Vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa bao gồm 6 huyện, thị: Nga Sơn,
Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Thị xã Sầm Sơn, Quảng Xương và Tĩnh Gia, nằm
dọc theo bờ biển dài 102 km, với tổng diện tích đất tự nhiên 123.071,14
ha, trong đó nhóm đất cát ven biển chiếm 12,74% (15.681,11 ha).
Cho đến nay, đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu trong và
ngoài nước về kỹ thuật canh tác lạc. Tại Thanh Hóa, các kết quả nghiên
cứu về tuyển chọn giống, xác định thời vụ, mật độ, liều lượng phân bón
NPK thích hợp, kỹ thuật trồng lạc che phủ nilon, bón chất giữ ẩm cho lạc
trồng trên đất cát ven biển trong vụ Xuân và vụ Thu – Đông của tác giả
Trần Thị Ân (2004) [2] đã và đang được phổ biến áp dụng rộng rãi trong
sản xuất. Tuy nhiên năng suất lạc trung bình của 5 huyện vùng ven biển
trong 5 năm, từ 2011-2015 mới chỉ dừng lại ở mức trung bình 2,05 tấn/ha
bằng 88,7% năng suất trung bình cả nước (2,31 tấn/ha) và bằng 50% so
với tiềm năng năng suất của giống.
Kết quả khảo sát điều tra tình hình sản xuất lạc ở các địa phương
vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa cho thấy, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
tình trạng năng suất lạc chậm được cải thiện là do những hạn chế về mặt
đất đai của đất cát ven biển như nghèo hữu cơ, đất chua, nghèo các chất
dinh dưỡng, khả năng giữ nước, giữ phân thấp, đất dễ bị chặt, bí khi mưa
hoặc tưới. Bên cạnh đó nguồn phân hữu cơ khan hiếm và phải ưu tiên cho
sản xuất lúa, nông dân mới chỉ chú trọng việc bón phân N, P, K mà chưa
quan tâm đến việc bổ sung dinh dưỡng vi lượng qua lá do chi phí lao động
cao. Việc bón vôi mới chỉ dừng lại ở góc độ cung cấp dinh dưỡng Ca cho
cây ở thời kỳ ra hoa mà chưa chú trọng đến việc cải tạo độ chua của đất.
Cùng với những hạn chế về mặt đất đai nêu trên, nguồn giống cho
gieo trồng không được kiểm soát chặt chẽ và xử lý trước khi gieo là
nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất hiện các loại nấm bệnh gây hại, ảnh
hưởng đến sinh trưởng, năng suất và hiệu quả sản xuất lạc, đặc biệt là
bệnh thối đen cổ rễ, bệnh thối trắng thân và bệnh héo xanh vi khuẩn.
Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả sản xuất lạc, đồng thời cải thiện, nâng cao độ phì nhiêu
đất đảm bảo cho sản xuất lâu bền trên vùng đất cát ven biển tỉnh Thanh
Hóa trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay là vấn đề rất có ý nghĩa về
mặt lý luận, thực tiễn và mang tính cấp thiết. Từ đó, đề tài “Nghiên cứu
biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất lạc trên đất cát ven biển
tỉnh Thanh Hóa’’ được thực hiện.
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất lạc trên đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
LÊ THỊ THANH HUYỀN
NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC
TRÊN ĐẤT CÁT VEN BIỂN TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành: Khoa học Cây trồng
Mã số: 9 62 01 10
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2018
Công trình đƣợc hoàn thành tại
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Trần Công Hạnh
2. GS.TSKH. Trần Đình Long
Phản biện 1: ..............................................
Phản biện 2: .................................................
Phản biện 3: ...................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Viện họp tại: Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam ngày .
tháng . năm 201
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
- Thư viện trường Đại học Hồng Đức
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA
TÁC GIẢ
1. Lê Thị Thanh Huyền, Trần Công Hạnh, Trần Đình Long
(2018), “Ảnh hưởng của vi lượng chelates (EDTA) đến năng suất
và hiệu quả sản xuất lạc trên đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa’’,
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 8
(93)/2018, trang 81-85
2. Lê Thị Thanh Huyền, Trần Công Hạnh, Trần Đình Long (2018),
“Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh 1-3-1 HC15 đến năng suất và
hiệu quả sản xuất lạc trên đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 17/2018, tr 43-49
3. Lê Thị Thanh Huyền, Trần Công Hạnh, Trần Đình Long (2018),
“Ảnh hưởng của chất điều hòa pH đất đến năng suất và hiệu quả
sản xuất lạc trên đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, số 18/2018, tr 25-32
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa bao gồm 6 huyện, thị: Nga Sơn,
Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Thị xã Sầm Sơn, Quảng Xương và Tĩnh Gia, nằm
dọc theo bờ biển dài 102 km, với tổng diện tích đất tự nhiên 123.071,14
ha, trong đó nhóm đất cát ven biển chiếm 12,74% (15.681,11 ha).
Cho đến nay, đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu trong và
ngoài nước về kỹ thuật canh tác lạc. Tại Thanh Hóa, các kết quả nghiên
cứu về tuyển chọn giống, xác định thời vụ, mật độ, liều lượng phân bón
NPK thích hợp, kỹ thuật trồng lạc che phủ nilon, bón chất giữ ẩm cho lạc
trồng trên đất cát ven biển trong vụ Xuân và vụ Thu – Đông của tác giả
Trần Thị Ân (2004) [2] đã và đang được phổ biến áp dụng rộng rãi trong
sản xuất. Tuy nhiên năng suất lạc trung bình của 5 huyện vùng ven biển
trong 5 năm, từ 2011-2015 mới chỉ dừng lại ở mức trung bình 2,05 tấn/ha
bằng 88,7% năng suất trung bình cả nước (2,31 tấn/ha) và bằng 50% so
với tiềm năng năng suất của giống.
Kết quả khảo sát điều tra tình hình sản xuất lạc ở các địa phương
vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa cho thấy, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
tình trạng năng suất lạc chậm được cải thiện là do những hạn chế về mặt
đất đai của đất cát ven biển như nghèo hữu cơ, đất chua, nghèo các chất
dinh dưỡng, khả năng giữ nước, giữ phân thấp, đất dễ bị chặt, bí khi mưa
hoặc tưới. Bên cạnh đó nguồn phân hữu cơ khan hiếm và phải ưu tiên cho
sản xuất lúa, nông dân mới chỉ chú trọng việc bón phân N, P, K mà chưa
quan tâm đến việc bổ sung dinh dưỡng vi lượng qua lá do chi phí lao động
cao. Việc bón vôi mới chỉ dừng lại ở góc độ cung cấp dinh dưỡng Ca cho
cây ở thời kỳ ra hoa mà chưa chú trọng đến việc cải tạo độ chua của đất.
Cùng với những hạn chế về mặt đất đai nêu trên, nguồn giống cho
gieo trồng không được kiểm soát chặt chẽ và xử lý trước khi gieo là
nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất hiện các loại nấm bệnh gây hại, ảnh
hưởng đến sinh trưởng, năng suất và hiệu quả sản xuất lạc, đặc biệt là
bệnh thối đen cổ rễ, bệnh thối trắng thân và bệnh héo xanh vi khuẩn.
Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả sản xuất lạc, đồng thời cải thiện, nâng cao độ phì nhiêu
đất đảm bảo cho sản xuất lâu bền trên vùng đất cát ven biển tỉnh Thanh
Hóa trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay là vấn đề rất có ý nghĩa về
mặt lý luận, thực tiễn và mang tính cấp thiết. Từ đó, đề tài “Nghiên cứu
biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất lạc trên đất cát ven biển
tỉnh Thanh Hóa’’ được thực hiện.
2
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được điều kiện cơ bản của vùng đất cát ven biển tỉnh
Thanh Hóa trong mối quan hệ với sản xuất lạc.
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác như sử dụng
thuốc xử lý hạt giống, phân hữu cơ vi sinh 1-3-1-HC 15, chế phẩm điều
hòa pH đất và phân vi lượng dạng chelate để nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả sản xuất lạc trên đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa.
- Xác định được hiệu quả của mô hình sản xuất lạc trên đất cát ven
biển trên cơ sở áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án góp phần bổ sung cơ sở khoa
học về các biện pháp kỹ thuật phù hợp để nâng cao năng suất, chất lượng và
hiệu quả sản xuất lạc nhằm khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
thiên nhiên (đất đai, khí hậu...) ở vùng đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để bổ sung, hoàn thiện qui
trình kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất lạc theo
hướng bền vững trên vùng đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa nói riêng và
các vùng trồng lạc khác trong cả nước có điều kiện tương tự.
4. Những đóng góp mới của luận án
Đã xác định được một số biện pháp kỹ thuật mới để nâng cao hiệu
quả sản xuất lạc trên đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa: Xử lý hạt giống
trước khi gieo bằng chế phẩm Cruiser Plus 312.5FS, liều lượng 3ml/kg hạt
giống; sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh 1-3-1 HC 15 (2000 kg/ha), chất
điều hòa pH đất (1200 kg/ha), phân vi lượng dạng chelate (2,0 kg/ha Zn-
EDTA, 1,5 kg/ha Cu-EDTA, 2,0 kg/ha Mn-EDTA, 1,5 kg/ha Fe-EDTA).
Năng suất lạc trong mô hình ứng dụng tổng hợp các kết quả nghiên cứu
đạt 3,66 tấn/ha, tăng 48,78%, lãi thuần tăng 12,295 triệu đồng/ha so với
sản xuất hiện tại của nông dân; tỷ suất chi phí lợi nhuận cận biên đạt 2,17.
5. Cấu trúc luận án
Luận án trình bày trong 142 trang, 43 bảng số liệu, 20 hình. Phần
mở đầu 3 trang, chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu 36 trang, chương
2: Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 13 trang, chương 3: Kết
quả nghiên cứu và thảo luận 74 trang; kết luận và đề ngh : 2 trang. Ngoài
ra còn có các phụ lục. Luận án sử dụng 113 tài liệu tham khảo, trong đó có
41 tài liệu tiếng Việt và 72 tài liệu tiếng Anh.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Cây lạc (Arachis hypogaea L) là một trong số những cây lấy dầu
quan trọng trên thế giới, chỉ đứng sau cây đậu tương về diện tích trồng và
sản lượng. Hiện nay, cây lạc được trồng rộng rãi ở hơn 100 nước trên thế
giới từ các nước nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm và nóng khô, cho tới một số
nước vùng ôn đới lên đến 500 vĩ độ Bắc và 500 vĩ độ Nam (Đoàn Thị
Thanh Nhàn và cộng sự, 1996) [28].
1.1.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Theo thống kê của FAO, từ năm 2008 trở lại đây diện tích trồng
lạc của Việt Nam có xu hướng giảm dần, so với năm 2008 diện tích
trồng lạc năm 2016 giảm 70,5 nghìn ha. Số liệu thống kê năm 2016 cho
thấy, Việt Nam là quốc gia có diện tích lạc đứng thứ 24 với 184,8
nghìn ha, năng suất đứng thứ 31 trên thế giới với 2,31 tấn/ha
(FAOSTAT, 2017) [61].
1.2. Yêu cầu sinh thái của cây lạc
1.3. Dinh dƣỡng khoáng của cây lạc
1.3.1. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng đối với
cây lạc
1.3.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây lạc
1.4. Một số kết quả nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
trong sản xuất lạc
1.4.1. Nghiên cứu bón phân hữu cơ vi sinh cho cây lạc
1.4.2. Nghiên cứu về bón phân vi lượng cho cây lạc
1.4.3. Nghiên cứu bón vôi và các chế phẩm điều chỉnh pH đất
cho lạc
1.4.4. Nghiên cứu xử lý hạt giống trước khi gieo
Nhận xét rút ra từ tổng quan tài liệu
Tổng quan tài liệu trong và ngoài nước đã cho thấy, trong thời gian
qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về kỹ thuật canh tác được tiến hành ở
các vùng trồng lạc và đã đạt được nhiều kết quả có giá trị về mặt khoa học
và thực tiễn, cụ thể:
4
- Bón phân hữu cơ cho lạc đóng vai trò quan trọng trong việc cải
thiện hàm lượng chất hữu cơ trong đất để nâng cao năng suất, chất lượng
lạc. Lượng bón phân chuồng hoặc phân xanh thích hợp khoảng 5 -10
tấn/ha. Bên cạnh đó, bón phân hữu cơ vi sinh cũng được xác định là sự lựa
chọn thay thế để cải thiện độ phì nhiêu đất và tăng sản lượng lạc trong
canh tác bền vững, lượng bón được đề xuất khoảng 500 – 2500 kg/ha.
- Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng bón các
loại vật liệu chứa Ca cho lạc không những làm thay đổi tính chất lý, hóa
học đất mà còn giải phóng các chất dinh dưỡng trong đất và tăng cường
hoạt động của vi sinh vật theo hướng có lợi cho sinh trưởng, phát triển và
năng suất của cây lạc.
- Cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng khoáng đa, trung và vi lượng
cho cây lạc là một trong những kỹ thuật quan trọng góp phần đáng kể vào
việc nâng cao năng suất lạc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bón vi lượng
làm tăng năng suất lạc rõ rệt, điều này được ghi nhận ở cả trường hợp bón
riêng rẽ hoặc bón kết hợp các nguyên tố vi lượng cho cây. Hiệu quả tích
cực của các nguyên tố vi lượng ở dạng chelate trong việc tăng năng suất
lạc cũng đã được nhiều tác giả công bố. Các kết quả ghi nhận, hiệu quả
của việc bón vi lượng dạng chelate đối với cây lạc cao hơn so với dạng
không chelate.
- Phòng trừ bệnh hại bằng việc xử lý hạt giống trước khi gieo
trồng đã góp phần đáng kể vào việc hạn chế mức độ gây hại của bệnh
héo xanh vi khuẩn, bệnh hại lá và hại quả, góp phần nâng cao năng suất
cây trồng.
Tổng quan vấn đề nghiên cứu được trình bày ở trên đã cung cấp
cơ sở khoa học để ứng dụng vào thực tiễn sản suất hoặc kế thừa để nghiên
cứu xác định biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý ở một địa phương, khu
vực, quốc gia và vùng lãnh thổ, bảo đảm vừa nâng cao năng suất và hiệu
quả sản xuất lạc, vừa bảo đảm sản xuất lạc ổn định và bền vững.
5
Chƣơng 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
2.1.1. Giống lạc
Giống lạc L14 được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu
đỗ - Viện KHKTNN Việt Nam chọn tạo.
2.1.2. Các loại phân bón và vật tư
Phân hỗn hợp NPK (4-9-6) Tiến Nông, phân đạm U-rê (hàm
lượng 46% N), phân supe lân Lâm Thao (hàm lượng 16% P2O5), phân
Kaliclorua nhập khẩu (hàm lượng 60% K2O). Vôi bột bón ruộng, hóa chất
xử lý hạt, thuốc trừ cỏ, thuốc bảo vệ thực vật, nilong che phủ, phân
chuồng địa phương tự sản xuất. Phân hữu cơ vi sinh 1-3-1 HC15, chế
phẩm điều hòa pH đất, các loại vi lượng chelate dạng bột.
2.1.3. Đất thí nghiệm
Đất tiến hành nghiên cứu là đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa, chua
(pHKCL đạt từ 4,32 - 4,44), hàm lượng hữu cơ tổng số từ nghèo (đạt từ 0,42
– 0,71%); hàm lượng đạm tổng số nghèo (đạt từ 0,05 - 0,07%); hàm lượng
lân tổng số nghèo (đạt từ 0,03 - 0,04%); hàm lượng kali tổng số nghèo (đạt
từ 0,24 - 0,36%).
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Đánh giá điều kiện cơ bản của vùng đất cát ven biển tỉnh
Thanh Hóa trong mối quan hệ với sản xuất lạc
2.2.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất,
chất lượng và hiệu quả sản xuất lạc trên đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa
- Nghiên cứu hiệu quả phòng trừ của thuốc xử lý hạt đối với một
số bệnh hại lạc trong vụ xuân trên đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng chế phẩm điều hòa pH đất
đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lạc.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh 1-3-1-
HC15 đến sinh trưởng, năng suất và hiệu quả sản xuất lạc.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của vi lượng dạng chelate (Zn-EDTA,
Cu-EDTA, Mn-EDTA, Fe-EDTA) đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng
và hiệu quả sản xuất lạc.
2.2.3. Xây dựng mô hình kỹ thuật tổng hợp tăng năng suất và
hiệu quả sản xuất lạc trên đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa
6
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Đánh giá điều kiện cơ bản của vùng đất cát ven biển tỉnh
Thanh Hóa trong mối quan hệ với sản xuất lạc
2.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập tất cả các nguồn tài liệu, số liệu thống kê, bản đồ, qui
trình kỹ thuật, báo cáo khoa học, báo cáo sản xuất có liên quan đến điều
kiện khí hậu, đất đai, tình hình sản xuất và các biện pháp kỹ thuật thâm
canh lạc, làm cơ sở để tổng hợp, phân tích, đánh giá điều kiện cơ bản của
vùng đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa trong mối quan hệ với sản xuất lạc.
2.3.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Điều tra, thu thập các thông tin liên quan đến tình hình sản xuất và
kỹ thuật thâm canh lạc của nông dân thông qua phương pháp điều tra nông
hộ. Tổng số hộ điều tra: 5 huyện x 3 xã/huyện x 10 hộ/xã = 150 hộ.
2.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng
suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất lạc trên đất cát ven biển tỉnh
Thanh Hóa
Sử dụng phương pháp thí nghiệm đồng ruộng theo Gomez (1984)
(Dẫn theo Nguyễn Huy Hoàng và cộng sự, 2014) [23]:
- Thời gian, địa điểm thực hiện: Các thí nghiệm được tiến hành 2
vụ Xuân liên tục từ vụ xuân 2015 đến vụ xuân 2017 tại 2 địa điểm (xã Hải
Hòa, huyện Tĩnh Gia và xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc).
- Thiết kế thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu
nhiên đủ (Randomized Completely Block Design - RCBD), 3 lần nhắc lại,
diện tích ô thí nghiệm là 12 m2 (1,2 m x10 m).
- Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm: theo Quy
chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-57:2011/BNNPTNT (Bộ Nông nghiệp
và PTNT, 2011) [4].
- Mật độ trồng: 40 cây/m2 (hàng x hàng 25 cm, hạt x hạt 10 cm)
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu hiệu quả của thuốc xử lý hạt đối với
một số bệnh hại lạc trong vụ xuân trên đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa.
Thí nghiệm gồm 5 công thức D1: Thấm hạt trong nước lã (ĐC); D2:
TosinM 70WP; D3: Rovral 50WP ; D4: Enaldo 40FS và D5: Cruiser
Plus312.5FS trên nền phân khoáng 40 kg N+ 90 kg P2O5 + 60 kg K2O+ 5
tấn phân chuồng/ha.
- Cách xử lý hạt với thuốc trừ nấm bệnh: Cho hạt lạc giống vào
trong túi nilong sạch, rẩy một ít nước để làm tăng độ ẩm của hạt. Cho
thuốc hóa học vào xóc nhẹ nhàng cho thuốc bám đều quanh hạt, nhưng lưu
7
ý không làm tróc vỏ lụa của hạt. Để hạt khô hẳn rồi tiến hành đem gieo hạt
bình thường.
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng bón chất điều hòa
pH đất đến sinh trưởng, năng suất và hiệu quả sản xuất giống lạc L14 trên
đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa. Thí nghiệm gồm 7 công thức (400 kg vôi
bột; 0, 300, 600, 900, 1200, 1500 kg chất điều hòa pH đất trên nền phân
khoáng 40 kg N+ 90 kg P2O5 + 60 kg K2O+ 5 tấn phân chuồng/ha), trong
đó công thức bón phân khoáng + phân chuồng và công thức bón phân
khoáng + 5 tấn phân chuồng+ 400 kg vôi bột lần lượt là đối chứng 1 và 2.
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ
vi sinh 1-3-1 HC 15 đến sinh trưởng, năng suất và hiệu quả sản xuất lạc
của giống lạc L14 trên đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa. Thí nghiệm gồm 7
công thức (5 tấn phân chuống, 0, 0,5, 1,0, 1,5, 2,0, 2,5 tấn phân hữu cơ vi
sinh 1-3-1- HC15 trên nền phân khoáng 40 kg N+ 90 kg P2O5 + 60 kg K2O
+ 400 kg vôi bột/ha), trong đó công thức chỉ bón phân khoáng và công thức
bón phân khoáng + 5 tấn phân chuồng lần lượt là đối chứng 1 và 2.
Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của mức bón vi lượng Zn
chelates (Zn-EDTA) đến sinh trưởng và năng suất lạc. Thí nghiệm gồm 6
công thức (0; 0,5; 1,0 ; 1,5 ; 2,0 và 2,5 kg Zn-EDTA/ha trên nền trên nền 5
tấn phân chuồng + 40 kg N+ 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi bột/ha)
Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của mức bón vi lượng Cu
chelates (Cu-EDTA) đến sinh trưởng và năng suất lạc. Thí nghiệm gồm 6
công thức (0; 0,5; 1,0 ; 1,5 ; 2,0 và 2,5 kg Cu-EDTA/ha trên nền trên nền 5
tấn phân chuồng + 40 kg N+ 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi bột/ha)
Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của mức bón vi lượng Mn
chelates (Mn-EDTA) đến sinh trưởng và năng suất lạc. Thí nghiệm gồm 6
công thức (0; 0,5; 1,0 ; 1,5 ; 2,0 và 2,5 kg Mn-EDTA/ha trên nền trên nền 5
tấn phân chuồng + 40 kg N+ 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi bột/ha)
Thí nghiệm 7: Nghiên cứu ảnh hưởng của mức bón vi lượng Fe-
chelates (Fe-EDTA) đến sinh trưởng và năng suất lạc. Thí nghiệm gồm 6
công thức (0; 0,5; 1,0 ; 1,5 ; 2,0 và 2,5 kg Fe-EDTA/ha trên nền trên nền 5
tấn phân chuồng + 40 kg N+ 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi bột/ha)
Thí nghiệm 8 : Ảnh hưởng của các vi lượng chelates (Zn-EDTA,
Cu-EDTA, Mn-EDTA, Fe-EDTA) đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng
lạc tại vùng đất cát ven biển Thanh Hóa. Thí nghiệm gồm 5 công thức (0,
Zn, Zn + Cu, Zn + Cu + Mn, Zn + Cu + Mn + Fe) (vi lượng ở dạng EDTA)
trên nền phân khoáng 40 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + 5 tấn phân
chuồng/ha + 400 kg vôi bột; công thức không bón vi lượng là đối chứng
8
2.3.3. Mô hình thâm canh tăng năng suất lạc
- Sử dụng phương pháp xây dựng mô hình để đánh giá hiệu quả của
các biện pháp kỹ thuật được xác định từ các kết quả thí nghiệm của đề tài.
- Địa điểm thực hiện: Mô hình được triển khai trên đất cát ven
biển xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, vụ Xuân năm 2017.
- Quy mô thực hiện: 10.000 m2.
+ Mô hình truyền thống tại địa phương: Sử dụng giống lạc L14;
Phân bón: 5 tấn phân chuồng, phân vô cơ 40 kg N+ 90 kg P2O5 + 60 kg
K2O và 300 kg vôi bột.
+ Mô hình thâm canh: Sử dụng giống lạc L14 và áp dụng một số
kỹ thuật cải tiến, gồm: Xử lý hóa chất hạt giống trước khi gieo (Cruiser
Plus 312.5FS 3ml/1kg hạt); lượng phân sử dụng cho 1ha: 2000 kg phân
hữu cơ vi sinh 1-3-1 HC15, hỗn hợp vi lượng dạng chelate – EDTA (2,0
kgZn-EDTA+ 1,5kg Cu-EDTA+ 2,0kg Mn-EDTA + 1,5kg Fe- EDTA),
chất điều hòa pH đất với lượng 1200kg/ha bón lót trước khi gieo, phân vô
cơ 40 kg N+ 90 kg P2O5 + 60 kg K2O.
2.4. Phƣơng pháp theo dõi và phân tích số liệu
2.4.1. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu về cây trồng: Theo Quy
chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-57:2011/BNNPTNT (Bộ Nông nghiệp
và PTNT, 2011) [4].
2.4.2. Phương pháp và chỉ tiêu đánh giá bệnh hại trên đồng ruộng
Theo dõi và đánh giá bệnh hại lạc theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc
gia QCVN 01-57:2011/BNNPTNT đối với sâu bệnh hại lạc (Phụ lục 4)
(Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011) [4]
2.4.3. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu về mẫu đất
- Phân tích một số tính chất hóa học đất trước và sau thí nghiệm
(dẫn theo Nguyễn Hữu Thành, 2006) [32]
- Phân tích hàm lượng Zn, Cu, Mn, Fe dễ tiêu (dẫn theo Lê Văn
Khoa và cộng sự, 2001) [26]
2.4.4. Phương pháp hạch toán hiệu quả kinh tế
Sử dụng phương pháp hạch toán tài chính của CIMMYT (1988)
(dẫn theo Nguyễn Huy Hoàng và cộng sự, 2017) [24]
2.4.5. Xử lý số liệu
- Sử dụng phần mềm Office Excel 2007, IRRISTAT 5.0 để xử lý
thống kê số liệu trong điều tra hiện trạng, các thí nghiệm nghiên cứu về kỹ
thuật canh tác.
- Xác định lượng bón tối đa về kỹ thuật và tối thích về kinh tế trên cơ
sở xác định phương trình hồi quy (bậc 2) giữa lượng bón phân và năng suất
cây trồng và dựa vào công thức của Michel Lecompt (1985) (dẫn theo Vũ
Hữu Yêm, 1998)
9
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện cơ bản vùng đất cát ven biển trong mối quan hệ
với sản xuất lạc
3.1.1. Điều kiện khí hậu và đất đai vùng đất cát ven biển tỉnh
Thanh Hóa
3.1.1.1. Điều kiện khí hậu
Vùng đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa ẩm với mùa hè nóng, mưa nhiều, có gió Tây khô nóng;
mùa đông lạnh ít mưa có sương giá, sương muối lại có gió mùa Đông Bắc
theo xu hướng giảm dần từ biển vào đất liền, từ Bắc xuống Nam. Đôi khi
có hiện tượn