Thành phố (Tp.) Hải Phòng được xác định là một trong 5 trung tâm
nghề cá lớn của cả nước. Trong giai đoạn 2005 - 2012, kinh tế thủy sản
của Tp. Hải Phòng hàng năm đã đóng góp bình quân trên 2,3% GDP của
toàn thành phố. Sản phẩm thủy sản của Tp. Hải Phòng đã có mặt nhiều
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, góp phần quan trọng vào chiến
lược phát triển kinh tế biển và bảo vệ an ninh quốc phòng biển đảo Tp.
Hải Phòng trong thời gian qua.
27 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
NGUYỄN VĂN CƯỜNG
NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN SINH KẾ
TRONG KHAI THÁC HẢI SẢN ĐỐI VỚI NGƯ DÂN
VÙNG VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Chuyên ngành : Kinh tế phát triển
Mã số : 62.31.01.05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Hµ NéI, 2015
Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Phạm Vân Đình
Phản biện 1: GS. TSKH. Lương Xuân Quỳ
Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Phản biện 2: PGS. TS. Trần Đình Thao
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Phản biện 3: TS. Nguyễn Quốc Ngữ
Ban Kinh tế Trung ương
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp
Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2015
Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Thành phố (Tp.) Hải Phòng được xác định là một trong 5 trung tâm
nghề cá lớn của cả nước. Trong giai đoạn 2005 - 2012, kinh tế thủy sản
của Tp. Hải Phòng hàng năm đã đóng góp bình quân trên 2,3% GDP của
toàn thành phố. Sản phẩm thủy sản của Tp. Hải Phòng đã có mặt nhiều
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, góp phần quan trọng vào chiến
lược phát triển kinh tế biển và bảo vệ an ninh quốc phòng biển đảo Tp.
Hải Phòng trong thời gian qua. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt
được, sinh kế của ngư dân đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách
thức. Nguồn lợi Thủy sản ngày một suy giảm, nhất là nguồn lợi ven bờ;
cạnh tranh ngư trường khai thác giữa các quốc gia, giữa các địa phương
diễn ra ngày một gay gắt; biến đổi khí hậu ngày một phức tạp; tranh chấp
chủ quyền biển Đông tiếp tục gia tăng. Những thách thức này đã và đang
là nguy cơ tiềm ẩn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sinh kế của ngư
dân. Mặc dù Trung ương cũng như Tp. Hải Phòng đã có nhiều chủ
trương, chính sách phát triển nhằm hỗ trợ, cải thiện sinh kế cho ngư dân,
nhưng cho đến nay tình hình vẫn chưa có nhiều cải thiện, thậm chí các
nguy cơ tiềm ẩn có chiều hướng gia tăng. Trên thực tế đã có một số công
trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này nhưng để giúp cho ngư dân vùng
ven biển Tp. Hải phỏng cải thiện sinh kế cần có nghiên cứu đánh giá về
thực trạng sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân, từ đó tìm ra
những vấn đề còn bất cập, hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước,
trong thực thi các chính sách hỗ trợ cho ngư dân, từ đó đưa ra các giải
pháp cải thiện sinh kế cho ngư dân trong thời gian tới.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu chung: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đưa ra những
giải pháp cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven
biển Tp. Hải Phòng.
- Mục tiêu cụ thể: (i) Hệ thống hóa, làm sáng tỏ và phát triển các vấn
đề lý luận và thực tiễn về sinh kế và cải thiện sinh kế trong khai thác hải
sản đối với ngư dân vùng ven biển; (ii) Phân tích, đánh giá thực trạng sinh
2
kế của ngư dân và các nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện sinh kế trong khai
thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển Tp. Hải Phòng; (iii) Đề xuất
những giải pháp cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân
vùng ven biển Tp. Hải Phòng thời gian tới.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: (i) Vấn đề nghiên cứu: Sinh kế trong khai
thác hải sản của ngư dân vùng ven biển Tp. Hải Phòng; (ii) Đối tượng khảo
sát: Chủ thể chính là ngư dân làm nghề khai thác hải sản vùng ven biển Tp.
Hải Phòng.
- Phạm vi nghiên cứu: (i) Về nội dung: Tập trung nghiên cứu về sinh
kế của ngư dân trong khai thác hải sản và việc cải thiện sinh kế trong khai
thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển Tp. Hải Phòng; (ii) Về không
gian: Tại Tp. Hải Phòng, trong đó tập trung tại các điểm nghiên cứu đại
diện là xã Đại Hợp (Kiến Thụy), xã Lập Lễ (Thủy Nguyên), xã Phù Long
(Cát Hải) và phường Ngọc Hải (Đồ Sơn); (iii) Về thời gian: Tập trung
nghiên cứu từ năm 2011 - 2013, khảo sát năm 2012 - 2013.
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Về lý luận: Luận án đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ và phát triển các
vấn đề lý luận về sinh kế, sinh kế bền vững trong khai thác hải sản của ngư
dân; đưa ra khái niệm đầy đủ về sinh kế, sinh kế đối với ngư dân trong khai
thác hải sản phù hợp với tình hình thực tế; chỉ rõ các đặc điểm sinh kế đối
với ngư dân vùng ven biển. Vận dụng và kế thừa khung sinh kế bền vững
của các tổ chức DFID, UNDP, IFAD, CARE, luận án đã xây dựng khung
sinh kế bền vững trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển;
xác định được các nội dung nghiên cứu trên cơ sở khung sinh kế bền vững
đó; chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện sinh kế trong khai thác hải
sản đối với ngư dân vùng ven biển.
- Về thực tiễn: Áp dụng khung phân tích sinh kế bền vững đối với ngư
dân, luận án đã giải quyết được các vấn đề có liên quan đến sinh kế trong khai
thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển Tp.Hải Phòng; nêu bật được thực
trạng về nguồn lực sinh kế của ngư dân; chỉ rõ nguồn lực về con người và tài
chính có vai trò quan trọng, quyết định việc tiếp cận và sử dụng hiệu quả các
loại nguồn lực khác. Luận án đánh giá thực trạng môi trường dễ bị tổn thương
đối với ngư dân, trong đó biến động giá cả, cạnh tranh khai thác, tranh chấp
3
chủ quyền Biển Đông, biến đổi khí hậu là những nhân tố có tác động tiêu cực
đến sinh kế của ngư dân. Từ việc phân tích các chính sách hỗ trợ sinh kế cho
ngư dân, luận án đã chỉ rõ những hạn chế trong việc xây dựng, ban hành và tổ
chức triển khai, thực hiện các chính sách này. Luận án đã phân tích, đánh giá
kết quả sinh kế trong khai thác hải sản của ngư dân ven biển Tp. Hải Phòng
theo các chiến lược sinh kế; làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến việc cải thiện
sinh kế đối với ngư dân. Xuất phát từ kết quả nghiên cứu, luận án đã đưa ra
định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện sinh kế trong khai thác hải
sản đối với ngư dân vùng ven biển Tp. Hải Phòng.
5. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án chia thành 6 phần: Phần 1: Mở đầu; Phần 2: Tổng quan các vấn
đề lý luận và thực tiễn về sinh kế, cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối
với ngư dân vùng ven biển; Phần 3: Phương pháp nghiên cứu; Phần 4: Thực
trạng sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển thành phố
Hải Phòng; Phần 5: Giải pháp cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với
ngư dân vùng ven biển thành phố Hải Phòng; Phần 6: Kết luận và kiến nghị.
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
SINH KẾ, CẢI THIỆN SINH KẾ TRONG KHAI THÁC HẢI SẢN ĐỐI
VỚI NGƯ DÂN VÙNG VEN BIỂN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI THIỆN SINH KẾ CHO NGƯ DÂN
2.1.1. Một số khái niệm
- Sinh kế, sinh kế bền vững: Sinh kế là hoạt động kiếm sống của con
người thông qua chiến lược sử dụng các nguồn lực (con người, tự nhiên,
vật chất, tài chính, xã hội) trong môi trường dễ bị tổn thương có sự quản lý
của các tổ chức, định chế, chính sách. Một sinh kế được xem là bền vững
khi nó thích ứng, hoặc tránh được các tác động tiêu cực từ môi trường dễ bị
tổn thương, đồng thời bảo đảm duy trì, phát triển được các nguồn lực trong
cả hiện và tương lai.
- Vùng ven biển: Theo địa giới hành chính, vùng ven biển là vùng
địa giới hành chính của tỉnh (thành phố), huyện (quận), xã (phường, thị
trấn) tiếp giáp trực tiếp với biển hoặc cửa sông, cửa biển.
- Khai thác hải sản: khai thác thủy sản là việc khai thác nguồn lợi
thuỷ sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác. Khái
4
niệm khai thác hải sản trong đề tài được hiểu là hoạt động khai thác nguồn
lợi thủy sản trên biển.
- Sinh kế trong khai thác hải sản của ngư dân: là hoạt động kiếm
sống của những người làm nghề khai thác hải sản thông qua chiến lược sử
dụng các nguồn lực trong môi trường dễ bị tổn thương có sự quản lý của các
tổ chức, định chế, chính sách. Sinh kế được coi là bền vững khi ngư dân sử
dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực sinh kế, thích ứng hoặc tránh được các
tác động tiêu cực từ môi trường dễ bị tổn thương, đồng thời bảo đảm duy trì,
phát triển được các nguồn lực trong cả hiện tại và tương lai.
- Cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân: là việc áp
dụng các biện pháp cải thiện các tổ chức, định chế, chính sách, các nguồn lực
sinh kế, môi trường dễ bị tổn thương và các chiến lược sinh kế của ngư dân
nhằm mang lại kết quả sinh kế tốt hơn, giảm thiểu rủi ro, ổn định và nâng cao
thu nhập cho ngư dân.
2.1.2. Khung sinh kế bền vững trong khai thác hải sản của ngư dân
Dựa trên cách tiếp cận khung sinh kế của các tổ chức như DFID,
CARE, UNDP, IFAD, khung sinh kế bền vững trong khai thác hải sản của
ngư dân vùng ven biển được trình bày như Hình 2.1.
Vật chất
Môi
trường
dễ bị tổn
thương
- Cạnh tranh
khai thác
- Tranh chấp
chủ quyền
biển Đông,
- BĐKH...
Chiến
lược
Sinh kế
Kết quả sinh kế
- Thu nhập của ngư dân
tăng
- Hạn chế được yếu tố rủi ro
- Sử dụng bền vững nguồn
lợi hải sản
Môi
trường
dễ bị tổn
thương
- Nguồn lợi
hải sản giảm
- Biến động
thị trường...
Con người
Xã hội Tự nhiên
Tài chính
Tổ chức,
định chế, chính sách
Ngư
dân
Hình 2.1. Khung sinh kế bền vững của ngư dân vùng ven biển
Về cơ bản khung sinh kế bền vững trong khai thác hải sản của
ngư dân giống với khung phân tích sinh kế bền vững của DFID, tuy
5
nhiên các hợp phần trong khung sinh kế bền vững của ngư dân vùng ven
biển đã được cụ thể hóa và sát với điều kiện thực tế sinh kế của ngư dân
ở Việt Nam.
2.1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu cải thiện sinh kế trong khai thác hải
sản đối với ngư dân
Cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân có ý
nghĩa cả về kinh tế, xã hội, tài nguyên, môi trường và an ninh, quốc
phòng; tìm ra các giải pháp giúp ngư dân nâng cao năng lực, trình độ khai
thác, từ đó nâng cao thu nhập, giảm thiểu được những rủi ro, bảo vệ, phát
triển bền vững nguồn lợi hản sản; khuyến khích ngư dân tăng cường bám
biển, góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia.
2.1.4. Đặc điểm cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân
Ngư dân khai thác hải sản thường cư trú ở vùng tách biệt và khó khăn,
thường xuyên phải đối mặt với môi trường dễ bị tổn thương với nhiều rủi ro,
nguy hiểm. Họ là đối tượng nghèo, sống chủ yếu dựa vào nguồn lợi tự nhiên;
khó khăn trong việc mua sắm tàu thuyền, ngư cụ khai thác do vốn đầu tư lớn.
Sinh kế trong khai thác hải sản của ngư dân mang tính mùa vụ cao.
2.1.5. Nội dung nghiên cứu cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối
với ngư dân
Nội dung nghiên cứu cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với
ngư dân vùng ven biển gồm thực trạng sinh kế và các giải pháp cải thiện
sinh kế, trong đó tập trung vào các vấn đề: (i) Môi trường dễ bị tổn thương
đối với ngư dân; (ii) Nguồn lực sinh kế của ngư dân; (iii) Các tổ chức, định
chế, chính sách; (iv) Chiến lược sinh kế của ngư dân; (v) Kết quả sinh kế
của ngư dân.
2.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện sinh kế trong khai thác hải
sản đối với ngư dân
Gồm bốn nhóm nhân tố: (i) Nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện môi
trường dễ bị tổn thương; (ii) Nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện nguồn lực
sinh kế; (iii) Nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện tổ chức, định chế, chính sách
và (iv) Nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện các chiến lược sinh kế.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CẢI THIỆN SINH KẾ CHO NGƯ DÂN
Hầu hết các quốc gia đều đang đối mặt với việc suy giảm nguồn lợi,
đặc biệt là nguồn lợi ven bờ. Giải pháp cải thiện sinh kế trong khai hác hải
6
sản đối với ngư dân của các nước đều hướng đến phát triển khai thác xa bờ
và tìm các biện pháp để giảm thiểu khai thác gần bờ như phát triển nghề
nuôi biển, chuyển đổi nghề cho ngư dân Một số nước có chính sách hỗ trợ
đặc biệt cho ngư dân, gắn hoạt động khai thác của ngư dân với nhiệm vụ
bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo.
Từ thực tiễn của một số địa phương cho thấy, mặc dù nhiều chính
sách đã được triển khai nhằm cải thiện sinh kế cho ngư dân trong hoạt động
khai thác hải sản, khắc phục tình trạng mất cân đối giữa cường lực khai thác
với nguồn lợi hải sản, hỗ trợ ngư dân về tài chính, tín dụng, trang bị các cơ sở
vật chất như tàu thuyền, ngư lưới cụ, trang thiết bị hàng hải nhưng kết quả
đạt được còn khá khiêm tốn và còn nhiều bất cập trong quá trình thực hiện.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. CÁCH TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH CẢI THIỆN SINH KẾ
Một số cách tiếp cận được sử dụng như: tiếp cận sinh kế; tiếp cận có
sự tham gia; tiếp cận theo phạm vi khai thác hải sản trên các vùng biển.
Khung phân tích cải thiện sinh kế đối với ngư dân được sử dụng để tuần tự
giải quyết các nội dung nghiên cứu.
3.2. PHƯƠNG PHÁP CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Phương pháp này được sử dụng để lựa chọn ra các điểm nghiên cứu,
khảo sát, cụ thể là 4 xã, phường: Lập Lễ (Thủy Nguyên), Ngọc Hải (Đồ
Sơn), Đại Hợp (Kiến Thụy) và Phù Long (Cát Hải).
3.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU
Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu được sắp xếp theo các nhóm vấn
đề nghiên cứu bao gồm 6 nhóm chỉ tiêu: nguồn lực sinh kế; môi trường dễ
bị tổn thương; tổ chức, định chế, chính sách; chiến lược, kết quả sinh kế;
phát triển sinh kế và sinh kế bền vững.
3.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN
Tài liệu thứ cấp: Các thông tin, số liệu chung về tình hình sinh kế của
ngư dân được thu thập từ các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan;
niên giám thống kê; các văn bản của các ngành chức năng của Thành phố.
Tài liệu sơ cấp: Trên cơ sở các điểm nghiên cứu đã được lựa chọn;
căn cứ vào tình hình thực tế hoạt động sinh kế của ngư dân tại các điểm
nghiên cứu này, tổng số mẫu điều tra được xác định là 450 mẫu, trong đó
7
có 350 mẫu đối với ngư dân là chủ tàu và 100 mẫu đối với ngư dân là lao
động làm thuê. Các thông tin, số liệu về thực trạng sinh kế của ngư dân Tp.
Hải Phòng được thu thập trực tiếp (phỏng vấn) qua điều tra, khảo sát thực
tế tại các điểm nghiên cứu.
3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THÔNG TIN, SỐ LIỆU
(i) Mã hóa số liệu: các số liệu định tính thu thập được sẽ được
chuyển đổi, mã hóa thành các con số để tính toán; (ii) Nhập liệu và hiệu
chỉnh: các số liệu thu thập được, kể cả số liệu đã được mã hóa sẽ được
nhập và lưu lại phục vụ cho việc xử lý, tính toán tiếp theo. Với những số
liệu có sự sai sót trong quá trình thu thập sẽ được kiểm tra và hiệu chỉnh
lại; (iii) Công cụ xử lý: Các số liệu sơ cấp sẽ được xử lý chủ yếu bằng phần
mềm excel trên máy tính.
3.6. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
Phương pháp phân tổ thống kê, thống kê mô tả, phân tích định tính,
phân tích định lượng, so sánh được sử dụng để mô tả, phân tích hoạt động
sinh kế của ngư dân qua các năm.
PHẦN 4. THỰC TRẠNG SINH KẾ TRONG KHAI THÁC HẢI SẢN ĐỐI
VỚI NGƯ DÂN VÙNG VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
4.1. TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG ĐẾN
SINH KẾ NGƯ DÂN
4.1.1. Biến động giá đầu vào
Tiền dầu chạy máy thường chiếm 80% chi phí của chuyến khai thác.
Năm 2012 - 2013, giá xăng dầu liên tục biến động tăng làm cho chi phí
khai thác tăng theo, trong khi giá bán sản phẩm không ổn định, nhiều ngư
dân có tàu công suất lớn đã buộc phải hoặc là cho tàu nằm bờ, hoặc phải
quay về khai thác gần bờ, hoặc phải tận thu sản phẩm. Từ cuối năm 2014
đến tháng 3/2015 vừa qua, khi giá xăng dầu có xu hướng giảm làm cho chi
phí khai thác giảm, trung bình đối với tàu khai thác xa bờ, mỗi chuyến khai
thác ngư dân đã tiết kiệm được từ 20 - 50 triệu đồng phí nhiên liệu. Tuy
nhiên, gần đây giá xăng dầu lại có xu hướng tăng trở lại đã khiến cho ngư
dân lại phải tiếp tục lo lắng cho sinh kế của mình.
4.1.2. Cạnh tranh trong khai thác
Cường lực khai thác ở vùng biển này tiếp tục tăng bởi hàng nghìn
tàu khai thác của các tỉnh phía Nam Trung bộ như Bình Định, Quảng Ngãi
8
di chuyển ngư trường ra khai thác ở Vịnh Bắc bộ, sản lượng khai thác ước
tính của số tàu này khoảng 11.550 tấn/năm, chiếm 10%. Bên cạnh đó, việc
nhiều tàu cá xa bờ lại vào đánh bắt ven bờ đã tạo ra xu hướng cạnh tranh
không lành mạnh giữa các tàu thuyền trong cùng một ngư trường. Ngoài ra,
hàng năm có 3000 - 5.000 lượt tàu đánh cá nước ngoài hoạt động trái phép
ở vùng biển biển Vịnh Bắc bộ. Ước tính sản lượng hải sản do các tàu nước
ngoài đánh bắt ở vịnh Bắc bộ khoảng 100.000 tấn/năm.
4.1.3. Tranh chấp chủ quyền biển Đông
Tình hình Biển Đông trong những năm vừa qua có diễn biến phức
tạp, mức độ xung đột ngày một tăng. Số các vụ va chạm, bắt giữ, xử lý của
nước ngoài với tàu cá, ngư dân hoạt động khai thác tại vùng biển giáp với
vùng biển nước ngoài thường xuyên diễn ra, ngay kể cả vùng biển, ngư
trường truyền thống của ta.
4.1.4. Xu hướng biến đổi khí hậu, nước biển dâng
Qua quan trắc tại đảo Hòn Dấu, trong một thập kỷ qua mực nước
biển ở Hải Phòng đã tăng cao hơn 20 cm. Một số vùng cửa sông ven biển
bị nước biển xâm thực, đặc biệt tại khu vực Phù Long, đảo Cát Hải, Đình
Vũ, ven đê biển 1, đê biển 2. Một số vùng cửa sông nền địa chất yếu, xuất
hiện nhiều vùng xoáy nguy hiểm, tình trạng xói lở bờ sông có chiều hướng
gia tăng. Một số vùng bãi triều xuất hiện rất rõ tình trạng thủy triều lên
xuống bất thường. Nhiệt độ tăng, chế độ dòng chảy, độ mặn, lượng mưa
thay đổi đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của
nguồn, cơ cấu và chất lượng thức ăn của các loài thủy, hải sản.
4.2. CÁC NGUỒN LỰC SINH KẾ CỦA NGƯ DÂN
4.2.1. Nguồn lực con người
Ngư dân vùng ven biển Tp. Hải Phòng tham gia hoạt động khai thác
hải sản tập trung ở độ tuổi từ 31 - 50 tuổi, chiếm 66,4%; độ tuổi dưới 18
tuổi chiếm 1,3% và độ tuổi trên 60 chỉ chiếm 0,4%. Trong tổng số 13.098
ngư dân (năm 2013), tỷ lệ ngư dân không biết chữ chiếm 2,7%; ngư dân có
trình độ sơ cấp trở lên chiếm 5%. Ngư dân thuộc nhóm tàu có công suất
dưới 20CV có tỷ lệ không biết chữ cao nhất, ngư dân thuộc nhóm tàu có
công suất trên 90CV được đánh giá là tốt hơn. Hoạt động khai thác của ngư
dân chủ yếu theo kinh nghiệm “cha truyền, con nối”, hạn chế trong ứng
dụng công nghệ hiện đại; tỷ lệ ngư dân được qua đào tạo chuyên môn chỉ
chiếm khoảng 29,7%.
9
4.2.2. Nguồn lực vật chất
- Sở hữu của ngư dân: Chỉ có 26,6% ngư dân có điều kiện đầu tư
mua sắm, sở hữu tàu thuyền khai thác. Trong tổng số 3.830 tàu thuyền của
toàn Thành phố (năm 2013), số tàu có công suất từ 90CV trở lên chỉ chiếm
12,6%. Phần lớn tàu thuyền của ngư dân có chất lượng kém, chủ yếu sử
dụng máy cũ; các trang thiết bị phục vụ cho khai thác và an toàn hàng hải
còn rất thiếu, đặc biệt là với tàu khai thác gần bờ; khoảng 90% tàu thuyền
được đóng không có thiết kế; 61,1% tàu vỏ gỗ, còn lại là tàu vỏ nan, nhựa,
khả năng chịu sóng gió trên biển rất hạn chế.
- Từ đầu tư công và xã hội hóa: Với hệ thống 6 cảng cá, 8 bến cá, 12
khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền và các chợ cá, cơ sở đóng, sửa
chữa tàu thuyền, về cơ bản hệ thống hạ tầng nghề cá của Tp. Hải Phòng đã
đáp ứng được cho trên 4.000 tàu thuyền các loại hoạt động trên địa bàn.
Tuy nhiên, có một số cơ sở bị xuống cấp, một số công trình đầu tư dở dang
hoặc chậm triển khai, ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế của ngư dân.
4.2.3. Nguồn lực xã hội
Nguồn lực xã hội của ngư dân được hình thành, phát triển thông qua
các mạng lưới quan hệ, sự tin tưởng giữa ngư dân với cộng đồng cũng như
với các tổ chức chính quyền, ngành chức năng, các tổ chức kinh tế, doanh
nghiệp, các chủ nậu vựa, các tổ chức chính trị - xã hội, từ đó hỗ trợ, tạo
điều kiện thuận lợi giúp ngư dân tăng thêm sức mạnh, tăng cường các
nguồn lực sinh kế để thực hiện có hiệu quả các chiến lược sinh kế của
mình. Tp. Hải Phòng có nhiều lợi thế về phát triển nghề cá, có nhiều cơ
quan, đơn vị, ngành chức năng đóng trên địa bàn. Tuy nhiên, ngư dân Tp.
Hải Phòng vẫn rất hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn này, nhất là đối
với nhóm ngư dân làm thuê, ngư dân khai thác gần bờ, họ thường hạn chế
hơn trong các mối quan h