Tóm tắt Luận án Nghiên cứu bảo tồn quần xã thú móng guốc chẵn (Artiodactyla) ở Khu bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai

Các loài thú móng guốc chẵn (MGC) có vai trò rất quan trọng trong các hệ sinh thái tự nhiên. Chúng là vật tiêu thụ đầu tiên, chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ thực vật sang các chất dinh dưỡng động vật. Các loài thú MGC cũng có giá trị kinh tế rất lớn. Ở Việt Nam, đã ghi nhận được 19 loài thú MGC thuộc 12 giống và 5 họ. Tuy nhiên, hiện nay khu hệ thú MGC của Việt Nam đã bị suy giảm mạnh cả về phạm vi vùng cư trú và độ phong phú cá thể. Đã có 2 loài đã bị tuyệt chủng trong thiên nhiên gồm Bò xám (Bos sauveli), Hươu sao (Cervus nippon) và 15 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau phải đưa Sách Đỏ Việt Nam. Vì vậy, đối với Việt Nam, bảo tồn các loài thú MGC và sinh cảnh của chúng đang là vấn đề hết sức cấp thiết.

pdf27 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2021 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu bảo tồn quần xã thú móng guốc chẵn (Artiodactyla) ở Khu bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ---------------------------------- NGUYỄN HOÀNG HẢO NGHI N CỨU ẢO T N QUẦN TH M NG GU C CH N (Artiodactyla) Ở KHU ẢO T N THI N NHI N - VĂN H A Đ NG NAI, TỈNH Đ NG NAI Chuyên ngành: Lâm sinh Mã số: 62 62 02 05 T M TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP HÀ NỘI, 2016 - Công trình được hoàn thành tại: Trƣờng Đại học Lâm nghiệp - Việt Nam - Người hướng dẫn Khoa học: PGS.TS Nguyễn uân Đặng. - Phản biện 1: TS. Đồng Thanh Hải Đơn vị công tác: Trường Đại học Lâm nghiệp - Phản biện 2: TS. Lê Đức Minh Đơn vị công tác: Trường Đại học Quốc gia Hà Nôi Luận án đƣợc bảo vệ: Tại Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở họp tại Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Vào hồi 14 giờ 00 phút, ngày 12 tháng 11 năm 2015 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn Luận án Các loài thú móng guốc chẵn (MGC) có vai trò rất quan trọng trong các hệ sinh thái tự nhiên. Chúng là vật tiêu thụ đầu tiên, chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ thực vật sang các chất dinh dưỡng động vật. Các loài thú MGC cũng có giá trị kinh tế rất lớn. Ở Việt Nam, đã ghi nhận được 19 loài thú MGC thuộc 12 giống và 5 họ. Tuy nhiên, hiện nay khu hệ thú MGC của Việt Nam đã bị suy giảm mạnh cả về phạm vi vùng cư trú và độ phong phú cá thể. Đã có 2 loài đã bị tuyệt chủng trong thiên nhiên gồm Bò xám (Bos sauveli), Hươu sao (Cervus nippon) và 15 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau phải đưa Sách Đỏ Việt Nam. Vì vậy, đối với Việt Nam, bảo tồn các loài thú MGC và sinh cảnh của chúng đang là vấn đề hết sức cấp thiết. Khu bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai (KBTTN-VN Đồng Nai) được thành lập năm 2004, tổng diện tích là 100.304 ha với 67.904 ha đất lâm nghiệp và 32.400 ha đất ngập nước hồ Trị An (trước 2012, có tên là Khu bảo tồn thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu). Có địa hình khá bằng phẳng được che phủ bởi thảm rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh và bán thường xanh, KBTTN- VH Đồng Nai là nơi cư trú của 8 loài thú MGC. Khu hệ thú MGC ở đây còn rất ít được nghiên cứu. Ngoài một số cuộc điều tra thống kê thành phần loài, chưa có công trình nghiên cứu nào có tính hệ thống và chuyên sâu về sinh học, sinh thái và bảo tồn các loài thú MGC trong KBTTN-VH Đồng Nai được thực hiện. Xuất phát từ sự cấp thiết phải bảo tồn và phát triển các loài thú MGC ở Việt Nam nói chung và ở KBTTN-VH Đồng Nai nói riêng, tôi chọn thực hiện Luận án “Nghiên cứu bảo tồn quần xã thú móng guốc chẵn (Artiodactyla) ở Khu bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai” nhằm cung cấp các thông tin và tư liệu đầy đủ và cập nhật nhất về tình trạng quần thể các loài, đặc điểm sinh học, sinh thái một số loài, các đe dọa đến quần thể và sinh cảnh của chúng để đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn phù hợp. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án Ý nghĩa khoa học: Luận án cung cấp các dẫn liệu khoa học về tình trạng quần thể và đặc điểm sinh cảnh của các loài thú MGC trong hệ sinh thái rừng 4 nhiệt đới thường xanh và bán thường xanh đất thấp đặc trưng cho vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam và đặc điểm sinh học, sinh thái và bảo tồn của loài Cheo cheo kanchil (Tragulus kanchil) có giá trị bảo tồn và kinh tế cao nhưng còn ít được nghiên cứu. Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả của Luận án là cơ sở khoa học quan trọng để xây dựng các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển các loài thú MGC ở KBTTN-VH Đồng Nai nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Các giải pháp quản lý, bảo tồn do Luận án đề xuất là những hướng dẫn cụ thể cho Ban Quản lý KBTTN-VH Đồng Nai thực hiện các hoạt động quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học trong phạm vi KBTTN-VH Đồng Nai và có thể áp dụng cho Vườn Quốc gia Cát Tiên và các Khu bảo tồn lân cận khác. 3. Đóng góp mới của luận án Luận án đã cung cấp đủ số liệu khoa học tin cậy để khẳng định có 6 loài thú MGC đang sinh sống tại KBTTN-VH Đồng Nai và 2 loài thú MGC có thể không còn cư trú tại đây; đồng thời, cung cấp thông tin cập nhật và đầy đủ nhất về hiện trạng quần thể của mỗi loài trong Khu bảo tồn. Luận án đã xác định 4 dạng sinh cảnh chính cho thú MGC tại KBTTN-VH Đồng Nai, mô tả chi tiết đặc điểm của mỗi dạng sinh cảnh, tình trạng sử dụng sinh cảnh của mỗi loài thú MGC trong KBTTN-VH Đồng Nai và xác định được 18 điểm sinh cảnh đặc biệt quan trọng cho thú MGC trong KBTTN-VH Đồng Nai; chỉ ra sự khác biệt trong hình thức sử dụng sinh cảnh của mỗi loài. Luận án là công trình đầu tiên xác định một cách có hệ thống và khoa học vị trí phân loại của quần thể Cheo cheo tại KBTTN-VH Đồng Nai thuộc loài Cheo cheo kanchil (Tragulus kanchil) thông qua các số liệu về hình thái ngoài, hình thái sọ và trình tự ADN gen thể; cung cấp nhiều thông tin, tư liệu khoa học mới về đặc điểm sinh học và sinh thái của quần thể Cheo cheo kanchil tại KBTTN-VH Đồng Nai. Luận án là công trình đầu tiên đưa ra các giải pháp quản lý, bảo tồn cụ thể chi tiết cho từng loài thú MGC đang sinh sống trong KBTTN-VH Đồng Nai và cải tạo sinh cảnh của chúng. Các giải pháp này cũng có giá trị sử dụng đối với các quần thể thú MGC ở VQG Cát Tiên và các Khu bảo tồn khác của Việt Nam. 5 Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHI N CỨU 1.1. Khái quát về hệ thống phân loại thú MGC 1.1.1. Đặc điểm và hệ thống phân loại bộ móng guốc chẵn (Artiodactyla) Thú MGC gồm các loài thú có kích thước cơ thể từ rất lớn tới trung bình, các chân đều mang số ngón chẵn (2 hoặc 4 ngón) và có guốc. Thú MGC được chia thành 2 nhóm: nhóm có sừng và nhóm không có sừng. Thú MGC ăn thực vật và có dạ dày thích nghi với việc tiêu hóa chất xenluloza thực vật. Trong dạ dày có hệ sinh vật và ký sinh trùng cộng sinh phong phú giúp phân hủy xenluloza. Đa số các loài có đặc điểm nhai lại thức ăn. Theo Wilson et al. (2005), bộ móng guốc chẵn (Artiodactyla) trên thế giới có khoảng 240 loài thuộc 89 giống và 10 họ. 1.1.2. Thành phần loài khu hệ thú MGC Việt Nam Theo thống kê gần đây nhất của Đặng Ngọc Cần và cs. (2008), khu hệ thú MGC ở Việt Nam có 19 loài thuộc 12 giống và 5 họ (Bảng 1.2). Trong đó, có 1 loài đã bị tuyệt chủng (Bò xám Bos sauveli), một loài đã bị tuyệt chủng trong thiên nhiên (Hươu sao Cervus nippon) và một loài có vị trí phân loài chưa rõ ràng (Lợn rừng trường sơn Sus bucculentus) (Groves et al. 2008). Bảng 1.2: Thành phần loài thú MGC ở Việt Nam TT Tên Việt Nam Tên khoa học 1. Họ Lợn Suidae Gray, 1821 1. Lợn rừng trường sơn Sus bucculentus Heude, 1892 2. Lợn rừng Sus scrofa Linnaeus, 1758 2. Họ Cheo cheo Tragulidae Milne-Edwards, 1864 3. Cheo cheo kanchil Tragulus kanchil (Raffles, 1821) 4. Cheo cheo lưng bạc Tragulus versicolor Thomas, 1910 3. Họ Hƣơu xạ Moschidae Gray, 1821 5. Hươu xạ Moschus berezovskii Flerov, 1929 4. Họ Hƣơu, Nai Cervidae Goldfuss, 1820 6. Hươu vàng Axis porcinus (Zimmermann, 1780) 6 TT Tên Việt Nam Tên khoa học 7. Hươu sao Cervus nippon Temminck, 1838 8. Mang thường, hoẵng Muntiacus muntjak (Zimmermann, 1780) 9. Mang ruzơven Muntiacus rooseveltorum Osgood, 1932 10. Mang trường sơn Muntiacus truongsonensis (Giao et al., 1997) 11. Mang lớn Muntiacus vuquangensis (Tuoc et al., 1994) 12. Nai cà tông Rucervus eldii (Mclelland, 1842) 13. Nai đen Rusa unicolor (Kerr, 1792) 5. Họ Trâu bò Bovidae Gray, 1821 14. Bò tót Bos frontalis Lambert, 1804 15. Bò rừng Bos javanicus d’Alton, 1823 16. Bò xám Bos sauveli Urbain, 1937 17. Trâu rừng Bubalus bubalis (Linnaeus, 1758) 18. Sao la Pseudoryx nghetinhensis Dung et al., 1993 19. Sơn dương Capricornis milneedwardsii David, 1869 Ghi chú: hệ thống phân loại theo Wilson & Reeder 2005. Hiện nay, vẫn chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu động vật về hệ thống phân loại và thành phần loài Cheo cheo ở Việt Nam. Nhiều tác giả (Van Peenen et al. 1969, Đặng Huy Huỳnh 1986, Corbet et al. 1992, Đặng Huy Huỳnh và cs. 1994, Đặng Huy Huỳnh và cs. 2008,..) cho rằng ở Việt Nam chỉ có một giống Cheo cheo (Tragulus) với 2 loài: Cheo cheo nam dương Tragulus javanicus Osbeck, 1765 (tên đồng vật là Tragulus kanchil Gray, 1861) và Cheo cheo napu hay Cheo cheo lớn Tragulus napu F. Cuvier, 1822 (Tên đồng vật là: Tragulus versicolor Thomas 1910). Một số tác giả khác (Đặng Ngọc Cần và cs. 2008, Nguyễn Xuân Đặng và cs. 2009) lại cho rằng ở Việt Nam có 2 loài Cheo cheo là: Tragulus kanchil và Tragulus versicolor. Meijaard & Groves (2004) thẩm định lại hệ thống phân loại giống Cheo cheo (Tragulus) dựa trên phân tích nhiều chỉ tiêu hình thái sọ. Theo hệ thống phân loại này, Tragulus javanicus, Tragulus kanchil, Tragulus napu và Tragulus versicolor là những loài độc lập. Như vậy, theo Meijaard và Grove (2004), loài Tragulus javanicus không có ở Việt Nam, thay vào đó là loài Tragulus kanchil và loài Tragulus napu 7 không có ở Việt Nam, thay vào đó là loài Tragulus versicolor. Loài Tragulus kanchil có kích thước cơ thể lớn hơn loài Tragulus versicolor và không có ở Nam Dương, vì vậy, tên tiếng Việt "Cheo cheo nam dương" hay "Cheo cheo nhỏ " dùng cho loài này đều không phù hợp, Luận án đề nghị dùng tên "Cheo cheo kanchil" thay thế. Cheo cheo kanchil là loài thú quý, hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007 (bậc VU) và có giá trị kinh tế cao, nhưng còn rất ít được nghiên cứu về sinh học, sinh thái. Vì vậy, Luận án đã nghiên cứu sâu về sinh học, sinh thái của Cheo cheo kanchil làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng các giải pháp quản lý, bảo tồn hiệu quả và nhân nuôi phát triển loài thú quý, hiếm này. 1.2. Tình trạng bảo tồn của thú MGC 1.2.1. Tình trạng bảo tồn của thú MGC trên thế giới Danh lục Đỏ IUCN (2015) đã thống kê có 8 loài thú MGC đã bị tuyệt chủng và 122 loài khác đang bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau: 11 loài ở mức “rất nguy cấp – CR”, 40 loài ở mức “nguy cấp – EN”, 33 loài ở mức “sẽ nguy cấp – VU”, 20 loài ở mức “gần bị đe dọa – LR, nt” và 18 loài ở mức “thiếu dữ liệu – DD”. 1.2.2. Tình trạng bảo tồn của thú MGC ở Việt Nam Trong số 19 loài thú MGC ghi nhận ở Việt Nam có tới 14 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng và đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (2007), chưa kể đến 3 loài rất hiếm trong tự nhiên nhưng chưa được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam là Lợn rừng trường sơn (Sus bucculentus), Mang ruzơven (Muntiacus rooseveltorum) và Mang pù hoạt (Muntiacus puhoatensis). Ba loài này đã được đưa vào Danh lục Đỏ IUCN (2015) ở mức “thiếu dữ liệu – DD”. Đây là lời cảnh báo khẩn cấp cho tình trạng bảo tồn của khu hệ thú MGC Việt Nam. 1.3. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái và tập tính của thú MGC 1.3.1. Phân bố và sinh cảnh của thú MGC Các loài thú MGC có phân bố rộng và thích nghi với rất nhiều dạng sinh cảnh khác nhau trên trái đất. Ở Việt Nam các loài thú MGC sống và hoạt động chủ yếu trong rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh và các trảng cỏ cây bụi trên núi đất có bình độ thấp và ít dốc, một số loài sinh sống cả rừng trên núi đá, rừng tràm và rừng ngập mặn. Các loài khác nhau thường có khu vực sống khác nhau 8 nhưng nhìn chung các loài thú MGC của Việt Nam không đòi hỏi khắt khe về điều kiện sống. 1.3.2. Đặc điểm dinh dưỡng và thức ăn Họ Lợn (Suidae) và họ Lợn Taya (Tayassuidae): ăn tạp, có dạ dày đơn (một ngăn) và không nhai lại. Các loài thú MGC khác: chuyên ăn thực vật, có dạ dày phức và ruột tịt nhỏ; sử dụng hệ vi sinh vật sống trong dạ dày để phân hủy xenlulô và lignin; tất cả đều có tập tính nhai lại thức ăn. Họ Cheo cheo có dạ dày 3 ngăn, các họ còn lại có dạ dày 4 ngăn. Đa số các loài thú MGC có nhu cầu bổ sung khoáng chất ngoài thiên nhiên từ các điểm mỏ khoáng, gio cháy của cây cỏ. Thú càng lớn như Bò tót, Bò rừng, Hươu, Nai nhu cầu bổ sung muối khoáng càng cao, ngoại trừ các loài họ Lợn, nhu cầu thấp hơn vì ăn tạp. 1.3.3. Sinh sản Hầu hết các loài chỉ sinh con mỗi năm một lứa, Lợn rừng có thể sinh 4-8 con mỗi lứa, các loài thú MGC khác thường chỉ sinh 1-2 con mỗi năm. Thời gian mang thai từ 3-10 tháng. Chu kỳ động dục từ 20-30 ngày. Mùa sinh sản thường trùng với thời gian bắt đầu sinh trưởng mạnh của thực vật. 1.3.4. Tập tính Các loài họ Trâu bò hoạt động chủ yếu vào ban ngày nhất là sáng sớm và chiều tà, các loài họ Hươu nai, họ Cheo cheo, họ Hươn xạ hoạt động chủ yếu vào ban đêm, các loài họ Lợn hoạt động kiếm ăn cả ban ngày và ban đêm. Rất ít loài MGC sống đơn lẻ, hầu hết các loài đều sống theo đàn, ngoại trừ các loài Mang, Hươu xạ và Cheo cheo. Các loài thú MGC có các loại "vũ khí" khác nhau để đấu tranh sinh tồn, chủ yếu là đấu tranh giữa các cá thể trong cùng loài. Vũ khí của các loài Hươu nai và các loài Trâu bò là sừng, của các loài Lợn, Cheo cheo là nanh. 1.4. Tình hình nghiên cứu thú MGC ở Vệt Nam và vùng nghiên cứu 1.4.1. Tình hình nghiên cứu thú MGC ở Việt Nam Nghiên cứu thú MGC ở Việt Nam được bắt đầu từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 cùng với lịch sử nghiên cứu thú (Mammalia) của Việt Nam. Các nghiên cứu tập trung vào 2 hướng chính là: thống kê thành phần loài thú MGC ở các vùng miền và nghiên cứu sinh học, sinh thái của một số loài có giá trị kinh tế hoặc giá trị bảo tồn cao. Về thống kê thành phần loài có các công trình lớn như: 9 Van Peenen và cs. (1969), Đặng Huy Huỳnh và cs. (1981), Đào Văn Tiến (1985), Đặng Huy Huỳnh và cs, Đặng Ngọc Cần và cs. (2008). Nghiên cứu về sinh học, sinh thái và bảo tồn các loài thú MGC ở Việt Nam không có nhiều, một số công trình nghiên cứu đáng chú ý nhất thuộc hướng này có: Lê Hiền Hào (1973), Đặng Huy Huỳnh (1986), Đặng Huy Huỳnh và cs. (2008, 2010). Nhìn chung, đã có một số công trình nghiên cứu về sinh học, sinh thái của một số loài thú MGC ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa nhiều và đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác bảo tồn và sử dụng bền vững các loài thú MGC nguy cấp, quý, hiếm và có giá trị kinh tế, bảo tồn ở Việt Nam. 1.4.2. Tình hình nghiên cứu thú MGC ở vùng nghiên cứu và lân cận Công tác nghiên cứu thú MGC ở KBTTN-VH Đồng Nai và vùng lân cận mới chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát phát hiện thành phần loài và xác định các đe dọa đối với các loài và sinh cảnh, các nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái và bảo tồn của các loài thú MGC trong vùng nghiên cứu còn rất hạn chế, trừ một số nghiên cứu về loài Bò tót. Đây là một trở ngại đáng kể cho công tác quản lý, bảo tồn thú MGC trong KBTTN-VH Đồng Nai và vùng lân cận. Chƣơng 2: MỤC TI U, NỘI DUNG, Đ I TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHI N CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của Luận án là cung cấp dữ liệu khoa học làm cơ sở xây dựng các giải pháp bảo tồn và phát triển quần thể các loài thú MGC ở KBTTN- VH Đồng Nai. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Điều tra hiện trạng quần thể các loài thú MGC trong vùng nghiên cứu. - Nghiên cứu đặc điểm sinh cảnh và sự phân bố theo sinh cảnh của thú MGC trong vùng nghiên cứu. - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Cheo cheo kanchil có giá trị bảo tồn cao trong vùng nghiên cứu. 10 - Điều tra các yếu tố tác động đến quần thể và sinh cảnh của các loài thú MGC trong vùng nghiên cứu. - Đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn các loài thú MGC trong vùng nghiên cứu. 2.3. Đối tƣợng nghiên cứu: Tất cả các loài thú thuộc bộ Móng guốc chẵn (Artiodactyla) cư trú trong vùng nghiên cứu. 2.4. Phạm vi nghiên cứu: Vùng lõi và vùng đệm KBTTN-VH Đồng Nai. 2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu nghiên cứu 2.5.1.1. Phương pháp điều tra khảo sát hiện trạng quần thể thú MGC Phỏng vấn người dân địa phương và cán bộ Khu bảo tồn; Thu thập thông tin từ Kiểm lâm viên bằng phiếu điều tra; Điều tra theo tuyến; Điều tra theo điểm; Giám định loài trên hiện trường. 2.5.1.2. Phương pháp nghiên cứu sinh cảnh của thú MGC Điều tra theo các tuyến khảo sát điển hình; Điều tra theo các ô tiêu chuẩn. 2.5.1.3. Phương pháp điều tra, đánh giá các tác động đến quần thể và sinh cảnh của các loài thú MGC 2.5.1.4. Phương pháp nghiên cứu sinh học, sinh thái Cheo cheo kanchil Nghiên cứu trong các sinh cảnh tự nhiên của KBTTN-VH Đồng Nai; Kiểm định phân loại của Cheo cheo kanchil; Nghiên cứu trong điều kiện nuôi bán hoang dã; Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng; Nghiên cứu đặc điểm sinh sản và sinh trưởng; Nghiên cứu tập tính hoạt động. 2.5.2. Phương pháp xử lý số liệu và xây dựng luận án Áp dụng các phương pháp thống kê sinh học, tùy thuộc vào từng nội dung nghiên cứu và dạng số liệu thu thập được để sử dụng phương pháp thống kê phù hợp với câu hỏi nghiên cứu để đảm bảo các nhận định và đánh giá dựa trên kết quả tính toán đều có độ tin cậy >95%. Xử lý thống kê các số liệu bằng phần mềm PAST 2.17 và phần mềm Excel. Sử dụng công nghệ chồng ghép bản đồ GIS để xây dựng các bản đồ chuyên đề. 11 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHI N CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thành phần loài và hiện trạng quần thể các loài thú MGC ở KBTTN- VH Đồng Nai 3.1.1. Thành phần các loài thú MGC ở KBTTN-VH Đồng Nai Kết quả nghiên cứu của Luận án đã khẳng định sự hiện diện của 6 loài thú MGC ở KBTTN-VH Đồng Nai, gồm Lợn rừng, Nai đen, Hoẵng, Cheo cheo kanchil, Bò tót và Bò rừng (Bảng 3.1). Bảng 3.1: Các loài thú MGC hiện còn sinh sống ở KBTTN-VH Đồng Nai TT Tên VN Tên khoa học Tƣ liệu ghi nhận Quan sát (cá thể) Ảnh chụp (ảnh) Mẫu vật (cá thể) 1 Lợn rừng Sus scrofa 36 200 40 2 Nai đen Rusa unicolor 11 100 6 3 Hoẵng Muntiacus muntjak 4 35 3 4 Cheo cheo kanchil Tragulus kanchil 202 500 80 5 Bò tót Bos frontalis 96 185 7 6 Bò rừng Bos javanicus Dấu chân, tài liệu Ngoài ra, còn 2 loài được các tác giả khác thông báo có ở KBTTN-VH Đồng Nai là Sơn dương (Capricornis milneedwardsii) và Hươu vàng (Axis porcinus). Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu của Luận án, không có thông tin khẳng định nào về sự tồn tại của 2 loài này được tìm thấy. Có thể, 2 loài Sơn dương và Hươu vàng không còn cư trú ở KBTTN-VH Đồng Nai hoặc với số lượng cá thể không đáng kể, không có ý nghĩa trong hệ sinh thái. 3.1.2. Hiện trạng quần thể các loài thú MGC ở KBTTN-VH Đồng Nai * Lợn rừng (Sus scrofa) Trong thời gian nghiên cứu đã ghi nhận được 500 lượt cá thể. Trong đó, trực tiếp quan sát được 8 đàn với tổng số 36 cá thể. Kết quả điều tra lặp lại trên 45 tuyến cho thấy, trong mùa khô tần suất bắt gặp Lợn rừng trên tuyến điều tra thấp hơn mùa mưa. (Hình 3.1). 12 Hình 3.1: Tần suất bắt gặp Lợn rừng trên tuyến trong các đợt điều tra * Cheo cheo kanchil (Tragulus kanchil) Kết quả nghiên cứu, đã ghi nhận được 202 cá thể. Trong đó, có 6 lần quan sát trực tiếp được 13 cá thể. Kết quả điều tra lặp lại trên 45 tuyến qua các đợt điều tra cho thấy, tần suất bắt gặp cá thể gián tiếp được thể hiện trong Hình 3.3. Hình 3.3: Tần suất bắt gặp Cheo cheo kanchil trên tuyến trong các đợt điều tra * Hoẵng (Muntiacus muntjak) Trong quá trình điều tra khảo sát của Luận án, chỉ có 4 lần trực tiếp ghi nhận được sự hiện diện của Hoẵng. Tuy nhiên, các dấu chân và phân của Hoẵng được ghi nhận nhiều lần và tại nhiều khu vực khác nhau trong Khu bảo tồn. * Nai đen (Rusa unicolor) Kết quả điều tra, đã ghi nhận được 61 cá thể Nai đen. Trong đó, quan sát trực tiếp được 6 đàn với tổng số 11 cá thể, mỗi đàn thường chỉ 1-2 cá thể, đàn lớn nhất là 3 cá thể. Nai đen phân bố tập trung ở các khu vực gần các sông Mã Đà, sông Bé, gần hồ Bà Hào và hồ Trị An, nhiều nhất là ở khu vực Phú Lý. Kết quả điều tra lặp lại trên 45 tuyến, qua các đợt điều tra cho thấy mùa khô năm 2010 – 2011 không ghi nhận được loài Nai đen, mùa mưa năm 2010 và 2013 tần suất bắt gặp cá thể gián tiếp lần lượt là 0,06 và 0,07 cá thể/km (Hình 3.6). 13 Hình 3.6: Tần suất bắt gặp Nai đen trên tuyến trong các đợt điều tra * Bò tót (Bos frontalis) Trong quá trình khảo sát từ 2008 đến 2014, đã ghi nhận được từ 88 - 105 cá thể. Trong đó, quan sát trực tiếp được 26 đàn với tổng số 96 cá thể (đàn nhiều nhất là 12 cá thể). Luận án đã xác định được trong KBTTN- VH Đồng Nai có 06 vùng hoạt động của các đàn B
Luận văn liên quan