Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình tích tụ đất nông nghiệp đến sử dụng đất tại tỉnh Nam Định

Năm1993 Chính phủ ban hành Nghị Định 64/CP và sửa đổi bổ sung bằng Nghị Định 85/NĐ-CP năm 1995 về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, đã giúp cho hộ dân yên tâm hơn trong sản xuất nông nghiệp. Kết quả giao đất mỗi hộ trung bình có 6-8 thửa, mỗi thửa có diện tích trung bình là 0,14 ha, phân tán tại các xứ đồng. Tuy nhiên khi đất nước bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thì đất đai manh mún là một trở ngại cho sản xuất, khó áp dụng cơ giới hóa, tiến bộ khoa học kỹ thuật và hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Vì vậy, tích tụ đất nông nghiệp là yêu cầu tất yếu, khách quan trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay. Nam Định là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng có diện tích đất tự nhiên 166.854,02 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 76,44%. Với diện tích đất nông nghiệp như vậy là một lợi thế cho Nam Định phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung. Thực tế, tại tỉnh Nam Định, trong thời gian qua một trong những khó khăn cho các hộ dân sản xuất nông nghiệp đó là tình trạng đất đai manh mún, quy mô diện tích sản xuất của các hộ nhỏ, đây là hạn chế cho các hộ dân trong phát triển sản xuất, áp dụng máy móc cơ giới hóa và hướng tới sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung. Để khắc phục được tình trạng đất đai manh mún các hộ dân đã thực hiện tích tụ đất nông nghiệp thông qua việc chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng; cho thuê và thuê quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, kết quả thực hiện tích tụ đất nông nghiệp như thế nào và ảnh hưởng của quá trình này đến sử dụng đất của các hộ dân tại tỉnh Nam Định thì chưa có nghiên cứu nào trước đó.

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình tích tụ đất nông nghiệp đến sử dụng đất tại tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM XUÂN THỊ THU THẢO NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH TÍCH TỤ ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI TỈNH NAM ĐỊNH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ SỐ : 62 85 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2016 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn: 1. PGS.TS. HỒ THỊ LAM TRÀ 2. TS. PHẠM PHƢƠNG NAM Phản biện 1. PGS. TS. Nguyễn Thị Vòng Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biển 2: PGS. TS. Chu Văn Thỉnh Hội Khoa học đất Phản biện 3: TS. Nguyễn Đắc Nhẫn Tổng cục Quản lý đất đai Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam - Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Năm1993 Chính phủ ban hành Nghị Định 64/CP và sửa đổi bổ sung bằng Nghị Định 85/NĐ-CP năm 1995 về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, đã giúp cho hộ dân yên tâm hơn trong sản xuất nông nghiệp. Kết quả giao đất mỗi hộ trung bình có 6-8 thửa, mỗi thửa có diện tích trung bình là 0,14 ha, phân tán tại các xứ đồng. Tuy nhiên khi đất nước bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thì đất đai manh mún là một trở ngại cho sản xuất, khó áp dụng cơ giới hóa, tiến bộ khoa học kỹ thuật và hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Vì vậy, tích tụ đất nông nghiệp là yêu cầu tất yếu, khách quan trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay. Nam Định là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng có diện tích đất tự nhiên 166.854,02 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 76,44%. Với diện tích đất nông nghiệp như vậy là một lợi thế cho Nam Định phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung. Thực tế, tại tỉnh Nam Định, trong thời gian qua một trong những khó khăn cho các hộ dân sản xuất nông nghiệp đó là tình trạng đất đai manh mún, quy mô diện tích sản xuất của các hộ nhỏ, đây là hạn chế cho các hộ dân trong phát triển sản xuất, áp dụng máy móc cơ giới hóa và hướng tới sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung. Để khắc phục được tình trạng đất đai manh mún các hộ dân đã thực hiện tích tụ đất nông nghiệp thông qua việc chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng; cho thuê và thuê quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, kết quả thực hiện tích tụ đất nông nghiệp như thế nào và ảnh hưởng của quá trình này đến sử dụng đất của các hộ dân tại tỉnh Nam Định thì chưa có nghiên cứu nào trước đó. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá được thực trạng tích tụ đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định; - Đánh giá được ảnh hưởng của quá trình tích tụ đất nông nghiệp đến sử dụng đất tại tỉnh Nam Định; - Trên cơ sở đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của tích tụ đất nông nghiệp đến sử dụng đất, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho các hộ dân tích tụ đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại tỉnh Nam Định, trong đó nghiên cứu sâu một số mẫu điển hình đại diện cho các quy mô và loại hình tích tụ đất nông nghiệp (chủ yếu là tích tụ đất đai phục vụ cho sản xuất nông nghiệp). Đề tài tiến hành chọn 3 huyện đại diện cho 2 tiểu vùng sản xuất nông nghiệp của tỉnh: Hải Hậu (tiểu vùng 2), Xuân Trường, Ý Yên (tiểu vùng 1). - Phạm vi thời gian: Các số liệu được thống kê từ năm 2010 - 2014 - Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu đất trồng cây hàng năm và đất nuôi trồng thủy sản với các loại hình sử dụng đất đại diện cho 2 tiểu vùng của tỉnh Nam Định: Tiểu vùng 1: LUT 2 lúa, LUT 2 lúa – màu, LUT chăn nuôi tổng hợp; tiểu vùng 2: LUT 2 lúa, LUT 2 lúa – màu, LUT nuôi trồng thủy sản. 2 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Đề tài đã chỉ ra được những yếu tố sử dụng đất chịu ảnh hưởng bởi tích tụ đất nông nghiệp thông qua 4 quy mô tích tụ như: phát triển loại hình sử dụng đất, phương thức sản xuất, tính ổn định và bền vững của thị trường tiêu thụ sản phẩm, thu nhập của hộ, hiệu quả sử dụng đất. - Đề tài đã đề xuất được các quy mô tích tụ đất nông nghiệp hợp lý với từng loại hình sử dụng đất tại 2 tiểu vùng: Tiểu vùng 1: LUT 2 lúa duy trì ở quy mô 3 và quy mô 4, LUT 2 lúa - màu duy trì ở quy mô 2; Tiểu vùng 2: LUT 2 lúa duy trì ở quy mô 3 và quy mô 4; LUT 2 lúa - màu duy trì ở quy mô 3, LUT nuôi trồng thủy sản duy trì ở quy mô 3 và quy mô 4. Với LUT chăn nuôi tổng hợp hiệu quả không phụ thuộc vào quy mô tích tụ. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Đề tài đã góp phần hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về tích tụ đất nông nghiệp. - Đề tài đã đánh giá được thực trạng và ảnh hưởng của tích tụ đất nông nghiệp đến sử dụng đất tại tỉnh Nam Định và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho các hộ dân tích tụ. Kết quả của đề tài có thể áp dụng cho các vùng có điều kiện tương đồng. - Đề tài làm cơ sở khoa học cho các nhà quản lý xây dựng phương án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và quy hoạch sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn 2030. Từ đó, hoạch định chính sách hỗ trợ người dân tích tụ đất nông nghiệp trong các bước từ tổ chức thực hiện đến tiêu thụ sản phẩm nông sản và chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới.. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍCH TỤ ĐẤT NÔNG NGHIỆP - Khái niệm về đất và đất đai; - Khái niệm về sử dụng đất nông nghiệp; - Khái niệm về tích tụ đất nông nghiệp. 2.2 TÍCH TỤ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI - Tích tụ đất nông nghiệp ở một số nước trên thế giới (Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ) 2.3 TÍCH TỤ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM - Chính sách pháp luật đất đai liên quan đến tích tụ đất nông nghiệp - Kết quả tích tụ đất nông nghiệp ở Việt Nam 2.4. NHẬN XÉT CHUNG VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU Qua nghiên cứu về cơ sở lý luận, thực tiễn và khoa học của tích tụ đất nông nghiệp cho thấy tích tụ đất nông nghiệp đã được các quốc gia trên thế giới thực hiện thông qua việc hình thành các trang trại với quy mô diện tích khác nhau và có những thành công như Nhật, Trung Quốc, Mỹ, Hà Lan ... Tuy nhiên không có mô hình nào có thể áp dụng triệt để tại Việt Nam. Bởi lẽ, do đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu, thổ 3 nhưỡng và phương thức canh tác cũng như chính sách đất đai ở các quốc gia khác nhau nên việc áp dụng một mô hình nào triệt để là rất khó. Bên cạnh đó, dựa trên những kinh nghiệm của các quốc gia, Việt Nam có thể kế thừa mang tính khoa học nhằm giúp cho việc tích tụ đất nông nghiệp được thực hiện thuận lợi và đảm bảo tính bền vũng. Tích tụ đất nông nghiệp là một xu hướng tất yếu để hướng tới một nền sản xuất hàng hóa tập trung. Trong thời gian qua, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này: “Tích tụ đất đai trên khía cạnh kinh tế” (Vũ Trọng Khải, 2008); “Nghiên cứu xu hướng tích tụ ruộng đất ở khu vực phía Bắc” (Tạ Hữu Nghĩa, 2009); “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy tích tụ ruộng đất gắn với chuyển dịch lao động trong nông nghiệp nông thôn” (Hoàng Xuân Phương, 2008); “Vai trò của quản lý Nhà nước đối với quá trình tích tụ ruộng đất” (Nguyễn Đình Bồng và Tạ Hữu Nghĩa, 2009); “Tích tụ đất đai và hiệu quả kinh tế theo quy mô đất đai trong nông thôn đồng bằng sông Cửu Long: Trường hợp nghiên cứu ở tỉnh An Giang” (Lê Cảnh Dũng, 2010); “Tích tụ ruộng đất hợp lý để công nghiệp hóa nông nghiệp (Lê Trọng, 2010)”; “Tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp hàng hóa. Vấn đề và giải pháp” (Lưu Đức Khải và Đinh Xuân Nghiêm, 2012); “Chính sách tích tụ ruộng đất nhìn từ thực tiễn vùng đồng bằng sông Cửu Long” (Nguyễn Đình Bồng, 2013); “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp tích tụ, tập trung đất trong nông nghiệp” (Hoàng Xuân Phương và cs., 2014). Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đều tập trung vào phân tích các khía cạnh từ những lý luận cơ bản cũng như thực trạng tích tụ đất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu với những khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, để đánh giá ảnh hưởng của tích tụ đất nông nghiệp đến sử dụng đất cho đến nay chưa có luận án hay công trình nghiên cứu nào đánh giá cụ thể. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài mong muốn góp phần vào vấn đề lý luận, thực tiễn và khoa học về tích tụ đất nông nghiệp; chỉ ra được những yếu tố sử dụng đất chịu ảnh hưởng bởi tích tụ đất nông nghiệp ở các quy mô khác nhau như thế nào? Ngoài ra, đề tài đề xuất các quy mô tích tụ đất nông nghiệp hợp lý với từng loại hình sử dụng đất tại 2 tiểu vùng trong tỉnh (dựa vào 4 quy mô tích tụ hiện nay tại địa phương) và các loại hình sử dụng đất phát triển trong thời gian tới tại tỉnh. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho các hộ dân tích tụ đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định. PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nam Định, đặc biệt tại 3 huyện đại diện có quá trình tích tụ đất nông nghiệp diễn ra nhiều và đa dạng về loại hình sử dụng đất: Hải Hậu, Ý Yên, Xuân Trường. 3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU - Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài từ năm 2012 - 2016. - Thời gian thu thập dữ liệu thứ cấp: được thu thập trong giai đoạn từ năm 2010 - 2014. - Thời gian thu thập số liệu sơ cấp năm 2013 và theo dõi đánh giá hiệu quả các mô hình sử dụng đất nông nghiệp được kiểm định trong năm 2013 và năm 2014. 4 3.3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU - Thực trạng tích tụ đất nông nghiệp của các hộ dân tại tỉnh Nam Định thông qua các loại hình sử dụng đất. - Ảnh hưởng của tích tụ đất nông nghiệp đến sử dụng đất của các hộ dân thông qua 4 quy mô tích tụ đất nông nghiệp. 3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Đặc điểm vùng nghiên cứu; - Thực trạng tích tụ đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định; - Ảnh hưởng của tích tụ đất nông nghiệp đến sử dụng đất tại tỉnh Nam Định; - Một số mô hình tích tụ đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định; - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho các hộ dân tích tụ đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định. 3.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu đã được công bố từ các cơ uan nghiên cứu, cơ quan quản lý các cấp tại tỉnh Nam Định. - Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Đề tài chủ yếu đánh giá việc tích tụ đất nông nghiệp của các hộ dân tại 2 tiểu vùng sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Cụ thể tiểu vùng 1 chọn 6 xã của 2 huyện (Xuân Trường và Ý Yên), tiểu vùng 2 chọn 4 xã của huyện Hải Hậu. Cơ sở lựa chọn dựa vào các tiêu chí: địa hình, tình hình tích tụ đất nông nghiệp, kết quả dồn điền đổi thửa, sự đa dạng của các loại hình sử dụng đất. - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp 100% hộ dân tích tụ đất nông nghiệp tại các xã dựa trên các thông tin trong phiếu điều tra. Để có được số liệu chính xác đề tài đã tham vấn ý kiến của các nhà quản lý tại địa phương: Chủ tịch UBND xã, Phó chủ tịch UBND xã, cán bộ địa chính, trưởng thôn. Bên cạnh đó, để thuận tiện cho đánh giá ảnh hưởng của tích tụ đất nông nghiệp đến sử dụng đất thông qua các quy mô tích tụ đất nông nghiệp của các hộ tích tụ đề tài căn cứ vào quy định tại Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011). Dựa vào tiêu chí và thực tế diện tích tích tụ của các hộ dân tại tỉnh Nam Định đề tài chia diện tích sản xuất nông nghiệp của các hộ tích tụ theo 4 quy mô: quy mô 1 có diện tích nhỏ hơn 0,5 ha, quy mô 2 có diện tích từ 0,5 ha đến 1 ha, quy mô 3 có diện tích từ 1ha đến 2,1 ha, quy mô 4 có diện tích trên 2,1 ha. - Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất: Đề tài đánh giá các chỉ tiêu định tính và định lượng của hiệu quả sử dụng đất thông qua hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường. Từ đó sử dụng phương pháp đánh giá hiệu quả tổng hợp theo Walfredo Ravel Rola (dựa vào chỉ tiêu định lượng) để đánh giá hiệu quả tổng hợp của các quy mô tích tụ với từng LUT và đề xuất quy mô tích tụ phù hợp với từng LUT tại 2 tiểu vùng. - Phương pháp lựa chọn theo dõi mô hình: Đề tài theo dõi 15 mô hình tích tụ đất nông nghiệp đã và đang được hộ dân thực hiện. Từ đó, đánh giá hiệu quả tổng hợp dựa trên các chỉ tiêu định lượng của hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Ngoài ra, đề tài so sánh hiệu quả sử dụng đất của 4 LUT tại 2 tiểu vùng để đề xuất LUT phát triển trong thời gian tới cho hộ dân tích tụ đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định. 5 - Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: kết hợp các phương pháp: thống kê mô tả, thống kê so sánh để đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của tích tụ đất nông nghiệp đến sử dụng đất. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU Nam Định là một tỉnh đồng bằng nằm ở phía Nam châu thổ sông Hồng, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội với nhiều ngành nghề khác nhau trong đó có ngành nông nghiệp. Đây là vùng trọng điểm sản xuất lương thực phẩm cho đồng bằng Bắc Bộ. Từ năm 2010 đến 2014 nhìn chung tổng giá trị sản xuất của ngành có xu hướng tăng thể hiện ở biểu đồ 4.1. Biểu đồ 4.1. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản từ 2010-2014 Tính đến 31/12/2014 tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Nam Định là 166.854,02 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp là 113.027,25 ha chiếm 67,74% diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp 50.563,89 (chiếm 30,30%), diện tích đất chưa sử dụng là 3.262,89 ha chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng (3.204,67 ha) (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định, 2015). Bảng 4.1. Hiện trạng đất nông nghiệp tỉnh Nam Định năm 2014 STT Loại đất Mã loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Đất nông nghiệp NNP 113.027,25 100,00 1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 91.460,44 80,92 1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 83.004,55 73,44 1.1.1 Đất trồng lúa LUA 76.380,39 67,58 1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 6.624,16 5,86 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 8.455,89 7,48 2 Đất lâm nghiệp có rừng LNP 2.950,43 2,61 2.1 Rừng sản xuất RSX 0,00 0,00 2.2 Rừng phòng hộ RPH 1.896,82 1,68 2.3 Rừng đặc dụng RDD 1.053,61 0,93 3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 17.333,89 15,34 4 Đất làm muôi LMU 716,84 0,63 5 Đất nông nghiệp khác NKH 565,66 0,50 6 4.2. THỰC TRẠNG TÍCH TỤ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH NAM ĐỊNH 4.2.1. Khái quát chung về tích tụ đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định Tích tụ đất nông nghiệp đã và đang diễn ra tại tỉnh Nam Định, từ khi xuất hiện các gia trại và trang trại. Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định năm 2015, Kết quả năm 2014 các trang trại sử dụng 2.311 ha, tạo việc làm ổn định cho 3.317 lao động, bình quân mỗi trang trại sử dụng 3,4 ha và 4-5 lao động. Giá trị sản lượng hàng hóa ước đạt 937 tỷ đồng (bằng 204% so với năm 2011). Các huyện có trang trại phát triển là: Giao Thủy, Hải Hậu, Xuân Trường, Nghĩa Hưng, Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định, 2015). Ngoài ra, các hộ tích tụ đất nông nghiệp còn phát triển theo mô hình gia trại tập trung ngoài khu dân cư. Hộ kinh tế gia trại là hình thức sản xuất kết hợp với chế biến sản phẩm nông nghiệp như xay xát, nấu rượu, làm đậu phụ... hoặc kết hợp giữa chăn nuôi với nuôi trồng thủy sản để phù hợp với điều kiện kinh tế trung bình khá ở khu vực nông thôn. Năm 2014, số gia trại là 556 gia trại đạt giá trị sản lượng trên 500 triệu đồng/ năm, tổng giá trị sản lượng hàng hóa của các gia trại đạt 1.094 tỷ đồng (bằng 385% so với năm 2011). Các gia trại sử dụng 1.165,8 ha và 637 lao động, bình quân mỗi gia trại sử dụng 01 ha đất và 2 lao động. Các huyện có nhiều gia trại là: Ý Yên (996 gia trại), Hải Hậu (970 gia trại), Giao thủy (271 gia trại), Vụ Bản (260 gia trại), Trực Ninh (243 gia trại) và Xuân Trường (192 gia trại) (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định, 2014). 4.2.2. Kết quả công tác dồn điền đổi thửa của tỉnh Nam Định 4.2.2.1. Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa của tỉnh Nam Định giai đoạn 2002-2004 Kết quả dồn điền đổi thửa giai đoạn 1: 2002 -2004 đã tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội, bước đầu hình thành một số vùng sản xuất; góp phần ổn định an ninh trật tự ở địa bàn nông thôn. Tuy nhiên, kết quả này vẫn bộc lộ những mặt hạn chế: 1) Bình quân số thửa đất nông nghiệp của mỗi hộ vẫn ở mức cao tại một số huyện (Nam Trực, Ý Yên, Mỹ Lộc); 2) Đất sản xuất của các hộ nông dân và đất công ích vẫn còn manh mún; 3) Việc quản lý đất công ích dành cho sản xuất nông nghiệp do UBND xã quản lý và đất nông nghiệp của các hộ dân còn xen kẽ, phân tán, rải rác không tập trung tại một khu vực. Do đó để khắc phục những hạn chế này tỉnh Nam Định đã phát động tiếp chương trình dồn điền đổi thửa giai đoạn 2 (2012-2014). 4.2.2.2. Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa giai đoạn 2012-2014 Kết quả thực hiện công tác dồn điền đổi thửa giai đoạn 2012 - 2014 tại tỉnh Nam Định là cơ sở cho người dân thực hiện tích tụ đất nông nghiệp, xây dựng cánh đồng mẫu lớn và thực hiện quy hoạch nông thôn mới trên toàn tỉnh. Trong giai đoạn này, toàn tỉnh có 2.596 thôn đội tham gia dồn điền đổi thửa phân bố đều ở các huyện trong tỉnh, số liệu thể hiện ở bảng 4.2. 7 Bảng 4.2. Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa giai đoạn 2012-2014 Huyện, Thành phố Tổng số thôn đội Trƣớc dồn điền Sau dồn điền Diện tích dân đóng góp Bình quân số thửa/hộ giảm (trƣớc và sau) (thửa) Diện tích (ha) Bình quân số thửa/hộ (thửa) Diện tích (ha) Bình quân só thửa/hộ (thửa) Thửa có diện tích lớn nhất/ hộ (m2) Tổng số (ha) Bình quân (m 2 /sào) 1 Hải Hậu 531 10.872 2,73 10.503 1,84 13.000 369,38 12,71 -0,89 2 Ý Yên 314 11.377 5,48 11.073 2,29 13.958 303,58 9,41 -3,19 3 Trực Ninh 376 7.481 3,48 7.166 1,77 12.960 314,64 15,10 -1,71 4 Xuân Trường 311 5.176 2,23 4.832 1,92 4.239 343,73 24,55 -1,54 5 Nam Trực 183 3.859 6,17 3.461 2,77 4.957 396,79 13,08 -3,39 6 Mỹ Lộc 65 1.859 5,79 1.659 2,60 18.000 199,51 8,01 -3,41 7 Nghĩa Hưng 316 9.842 2,39 9.589 1,46 14.859 252,73 10,30 -0,94 8 Vụ Bản 200 7.577 3,76 7.308 2,90 9.232 269,21 12,71 -0,86 9 Giao Thuỷ 300 6.789 2,22 6.429 1,55 5.400 359,35 21,03 -0,67 Tổng hợp 2.596 64.832 4,00 62.023 2 18.000 2.809,00 14,00 -2,00 Trong quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa xuất hiện một số trường hợp chuyển nhượng hoặc cho thuê quyền sử dụng đất giữa anh em, họ hàng hoặc người cùng xã. Hầu hết những người nhận chuyển nhượng hoặc những người nhận thuê quyền sử dụng đất là những hộ có nhu cầu tăng quy mô sử dụng đất của hộ, muốn làm giàu từ sản xuất nông nghiệp trên chính mảnh đất quê hương. Qua đó có thể thấy, dồn điền đổi thửa là cơ sở và tiền đề cho tích tụ đất nông nghiệp phát triển tại tỉnh Nam Định. 4.2.3. Thực trạng tích tụ đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định 4.2.3.1. Quy mô tích tụ đất nông nghiệp Qua điều tra 722 hộ dân đã tích tụ đất nông nghiệp tại 2 tiểu vùng của tỉnh cho thấy các hộ tích tụ phân bố ở 4 quy mô nhưng không đồng đều, trên 70% số hộ tích tụ đất nông nghiệp có diện tích dưới 0,5ha (quy mô 1), số hộ tích tụ đất nông nghiệp có diện tích đạt tiêu chuẩn trang trại (≥ 2,1ha) ở cả 2 tiểu vùng chiếm tỷ lệ không lớn (trên 10%). Bảng 4.3. Quy mô đất nông nghiệp của hộ tích tụ đất nông nghiệp TT Chỉ tiêu ĐVT Tiểu vùng 1 Tiểu vùng 2 QM 1 QM2 QM3 QM4 QM1 QM2 QM3 QM4 1 Số hộ tích tụ hộ 282 64 12 42 226 52 26 18 2 Tỷ lệ % 70,50 16,00 3,00 10,50 70,19 16,15 8,07 5,59 3 Hộ có diện tích lớn nhất ha 0,49 0,97 1,87 6,84 0,49 0,99 2,09 9,00 4 Hộ có diện tích nhỏ nhất ha 0,06 0,50 1,00 2,10 0,06 0,50 1,01 2,10 4.2.3.2. Hình thức tích tụ đất nông nghiệp Để có diện tích phục vụ sản xuất, các hộ đã thực hiện tích tụ đất nông nghiệp với nhiều hình thức khác nhau, trong đó có 2 hình thức chính là thuê và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Bê
Luận văn liên quan