Tóm tắt Luận án Nghiên cứu bệnh đốm đen (Phaeoisariopsis personata) hại lạc tại Nghệ An

Bệnh đốm đen do nấm Phaeoisariopsis personata (giai đoạn vô tính) hay Mycosphaerella berkeleyi (giai đoạn hữu tính) là một trong các bệnh hại lá nguy hiểm nhất đối với cây lạc trên toàn thế giới. Thiệt hại năng suất do bệnh đốm đen trên toàn cầu ước tính gần 3 triệu USD (CABI, 2006). Mức độ thiệt hại năng suất của bệnh đốm đen hại lạc thay đổi từ 10 – 80%, tùy theo khu vực và vụ trồng (CABI, 2006; Zhang, 2001; Dwivedi, 2003; Pensuk, 2003; Khedikar, 2010). Trên đồng ruộng, nấm tạo cả 2 giai đoạn sinh sản vô tính và hữu tính nhưng bào tử phân sinh hình thành từ tàn dư tồn tại trong đất là nguồn bệnh quan trọng nhất. Nhìn chung, nấm gây bệnh đốm đen không truyền qua hạt nhưng được xem là tác nhân truyền qua đất. Khi bắt đầu vụ trồng, bào từ phân sinh nấm từ tàn dư trong đất sẽ nhiễm các lá phía dưới và nhanh chóng phát tán lên các lá phía trên và có thể gây tàn lụi bộ lá nếu điều kiện ngoại cảnh thuận lợi (McDonald et al., 1985). Tác nhân gây bệnh đốm đen là một loài nấm túi thuộc nhóm sinh dưỡng “biotrophe” và quan hệ của nấm với cây lạc tuân theo quan hệ gen đối gen điển hình. Hiện nay đã có một số nghiên cứu trên thế giới về tính kháng của cây lạc đối với nấm gây bệnh đốm đen ((Dwivedi et al., 2002; Mace et al., 2006; Mondal and Badigannavar 2009; Mondal et al., 2009; Mallikarjuna et al., 2012).

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu bệnh đốm đen (Phaeoisariopsis personata) hại lạc tại Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGÔ THỊ MAI VI NGHIÊN CỨU BỆNH ĐỐM ĐEN (Phaeoisariopsis personata) HẠI LẠC TẠI NGHỆ AN CHUYÊN NGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT MÃ SỐ : 62 62 01 12 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI, 2017 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN VĂN VIÊN Phản biện 1: PGS.TS. Ngô Bích Hảo Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Kim Vân Hội Khoa học kỹ thuật Bảo vệ thực vật Việt Nam Phản biện 3: TS. Hà Minh Thanh Viện Bảo vệ thực vật Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Bệnh đốm đen do nấm Phaeoisariopsis personata (giai đoạn vô tính) hay Mycosphaerella berkeleyi (giai đoạn hữu tính) là một trong các bệnh hại lá nguy hiểm nhất đối với cây lạc trên toàn thế giới. Thiệt hại năng suất do bệnh đốm đen trên toàn cầu ước tính gần 3 triệu USD (CABI, 2006). Mức độ thiệt hại năng suất của bệnh đốm đen hại lạc thay đổi từ 10 – 80%, tùy theo khu vực và vụ trồng (CABI, 2006; Zhang, 2001; Dwivedi, 2003; Pensuk, 2003; Khedikar, 2010). Trên đồng ruộng, nấm tạo cả 2 giai đoạn sinh sản vô tính và hữu tính nhưng bào tử phân sinh hình thành từ tàn dư tồn tại trong đất là nguồn bệnh quan trọng nhất. Nhìn chung, nấm gây bệnh đốm đen không truyền qua hạt nhưng được xem là tác nhân truyền qua đất. Khi bắt đầu vụ trồng, bào từ phân sinh nấm từ tàn dư trong đất sẽ nhiễm các lá phía dưới và nhanh chóng phát tán lên các lá phía trên và có thể gây tàn lụi bộ lá nếu điều kiện ngoại cảnh thuận lợi (McDonald et al., 1985). Tác nhân gây bệnh đốm đen là một loài nấm túi thuộc nhóm sinh dưỡng “biotrophe” và quan hệ của nấm với cây lạc tuân theo quan hệ gen đối gen điển hình. Hiện nay đã có một số nghiên cứu trên thế giới về tính kháng của cây lạc đối với nấm gây bệnh đốm đen ((Dwivedi et al., 2002; Mace et al., 2006; Mondal and Badigannavar 2009; Mondal et al., 2009; Mallikarjuna et al., 2012). Các chủng nấm khác nhau về nền di truyền có thể có phản ứng mẫn cảm khác nhau đối với thuốc hóa học cũng như khác nhau về tính gây bệnh trên các giống cây (Adiver et al., 2009). Vì vậy, mức độ đa dạng về các đặc điểm sinh học cũng như di truyền của nấm gây bệnh đốm đen nói riêng và tác nhân gây bệnh nói chung cần phải được nghiên cứu để áp dụng hiệu quả các biện pháp phòng chống nhưng có rất ít nghiên cứu về mức độ đa dạng của nấm gây bệnh được thực hiện. Cho tới nay, mới chỉ có 2 nghiên cứu về mức độ đa dạng phân tử của nấm gây bệnh đốm đen hại lạc tại Ấn Độ dựa trên phân tích RAPD (Adiver et al., 2009) và phân tích phổ isozyme (Adiver et al., 2008). Tương tự cũng chỉ có 2 nghiên cứu về mức độ biến động về tính gây bệnh của nấm gây bệnh đốm đen (Hossain, 1997; Hossain and Ilag, 2000). Tại Nghê ̣An nói riêng và Việt Nam nói chung, bệnh đốm đen hại lạc xuất hiện và gây hại phổ biến trên đồng ruộng. Tuy nhiên, cho tới nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu sâu và thực hiện một cách hệ thống về bệnh này ở Việt Nam. Bên caṇh đó, do bệnh hiếm khi làm chết cây nên người dân cũng như các cơ quan chuyên môn chưa thâṭ sư ̣ ý thức đươc̣ tác haị của nhóm bêṇh haị lá đến năng suất và phẩm chất lac̣. Chı́nh vı̀ vậy, công tác chı̉ đaọ trong phòng trừ bêṇh chưa phù hơp̣ dẫn đến sư ̣giảm sút nghiêm troṇg về năng suất cũng như phẩm chất lac̣ của vùng. Xuất phát từ cơ sở khoa học và thực tiễn trên, việc nghiên cứu về bệnh đốm đen hại lạc là cần thiết ở Việt Nam. Nghiên cứu này tập trung vào đánh giá thiệt hại, mức độ đa dạng của nấm cũng như đánh giá một số biện pháp phòng trừ bệnh trong điều kiện tỉnh Nghệ An. 2 Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là cơ sở để nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp trừ bệnh đốm đen nhằm phòng chống hiệu quả sự phát triển, lây lan của bệnh trên đồng ruộng, góp phần làm tăng năng suất và phẩm chất lạc. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đánh giá được thiệt hại, mức độ đa dạng và biện pháp phòng trừ nấm P. personata gây bệnh đốm đen hại lạc tại Nghệ An. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Bệnh đốm đen hại lạc do nấm P. personata gây ra. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về đa dạng phân tử, đặc tính sinh học, tính gây bệnh và một số biên pháp phòng chống nấm P. personata. 1.3.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu Điều tra, đánh giá tác hại và nghiên cứu về bệnh đốm đen hại lạc tại Nghệ An. Mẫu bệnh đốm đen được thu thập tại Nghệ An và một số tỉnh khác như Lào Cai, Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Đồng Nai. Đề tài được thực hiện từ năm 2012 đến năm 2015. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Đề tài đã đánh giá được thiệt hại năng suất do bệnh đốm đen gây ra đối với cây lạc ngoài đồng ruộng tại Nghệ An. Trên giống lạc L14, bệnh đốm đen có thể làm giảm năng suất tới 30,24% trong vụ xuân và tới 49,90% trong vụ thu. Bổ sung thông tin về phân loại nấm đốm đen hại lạc tại Nghệ An. Trình tự vùng gen ITS của 11 mẫu nấm thu thập đã cho thấy chúng thuộc loài Phaeoisariopsis personata (giai đoạn vô tính) hay Mycosphaerella berkeleyi (giai đoạn hữu tính). Dựa trên phân tích Rep - PCR cũng đã chứng tỏ quần thể nấm ở Nghệ An có mức độ đa dạng thấp và không có mối quan hệ giữa các nhóm phả hệ với đặc điểm hình thái, nguồn gốc của câc mẫu nấm thu thập. Xác định được các đặc điểm sinh học và dịch tễ đặc trưng của nấm P. personata tại Nghệ An. Trong đó, khám phá khoa học quan trọng nhất là xác định được dạng sinh sản hữu tính của nấm chưa phát hiện thấy trong điều kiện tự nhiên tại Nghệ An. Kết quả nghiên cứu của luận án đã chứng tỏ thuốc hoạt chất Carbendazime, dịch chiết thực vật từ cây cà độc được (Datura metel) và cây trầu không (Piper betel) có khả năng phòng chống hiệu quả nấm P. personata trong điều kiện phòng thí nghiệm, trong nhà lưới cũng như ngoài đồng ruộng. Ở ngoài đồng ruộng, có hai thời điểm xử lý bệnh đốm đen hiệu quả nhất, bao gồm phun khi cây mọc 5 tuần, 6 tuần hoặc khi cây mọc 8 tuần và 9 tuần. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài đã bổ sung, đóng góp mới những dữ liệu khoa học về định danh nấm đốm đen bằng giải trình tự vùng ITS. Đặc biệt, dựa trên phân tích Rep - PCR đã chứng tỏ quần thể nấm ở Nghệ An có mức độ đa dạng thấp và 3 không có mối quan hệ giữa các nhóm phả hệ với đặc điểm hình thái, nguồn gốc của câc mẫu nấm thu thập. Kết quả nghiên cứu này gợi ý đối với nấm gây bệnh đốm đen hại lạc ở Nghệ An, các biện pháp quản lý bệnh có thể được áp dụng đồng loạt trên toàn tỉnh và tạo hiệu quả phòng chống giống nhau. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài đã xác định được các đặc điểm sinh học, dịch tễ đặc trưng của nấm, đánh giá được thiệt hại năng suất do bệnh đốm đen gây ra đối với cây lạc và nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh một cách hệ thống. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã khẳng định được tầm quan trọng của bệnh đồng thời giải thích được sự gây bệnh của nấm P. personata hại lạc trên đồng ruộng, tìm ra thời điểm xử lý bệnh hiệu quả, từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất và áp dụng các biện pháp phòng trừ nhằm giảm thiểu thiệt hại của bệnh một cách hiệu quả, góp phần nâng cao năng suất và phẩm chất lạc. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LẠC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM Cây lạc đứng hàng thứ hai sau cây đậu tương trong số các cây trồng ngắn ngày lấy dầu thực vật (cả về diện tích và sản lượng) và được trồng rộng rãi ở hơn 100 quốc gia trên thế giới. Theo số liệu của Tổ chức Nông Lương Thế giới (2013), từ năm 2000 đến 2012, cùng với sự gia tăng về năng suất, sản lượng lạc thế giới cũng tăng lên, đạt cao nhất là 38,4 triệu tấn (năm 2008), sau đó giảm xuống cùng với sự tụt giảm diện tích trồng, do đó sản lượng lạc năm 2010 chỉ đạt 35,9 triệu tấn (FAO, 2013). Các nước có sản lượng lạc lớn nhất trong niên vụ 2011/2012 là Trung Quốc, Ấn Độ, Nigeria và Mỹ. Trung Quốc là nước đứng đầu với 16,8 triệu tấn, tiếp theo là Ấn Độ với 5,78 triệu tấn và Việt Nam là nước đứng thứ 12 với sản lượng 0,47 triệu tấn (FAO, 2013). Sản xuất lạc tại Việt Nam được phân bố ở hầu hết các vùng sinh thái nông nghiệp với diện tích trồng lạc chiếm khoảng 28% tổng diện tích cây công nghiệp hàng năm, tập trung chủ yếu ở các vùng như Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam (2013), trong vòng 10 năm từ 2002-2012, mặc dù diện tích giảm từ 246,7 nghìn ha (năm 2002) xuống còn 220,5 nghìn ha (năm 2012) nhưng sản xuất lạc ở Việt Nam đã có những bước chuyển biến tích cực về năng suất, tăng từ 1,62 tấn/ha (năm 2002) lên 2,13 tấn/ha (năm 2012). Sản lượng tăng từ 400,4 nghìn tấn (năm 2002) lên 470,6 nghìn tấn (năm 2012). Năm 2012, năng suất lạc bình quân cả nước đạt cao nhất là 2,13 tấn/ha. Sản lượng lạc của cả nước đạt cao nhất vào năm 2008 với 530,2 nghìn tấn (bảng 2.2). 2.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH ĐỐM ĐEN HẠI LẠC Năm 1985, Ellis và Everhad khi kiểm tra mẫu bệnh ở Alabama và Nam Carolina đã có kết luận rằng nấm bệnh thuộc loại Cercospora sp. và đặt tên là Cercospora personatum. Hiện nay, tên nấm này được đổi thành Phaeoisariopsis personata (giai đoạn vô tính) hay Mycosphaerella berkeleyi (giai đoạn hữu tính). 4 Theo số liệu của Trung tâm Sinh học Nông nghiệp Quốc tế (CABI, 2006), tính trên toàn thế giới, bệnh đốm nâu và đốm đen có thể làm giảm năng suất lạc từ 10 - 80%, con số này thay đổi tùy theo từng khu vực và mùa vụ khác nhau. Theo Khedikar et al. (2010), khi cây lạc vừa bị ảnh hưởng của bệnh rỉ sắt và bệnh đốm đen thì năng suất có thể giảm 50 - 70%. Ở Pakistan, khi tỷ lệ cây nhiễm bệnh đốm đen lên đến 87,2% thì thiệt hại năng suất lên đến 70% (Ijaz et al., 2011). Ở Bangladesh, bệnh đốm lá lạc do nấm C. arachidicola và C. personatum làm giảm năng suất lạc từ 30 - 48% (Hasan et al., 2016). Ở Việt Nam, theo Mehan and Hong (1994), bệnh rỉ sắt Puccinia arachidis và bệnh đốm đen hại lạc Phaeoisariopsis personata là hại bệnh hại lá chính trên lạc, phân bố ở khắp các vùng trồng trong cả nước. Hai bệnh này kết hợp với nhau làm giảm 30 - 70% năng suất lạc Bệnh đốm đen có thể gây hại ở tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây lạc như thân, cành nhưng lá là bộ phận bị hại nặng nhất. Nấm sản sinh ra độc tố Cercosporin kìm hãm sự hoạt động của lá gây hiện tượng rụng lá sớm. Bệnh có thể phát sinh gây hại ở ngưỡng nhiệt độ 18 - 35oC và nhiệt độ tối thích là 18 - 23oC (Pande et al., 2004). Trên đồng ruộng, nấm tạo cả 2 giai đoạn sinh sản vô tính và hữu tính nhưng bào tử phân sinh hình thành từ tàn dư tồn tại trong đất là nguồn bệnh quan trọng nhất (CABI, 2006). Các cây ký chủ của bệnh đốm đen mới được ghi nhận ở các loài thực vật thuộc chi Arachis mà chưa ghi nhận ở các loài thực vật nào khác ngoài chi Arachis này (Arsule and Pande, 2012). Theo Abdou and Cooper (1974) và Butler et al. (1994), nấm C. personatum sinh trưởng và sinh bào tử tốt nhất trên môi trường WA + PLX và OMA + PLX ở ngưỡng nhiệt độ 25°C. Kết quả nghiên cứu của Abdou and Cooper (1974) cũng cho thấy, nấm C. personatum sinh bào tử tốt nhất khi nuôi cấy ở điều kiện chiếu sáng hoàn toàn nhưng khi nuôi cấy ở điều kiện tối hoàn toàn thì nấm không sinh bào tử.. Tác giả Zhang et al. (2001) đã tiến hành thí nghiệm lây nhiễm nhân tạo nấm gây bệnh đốm đen hại lạc C. personatum lên giống lạc Florunner trong nhà lưới, ở điều kiện nhiệt độ 25 - 28oC, cường độ chiếu sáng 14h/ngày, sau đó đánh giá mức độ bệnh ở 3, 4, 5, 6, 7 và 8 tuần tuổi. Kết quả cho thấy, chỉ số bệnh trên cây 5 tuần tuổi đạt cao nhất. Khi lây nhiễm với nồng độ 1,6 × 105 bào tử/ml thì chỉ số bệnh cao hơn so với công thức lây nhiễm với mật độ độ 1,6 × 103 bào tử/ml và 1,6 × 104 bào tử/ml. 2.3. NHỮNG NGHIEN CỨU VỀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH ĐỐM ĐEN * Biện pháp canh tác Biện pháp canh tác như vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư cây bệnh và nhổ bỏ cỏ dại có tác dụng phòng chống hiệu quả bệnh đốm đen (CABI, 2006; Gaddamwad et al., 2014). * Sử dụng giống kháng Sử dụng giống kháng bệnh được coi là ưu tiên hàng đầu trong phòng chống bệnh đốm đen hại lạc. Nhiều tác giả trên thế giới đã chỉ ra rằng, sử dụng giống kháng bệnh có hiệu quả nhất. Nhiều dòng/giống lạc kháng bệnh đã được nghiên cứu và đưa vào trong sản xuất như LGN123, LGN184, LGN117, GPBD4, VG9816, RHRGS 06083, RHRGS 06092, ICG 5286, ICG 2273, ICG 111426 và ICG 6022 (Kukanur et al., 2014; Kahate et al., 2015). 5 Ở Việt Nam, Lưu Minh Cúc (2009) đã nghiên cứu chỉ thị vi vệ tinh trong lập bản đồ gen kháng bệnh đốm đen ở cây lạc. Phân tích đa dạng di truyền 32 giống lạc cho kết quả 46/104 chỉ thị cho đa hình giữa các giống. Sử dụng phương pháp chọn giống truyền thống kết hợp chỉ thị phân tử rút ngắn được thời gian chọn giống và chọn ra 17 dòng mang gen kháng bệnh. * Sử dụng nấm đối kháng Trong số các nấm đối kháng có khả năng ứng dụng trong phòng chống bệnh cây, nấm Chaetomium có tiềm năng lớn. Nấm Chaetomium là một trong những loại nấm túi hoại sinh lớn nhất với trên 300 loài đã được mô tả (von Arx, Guarro et al. 1986). Một số loài Chaetomium, chủ yếu là các chủng thuộc 2 loài C. Globosum và C. cupreum đã được chứng tỏ có hoạt tính ức chế nhiều loài nấm gây bệnh cây truyền qua đất như Phytophthora spp., Pythium ultimum, Sclerotium rolfsii, Rhizoctonia solani, Fusarium oxysporum f. sp. lycopersici và một số nấm hại phần trên mặt đất như Venturia inequalis, Pyricularia oryzae, Botritis cinera, Phomopsis, Colletotrichum (Soytong et al., 2001; Aggarwall et al., 2004). Tuy nhiên, chưa có bất cứ nghiên cứu nào về sử dụng nấm Chaetomium trong phòng chống bệnh đốm đen hại lạc do nấm P. personata gây ra đã được công bố. * Sử dụng dịch chiết thực vật Theo Singburaudom (2015), hoạt chất hydroxychavicol trong dịch chiết thô từ lá trầu không là thành phần có hoạt tính chống nấm gây bệnh thực vật. Tác giả đã đánh giá tính kháng của dịch chiết đối với một số loại nấm như Colletotrichum gloeosporioides, Rhizoctonia solani, Fusarium oxysporum f. sp. cubense, Sphaceloma ampelinum, v.v... Kết quả cho thấy, dịch chiết xuất thô từ lá trầu không ức chế sự hình thành sợi nấm và sự nảy mầm của bào tử. Ở nồng độ 1% và 10%, dịch chiết lá trầu không có khả năng ức chế 100% các loại nấm thử nghiệm trong điều kiện in vitro. Theo Kishore et al. (2001), dịch chiết từ lá cà độc dược (Datura metel L.) có tác dụng tốt trong việc ức chế khả năng nảy mầm của nấm gây bệnh đốm đen hại lạc. Khi thử nghiệm với các nồng độ từ 0,01 - 10%, sau 24h, khả năng ức chế sự nảy mầm của nấm gây bệnh đốm đen đều đạt kết quả tốt, từ 93,9 - 100%. Nồng độ dịch chiết 2% có khả năng ức chế hơn 60% sự hình bào tử của nấm P. personata gây bệnh đốm đen hại lạc trong điều kiện nhà lưới. Ở ngoài đồng ruộng, sử dụng dịch chiết từ lá cà độc dược (D. metel L.) có khả năng ức chế tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh đối với nấm P. personata gây bệnh đốm đen hại lạc đến khi thu hoạch (115 ngày sau trồng). Theo Kishore and Pande (2005), ở ngoài đồng ruộng, sử dụng dịch chiết cà độc dược (D. metel L.) phun lên cây lạc ở các thời điểm 45, 60, 75 và 90 ngày sau trồng đều có hiệu quả phòng trừ bệnh đốm đen do nấm P. personata đến 95 ngày sau trồng. * Phòng chống bằng chất kích kháng Theo Zhang et al. (2001), lây nhiễm nấm gây bệnh đốm đen hại lạc C. personatum trong điều kiện nhà lưới, sau đó xử lý bằng các chất kích kháng như salicylic acid, sodium salicylate, isonicotinic acid, or benzo [1,2,3]thiadiazole-7- carbothioc acid S-methyl ester (Actigard) khi cây được 4 tuần tuổi. Các chất kích 6 kháng SA, NaSA, BABA và INA được xử lý với nồng độ 0,5; 1,0; 1,5 và 2,0 mg/ml; trong khi đó Actigard được xử lý với nồng độ 0,05; 0,10; 0,15 và 0,20 mg/ml. Kết quả thí nghiệm cho thấy, mức giảm chỉ số bệnh đốm đen hại lạc không có sự sai khác rõ ràng giữa các công thức thí nghiệm. Khi xử lý các chất kích kháng đối với bệnh đốm đen hại lạc C. personatum thì cây lạc không tạo cảm ứng hệ thống giống như một số loại cây trồng khác. * Phòng chống bằng thuốc hoá học Thuốc hóa học có hiệu quả cao trong phòng chống bệnh đốm đen và được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Theo Johnson and Subrahmanyam (2003), sử dụng hexaconazole (nồng độ 0,2%) phun vào thời điểm cây được 60 ngày và 75 ngày tuổi, chỉ số bệnh đốm lá lạc là 18,8% và năng suất tăng lên 43%. Theo Pappachan et al. (2015), phun thuốc BVTV thuộc nhóm carbendazim (0,1%), carbendazim + mancozeb (0,2%), difenconazole (0,1%) và tebuconazole (0,1%) có hiệu quả cao trong phòng trừ bệnh đốm đen hại lạc, trong đó phun thuốc carbendazime (0,1%) có năng suất lạc cao nhất và có hiệu quả kinh tế cao nhất. PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Vật liệu, thiết bị và hóa chất nghiên cứu - Vật liệu nghiên cứu: Giống lạc trồng phổ biến tại Nghệ An (giống L14 và giống Sen Lai) và 33 mẫu lá lạc bị bệnh đốm đen được thu thập tại Nghệ An và một số tỉnh khác như Lào Cai, Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Đồng Nai. - Thiết bị nghiên cứu: Máy PCR, tủ lạnh bảo quản mẫu, nồi hấp khử trùng môi trường, buồng nuôi cấy nấm, kính hiển vi, bể ổn nhiệt, v.v... - Hoá chất dùng trong kỹ thuật PCR và các hóa chất khác như thuốc bảo vệ thực vật (Topsin M 70WP, Anvil 5SC, Daconil 75WP, Carbenvil 50SC), chất kích kháng: Salicylic acid, Bion 50WG, Oligochitosan, Aliette 800WG (Aliette 800WG là thuốc trừ bệnh nhưng cơ chế tác động của thuốc có khả năng kích kháng nên trong nội dung nghiên cứu của luận án đã sử dụng Aliette 800WP như chất kích kháng). - Chế phẩm sinh học: Chế phẩm Ketomium và chế phẩm EMINA - Dịch chiết thực vật: Dịch chiết lá cà độc được (Datura metel L.) và lá trầu không (Piper betle L.). - Môi trường nuôi cấy: WA, PDA, OMA, v.v... 3.1.2. Địa điểm nghiên cứu + Điều tra đồng ruộng, đánh giá thiệt hại của bệnh và các thí nghiệm phòng trừ ngoài đồng ruộng được thực hiện tại tỉnh Nghệ An. + Các nghiên cứu liên quan đặc điểm sinh học, tính gây bệnh và mức độ đa dạng phân tử được thực hiện tại: - Bộ môn bệnh cây, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. - Trung tâm Bệnh cây nhiệt đới, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. - Trung tâm Thực hành thí nghiệm và Trại thực nghiệm Nông học, Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Vinh. 7 3.1.3. Thời gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện tử năm 2012 đến năm 2015. 3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Đánh giá mức đô ̣phổ biến và tác haị của bệnh đốm đen hại lạc tại Nghệ An - Xác điṇh loài nấm gây bêṇh đốm đen và đánh giá mức độ đa dạng phân tử của các mẫu nấm thu thập được - Nghiên cứu môṭ số đặc điểm sinh học của nấm gây bêṇh đốm đen haị lac̣ - Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bêṇh đốm đen hại lạc do nấm P. personata gây ra 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp điều tra theo QCVN 01- 38: 2010/BNNPTNT. - Phương pháp đánh giá thiệt hại của bệnh đốm đen hại lạc đến sinh trưởng và năng suất lạc được thực hiện theo Das and Roy (1995). - Phương pháp phân lập đơn bào tử được thực hiện theo Urashima et al. (1993). - Các mẫu nấm thuần được chiết DNA tổng số theo phương pháp của Doyle and Doyle (1987). - Hai mồi ITS4 và ITS5 (White et al., 1990) đã được sử dụng để nhân toàn bộ vùng ITS của các mẫu nấm. - Tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu Genbank bằng phần mềm trực tuyến BLAST tại NCBI ( Mức độ đa dạng di truyền của nấm gây bệnh đốm đen lạc được đánh giá bằng kỹ thuật Rep-PCR theo Versalovic et al. (1991, 1994). + Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng và môi trường nuôi cấy đến sinh trưởng và sinh bào tử của nấm P.personata được thự
Luận văn liên quan