Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của tuyến trùng meloidogyne sp. hại cà tím và biện pháp phòng trừ theo hướng quản lý tổng hợp tại Lâm Đồng

Cà tím là cây rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, được phát triển, mở rộng diện tích gieo trồng ở Việt Nam cũng như địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Mặc dù, cà tím là cây trồng dễ trồng và chăm sóc nhưng nhược điểm lớn nhất trong việc sản xuất cà tím đó là chúng bị rất nhiều loại bệnh gây hại như bệnh héo xanh, đốm lá và tuyến trùng ký sinh thực vật gây hại. Tuyến trùng nốt sần rễ (Meloidogyne spp.) là nhóm tuyến trùng gây hại phổ biến trên hầu hết các loại cây trồng rộng khắp trên toàn thế giới. Trong số những nhóm tuyến trùng đã phát hiện ở Việt Nam thì tuyến trùng nốt sần rễ là đối tượng gây hại nghiêm trọng nhất, là đối tượng chủ yếu nhất và phát triển mạnh trong những năm gầy đây. Ở Lâm Đồng tuyến trùng nốt sần rễ là một trong những nhóm gây hại chủ yếu trên các loại cây rau họ cà nói chung và trên cà tím nói riêng, làm ảnh hưởng đến năng suất chất lượng và làm gia tăng các bệnh hại khác. Mặc dù, tuyến trùng nốt sần rễ đã và đang gây thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng lớn đến năng suất cũng như chất lượng quả cà tím và trở thành một trong những bệnh hại nguy hiểm nhất trên các loại cây trồng ở Việt Nam. Tuyến trùng nốt sần rễ gây hại trên cà tím đã được phát hiện, tuy nhiên, chưa có nghiên cứu sâu về sự phân bố, đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tuyến trùng nốt sần rễ gây hại trên cây họ cà nói chung và cây cà tím nói riêng tại khu vực Lâm Đồng để làm cơ sở cho việc phòng trừ hiệu quả. Với những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của tuyến trùng Meloidogyne sp. hại cà tím và biện pháp phòng trừ theo hướng quản lý tổng hợp tại Lâm Đồng” nhằm xác định thành phần loài tuyến trùng nốt sần rễ gây hại cây cà tím, nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và đưa ra giải pháp quản lý tổng hợp tuyến trùng nốt sần rễ phục vụ sản xuất cà tím an toàn, hiệu quả cho tỉnh Lâm Đồng và cả nước.

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của tuyến trùng meloidogyne sp. hại cà tím và biện pháp phòng trừ theo hướng quản lý tổng hợp tại Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM --------------------------------------------- TRẦN THỊ MINH LOAN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA TUYẾN TRÙNG Meloidogyne sp. HẠI CÀ TÍM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ THEO HƯỚNG QUẢN LÝ TỔNG HỢP TẠI LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật Mã số: 9620112 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Hà Nội, 2019 Công trình được hoàn thành tại:Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Thị Vượng 2. PGS.TS. Nguyễn Văn Kết Phản biện 1: ...................................................................... Phản biện 2: ...................................................................... Phản biện 3: ...................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại.....(ghi rõ nơi bảo vệ luận án cấp Viện) ngày .. tháng... năm... Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư Viện Quốc gia 2. Thư viện Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam Thư Viện.....(ghi tên các thư Viện nộp luận án) 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Cà tím là cây rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, được phát triển, mở rộng diện tích gieo trồng ở Việt Nam cũng như địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Mặc dù, cà tím là cây trồng dễ trồng và chăm sóc nhưng nhược điểm lớn nhất trong việc sản xuất cà tím đó là chúng bị rất nhiều loại bệnh gây hại như bệnh héo xanh, đốm lá và tuyến trùng ký sinh thực vật gây hại. Tuyến trùng nốt sần rễ (Meloidogyne spp.) là nhóm tuyến trùng gây hại phổ biến trên hầu hết các loại cây trồng rộng khắp trên toàn thế giới. Trong số những nhóm tuyến trùng đã phát hiện ở Việt Nam thì tuyến trùng nốt sần rễ là đối tượng gây hại nghiêm trọng nhất, là đối tượng chủ yếu nhất và phát triển mạnh trong những năm gầy đây. Ở Lâm Đồng tuyến trùng nốt sần rễ là một trong những nhóm gây hại chủ yếu trên các loại cây rau họ cà nói chung và trên cà tím nói riêng, làm ảnh hưởng đến năng suất chất lượng và làm gia tăng các bệnh hại khác. Mặc dù, tuyến trùng nốt sần rễ đã và đang gây thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng lớn đến năng suất cũng như chất lượng quả cà tím và trở thành một trong những bệnh hại nguy hiểm nhất trên các loại cây trồng ở Việt Nam. Tuyến trùng nốt sần rễ gây hại trên cà tím đã được phát hiện, tuy nhiên, chưa có nghiên cứu sâu về sự phân bố, đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tuyến trùng nốt sần rễ gây hại trên cây họ cà nói chung và cây cà tím nói riêng tại khu vực Lâm Đồng để làm cơ sở cho việc phòng trừ hiệu quả. Với những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của tuyến trùng Meloidogyne sp. hại cà tím và biện pháp phòng trừ theo hướng quản lý tổng hợp tại Lâm Đồng” nhằm xác định thành phần loài tuyến trùng nốt sần rễ gây hại cây cà tím, nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và đưa ra giải pháp quản lý tổng hợp tuyến trùng nốt sần rễ phục vụ sản xuất cà tím an toàn, hiệu quả cho tỉnh Lâm Đồng và cả nước. 2. Mục đích, đối tượng, phạm vi và yêu cầu của đề tài Mục đích: Xác định thành phần loài tuyến trùng nốt sần rễ hại cà tím, đặc điểm sinh học, sinh thái học loài tuyến trùng nốt sần rễ M. incognita, đề xuất biện pháp phòng chống chúng theo hướng quản lý tổng hợp, góp phần sản xuất cà tím nói riêng, nhóm cây họ cà nói chung an toàn, hiệu quả và bền vững. Yêu cầu: Thu thập, xác định được thành phần loài tuyến trùng nốt sần rễ hại cà tím một số vùng trồng rau họ cà chủ yếu của tỉnh Lâm Đồng; Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của tuyến trùng nốt sần rễ M. incognita; Nghiên cứu đề xuất biện pháp phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ hại cà tím theo hướng quản lý tổng hợp. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án Ý nghĩa khoa học: Đề tài đã bổ sung dẫn liệu khoa học mới về thành phần loài tuyến trùng nốt sần rễ, đặc điểm sinh học, sinh thái và qui luật phát sinh phát triển, gây hại của loài tuyến trùng M. incognita trên cà tím tại Lâm Đồng. Trên cơ sở đó đã đề xuất được các giải pháp phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ hiệu quả, bảo vệ môi trường và góp phần sản xuất cà tím an toàn, hiệu quả cao cho các vùng sản xuất rau tại Lâm Đồng. Luận án là tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng nông nghiệp, cho cán bộ nghiên cứu và giảng dạy có chuyên môn liên quan. Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất được các biện pháp phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ an toàn, hiệu quả, góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất cà tím theo hướng IPM, phục vụ sản xuất ổn định, hiệu quả và bền vững cho vùng trồng rau của tỉnh Lâm Đồng nói riêng, cả nước nói chung trong điều kiện đang lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học để phòng trừ tuyến trùng trong sản xuất như hiện nay, đồng thời là nguồn tài liệu giúp cán bộ quản lý, cán bộ chỉ đạo sản xuất và 2 người trồng cà tím xác định kịp thời nguyên nhân gây hại do M. incognita trên cà tím, các giải pháp quản lý hiệu quả tuyến trùng nốt sần rễ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tuyến trùng gây bệnh sưng rễ (Meloidogyne sp.) gây hại trên cây cà tím. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Xác định thành phần tuyến trùng gây nốt sần rễ hại cây cà tím; Đặc điểm sinh học của tuyến trùng nốt sần rễ M. incognita hại cà tím; Nghiên cứu một số điều kiện sinh thái (loại đất, các loại phân hữu cơ, lượng mưa, độ ẩm đất, nhiệt độ và các giống cà tím khác nhau) ảnh hưởng đến phát sinh và gây hại của loài M. incognita trên cà tím; Nghiên cứu các giải pháp phòng chống loài tuyến trùng nốt sần rễ M. incognita hại cà tím theo hướng quản lý tổng hợp (biện pháp canh tác, biện pháp sinh học, biện pháp vật lý, biện pháp hóa học). Địa điểm: Thí nghiệm thu thập thành phần loài, nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện sinh thái tới tuyến trùng và thí nghiệm ngoài đồng ruộng được thực hiện tại vùng trồng rau chủ yếu của tỉnh Lâm Đồng là Đơn Dương, Đức Trọng và Đà Lạt. Thí nghiệm trong chậu vại được thực hiện tại nhà che phủ, tại Khoa Nông Lâm, trường Đại học Đà Lạt. Các thí nghiệm in vitro, tách lọc, phân loại được thực hiện tại phòng thí nghiệm bảo vệ thực vật của Khoa Nông Lâm trường Đại học Đà Lạt và phòng thí nghiệm của bộ môn tuyến trùng tại Viện nghiên cứu Nông nghiệp và thủy sản, tỉnh đông Flander, vương quốc Bỉ. 5. Đóng góp mới của luận án Luận án đã cung cấp một số dẫn liệu mới về thành phần loài tuyến trùng nốt sần rễ (Meloidogyne spp.) hại cà tím tại khu vực Lâm Đồng, một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài tuyến trùng nốt sần rễ M. incognita hại cà tím. Đề xuất được biện pháp phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ hại cà tím tại Lâm Đồng theo hướng quản lý tổng hợp góp phần giảm thiệt hại do chúng gây ra, giảm sử dụng thuốc BVTV hóa học phòng trừ tuyến trùng và hoàn thiện quy trình sản xuất cà tím an toàn, hữu cơ cho Lâm Đồng nói riêng và cả nước nói chung. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài Cà tím là cây rau ăn quả, có tên khoa học là Solanum melongena thuộc họ cà (Solanaceae), có giá trị kinh tế cao. Trên thế giới có khoảng 1.600.000 ha trồng cà tím. Ở Việt Nam, cà tím chỉ mới được chú trọng phát triển trong những năm gần đây và được trồng khá phổ biến ở nhiều địa phương trong cả nước. Tại Lâm Đồng, trong năm 2017 diện tích trồng cà tím đạt khoảng 1.944 ha, với năng suất trung bình là 47,6 tấn/ha. Mặc dù cà tím cho thu nhập cao nhưng sản xuất rất không ổn định, do cà tím là cây trồng dễ bị nhiều loại sâu bệnh, côn trùng và tuyến trùng gây hại, trong đó giống Meloidogyne là đối tượng gây hại quan trọng ảnh hưởng đến năng suất cà tím. Tuyến trùng nốt sần rễ là nhóm tuyến trùng có vai trò gây hại quan trọng và phổ biến nhất trên thế giới và là nhóm gây thiệt hại kinh tế cho cây trồng nông nghiệp ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tuyến trùng nốt sần rễ có thể làm giảm năng suất của cà tím lên đến 95% (Di Vito, 1986). Thành phần loài tuyến trùng nốt sần rễ gây hại trên cây cà tím rất đa dạng. Ở khu vực Nam Á, Nepal và Ấn Độ có 2 loài tuyến trùng nốt sần rễ gây hại là M. incognita, M. javanica, ở Ai Cập có 3 loài là M. incognita, M. arenaria và M. javanica gây hại trên cà tím. 3 Cho đến hiện nay, việc điều tra thu thập và đánh giá vai trò gây hại của tuyến trùng nốt sần rễ gây ra trên các loại cây trồng ở Việt Nam chưa nhiều, các công bố chủ yếu tập trung trên một số cây công nghiệp dài ngày. Một số kết quả điều tra xác định thành phần loài tuyến trùng nốt sần rễ trên cây rau ở khu vực miền Nam và Lâm Đồng được thực hiện vào những năm 90 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu này không công bố về thành phần loài tuyến trùng nốt sần rễ hại cà tím. Trên thế giới, đã có một số công trình nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện sinh thái như nhiệt độ, độ ẩm, các yếu tố khí hậu đến vòng đời của tuyến trùng nốt sần rễ M. incognita trên cà tím cũng như các biện pháp phòng chống. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chưa có kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học hoặc sinh thái học cũng như biện pháp phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ trên cà tím. 1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 1.2.1.1 Lịch sử nghiên cứu, phân bố và mức độ gây hại của tuyến trùng nốt sần rễ trong nông nghiệp Tuyến trùng nốt sần rễ (root-knot nematodes) có nhiều cách gọi khác nhau như tuyến trùng nốt sần rễ, tuyến trùng u sưng, tuyến trùng sần rễ, ký sinh bắt buộc và nhóm có vai trò gây hại quan trọng, ký sinh trên hầu hết cây trồng bậc cao, gây thiệt hại rất lớn đối với nền kinh tế nông nghiệp. Những nghiên cứu đầu tiên liên quan đến tuyến trùng ký sinh thực vật được biết đến vào giữa thế kỷ 18 (1743) khi Needham quan sát loài gây hại trên lúa mì trên kính hiển vi có khả năng di chuyển. Tuy nhiên, mãi đến giữa thế kỷ 19, những báo cáo mô tả đặc trưng về tuyến trùng nốt sần rễ mới rõ ràng. Triệu chứng điển hình của tuyến trùng nốt sần rễ gây hại trên cây trồng là tạo ra những nốt sần rễ ở rễ. Tuyến trùng nốt sần rễ gây hại trên cà tím chủ yếu là M. incognita, M. javanica và M. arenaria, trong đó loài M. incognita là loài gây hại quan trọng. Cũng giống như các tác nhân gây hại khác trên cây trồng, tuyến trùng nốt sần rễ cũng là nguyên nhân chính làm giảm năng suất của cây trồng. Theo Taylor và Sasser (1978), đối với những khu vực bị tuyến trùng nốt sần rễ, nếu không sử dụng các biện pháp để phòng trừ kịp thời thì năng suất có thể giảm đến 24,5%, trong trường hợp bị nặng, thiệt hại năng suất có thể lên đến 85%. 1.2.1.2 Phân loại và định danh tuyến trùng nốt sần rễ Tuyến trùng nốt sần rễ Meloidogyne thuộc giới Animalia, ngành Nematoda Potts 1932, lớp Chromadorea Inglis, 1983, bộ Rhabditida Chitwood, 933, phân bộ Tylenchida Thorne, 1949, họ Meloidogynidae Skarbilovich, 1959, giống Meloidogyne Goldi, 1987. Ban đầu kỹ thuật định danh tuyến trùng nốt sần rễ thường chủ yếu dựa vào đặc điểm hình thái trên cơ sở mô tả đặc điểm vân mẫu vùng chậu (prenial pattern) của con cái và chiều dài của ấu trùng tuổi 2. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ XX, tuyến trùng nốt sần rễ đã được định danh bằng phương pháp isozyme và sinh học phân tử. 1.2.1.3 Đặc điểm sinh học, sinh thái học của tuyến trùng nốt sần rễ Tuyến trùng nốt sần rễ có nhiều giai đoạn sinh trưởng và phát triển, biến đổi qua nhiều hình dạng khác nhau, có thể gọi là lưỡng hình. Con cái hình quả lê, ít di chuyển nằm trong rễ. Ấu trùng tuổi 1 nằm trong trứng. Ấu trùng tuổi 2 hình giun di chuyển trong đất. Sau khi xâm nhiễm vào rễ, ấu trùng tuổi 2 phát triển thành ấu trùng tuổi 3 và tuổi 4, sau đó phình to ra thành con cái trưởng thành hoặc cũng có thể hình thành con đực hình giun di chuyển trong đất. Thông thường thời gian sinh trưởng và phát triển của tuyến trùng nốt sần rễ phụ thuộc vào loài, ký chủ và nhiệt độ, nhìn chung biến động từ 15 ngày đến 70 ngày và phụ thuộc vào nhiệt độ. Đặc điểm sinh thái học của tuyến trùng nốt sần rễ 4 Các loại cây trồng khác nhau thì mức độ gây hại của tuyến trùng nốt sần rễ sẽ khác nhau. Mật độ của tuyến trùng nốt sần rễ trong đất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện sinh thái đất và khí hậu. Sự thay đổi thành phần loài, mật độ tuyến trùng đất có liên quan đến 65% lượng mưa và 58% liên quan đến nhiệt độ đất. Đặc điểm kết cấu của đất cũng ảnh hưởng đến mật đố tuyến trùng. Tuyến trùng nốt sần rễ thường thích hợp với đất cát hơn là đất sét. Mật độ tuyến trùng trong đất liên quan đến vật liệu hữu cơ bổ sung vào đất. Nhìn chung, sự sinh trưởng, mật độ và khả năng sống sót của tuyến trùng nốt sần rễ phụ thuộc vào ký chủ, các điều kiện sinh thái như nhiệt độ, độ ẩm đất, hàm lượng hữu cơ và sa cấu đất. 1.2.1.4 Biện pháp phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ Sử dụng các biện pháp phòng chống tuyến nốt sần rễ nhằm hạn chế tác hại của tuyến trùng đến cây trồng, ổn định năng suất và chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Có 6 biện pháp tác động vào cây trồng nhằm hạn chế sự phát triển của tuyến trùng gây hại, bao gồm: luân canh cây trồng, nhổ bỏ gốc, sử dụng gen kháng, biện pháp sinh học, biện pháp vật lý và sử dụng thuốc trừ tuyến trùng. Để tăng hiệu quả và hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì biện pháp phòng chống tuyến trùng theo hướng quản lý dịch hại tổng hợp được nghiên cứu và triển khai. 1.2.2 Những nghiên cứu trong nước 1.2.2.1 Lịch sử nghiên cứu, phân loại, phân bố và đặc điểm sinh học, sinh thái tuyến trùng nốt sần rễ Ở Việt Nam, nghiên cứu về tuyến trùng đầu tiên do nhà khoa học Andrassy người Hungary công bố vào năm 1970 với hơn 30 loài tuyến trùng ký sinh thực vật và sống tự do. Theo Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ Thánh, tuyến trùng thực vật được chia thành 30 giống, 11 họ, 4 bộ khác nhau. Trong đó, tuyến trùng nốt sần rễ ký sinh thực vật ở Việt Nam gồm 10 loài là M. arenaria, M. cynariensis, M. graminicola, M. incognita, M. javanica, M. exigua, M. cofeicola, M. enterolobii, M. hapla và M. daklakensis thuộc giống Meloidgyne, họ Heteroderidae, thuộc phân bộ Tylenchina và bộ Tylenchida. Những nghiên cứu về điều tra phân loại tuyến trùng nốt sần rễ ở Việt Nam chủ yếu dựa vào phương pháp hình thái. Đến năm 2005, phương pháp định danh bằng phương pháp sinh học phân tử được ứng dụng để phân loại một số loài tuyến trùng ở Việt Nam nhưng không có kết quả định danh giống tuyến trùng Meloidogyne. Đến năm 2012, đã định danh được loài M. graminicola và M. incognita bằng phương pháp sinh học phân tử. Năm 2018, dựa trên đặc điểm hình thái, gen và gen ty thể Trinh et al. đã định danh được loài mới M. daklakensis. Nghiên cứu đầu tiên về đặc điểm sinh học của tuyến trùng nốt sần rễ đã được công bố trên đối tượng là loài M. arenaria hại lúa, M. incognita, nghiên cứu tác động của M. incognita, Rotylenchulus reniformis & Tylenchorhynchus brassicae và mức độ gây hại trên cà chua và thuốc lá. Chưa có công bố nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của tuyến trùng nốt sần rễ trên cà tím. 1.2.2.2 Biện pháp phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ Ở Việt Nam, công bố đầu tiên về biện pháp phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ vào năm 1981, sau đó là những công bố về đề xuất các biện pháp phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ trên cây hồ tiêu và biện pháp phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ tại một số vùng trồng rau ở Hà Nội. Các nghiên cứu về biện pháp phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ ở Việt Nam cũng được thực hiện dựa trên những phương pháp nghiên cứu phổ biến ở ngoài nước, trên một số cây trồng như lúa, thuốc lá, cà phê, hồ tiêu, cải thảo và xà lách. Các biện pháp phòng trừ chủ yếu là luân canh cây trồng, sử dụng giống kháng, biện pháp vật lý, biện pháp sinh học, biện pháp hóa học và biện pháp phòng trừ tổng hợp. Tuy nhiên, chưa có công trình nào công bố về biện pháp phòng trừ tuyến trùng nốt sần rễ trên cà tím ở Việt Nam cũng như Lâm Đồng. 5 CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu từ năm 2014 đến hết năm 2017 2.2 Vật liệu, thiết bị và dụng cụ nghiên cứu Giống cà tím TN525 Green King, đất sét pha cát (49% cát, 10% limon và 41% sét) và đất sét (32% cát, 1% limon, 67% sét) và đất cát sông (70% cát, 20% limon và 10% sét); túi và chậu trồng cây; Các loại vật liệu hữu cơ và phân bón NPK Yara 15-15-15; hóa chất để nhuộm tiêu bản tuyến trùng; dụng cụ lấy mẫu, rây lọc tuyến trùng và các thiết bị thí nghiệm. 2.3 Nội dung nghiên cứu - Điều tra thu thập, xác định thành phần, triệu chứng và mức độ gây hại của tuyến trùng nốt sần rễ (Meloidogyne spp.) hại cà tím tại Lâm Đồng và diễn biến của chúng ngoài sản xuất - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài tuyến trùng nốt sần rễ M. incognita gây hại quan trọng cây cà tím tại Lâm Đồng - Nghiên cứu biện pháp phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ (M. incognita) hại cây cà tím theo hướng quản lý tổng hợp - Xây dựng thử nghiệm áp dụng một số giải pháp quản lý tổng hợp trong phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ (M. incognita) hại cây cà tím tại Lâm Đồng 2.4 Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập, xác định thành phần tuyến trùng gây nốt sần rễ hại cà tím tại Lâm Đồng 4.4.1.1 Phương pháp điều tra phỏng vấn nông dân Điều tra nông dân bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi 4.1.1.2 Phương pháp điều tra sâu bệnh hại chính trên cà tím ngoài đồng ruộng Chọn thửa ruộng trồng cà tím của 85 hộ. Trên thửa ruộng chọn một ô ngẫu nhiên khoảng 100m2. Xác định điều tra 5 điểm theo qui tắc đường chéo để xác định một số nhóm đối tượng gây hại chính trên đồng ruộng dựa vào triệu chứng điển hình trên thân, lá, quả của cà tím theo mô tả về một số sâu bệnh hại chính của Daunay (2008) và Srinivasan (2009). 2.4.1.3 Phương pháp lấy mẫu đất và rễ cà tím ngoài đồng ruộng Mẫu đất và rễ được lấy theo qui tắc đánh dấu bản đồ theo hình zich zắc (W) trên 85 vườn trồng cà tím tại Lâm Đồng. Bảo quản ở tủ ổn nhiệt ở nhiệt độ 15oC. 2.4.1.4 Phương pháp tách lọc tuyến trùng nốt sần rễ trong đất và rễ Tách lọc ấu trùng tuổi 2 di động trong đất bằng phương pháp Baermann cải tiến sử dụng khay nông (Modified Baermann method). Tách lọc ấu trùng di động trong rễ cà tím bằng phương pháp Baermann cải tiến (Modification of the Baermann Funnel techniques). Ủ mẫu trong vòng 48 giờ.Tiến hành đếm ấu trùng tuổi 2 di chuyển trên kính lúp có độ phóng đại 40 lần. 2.4.1.5 Phương pháp xác định tỉ lệ rễ bị hại và mức độ gây hại do tuyến trùng nốt sần rễ gây ra trên rễ cà tím Mức độ gây hại của tuyến trùng nốt sần rễ được đánh giá bằng mức độ xâm nhiễm được xác định từ 0 -10 theo Zeck (1971), Bridge and Page (1980). Phương pháp xác định độ bắt gặp tuyến trùng nốt sần rễ Độ bắt gặp tuyến trùng nốt sần rễ (%) = 𝑠ố 𝑣ườ𝑛 đ𝑖ề𝑢 𝑡𝑟𝑎 𝑏ắ𝑡 𝑔ặ𝑝 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑣ườ𝑛 đ𝑖ề𝑢 𝑡𝑟𝑎 . 100 Tần suất xuất hiện loài (%) = 𝑆ố 𝑙ầ𝑛 đ𝑖ề𝑢 𝑡𝑟𝑎 𝑏ắ𝑡 𝑔ặ𝑝 𝑇ố𝑛𝑔 𝑠ố 𝑙ầ𝑛 đ𝑖ề𝑢 𝑡𝑟𝑎 . 100 6 Tỉ lệ nốt sần rễ (%) = 𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑟ễ 𝑏ị 𝑛ố𝑡 𝑠ầ𝑛 𝑇ố𝑛𝑔 𝑠ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑟ễ 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑑õ𝑖 . 100 2.4.1.6 Phương pháp tách lọc và làm tiêu bản với con cái Tách tuyến trùng Meloidogyne dưới kính lúp soi nổi bằng cách mổ dọc nốt sần rễ, dùng dao tách phần u lồi của rễ, tuyến trùng trong rễ sẽ bị bung ra. Dùng panh kẹp gắp ít nhất 20 con cái vào cốc nhỏ có chứa 0,9% NaCl, cố định con cái và giải phẫu vùng chậu con cái. 2.4.1.6 Phương pháp giải phẫu vùng chậu con cái Dùng panh để gắp tuyến trùng cái Meloidogyne sp. vào lam kính, cố định tuyến trùng, dùng dao cắt bỏ phần đầu, dùng que cấy bỏ phần ruột của tuyến trùng. Tiếp tục cắt và bỏ nửa phần đầu của con cái, cắt nhẹ nhàng và lấy lại phần vùng chậu có chứa hậu môn, lỗ sinh dục cái. Vùng chậu con cái được cố định lại trên tiêu bản. 2.4.1.7 Phương pháp làm tiêu bản tươi và tiêu bản cố định tuyến trùng Cách làm tiêu bản tươi, tiêu bản cố định theo Bezooijen (2006) và Ravichandra (2010). 2.4.1.8 Phư
Luận văn liên quan