Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đóng vai trò rất quan
trọng trong phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, đặc biệt đối với an
ninh lương thực. Đồng bằng đã và đang phát triển rất nhanh, năm
1985 tổng sản lượng lương thực đạt 6,3 triệu tấn, đến 2011 đạt 23,4
triệu tấn, đóng góp hơn 50% sản lượng lương thực của cả nước, 90%
sản lượng gạo xuất khẩu. Hơn 70% xuất khẩu thủy sản và khoảng
55% xuất khẩu trái cây có xuất xứ từ đồng bằng.
Sự phát triển bền vững của đồng bằng đã và đang bị đe dọa do
phát triển ở thượng lưu, làm thay đổi dòng chảy về đồng bằng cả
mùa lũ và mùa kiệt, đặc biệt là thay đổi quá trình xâm nhập mặn
(XNM) trong mùa khô, dẫn đến thay đổi về nguồn nước ảnh hưởng
đến dân sinh, sản xuất nông nghiệp (SXNN) (thời vụ, diện tích, năng
suất và sản lượng), thủy sản và các hoạt động khác.
Thời gian qua, đã có khá nhiều nghiên cứu về xâm nhập mặn
ở ĐBSCL, trong đó chủ yếu tập trung vào việc theo dõi và đánh giá
các thay đổi diễn biến xâm nhập mặn theo các điều kiện khí tượng và
thủy văn; tính toán để phục vụ quy hoạch, thiết kế hệ thống và điều
hành sản xuất. Các hoạt động này đã có những đóng góp quan trọng
cho phát triển thủy lợi ở đồng bằng, ngăn và kiểm soát mặn, trữ ngọt
phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội (KTXH).
27 trang |
Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Nghiên cứu các khả năng phát triển thượng lưu tác động đến chế độ dòng chảy và nhập mặn mùa khô ở đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM
VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI MIỀN NAM
--------------------
TÔ QUANG TOẢN
NGHIÊN CỨU CÁC KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN THƯỢNG
LƯU TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẾ ĐỘ DÒNG CHẢY VÀ XÂM
NHẬP MẶN MÙA KHÔ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Chuyên ngành : Kỹ thuật tài nguyên nước
Mã số : 62 58 02 12
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
Công trình được hoàn thành tại:
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam
Người hướng dẫn Khoa học: GS.TS. Tăng Đức Thắng
Phản Biện 1: PGS.TS. Lê Văn Nghị
Phản Biện 2: PGS.TS. Nguyễn Bá Quỳ
Phản Biện 3: PGS.TS. Huỳnh Thanh Sơn
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện
họp tại:
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam
658. Đại lộ Võ Văn Kiệt, Phường 01, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Vào hồi . giờ . phút, ngày tháng năm
Có thể tìm đọc luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
- Thư viện Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam
- 1 -
MỞ ĐẦU
0.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đóng vai trò rất quan
trọng trong phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, đặc biệt đối với an
ninh lương thực. Đồng bằng đã và đang phát triển rất nhanh, năm
1985 tổng sản lượng lương thực đạt 6,3 triệu tấn, đến 2011 đạt 23,4
triệu tấn, đóng góp hơn 50% sản lượng lương thực của cả nước, 90%
sản lượng gạo xuất khẩu. Hơn 70% xuất khẩu thủy sản và khoảng
55% xuất khẩu trái cây có xuất xứ từ đồng bằng.
Sự phát triển bền vững của đồng bằng đã và đang bị đe dọa do
phát triển ở thượng lưu, làm thay đổi dòng chảy về đồng bằng cả
mùa lũ và mùa kiệt, đặc biệt là thay đổi quá trình xâm nhập mặn
(XNM) trong mùa khô, dẫn đến thay đổi về nguồn nước ảnh hưởng
đến dân sinh, sản xuất nông nghiệp (SXNN) (thời vụ, diện tích, năng
suất và sản lượng), thủy sản và các hoạt động khác.
Thời gian qua, đã có khá nhiều nghiên cứu về xâm nhập mặn
ở ĐBSCL, trong đó chủ yếu tập trung vào việc theo dõi và đánh giá
các thay đổi diễn biến xâm nhập mặn theo các điều kiện khí tượng và
thủy văn; tính toán để phục vụ quy hoạch, thiết kế hệ thống và điều
hành sản xuất. Các hoạt động này đã có những đóng góp quan trọng
cho phát triển thủy lợi ở đồng bằng, ngăn và kiểm soát mặn, trữ ngọt
phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội (KTXH).
Phần lớn các tính toán xâm nhập mặn trong nước đều lấy theo
các tần suất thiết kế (dòng chảy, triều, sử dụng nước) hoặc theo năm
điển hình, do đó còn gặp hạn chế rất lớn là chưa xem xét được tác
động từ thượng lưu đến đồng bằng trong các trường hợp tức thời,
ngắn hạn, hay dài hạn. Một trong những lý do dẫn đến tồn tại trên là
còn thiếu công cụ để đánh giá các tác động này.
Gần đây, các nghiên cứu của Ủy hội sông Mê Công quốc tế
(MRC) đã có đề cập đến phát triển ở thượng lưu (PTTL), tính theo
liệt thủy văn điển hình. Tuy nhiên, đây mới chỉ là nghiên cứu khởi
đầu, mới đánh giá tổng quan ảnh hưởng của phát triển thượng lưu,
đặc biệt là chưa đánh giá được các khía cạnh khác nhau của phát
- 2 -
triển thủy điện (PTTĐ), chưa đánh giá chi tiết ảnh hưởng của sự phát
triển của mỗi quốc gia đến thay đổi dòng chảy và xâm nhập mặn ở
ĐBSCL. Chính vì thế, sự tin cậy của các kết quả tính toán, đánh giá
của các nghiên cứu này cũng còn nhiều hạn chế. Thêm vào đó, các
giải pháp thích ứng với thay đổi thượng lưu cho ĐBSCL còn chưa
được quan tâm đáng kể.
Những phân tích trên cho thấy việc phát triển kinh tế xã hội ở
ĐBSCL một cách bền vững đòi hỏi phải có những nghiên cứu đầy đủ
hơn về thượng lưu, nhất là sự thay đổi về dòng chảy do tác động của
phát triển thủy điện và nông nghiệp, làm cơ sở cho việc đề xuất các
giải pháp thích ứng với những thay đổi đó. Đây là lý do nghiên cứu
của đề tài luận án này.
0.2. MỤC ĐÍCH CỦA LUẬN ÁN
Mục đích của đề tài luận án là đưa ra được các đánh giá có cơ
sở khoa học đáng tin cậy về khả năng nguồn nước trong mùa khô và
diễn biến xâm nhập mặn trên ĐBSCL phục vụ mục tiêu phát triển
nông nghiệp bền vững trong bối cảnh có xét đến khả năng phát triển
(nông nghiệp và thủy điện) ở thượng lưu trong tương lai.
0.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Đối tượng: Các hồ chứa, hồ thủy điện trên lưu vực và hệ thống
tưới ở thượng lưu sông Mê Công. Hệ thống các công trình thủy lợi ở
ĐBSCL: các cống tưới, tiêu và ngăn mặn; các hệ thống sông, kênh
dẫn nước tưới và tiêu nước; hệ thống đê bao và bờ bao.
Phạm vi: Về không gian: đề tài nghiên cứu trên lưu vực sông
Mê Công. Về vấn đề nghiên cứu: là các tác động đến dòng chảy về
mùa khô đến châu thổ Mê Công theo các kịch bản phát triển ở
thượng lưu, trong đó được giới hạn cho phát triển nông nghiệp và
thủy điện dự kiến bao gồm thủy điện Trung Quốc (TĐTQ) và thủy
điện dòng nhánh ở hạ lưu. Ở ĐBSCL, giới hạn về nghiên cứu là thay
đổi dòng chảy về đồng bằng và thay đổi diễn biến xâm nhập mặn do
phát triển thượng lưu. Biên triều biển được lấy ở cùng điều kiện như
2005, đây được xem là năm điển hình gần với điều kiện hiện nay (đã
được lựa chọn bởi nhiều nghiên cứu gần đây). Về các giải pháp thích
- 3 -
ứng, quan tâm chính ở luận án này là giải pháp thủy lợi phục vụ
phòng chống xâm nhập mặn và đảm bảo nguồn nước tưới.
Nhiệm vụ của nghiên cứu là: Đánh giá được các thay đổi thủy
văn dòng chảy lịch sử (quá khứ đến hiện tại) và tương lai gần (do
phát triển thủy điện và nông nghiệp ở thượng lưu) và tác động của
chúng, từ đó đề xuất định hướng và giải pháp (thủy lợi) thích ứng
phục vụ cho sản xuất và phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL.
0.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Ý nghĩa khoa học
Ý nghĩa khoa học của nghiên cứu là đã giải quyết các vấn đề
tồn tại có tính khoa học để phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững
trên vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thiết lập được bộ công cụ
phục vụ nghiên cứu khoa học và sản xuất góp phần dự báo dòng
chảy mùa khô và dự báo xâm nhập mặn.
Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có ý nghĩa thực tiễn đối với công tác qui hoạch,
nghiên cứu, liên quan đến tài nguyên nước và bảo vệ môi trường,
phục vụ thiết thực cho sản xuất nông nghiệp (dự báo xâm nhập mặn,
bố trí thời vụ, quản lý nước), hỗ trợ ra quyết định có liên quan. Bộ
công cụ đã được ứng dụng dự báo xâm nhập mặn ở các năm hạn
nặng 2010 và 2013.
0.5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án được trình bày trong 140 trang, gồm 28 hình, 34 bảng
và các trang thuyết minh. Nội dung chính của luận án gồm 3 chương
chính và phần kết luận. Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu:
Lưu vực sông Mê Công, các nghiên cứu đã có và xác định nội dung
nghiên cứu của luận án; Chương 2: Nghiên cứu tác động của các khả
năng phát triển thượng lưu đến chế độ dòng chảy về châu thổ Mê
Công; Chương 3: Nghiên cứu tác động của các khả năng phát triển
thượng lưu đến dòng chảy và xâm nhập mặn ở ĐBSCL và giải pháp
thích ứng; Kết luận và kiến nghị của luận án: Một số kết quả chính
có tính mới và các kiến nghị của luận án đã được đưa ra.
- 4 -
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: LƯU VỰC SÔNG
MÊ CÔNG, CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ CÓ VÀ XÁC ĐỊNH NỘI
DUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1.1. TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG MÊ CÔNG
Lưu vực sông Mê Công có tổng diện tích là 795.000 km2 và
tổng lượng dòng chảy hàng năm khoảng 475 tỷ m3, chảy qua phần
lãnh thổ của 6 quốc gia: Trung Quốc, Myanma, Lào, Thái Lan,
Campuchia và Việt Nam (xem Bảng 1.1). Sông có tổng chiều dài
dòng chính hơn 4.800 km, trong đó phần chảy qua hai nước thượng
lưu dài khoảng 2.100 km. Thượng lưu châu thổ Mê Công là phần lưu
vực từ Trung Quốc và kéo dài xuống Kratie (đầu châu thổ Mê Công).
Thượng lưu ĐBSCL được hiểu là phần lưu vực từ đầu lưu vực trải
dài xuống đến biên giới Việt Nam và Campuchia.
Bảng 1.1: Diện tích và đóng góp dòng chảy từ các quốc gia
TT Tênquốc gia
Diện tích
trong lưu
vực
(Km2)
% so
với diện
tích lưu
vực
% so với
diện tích
mỗi quốc
gia
% dòng
chảy
đóng
góp
1
2
3
4
5
6
Trung Quốc
Myanma
Lào
Thái Lan
Campuchia
Việt Nam
165.000
24.000
202.000
184.000
155.000
65.000
21
3
25
22
20
9
97
36
86
20
16
2
35
18
18
11
Tổng diện
tích:
795.000 100 Tổng
dòngchảy:
475 km3
(Nguồn: Ủy hội sông Mê Công quốc tế - MRC, 2003)
Biển Hồ (Tonle Sap) ở Campuchia được xem là hồ tự nhiên
có vai trò rất quan trọng trong điều tiết dòng chảy xuống hạ lưu đồng
bằng cả mùa lũ và mùa kiệt. Hàng năm hồ cấp cho hạ lưu khoảng 40
– 80 tỷ m3 nước, trong đó khoảng 50% lượng nước có được nhờ điều
tiết từ dòng chảy lũ sông Mê Công.
- 5 -
1.2. HIỆN TRẠNG, CÁC KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN Ở LƯU
VỰC SÔNG MÊ CÔNG VÀ MỐI QUAN TÂM ĐỐI VỚI
ĐBSCL
Tiềm năng đất có khả năng thích nghi cho phát triển nông
nghiệp (PTNN) ở thượng lưu là rất lớn, với tổng diện tích ở 4 nước
hạ lưu vào khoảng 29,8 triệu ha, trong đó tập trung chủ yếu ở Thái
Lan (12,2 triệu ha), Campuchia (11,2 triệu ha), Lào (2,7 triệu ha) còn
lại là ở Việt Nam. Hiện tại tài nguyên đất lưu vực mới được khai thác
một phần nhỏ, chủ yếu vào mùa mưa chiếm khoảng 11-17% diện
tích đất thích nghi ở mỗi quốc gia. Ở điều kiện năm 2000, diện tích
có tưới mùa khô ở Thái Lan chỉ đạt khoảng 160.000 ha, Lào 130.000
ha và Campuchia 250.000 ha (theo MRC, 2002). Hạn chế lớn nhất để
gia tăng diện tích canh tác ở các nước thượng lưu là khó khăn về
nguồn nước, việc đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi rất tốn kém do
khó khăn về địa hình, địa chất, diện tích phục vụ lại manh mún do bị
chia cắt bởi địa hình.
Theo kế hoạch phát triển của các nước thượng lưu đến 2020,
diện tích nông nghiệp ở Thái Lan có thể lên đến 3 triệu ha, diện tích
canh tác ở Campuchia là 2,5 triệu ha và ở Lào là 0,5 triệu ha. Phát
triển thủy điện trong tương lai gần với tổng dung tích hữu tích các hồ
chứa lên tới xấp xỉ 50 tỷ m3.
Ở điều kiện hiện tại, diện tích canh tác ở thượng lưu còn ít, tuy
nhiên xâm nhập mặn ở ĐBSCL đã diễn biến phức tạp, việc gia tăng
phát triển ở thượng lưu và xây dựng các hồ chứa có thể gây ra các tác
động bất lợi về đồng bằng và làm gia tăng xâm nhập mặn, đe dọa đến
sự phát triển ổn định trên đồng bằng. Đây được xem là mối quan tâm
lớn ở ĐBSCL trong tương lai.
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ CÓ, NHỮNG VẤN ĐỀ CHƯA
ĐƯỢC ĐỀ CẬP VÀ XÁC ĐỊNH NỘI DUNG NGHIÊN
CỨU CỦA LUẬN ÁN
Các nghiên cứu của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các nghiên
cứu của MRC trong Chương trình Qui hoạch và Phát triển lưu vực
(BDP), đều chỉ đưa ra sự gia tăng đáng kể về lưu lượng trong các
- 6 -
kịch bản phát triển thượng lưu [54], [55] và [77]. Ít nghiên cứu đề
cập hoặc chưa phân tích đến khả năng vận hành bất thường ở các
công trình thủy điện. Đánh giá về thay đổi XNM còn ít được quan
tâm do hạn chế về mô hình.
Nghiên cứu trong nước về XNM ở ĐBSCL, trong đó phát triển
ở thượng lưu mới được đề cập nêu ra [3], [4], [16],có ít nghiên cứu
cụ thể hoặc mới sơ lược, chưa bao gồm cả phía thượng lưu [9], [13],
[24]-[28], [33]. Phần đa số các nghiên cứu lấy lưu lượng tại Kratie
theo tần suất hoặc theo năm điển hình. Điều này dẫn đến các hạn chế
là: (i) Đánh giá ảnh hưởng XNM theo tần suất còn chưa thiết thực;
(ii) Chưa đánh giá đầy đủ các tác động do PTTL về ĐBSCL; (iii)
Chưa chú ý nhiều đến các giải pháp thích ứng với các phát triển ở
thượng lưu; (iv) Sự tin cậy của các kết quả tính toán còn là vấn đề.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1) Nghiên cứu thực trạng và các khả năng phát triển trên lưu vực
sông Mê Công, nghiên cứu chế độ dòng chảy về châu thổ Mê
Công từ chuỗi số liệu lịch sử để chỉ ra các cơ hội và thách thức
do thay đổi thủy văn nguồn nước về ĐBSCL;
2) Nghiên cứu sự thay đổi lưu lượng dòng chảy mùa kiệt ở sông
Mê Công do phát triển thượng lưu và ảnh hưởng của nó đến
dòng chảy và xâm nhập mặn trên đồng bằng;
3) Đề xuất giải pháp thủy lợi ở ĐBSCL để phòng chống xâm nhập
mặn và thích ứng với khả năng phát triển ở thượng lưu.
CHƯƠNG 2
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC KHẢ NĂNG PHÁT
TRIỂN THƯỢNG LƯU ĐẾN CHẾ ĐỘ DÒNG CHẢY VỀ
CHÂU THỔ MÊ CÔNG
Chương này trình bày những nghiên cứu của tác giả trên cơ sở
kế thừa bộ công cụ DSF, với các cải tiến các ứng dụng hiện hữu (của
IQQM) và thay thế mô hình ISIS bằng mô hình MIKE11, xây dựng
mới các mô hình với số liệu cập nhật theo kịch bản để có được công
cụ phục vụ nghiên cứu của đề tài luận án. Nghiên cứu chế độ thủy
- 7 -
văn dòng chảy lịch sử về châu thổ Mê Công để có được các phân tích
đánh giá về các thay đổi trong quá khứ do tác động của các phát triển
ở thượng lưu theo các giai đoạn khác nhau (3 giai đoạn) làm luận cứ
để đánh giá các thay đổi do phát triển ở thượng lưu trong tương lai.
Các kịch bản phát triển thượng lưu đã được xây dựng dựa trên các
mức độ phát triển ở thượng lưu (cao hay thấp), mối quan tâm đến các
ảnh hưởng theo lĩnh vực (nông nghiệp, thủy điện), theo không gian
(vùng, quốc gia, phần lãnh thổ). Công cụ phát triển của luận án đã
được ứng dụng để mô phỏng, phân tích và đánh giá tác động do phát
triển ở thượng lưu đến thay đổi dòng chảy về châu thổ Mê Công.
2.1. PHÁT TRIỂN CÔNG CỤ PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU CỦA
LUẬN ÁN
Nghiên cứu đã kế thừa bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định (DSF)
của MRC, khắc phục tồn tại của các mô hình hiện hữu, thay thế và
xây dựng mới các mô hình có độ tin cậy hơn. Sơ đồ công cụ phục vụ
nghiên cứu của luận án được đưa ra ở Hình 2.1.
Hình 2.1: Sơ đồ công cụ phục vụ nghiên cứu của luận án và mối liên kết các
mô hình mô phỏng các kịch bản phát triển thượng lưu
â
â
â
â
Hµ Néi
Bangkok
Vientiane
Phnom Penh
TrungQuèc
Myanma
Th i¸ Lan
Campuchia
ViÖt Nam
Lµo
QuÇn®¶o Hoµng Sa
QuÇn®¶o Trêng Sa
BIÓN§¤NG
BIÓNT¢Y
SWAT vµ IQQM-T
SWAT&IQQM-C
IQQM-§B
MIKE11-DC
MIKE11-§B
C¤NGCôPHôCVôNGHI£NCøUëLUËN¸N
M« h×nh SWAT
M« h×nh IQQM
M« h×nhMIKE11
C«ng cô ph©n tÝch
Chuçi Kh«ng gian
C¬
së
d÷
liÖ
u
thêi gian
MikeToGIS
Vïng øng dôngm« h×nh SWAT& IQQM
SWAT vµ IQQM-T
SWAT vµ IQQM-C
IQQM-DB
MIKE11-§B
MIKE11-DC
500 0 500 Kilometer s
S
N
EW
PH¢NVïNGøNGDôNGC¸ CM¤H×NH
- 8 -
Mô hình SWAT, mô phỏng dòng chảy từ mưa, được ứng dụng
ở thượng lưu ĐBSCL, sử dụng kết quả cập nhật của MRC.
Mô hình IQQM, để mô phỏng lưu vực, cho phép mô phỏng
các phát triển tưới cho nông nghiệp, hồ chứa, hồ thủy điện, cấp
nước Có 3 bộ mô hình ứng dụng cho 3 khu vực:
i) Mô hình ứng dụng cho thượng lưu châu thổ Mê Công, ký
hiệu là IQQM-T, có 7 mô hình được xây dựng là IQQM-
T.1 đến IQQM-T.7;
ii) Mô hình ứng dụng cho phần châu thổ Mê Công thuộc
Campuchia ký hiệu là IQQM-C, có 3 mô hình được xây
dựng là IQQM-C.1 đến IQQM-C.3;
iii)Mô hình ở ĐBSCL ký hiệu là IQQM-ĐB, có 5 mô hình
được xây dựng là IQQM-ĐB.1 đến IQQM-ĐB.5.
Các điểm hạn chế của mô hình IQQM đã được tác giả khắc
phục là: thời vụ và diện tích canh tác, phân chia diện tích canh tác để
hạn chế tập trung nước cục bộ; số liệu nông nghiệp và thủy điện
được cập nhật theo các kịch bản xây dựng. Ngoài ra tác giả đã thiết
lập các kịch bản vận hành thủy điện theo các khả năng mà thực tế
vận hành có thể xảy ra (tích nước sớm, tích nước muộn, tích nước
bất thường do thi công, sửa chữa khắc phục sự cố vận hành để đáp
ứng yêu cầu phụ tải điện và vận hành phủ đỉnh ngày-đêm).
Mô hình thủy động lực MIKE11 được thay thế cho mô hình
IQQM trên dòng chính, để mô phỏng bằng quá trình chuyển động
của dòng nước xuống hạ lưu; đồng thời thay thế cho mô hình ISIS
trên đồng bằng để khắc phục một số tồn tại của mô hình này.
Cụ thể là, mô hình MIKE11-DC, do tác giả xây dựng mới
(Hình 2.5) để mô phỏng vận hành phủ đỉnh ngày-đêm của thủy điện
trên dòng chính, để khắc phục các hạn chế của mô hình mô phỏng
lưu vực IQQM. Hạn chế của ISIS về kết quả tính xâm nhập mặn
được thay thế bởi mô hình MIKE11, mô hình MIKE11-ĐB (Hình
2.6) ở Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã được ứng dụng nhiều
năm qua, tác giả đã cải tiến, nâng cấp phát triển hiệu chỉnh, kiểm
định tốt, xây dựng mới các kịch bản trong đề tài luận án.
- 9 -
Mô hình MIKE11-DC:
- Nguồn: Do tác giả xây
dựng mới.
- Biên trên: Chiang Saen
- Biên dưới: Kratie
- Các biên khác: 30 nhánh
trên lưu vực.
- Mặt cắt: từ nguồn dự án
giao thông thủy của MRC.
- Hiệu chỉnh& kiểm định:
cho năm 2000, 1998 đảm
bảo độ tin cậy.
- Ứng dụng: Mô phỏng thủy
lực dòng chính Mê Công;
các kịch bản vận hành thủy
điện.
Hình 2.5: Mô hình MIKE11-DC ứng dụng cho dòng chính Mê Công
Mô hình MIKE11-ĐB :
- Nguồn: VKHTLMN, tác giả
là người tham gia chính
- Biên trên: Kratie
- Biên dưới: Biên biển
- Biên khác: ở CPC; SG-ĐN-
VC; biên tưới; biên nhập
lưu từ mưa (NAM).
- Địa hình, mặt cắt, công
trình: liên tục cập nhật.
- Hiệu chỉnh & kiểm định:
cho năm 2000, 2001, 2005.
Đảm bảo độ tin cậy.
- Ứng dụng: Mô phỏng thủy
lực và XNM ở ĐBSCL theo
các kịch bản phát triển ở
thượng lưu.
Hình 2.6: Mô hình MIKE11-ĐB tính thủy lực và XNM ở ĐBSCL
ÊÚ
ÊÚ
ÊÚ
ÊÚ
ÊÚ
ÊÚ
ÊÚ
ÊÚ %U
%U
%U
%U
%U
%U
%U %U %U
%U
%U
%U %U %U
%U
%U
%U
%U
%U
%U %U
%U
$
Pakse
Mukdahan
Vientiane
Stung Treng
Luang Prabang
Nakhon Phanom
Nam
Ben
g
Na
m O
u
Nam
Sen
g
Nam Khan
Nam
Heu
ng Nam
Loei
Nam Ngum N
am
Ma
ng
Na
m
N h
ie p Nam
Sane Nam Theun
Hu
ai M
on
g
H u
ai
Lu
an
g
Nam Songkhram
Se B
ang F
ai
Nam Kam
Nam Mun
+ Nam Chi
Se Don
e
Se Bang Hieng
Sekong-Sesan-Srepok
Nam Poul
Dßng ch Ýnh s«n gMª C«ng
Kratie
Chiang Saen
Th i¸ Lan
ViÖt Nam
Lµo
Campuchia
H×nh chôp tõ MIKE11-DC
80 0 80 160 Kilometers
Ranh giíi lu vùc
C¸c nh¸nh nhËp lu
Mo h×nh MIKE-DC
ÊÚ C¸c tr¹m hiÖu chØnh
Biªn chÝnh trong MIKE11-DC
%U Biªn lu lîng
$ Biªn mùc níc
S
N
EW
Ghi chó
M« h×nh MIKE11-DC ë dßng chÝnh s«ng Mª C«ng
%U
%U
%U%U
%U
%U
%U%U
%U
%U
%U
%U
%U
%U
%U
%U
%U
%U
%U
%U%U%U
%U
%U
%U
%U
%U
%U
%U
%U%U
%U
%U
%U
%U
%U %U%U
%U
%U%U%U %U
%U
%U
$
$
$
$
$
$
$
$
$
$
Ú
Ú
Ú
Ú
Ú
Ú
ÚÚ
Ú
Ú
Ú
Ú
Ú
Ú
Ú
Ú
Ú
Ú
Ú
%U
%U
%U
%U%U
%U%U
%U
%U
%U
%U
%U
%U
%U
%U%U
%U
%U
%U
$
$
$
$
$
$$
$
$
$$
$
$
Cµ Mau
Méc Hãa
CÇn Th¬
§¹i Ng·i
BÕn LøcCh©u §èc
Mü ThuËn
T©n Ch©u
R¹ch Gi¸
S. S
.Re
a p
S.C
hi K
ren
g
Stu
ng S
taun
g
Stun
g Se
n
S.D
aut
ri
Stu
ng P
ursa
t
Stung C
hinit Prek Te
Prek Chhlong
Prek Thnot
Stung Sangker
Biªn Q t¹i Kratie
Biªn Q TrÞ An
Biªn Q DÇu TiÕng
Stung Baribo
QVµm Cá §«ng
H×nh chôp tõ MIKE11-§B 30 0 30 60 Kilometers
Ranh giíi lu vùc ë CPC
S«ng kªnhm« pháng ëMIKE11-§B
$ Tr¹m hiÖu chØnh tõ nguån MRC
Ú Biªn ma, tr¹m hiÖu chØnh Q, H
C¸c biªn Q vµ tr¹m biªn mùc níc chÝnh
%U Biªn lu lîng chÝnh
$ Tr¹m biªn mùc níc chÝnh
S
N
EW
Ghi chó
M«h×nh MIKE11-§B
- 10 -
2.2. NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ THỦY VĂN DÒNG CHẢY
LỊCH SỬ VỀ CHÂU THỔ MÊ CÔNG
2.2.1. Cơ sở số liệu, các khái niệm và phân giai đoạn phân tích
Số liệu mực nước và lưu lượng tại Kratie từ 1924 đến 2012
được thu thập từ nguồn Ủy hội sông Mê Công quốc tế. Các thông số
thủy văn được phân tích theo 3 giai đoạn phát triển lưu vực: 1) Trước
1960 (chủ yếu là nông nghiệp); 2) Từ 1961 đến 2000 (có thêm ít hồ
chứa, hồ thủy điện trên lưu vực); 3) 2001 đến 2012 (thêm hồ thủy
điện ở Trung Quốc, Tây Nguyên và ở Lào).
2.2.2. Phân tích thay đổi dòng chảy bình quân hàng năm và theo
năm thủy văn
Lưu lượng trung bình nhiều năm tại Kratie vào khoảng 13.920
m3/s. Lưu lượng trung bình theo năm thủy văn và năm lịch là khá ổn
định, bình quân nhiều năm chỉ khác nhau vào khoảng 160 m3/s.
2.2.3. Phân tích thay đổi dòng chảy bình quân mùa khô giữa các
năm và theo các giai đoạn
Nghiên cứu chỉ ra, có sự gia tăng đáng kể lưu lượng bình quân
mùa khô từ 2000 đến nay so với các giai đoạn trước đó và phân tích
ảnh hưởng dòng chảy mùa lũ đến dòng chảy kiệt năm kế tiếp. Bình
quân mùa khô giai đoạn 2001-2012 cao hơn so với giai đoạn 1961
đến 2000 khoảng 505 m3/s. Từ 1924 đến 2012, bình quân trị khác
nhau của lưu lượng trung bình mùa khô giữa hai năm kế tiếp nhau
vào khoảng 496 m3/s.
2.2.4. Phân tích thay đổi dòng chảy giữa các tháng mùa khô theo
các giai đoạn
Bảng 2.6: So sánh thay đổi lưu lượng bình quân các tháng mùa khô giữa
các giai đoạn
TT Giai đoạn
Thay đổi lưu lượng bình quân giai đoạn
ở các tháng (m3/s)
Sau Trước 12 1 2 3 4 5
1 1961-2000
1924-
1960 -263 47 30 100 117 15
2 01-12 24-60 74 305 436 576 834 850
3 61-12 24-60 -185 1