Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm trầm tích đệ tứ và mối liên quan với hiện tượng lún mặt đất ở khu vực phía tây thành phố Hà Nội

Khu vực phía Tây thành phố Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa với tốc độ nhanh. Đặc điểm địa chất ở đây được đánh giá là phức tạp, trong đó có tầng đá vôi phân bố rộng rãi, bị nứt nẻ, dập vỡ mạnh, đôi nơi có hang karst ngầm. Trầm tích Đệ có nhiều nguồn gốc, thành phần, tính chất cơ lý khác nhau, đặc biệt là sự có mặt của tầng đất yếu. Từ năm 2007 đến nay, ở một số nơi như xã Ngọc Mỹ, xã Thạch Thán (huyện Quốc Oai) xuất hiện nhiều vết nứt mới trên các công trình cũ, tải trọng thấp, đã xây dựng từ lâu, các vết nứt này ngày càng mở rộng.

pdf27 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1701 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm trầm tích đệ tứ và mối liên quan với hiện tượng lún mặt đất ở khu vực phía tây thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGUYỄN VĂN BÌNH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI HIỆN TƯỢNG LÚN MẶT ĐẤT Ở KHU VỰC PHÍA TÂY THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Địa chất học Mã số : 62 44 02 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT Hà Nội, năm 2015 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Đỗ Minh Đức 2. PGS. TS. Doãn Đình Lâm Phản biện 1: TS. Đỗ Văn Nhuận Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Huy Phương Phản biện 3: PGS.TS. Phạm Quý Nhân Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại: ............................................................................................................ Vào lúc............ giờ......... ngày......... tháng .........năm 2015. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia, Hà Nội - Thư viện Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ 1 MỞ ĐẦU Khu vực phía Tây thành phố Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa với tốc độ nhanh. Đặc điểm địa chất ở đây được đánh giá là phức tạp, trong đó có tầng đá vôi phân bố rộng rãi, bị nứt nẻ, dập vỡ mạnh, đôi nơi có hang karst ngầm. Trầm tích Đệ có nhiều nguồn gốc, thành phần, tính chất cơ lý khác nhau, đặc biệt là sự có mặt của tầng đất yếu. Từ năm 2007 đến nay, ở một số nơi như xã Ngọc Mỹ, xã Thạch Thán (huyện Quốc Oai) xuất hiện nhiều vết nứt mới trên các công trình cũ, tải trọng thấp, đã xây dựng từ lâu, các vết nứt này ngày càng mở rộng. Kết quả nghiên cứu nhận định nền đất ở những khu vực này đang bị lún, biểu hiện của lún rất phức tạp và diễn biến khó lường. Ngoài ra, ở khu vực này đã xảy ra nhiều điểm lún - sụt mặt đất làm hư hỏng và phá hủy công trình xây dựng. Hiện tượng lún, lún-sụt mặt đất xảy ra do nhiều nguyên nhân và liên quan trực tiếp đến trầm tích Đệ tứ (thành phần thạch học, đặc điểm phân bố, chỉ tiêu cơ lý) và nước dưới đất. Tuy nhiên, các nghiên cứu chi tiết về chúng ở khu vực phía Tây Thành phố Hà Nội còn hạn chế. Đây là lý do để nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đặc điểm trầm tích Đệ tứ và mối liên quan với hiện tượng lún mặt đất ở khu vực phía Tây thành phố Hà Nội”. 1. Mục tiêu của luận án Làm sáng tỏ đặc điểm thành phần thạch học, tính chất cơ lý, sự phân bố của trầm tích Đệ tứ và mối liên quan giữa chúng với hiện tượng lún và lún - sụt mặt đất, đặc biệt là thành tạo đất yếu ở khu vực phía Tây thành phố Hà Nội, đề xuất các giải pháp phòng chống, phục vụ phát triển bền vững cơ sở hạ tầng. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các thành tạo trầm tích Đệ tứ ở khu vực phía Tây thành phố Hà Nội và mối liên quan của chúng với tai biến lún, lún-sụt 2 mặt đất. Trong luận án, lún mặt đất được xem là sự biến dạng của bề mặt địa hình thể hiện dưới hai hình thức: Thứ nhất: lún mặt đất là biến dạng của nền đất do sự thay đổi ứng suất hữu hiệu dẫn đến sự nén chặt của nền đất khi có sự hạ thấp mực nước ngầm. Luận án tập trung nghiên cứu lún mặt đất trên diện rộng (mang tính khu vực), không nghiên cứu lún mặt đất liên quan đến các công trình xây dựng cụ thể. Thứ hai: lún - sụt do hoạt động của con người tạo ra khoảng rỗng trong đất (hoạt động khai thác nước dưới đất) và những khoảng rỗng tự nhiên tương đối gần với bề mặt đất (karst) dẫn đến sự phá hủy của nền đất, tạo nên các hố sụt. Phạm vi nghiên cứu gồm các huyện Quốc Oai, Chương Mỹ và Mỹ Đức 3. Nội dung nghiên cứu: - Đặc điểm thành phần thạch học, tính chất cơ lý và đặc điểm phân bố các trầm tích Đệ tứ khu vực phía Tây thành phố Hà Nội. - Mối liên quan giữa các trầm tích Đệ tứ và tai biến lún, lún - sụt mặt đất ở khu vực phía Tây thành phố Hà Nội. - Đề xuất các giải pháp phòng chống lún và lún - sụt mặt đất phục vụ phát triển bền vững cơ sở hạ tầng. 4. Cơ sở tài liệu + Các báo cáo khảo sát Địa kỹ thuật gồm: 431 hố khoan, chiều sâu các hố khoan từ 7-50 mét; 1272 mẫu đất, 1778 lần thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) và 47 thí nghiệm cắt cánh. + Đề tài NCKH cấp cơ sở trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội “Nghiên cứu các tai biến địa chất tiềm ẩn liên quan đến quá trình đô thị hóa ở khu vực phía Tây thành phố Hà Nội”. NCS làm chủ nhiệm (2013). + Đề án “Nghiên cứu tai biến địa chất sụt lún mặt đất và đề xuất giải pháp xử lý tại Km16, TL 419 thuộc thị trấn Quốc Oai, Thành phố Hà Nội” (Viện KH Địa chất và Khoáng sản-Bộ Tài nguyên và MT thực hiện năm 2009). 3 + Dự án “Mitigation of Geohazards in Vietnam” do ĐH Quốc gia HN (VNU) và Viện Địa kỹ thuật Nauy (NGI) thực hiện (năm 2007). + Báo cáo kết quả điều tra khảo sát xác định nguyên nhân sụt đất và thi công trám lấp hố sụt tại Xóm 16, Thôn Áng Hạ, Lê Thanh, Mỹ Đức và tại Đội 6, thôn Thượng, xã Xuy Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội (2011). 5. Luận điểm bảo vệ Luận điểm 1: Trầm tích Đệ tứ ở khu vực phía Tây thành phố Hà Nội được chia thành 4 kiểu mặt cắt với 18 phụ kiểu dựa trên đặc điểm trầm tích, tuổi - nguồn gốc và đặc điểm phân bố. Luận điểm 2: Lún và lún - sụt mặt đất ở khu vực phía Tây thành phố Hà Nội diễn ra có tính chất cục bộ. Lún mặt đất xảy ra ở khu vực phân bố trầm tích thuộc mặt cắt kiểu 1 (phụ kiểu 1.2, 1.3 và 1.4) và kiểu 3 do mực nước ngầm bị hạ thấp. Lún-sụt xảy ra ở khu vực phân bố trầm tích thuộc các kiểu mặt cắt 1 và 3 do hoạt động khai thác nước dưới đất không hợp lý và kết hợp với sự có mặt của tầng đá vôi nứt nẻ, hang karst ngầm. 6. Những điểm mới của luận án - Trên cơ sở liên kết các đặc điểm trầm tích và tính chất cơ lý của đất, xác định phạm vi phân bố theo chiều sâu và trong không gian của các tập trầm tích Đệ tứ ở khu vực phía Tây thành phố Hà Nội. - Xây dựng chi tiết các kiểu (phụ kiểu) mặt cắt trầm tích Đệ tứ và phạm vi phân bố của chúng ở khu vực phía Tây thành phố Hà Nội. - Làm sáng tỏ nguyên nhân lún và lún-sụt cục bộ liên quan với trầm tích Đệ tứ, đặc biệt là các tập trầm tích đất yếu ở khu vực phía Tây TP Hà Nội. - Khoanh định chi tiết các khu vực phân bố lún và lún-sụt mặt đất trong mối liên quan với các kiểu mặt cắt trầm tích Đệ tứ và phân bố hang karst ngầm trong đá vôi ở khu vực phía Tây thành phố Hà Nội. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Ý nghĩa khoa học: Đặc điểm, sự phân bố của trầm tích Đệ tứ ở khu vực phía Tây thành phố Hà Nội và mối liên quan đến các tai biến lún, lún-sụt 4 mặt đất trong khu vực này được làm sáng tỏ. Xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng lún và lún-sụt cục bộ mặt đất. Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học giải thích nguyên nhân, cơ chế hình thành và phát triển của tai biến lún và lún-sụt mặt đất, khoanh định các khu vực có nguy cơ xảy ra tai biến và cảnh báo các hoạt động của con người có khả năng kích thích sự phát triển tai biến lún mặt đất phục vụ cho việc quy hoạch, sử dụng hợp lý lãnh thổ, phát triển bền vững cơ sở hạ tầng. 8. Bố cục của luận án Mở đầu - Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực phía Tây thành phố Hà Nội. - Chương 2. Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu. - Chương 3. Đặc điểm trầm tích Đệ tứ khu vực phía Tây thành phố Hà Nội. - Chương 4. Mối liên quan giữa trầm tích Đệ tứ và hiện tượng lún, lún - sụt mặt đất Kết luận và kiến nghị CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ Xà HỘI KHU VỰC PHÍA TÂY THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1. Lịch sử nghiên cứu trầm tích Đệ tứ 1.1.1. Giai đoạn trước năm 1975 Các công trình nghiên cứu địa chất chủ yếu phục vụ cho việc tìm kiếm và khai thác khoáng sản. Các nghiên cứu về trầm tích ít được quan tâm. Sau năm 1965 mới có một số công trình nghiên cứu được công bố. 1.1.2. Giai đoạn sau năm 1975 tới nay Từ năm 1975 đến nay, nhiều công trình nghiên cứu về trầm tích Đệ tứ khá toàn diện ở vùng đồng bằng Sông Hồng được công bố. Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc hoàn thành đo vẽ bản đồ địa chất nhóm tờ 5 Hà Đông-Hoà Bình (1988) và nhóm tờ thành phố Hà Nội (1994) tỷ lệ 1:50.000. Trầm tích Đệ tứ ở khu vực phía Tây thành phố Hà Nội gồm các hệ tầng: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Hưng và Thái Bình. Ngoài ra, trong vùng nghiên cứu có các Liên đoàn, Đoàn địa chất số thực hiện một số công tác thăm dò mỏ, các điểm khoáng sản, thăm dò, quan trắc và khai thác nước dưới đất. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về lún mặt đất và mối liên quan với trầm tích Đệ tứ 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Winslow và Wood[39] cho rằng đối với các vật liệu hạt mịn bão hòa nước thì lượng sụt lún tương đương với lượng không gian lỗ rỗng bị mất do nén chặt. Poland và Davis [72] xác định nguyên nhân gây lún mặt đất là: 1)tải trọng ở bề mặt đất; 2)chấn động gần bề mặt đất; 3) sự nén chặt do tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp; 4) mất nước và sự co ngót của trầm tích; 5)quá trình oxy hóa vật liệu hữu cơ; 6) sự hạ thấp mực nước dưới đất; 7) suy giảm áp lực. Theo Leake S.A, trong trường hợp các tầng chứa nước lỗ rỗng xen kẹp các tầng cách, khi áp lực trong tầng chứa nước bị hạ thấp đồng nghĩa với việc làm gia tăng ứng suất nén cho các lớp cách nước, các thấu kính sét-sét pha làm cho chúng bị nén chặt (trở nên mỏng hơn) và được coi như là lún của bề mặt đất, quá trình lún không thể hồi phục. Amin. A và Bankher.K đã đưa ra những nguyên nhân khác nhau gây ra sụt lún mặt đất ở Saudi Arabia. Ngoài các nguyên nhân tự nhiên,các tác giả cho rằng nguyên nhân lún mặt đất xảy ra do con người chính là việc khai thác nước dưới đất quá mức từ các tầng chứa nước dưới sâu. Ở thành phố Thượng Hải (Trung Quốc), trầm tích Đệ tứ có chiều dày khoảng 300m. Lún mặt đất ở Thượng Hải được báo cáo lần đầu vào năm 1921 với tốc độ lún trung bình khoảng 21cm/năm. Tính đến năm 1965, tổng độ lún ở thành phố Thượng Hải khoảng 2,63m. Chai J.C, Xiao-Qing Shi cùng nhiều tác giả khác đã phân tích lún mặt đất ở Thượng Hải (Trung 6 Quốc) và kết luận: Sự cố kết của lớp sét pha, lớp bùn sét đóng góp khoảng 80% tổng độ lún. Thủ đô Bangkok của Thái Lan thuộc đồng bằng Chao Phraya. Mặt cắt địa chất ở đây gồm 8 tầng chứa nước có thành phần là cát lẫn cuội sỏi xen kẹp với các tầng sét cách nước, tầng đất yếu nằm gần bề mặt đất có chiều dày trung bình khoảng 14m. Từ năm 1969, hiện tượng lún mặt được chú ý nhiều hơn khi có nhiều chỉ số được quan trắc ở Bangkok và nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Theo Nutalaya (1989) lún mặt đất mạnh nhất diễn ra ở Bangkok trong giai đoạn 1933-1987, biên độ lún khoảng 1,60 m và đến năm 2002 độ lún là 2,05 m. Tại Ấn Độ, các tác giả Sahu và Sikdar đã nghiên cứu đặc điểm địa chất ở khu vực thành phố Kolkata và phía Đông vùng đầm lầy Kolkata, phía Tây Bengal. Đặc điểm địa chất Đệ tứ ở khu vực này bao gồm các lớp đất sét, bùn sét và cát. Kết quả tính toán cho thấy lún mặt đất thay đổi từ 1,12mm đến 43,8mm/năm, trung bình khoảng 13,53 mm/năm. Ước tính lún mặt đất tương ứng với 1m suy giảm mức thủy áp thay đổi từ 1,79cm đến 10cm, trung bình khoảng 3,28 cm. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, hiện tượng lún mặt đất xảy ra khá nhiều ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Cà Mau và một số tỉnh, thành phố khác thuộc đồng bằng sông Cửu Long Ở thành phố Hà Nội, lún mặt đất đã được các nhà khoa học cảnh báo từ những năm 80 của thế kỷ 20. Nhiều tác giả đã công bố kết quả nghiên cứu về lún mặt đất ở Hà Nội (cũ) như: Nguyễn Kim Cương (1995); Trần Trọng Huệ và nnk (1995,1996); ĐoànThế Tường (1999); Trần Văn Hoàng và Bùi Thị Bảo Anh (2000); Phạm Quý Nhân (2004); Trần Mạnh Liểu (2005); Trần Văn Tư và nnk (2009); Đặng Vũ Khắc và nnk và nhiều tác giả khác. 7 Ở Thành phố Hồ Chí Minh, nền địa chất tồn tại tầng đất yếu có chiều dày từ 4m đến 24m. Từ năm 1992 (năm đầu tiên theo dõi lún mặt đất qua ảnh vệ tinh) đến 2011, đã ghi nhận được 17/24 quận, huyện bị lún từ 20cm đến 50cm. Tốc độ lún ngày càng tăng và tỉ lệ thuận với tốc độ đô thị hóa. 1.2.3. Tình hình nghiên cứu ở khu vực phía Tây thành phố Hà Nội 1.2.3.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU) và Viện Địa kỹ thuật Nauy (Norwegian Geotechnical Institute-NGI) đã hợp tác thực hiện dự án “Mitigation of Geohazards in Vietnam”. Một trong những nhiệm vụ của dự án là nghiên cứu lún mặt đất ở thành phố Hà Nội. Công ty CP Công nghệ Địa vật lý; Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản-Bộ Tài nguyên và Môi trường; Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Miền Bắc đã thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu hiện tượng lún - sụt mặt đất ở các huyện Quốc Oai và Mỹ Đức. Kết quả cho thấy những vị trí bị lún-sụt đều có mặt tầng cát mịn, tầng đất yếu (bmQ2 1-2hh). Nguyễn Văn Bình và nnk nghiên cứu đặc điểm địa chất, địa chất công trình - địa chất thủy văn và các tai biến địa chất tiềm ẩn liên quan trong quá trình đô thị hóa ở khu vực phía Tây TP Hà Nội (huyện Quốc Oai và phụ cận), phân tích ảnh hưởng của tầng đất yếu và mức độ khai thác nước dưới đất trong khu vực, mối liên quan của chúng với hiện tượng lún mặt đất. Các nghiên cứu ở trên thế giới và Việt Nam đều đưa ra điểm chung rằng nguy cơ lún mặt đất chỉ xảy ra ở những nơi có phân bố các tầng đất yếu, đặc biệt khi chúng phân bố phía trên tầng chứa nước đang khai thác nhiều và trong phạm vi có ảnh hưởng của mực nước dưới đất bị hạ thấp. 1.2.3.2. Nhận xét chung a. Về vấn đề nghiên cứu trầm tích Đệ tứ - Độ sâu nghiên cứu trầm tích mới chỉ đến chiều sâu khoảng 20m - Sự phân chia chi tiết phạm vi và chiều sâu phân bố của các tập trầm tích có thành phần thạch học khác nhau còn hạn chế. 8 - Mối quan hệ của các tập trầm tích với các thành tạo đá gốc, đặc biệt là tầng đá vôi nứt nẻ mạnh, có hang karst ngầm chưa được làm sáng tỏ; b. Về vấn đề nghiên cứu tai biến địa chất liên quan đến trầm tích Đệ tứ trong bối cảnh đô thị hóa. Một số đề tài, dự án nghiên cứu tai biến địa chất trong khu vực chủ yếu đánh giá hiện trạng các tai biến như trượt đất, xói lở bờ sông. Các đề án, dự án nghiên cứu hiện tượng lún - sụt mặt đất xảy ra ở huyện Quốc Oai và Mỹ Đức chủ yếu tập trung đánh giá hiện trạng và xử lý các tai biến, nguyên nhân gây tai biến chưa được làm sáng tỏ. 1.3. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực phía Tây TP Hà Nội 1.3.1. Đặc điểm địa hình - địa mạo: 1.3.1.1. Đặc điểm địa hình: gồm địa hình núi thấp, đồi và đồng bằng. 1.3.1.2. Đặc điểm địa mạo: gồm hai kiểu là địa hình bóc mòn và tích tụ. 1.3.2. Đặc điểm cấu trúc địa chất 1.3.2.1. Các thành tạo địa chất trước Đệ tứ. Các thành tạo trước Đệ tứ gồm các hệ tầng theo thứ tự từ cổ đến trẻ như sau: Na Vang (P2nv); Yên Duyệt (P2 yd); Viên Nam; Tân Lạc (T1o tl); Đồng Giao (T2a dg); Nậm Thẳm (T2 nt) và hệ tầng Sông Bôi (T2 3sb). 1.3.2.2. Các thành tạo Đệ tứ Trầm tích Đệ tứ ở phía Tây thành phố Hà Nội gồm các hệ tầng Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Hưng, Thái Bình. 1.3.3. Đặc điểm địa chất thủy văn khu vực phía Tây thành phố Hà Nội Nước dưới đất ở khu vực phía Tây thành phố Hà Nội tồn tại dưới 2 dạng là nước lỗ hổng trong trầm tích Đệ tứ bở rời và nước khe nứt, karst trong tầng đá gốc, chủ yếu là đá vôi các hệ tầng Đồng Giao và NaVang. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận Dao động mực nước biển đối với sự hình thành và phân bố trầm tích: Mối tương quan giữa giữa tốc độ lắng đọng trầm tích, hoạt động 9 kiến tạo và dao động mực nước biển giữ vai trò chủ đạo trong suốt quá trình hình thành và phát triển châu thổ. Hình 2.2. Sơ đồ chuyển tướng trầm tích từ miền núi đến đồng bằng châu thổ[22] Sự chuyển tướng trầm tích được khái quát theo sơ đồ: lũ tích→sông miền núi, trung du→sông đồng bằng→ đồng bằng châu thổ Hình 2.3. Sự phân bố môi trường trầm tích trong không gian [22] Trầm tích Đệ tứ ở khu vực phía Tây TP Hà Nội nói riêng và ở đồng bằng Bắc bộ nói chung hình thành trong bối cảnh liên quan chặt chẽ với sự dao động của mực nước biển, hoạt động của sông và sự tương tác-giao thoa giữa sông và biển. Sườn tích Lũ tích Sông Châu thổ Sông miền núi Sông trung du Sông đồng bằng Đồng bằng châu thổ Tiền châu thổ Sườnchâu thổ Mực nước biển khi triều cường Mực nước biển khi triều kiệt Lòng sông Bãi triều Cồn cát cửa sông vỏ phong hóa Đá gốc Lu tích (Proluvi) (P) TiÒn ch©u thæ (delta front) ĐBCT (delta plain) al (hå mãng ngùa) ac A + + + + + + + + + + + + am 3 am 3 am2 am1 am1 ac am 2 am 2 Àaf (b· i båi )a c (lßn g s«n g) afaf (Prodelta) §ång b»ng (a )3 S«ng miÒn Trung du S«ng miÒn nói Lũ tích 10 Nghiên cứu đặc điểm trầm tích Đệ tứ liên quan với hiện tượng lún mặt đất cần thiết phải tích hợp các đặc điểm trầm tích và tính chất cơ lý của chúng, cũng như đánh giá thực trạng các hoạt động nhân sinh đến điều kiện tự nhiên và cần có hệ phương pháp phù hợp gồm: các phương pháp nghiên cứu đặc điểm trầm tích Đệ tứ (thành phần thạch học, sự phân bố và quan hệ trong không gian), các phương pháp nghiên cứu tính chất cơ lý của các tập trầm tích, các phương pháp tính toán, dự báo. 2.2. Các phương pháp nghiên cứu Hệ phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: Phương pháp khảo sát hiện trường; Phương pháp địa vật lý; Phương pháp khoan lấy mẫu và thí nghiệm hiện trường; Phương pháp phân tích độ hạt; Phương pháp phân tích thạch học- khoáng vật; Phương pháp thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý mẫu đất; Phương pháp phân tích các chỉ tiêu hoá - lí môi trường; Phương pháp công nghệ giao thoa InSAR; Phương pháp xử lý số liệu; Phương pháp nội suy Kriging; Phương pháp tính toán dự báo lún mặt đất. CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ KHU VỰC PHÍA TÂY THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Trầm tích hệ tầng Hà Nội (Q1 2-3 hn) 3.1.1. Trầm tích sông - lũ (apQ1 2-3 hn). Trầm tích sông-lũ hệ tầng Hà Nội gồm 3 phần: Phần 1. Cuội, cuội tảng đa khoáng nhiều màu sắc lẫn sạn sỏi, cát và bột, sét màu vàng, nâu vàng. Thành phần cuội chủ yếu là thạch anh (50%), đá phun trào mafic (30%), ngoài ra còn có cát bột kết, tuf kích thước từ 5 - 15cm. Hàm lượng cuội sạn sỏi có nơi chiếm tới 70%; cát 20-25% và bột sét khoảng 5-10%. Phần 2. Cát, lẫn bột, sét màu vàng, nâu đỏ chứa sạn thạch anh, được phát hiện trong các hố khoan. Thành phần cát chủ yếu là thạch anh, silic, sắc cạnh, không đều có chứa sạn nhỏ. Chiều dày trầm tích từ 7,5m đến >20m. Thành phần độ hạt gồm: cát chiếm khoảng 50-75%; sạn sỏi chiếm 5- 11 20%; bột sét chiếm 5-10%. Thông số độ hạt gồm: Md=0,33-0,4mm; Ro= 0,12-0,2; So=3,3-4,5. Thí nghiệm SPT: N=20-25. Phần 3. Sét, bột màu nâu vàng, nâu đỏ, trên mặt có nhiều sạn laterit. Thành phần độ hạt gồm sét chiếm 45-53,4%, bột chiếm 19% đến 22,8%, cát chiếm 15% đến 21% và sạn chiếm từ 3,1% đến 5,5%. Các thông số độ hạt gồm: Md=0,0055mm; So=3,02-4,15; Sk=0,21-0,3. Chỉ số môi trường gồm độ pH=6,6, Kt=0,24. Thí nghiệm SPT: N30=17- 42, ở gần bề mặt đá gốc N30=30-50. 3.1.2. Trầm tích lòng sông (aQ1 2-3 hn) Thành phần là cuội, sỏi, cát đa khoáng màu xám vàng, xám trắng, kích thước cuội từ 2cm đến 10cm. Thành phần độ hạt gồm: cuội khoảng 51,4% đến 60%, sạn sỏi từ 15,5% đến 20,4% cát từ 18 - 27%. Thí nghiệm SPT: N30=50/7-10cm. 3.2. Trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc (Q1 3 vp). 3.2.1. Trầm tích lòng sông (a(c) Q1 3vp) Thành phần là cát, cát bột lẫn sạn nhỏ màu xám vàng, xám xanh, xám tro, đôi nơi có xen kẹp thấu kính sỏi nhỏ. Thành phần KV của cát chủ yếu là thạch anh chiếm 70 - 80%, còn lại là mảnh đá, ít mica. Thành phần độ hạt gồm: cát chiếm từ 65,9% đến 71,7%, bột chiếm 25,1%-27,1% và sạn sỏi chiếm 1,3-7,5%. Thông số độ hạt gồm: Md=0,28-0,42mm; So=2,5-3,2; Sk =1,2-1,45. Kết quả thí nghiệm SPT: N30=16-34, khối lượng riêng của cát γs=2,66g/cm 3; 3.2.2. Trầm tích bãi bồi (a(f) Q1 3vp) Thành phần là sét, sét bột màu sắc loa
Luận văn liên quan