nghiên cứu nâng cao độ chống thấm của BTĐL bằng phụ gia hóa học". Những nghiên cứu về nhiệt trong BTĐL: - Nghiên cứu về nhiệt độ cách nhiệt trong BTĐL, chứng minh việc sử dụng tro bay cho phép giảm nhiệt độ cách nhiệt của BTĐL [22]. 5 - Nghiên cứu sử dụng tro bay làm phụ gia khoáng cho chế tạo BTĐL cho đập và mặt đường [24],[25]. Những nghiên cứu về công nghệ thi công BTĐL: - Tổng kết về công nghệ thi công đập qua thực tế thi công các công trình đập Tân Giang, Định Bình và Sơn La [26]. - Áp dụng công nghệ BTĐL trong xây dựng thuỷ điện PlêiKrông [27]. - Tình hình sử dụng BTĐL trên thế giới và ứng dụng ở Việt Nam [28]. 1.5. Những vấn đề tồn tại cần nghiên cứu về BTĐL, vấn đề nghiên cứu đặt ra đối với luận án 1.5.1. Những vấn đề tồn tại cần nghiên cứu về BTĐL Qua kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, từ thực tế xây dựng các đập BTĐL đặt ra những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu đó là: Về chất lượng kết hợp mặt tầng của BTĐL, nâng cao khả năng chống thấm của BTĐL, tiến độ thi công đập BTĐL. 1.5.2. Lựa chọn vấn đề nghiên cứu, nội dung nghiên cứu của luận án Qua nghiên cứu tổng quan các kết quả nghiên cứu về BTĐL, từ thực tế đặt ra, tác giả lựa chọn nghiên cứu về tiến độ thi công đập BTĐL. Tiến độ xây dựng đập BTĐL phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự phát triển của nhiệt, ứng suất nhiệt trong thân đập BTĐL; khả năng cung ứng vật tư, thiết bị thi côngtrong đó yếu tố có tính chất quyết định là diễn biến nhiệt và ứng suất nhiệt vì đó chính là nguyên nhân gây nứt trong đập BTĐL. Luận án tập trung nghiên cứu diễn biến của các chỉ tiêu cơ lý theo thời gian của BTĐL và ảnh hưởng của chúng đến tiến độ thi công đập bê tông trọng lực đầm lăn ở Việt Nam. Hình 1. 1. Sơ đồ mô phỏng quy trình nghiên cứu về tiến độ thi công BTĐL Cấp phối BTĐL tối ưu Lựa chọn vật liệu Phương pháp chế tạo cấp phối BTĐL T0 ban đầu của hỗn hợp BTĐL Tốc độ thi công (số lớp, chiều dày lớp đổ, thời gian nghỉ giản cách) Diễn biến T0 và ứng suất nhiệt trong đập BTĐL Công cụ tính toán Nhiệt và ứng suất nhiệt Điều chỉnh, khống chế nhiệt và ứng suất nhiệt. Trong phạm vi cho phép Vượt mức cho phép Dưới phạm vi cho phép Quá trình nghiên cứu Điều chỉnh, khống chế Diễn biến các chỉ tiêu cơ lý theo t0 CÁC ĐIỀU KIỆN BIÊN 1. T0 môi trường (K.Khí, nước, bức xạ ). 2. Các đặc trưng nhiệt của BTĐL (truyền nhiệt, dẫn nhiệt, dãn nở vì nhiệt). 3. Các điều kiện thi công (tải trọng thi công, biện pháp khống chế nhiệt). 6 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH CẤP PHỐI & CÁC CHỈ TIÊU CƠ LÝ CỦA BTĐL 2.1. Những nhân tố ảnh hưởng tới các chỉ tiêu cơ lý của BTĐL Tương tự như bê tông thường, các tính chất cơ lý của BTĐL bao gồm: các chỉ tiêu về cường độ (cường độ nén, cường độ kéo), biến dạng, đàn hồi; các chỉ tiêu về nhiệt (truyền nhiệt, dẫn nhiệt, giãn nở nhiệt); các chỉ tiêu về từ biến Những chỉ tiêu cơ lý của BTĐL, trong điều kiện bình thường chịu ảnh hưởng chính bởi: tính chất, hàm lượng tỷ lệ sử dụng các vật liệu thành phần; điều kiện khí hậu môi trường thi công và quy trình sản xuất, thi công BTĐL. 2.2. Lựa chọn vật liệu sử dụng trong nghiên cứu chế tạo cấp phối BTĐL Vật liệu thí nghiệm phải đảm bảo về số lượng, có chất lượng ổn định, đã và đang được dùng trong các công trình BTĐL, gần các địa điểm thi công, chất lượng của vật liệu phải thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật đối với BTĐL. 2.2.1. Vật liệu sử dụng cho cấp phối BTĐL-P (phụ gia puzơlan) - Xi măng: Xi măng PCB40 Fico, TCVN 6260: 2009 [30] - Puzơlan:mỏ 4A Đắk Nông, TCVN 8825: 2011 “PGK cho BTĐL” [31] - Nước: TCVN 4506: 2012 "Nước trộn BT&vữa - YCKT” [32] - Cốt liệu nhỏ: tại Đắk Nông, TCVN 7570: 2006 [33], ASTM C29: 2003 - Đá: Tại Đắk Nông,TCVN7570:2006“CL cho BT và vữa YCKT” - Phụ gia hóa dẻo đông kết chậm: Plastiment 96, ASTM C494 loại D 2.2.2. Vật liệu sử dụng cho cấp phối BTĐL-T (BTĐL sử dụng phụ gia tro bay) - Xi măng: Xi măng PC40 Hà Tiên 1, TCVN 2682: 2009 [34] - Tro bay: Formosa, TCVN 8825: 2011 “PGK cho BTĐL” - Nước: TCVN 4506: 2012 "Nước trộn bê tông và vữa - YCKT” - Cát: Tại Ninh Thuận,TCVN7570:2006“CL cho BT và vữa YCKT” - Đá: Tại Ninh Thuận,TCVN7570:2006“CL cho BT và vữa YCKT” - Phụ gia mịn: Chất độn phi hoạt tính, khoảng 15% khối lượng cát - Phụ gia hóa dẻo đông kết chậm: Plastiment 96, ASTM C494 loại D 7 2.3. Xác định cấp phối BTĐL tối ưu 2.3.1. Phương pháp xác định cấp phối BTĐL tối ưu Luận án lựa chọn và sử dụng phương pháp thiết kế cấp phối theo ACI 211.3R- 2002 [5] của Mỹ, tiến hành thực nghiệm và vận dụng lý thuyết " Quy hoạch thực nghiệm" để xác định cấp phối BTĐL tối ưu (về cường độ, VL sử dụng). 2.3.2. Lý thuyết quy hoạch thực nghiệm vận dụng xác định cấp phối [35] 2.4. Các phương pháp thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý của BTĐL Quy trình thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý của BTĐL được mô phỏng Hình 2.3. Mô phỏng quy trình thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý của BTĐL (Thực hiện quy trình thí nghiệm trên để xác định 6 chỉ tiêu cơ lý cơ bản của BTĐL được trình bày trong các mục từ 2.4.1 đến 2.4.6 với các tiểu mục: Tiêu chuẩn, mẫu và thiết bị thí nghiệm; công thức xác định các chỉ tiêu cơ lý). 2.5. Xác định cấp phối BTĐL tối ưu 2.5.1. Quy hoạch thực nghiệm vận dụng xác định cấp phối [35] 2.5.2. Xác định cấp phối BTĐL-P tối ưu Tỷ lệ: PGK/CKD = 0,55, 0,60 và 0,65; N/CKD = 0,56; 0,58 và 0,60; CKD = 190 kg/m3; Mức ngậm cát C/(C+Đ) = 0,37; PGH = 1,8 lít/100kg CKD Bảng 2. 1. Bảng mã hóa hệ số thực nghiệm Biến thực Biến mã -1 0 1 Δ PGK/CKD X1 0,55 0,6 0,65 0,05 N/CKD X2 0,56 0,58 0,6 0,02 Vật liệu chế tạo BTĐL Mẫu Thí Nghiệm Cấp phối thiết kế Trộn, đúc mẫu Thiết bị thí nghiệm Kết quả thí nghiệm Các chỉ tiêu cần xác định Dưỡng hộ mẫu Công thức tính Tổng hợp số liệu thí nghiệm 8 Bảng 2. 2. Thành phần các cấp phối BTĐL - P thực nghiệm STT Biến mã Biến Thực Lượng dùng vật liệu cho 1m3(kg) Vc (s) X1 X2 PGK/CKD N/CKD X PGK Đ C N CP1 -1 -1 0,55 0,56 85 106 1414 830 106 15 CP2 1 -1 0,65 0,56 66 125 1417 832 106 13 CP3 -1 1 0,55 0,60 85 106 1401 823 114 9 CP4 1 1 0,65 0,60 66 125 1404 825 114 5 CP5 -1,412 0 0,529 0,58 88 102 1407 826 110 16 CP6 1,412 0 0,671 0,58 62 128 1411 829 110 8 CP7 0 -1,412 0,60 0,552 75 115 1418 833 105 17 CP8 0 1,412 0,60 0,608 75 115 1400 822 116 6 CP9 0 0 0,60 0,58 75 115 1409 828 110 8 CP10 0 0 0,60 0,58 75 115 1409 828 110 11 CP11 0 0 0,60 0,58 75 115 1409 828 110 10 CP12 0 0 0,60 0,58 75 115 1409 828 110 9 CP13 0 0 0,60 0,58 75 115 1409 828 110 10 Các mẫu thí nghiệm theo các cấp phối trên cho kết quả cường độ nén Rn(MPa) ở tuổi 90 ngày và tuổi 365 ngày như sau: Bảng 2. 3. Kết quả cường độ nén BTĐL - P CP CP1 CP2 CP3 CP4 CP5 CP6 CP7 CP8 CP9 CP10 CP11 CP12 CP13 Rn90 14,8 13,8 14,2 14 14,5 13,5 15,2 14,6 14 14,3 14,5 14,3 14,8 Rn365 15,4 15,11 15,1 15,0 15,4 15,0 15,5 15,2 15,2 15,1 15,3 15,4 15,3 Phương trình hồi quy cường độ nén tuổi 365 ngày(2.29): Rn365 = +15,26 - 0,12X1 – 0,10X2 + 0,047X1X2 – 0,061X12 + 0,014X22 Ảnh hưởng của tỷ lệ PGK/CKD&N/CKD đến cường độ của BTĐL như sau: Cấp phối BTĐL-P tối ưu: X: 75kg, PGK: 115Kg, cát 804kg, đá 4,75÷19 (mm): 9 722kg, đá 20÷50 (mm): 670kg, nước 110 lít, Phụ gia hóa, (lít): 3,4. Hình 2. 12. Đồ thị tương quan tỷ lệ PGK/CKD và tỷ lệ N/CKD với Rn365 BTĐL -P Hình 2. 13. Các đường đồng mức tương quan giữa tỷ lệ PGK/CKD và tỷ lệ N/CKD với Rn365 BTĐL -P 2.5.3. Xác định cấp phối BTĐL-T tối ưu Tỷ lệ PGK/CKD: 0,58, 0,6 và 0,62; N/CKD: 0,56 , 0,58 và 0,6. CKD = 200kg. PGM: 15% KL cát; Mức ngậm cát C/(C+Đ) = 0,34; PGH = 1,0 lít/100kg /CKD. Thực hiện mã hóa các hệ số thực nghiệm, thí nghiệm xác định cường độ nén tuổi 90 ngày của 13 cấp phối BTĐL-T có thành phần cấp phối theo các biến tương tự như phần 2.5.2. Phương trình hồi quy cường độ nén tuổi 90 ngày(2.30): Rn90 = +21,38 – 0,45X1 – 0,41X2 + 0,18X1X2 – 0,24X12 – 0,08X22. Tương quan giữa tỷ lệ PGK/CKD & N/CKD với Rn90 của BTĐL-T như sau: Hình 2. 16. Đồ thị tương quan giữa tỷ lệ PGK/CKD và N/CKD với Rn90 của BTĐL - T Hình 2. 17. Các đường đồng mức biểu diễn tương quan giữa tỷ lệ PGK/CKD và N/CKD với Rn90 của BTĐL - T Cấp phối BTĐL-T tối ưu: X: 80kg, PGK: 120kg, cát 687 kg; đá: 5÷19 (mm): 479kg, 20÷39(mm): 295kg, 40÷60(mm): 628kg, nước 115lít, PGH 2lít. CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ LÝ CỦA BÊ TÔNG ĐẦM LĂN 3.1. Nghiên cứu diễn biến một số chỉ tiêu cơ lý của BTĐL 3.1.1. Nghiên cứu quá trình phát triển cường độ nén (Rn) của BTĐL 10 Hàm tương quan thể hiện sự phát triển cường độ nén (Rn)của cấp phối BTĐL-P: Yn1 = 2,64ln(x) + 2,24 với R2= 0,9 (3.1a); cấp phối BTĐL-T: Yn2 = 4,54ln(x) + 2,52 với R2= 0,93 (3.1b). Bảng 3. 3. Cường độ nén cấp phối BTĐL-P theo tính toán Thời gian (ngày) 1 3 5 7 14 28 56 90 Cường độ nén (MPa) 2,24 5,14 6,49 7,38 9,21 10,4 12,87 14,12 % chênh lệch so với tuổi ngày trước 26,30 9,99 5,84 10,68 19,87 16,58 9,73 Bảng 3. 4. Cường độ nén cấp phối BTĐL-T theo tính toán Thời gian (ngày) 1 3 5 7 14 28 56 90 Cường độ nén (MPa) 2,52 7,51 9,83 11,35 14,5 17,65 20,8 22,95 % chênh lệch so với tuổi trước 32,48 11,49 6,57 11,77 21,70 17,83 10,36 Hình 3.3. Biểu đồ quan hệ Rn ~ thời gian 2 cấp phối BTĐL-P&BTĐL-T 3.1.2. Nghiên cứu quá trình phát triển cường độ kéo (Rk)của BTĐL Hàm tương quan thể hiện sự phát triển cường độ kéo (Rk)của cấp phối BTĐL-P: Yk1 = 0,258ln(x) + 0,029 với R2 = 0,9764(3.2a) cấp phối BTĐL-T: Yk2 = 0,289ln(x) + 0,051 với R2= 0,971(3.2b). Bảng 3.7. Cường độ kéo của BTĐL-P&BTĐL-T theo tương quan hồi qui Ngày tuổi 1 3 5 7 14 28 56 90 BTĐL-P Rk (MPa) 0,02 0,28 0,39 0,47 0,63 0,89 1,07 1,19 (%) tăng Rk 50,33 14,89 8,10 2,76 1,06 0,43 0,24 BTĐL-T Rk (MPa) 0,05 0,37 0,52 0,61 0,81 1,01 1,21 1,35 (%) tăng Rk 46,63 14,28 7,83 2,70 1,04 0,43 0,24 y = 2,64Ln(x) + 2,24 R2 = 0,9 y = 4,54Ln(x) + 2,52 R2 = 0,93 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 0 50 100 150 200 250 300 350 400 C ư ờ n g đ ộ n én - R n (M P a) Tuổi bê tông RCC - t (ngày) Biểu đồ quan hệ Rn (MPa) - t (ngày) cấp phối số 1 cấp phối số 2 11 Hình 3.6. Biểu đồ quan hệ Rk theo ngày tuổi của BTĐL-P&BTĐL-T Bảng 3.8. So sánh tốc độ tăng trưởng cường độ kéo, nén của BTĐL Cấp phối Rn28 Rn90 Tăng trưởng (%) Rk28 Rk90 Tăng trưởng (%) BTĐL-P 11,8 15,2 129 0,91 1,28 140 BTĐL-T 18,8 20,8 111 1,09 1,31 120 3.1.3. Nghiên cứu biến dạng co ngót (BDCN) của BTĐL 3.1.3.1. Nghiên cứu biến dạng co ngót do nhiệt của BTĐL Hình 3.7. Diễn biến nhiệt độ tại các điểm khác nhau trong khối bê tông 3.1.3.2. Nghiên cứu hệ số biến dạng nhiệt của BTĐL Bảng 3.12. Một số hệ số biến dạng nhiệt của BTĐL Nguồn gốc cốt liệu N/(X+PGK) N (Kg/m3) H.số BDN 10-6/0C Cát sông, đá cuội 0,44 70 9,064 Cát nhân tạo, đá dăm, đá vôi 0,86 93 5,803 3.1.3.3. Nghiên cứu biến dạng co ngót do mất nước (co khô) của BTĐL Bảng 3.13. Biến dạng co ngót thể tích của BTĐL Hệ số co ngót thể tích của BTĐL Cn (%*10-2) Tuổi 1 2 3 4 5 6 7 14 28 56 90 365 BTĐL-P 0,30 0,61 1,11 1,51 1,91 2,11 2,48 2,79 3,44 3,95 4,02 4,23 BTĐL-T 0,42 0,61 0,90 1,11 1,61 1,80 2,02 2,21 2,51 2,65 2,78 - y = 0.258ln(x) + 0.029 R² = 0.9764 y = 0,2894Ln(x) + 0,0506 R2 = 0,971 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 0 50 100 150 200 250 300 350 400 C ườ ng đ ộ ké o dọ c -R k (M Pa ) Tuổi bê tông RCC - t (ngày) Biểu đồ quan hệ Rk (MPa) - t (ngày) cấp phối số 1 cấp phối số 2 12 Hình 3.10. Biểu đồ quan hệ BDCN ~ thời gi
Luận văn liên quan