Tóm tắt Luận án Nghiên cứu, đánh giá nguồn tài nguyên thực vật có tinh dầu ở vườn quốc gia Bến en, tỉnh Thanh hóa, đề xuất các biện pháp bảo tồn và khai thác hợp lý

Nằm ở Khu vực nhiệt đới gió mùa, lại rất đa dạng về địa hình, kiểu đất, cảnh quan, có đặc trưng khí hậu khác nhau giữa các miền, đặc điểm đó là cơ sở rất thuận lợi để giới sinh vật phát triển đa dạng về thành phần loài, phong phú về số lượng, Việt Nam được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về sự đa dạng tài nguyên sinh vật. Trong “Thực vật chí đại cương Đông Dương” và các tập bổ sung tiếp theo đã mô tả và ghi nhận có khoảng trên 240 họ với khoảng trên 7.000 loài thực vật bậc cao có mạch. Những năm gần đây, nhiều nhà thực vật đã dự đoán con số đó có thể lên tới 15.000 loài. Hiện nay đã thống kê được khoảng 13.000 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có khoảng 660 loài thực vật có tinh dầu (chiếm khoảng 6,3% tổng số loài đã biết) là những cây cho tinh dầu. Các loài thực vật chứa tinh dầu đã biết thuộc về 357 chi (chiếm khoảng 15,8% tổng số chi) và 114 họ thực vật có mạch (chiếm khoảng 37,8% số họ) trong Hệ thực vật Việt Nam. Các họ giàu chi và loài chứa tinh dầu là: Cúc (Asteraceae), Gừng (Zingiberaceae), Cam (Rutaceae), Bạc hà (Lamiaceae), Long não (Lauraceae), Hoa tán (Apiaceae), Sim (Myrtaceae) . Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu tìm hiểu và sử dụng các hợp chất có nguồn gốc thiên nhiên càng lớn. Trong số các nhóm thực vật thì nhóm cây chứa tinh dầu chiếm vị trí quan trọng. Đây là nguồn nguyên liệu thiết yếu của nhiều ngành công nghiệp như mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm. Vườn Quốc gia (VQG) Bến En nằm ở phía Tây Bắc huyện Như Thanh, cách thành phố Thanh Hoá khoảng 46 km về phía Tây nam có toạ độ địa lý từ 19028’ đến 19039’ độ vĩ Bắc; 105020’ đến 105035’ kinh độ Đông. Tổng diện tích tự nhiên của Vườn là 16.634 ha, gồm 16 tiểu khu, hồ sông Mực và khu núi Đá Hải Vân, Sông Chàng.

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 906 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu, đánh giá nguồn tài nguyên thực vật có tinh dầu ở vườn quốc gia Bến en, tỉnh Thanh hóa, đề xuất các biện pháp bảo tồn và khai thác hợp lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HOÀNG VĂN CHÍNH NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ NGUỒN TÀI NGUYÊN THỰC VẬT CÓ TINH DẦU Ở VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN, TỈNH THANH HÓA, ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ KHAI THÁC HỢP LÝ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 9.42.01.11 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Minh Hợi 2. TS. Đỗ Ngọc Đài HÀ NỘI – 2019 Luận án được hoàn thành tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Người hướng dẫn khoa học 1: PGS. TS. Trần Minh Hợi Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Đỗ Ngọc Đài Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi . giờ ....’, ngày . tháng năm 2019. Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Nằm ở Khu vực nhiệt đới gió mùa, lại rất đa dạng về địa hình, kiểu đất, cảnh quan, có đặc trưng khí hậu khác nhau giữa các miền, đặc điểm đó là cơ sở rất thuận lợi để giới sinh vật phát triển đa dạng về thành phần loài, phong phú về số lượng, Việt Nam được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về sự đa dạng tài nguyên sinh vật. Trong “Thực vật chí đại cương Đông Dương” và các tập bổ sung tiếp theo đã mô tả và ghi nhận có khoảng trên 240 họ với khoảng trên 7.000 loài thực vật bậc cao có mạch. Những năm gần đây, nhiều nhà thực vật đã dự đoán con số đó có thể lên tới 15.000 loài. Hiện nay đã thống kê được khoảng 13.000 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có khoảng 660 loài thực vật có tinh dầu (chiếm khoảng 6,3% tổng số loài đã biết) là những cây cho tinh dầu. Các loài thực vật chứa tinh dầu đã biết thuộc về 357 chi (chiếm khoảng 15,8% tổng số chi) và 114 họ thực vật có mạch (chiếm khoảng 37,8% số họ) trong Hệ thực vật Việt Nam. Các họ giàu chi và loài chứa tinh dầu là: Cúc (Asteraceae), Gừng (Zingiberaceae), Cam (Rutaceae), Bạc hà (Lamiaceae), Long não (Lauraceae), Hoa tán (Apiaceae), Sim (Myrtaceae). Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu tìm hiểu và sử dụng các hợp chất có nguồn gốc thiên nhiên càng lớn. Trong số các nhóm thực vật thì nhóm cây chứa tinh dầu chiếm vị trí quan trọng. Đây là nguồn nguyên liệu thiết yếu của nhiều ngành công nghiệp như mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm... Vườn Quốc gia (VQG) Bến En nằm ở phía Tây Bắc huyện Như Thanh, cách thành phố Thanh Hoá khoảng 46 km về phía Tây nam có toạ độ địa lý từ 19028’ đến 19039’ độ vĩ Bắc; 105020’ đến 105035’ kinh độ Đông. Tổng diện tích tự nhiên của Vườn là 16.634 ha, gồm 16 tiểu khu, hồ sông Mực và khu núi Đá Hải Vân, Sông Chàng. VQG Bến En bao gồm các kiểu địa hình đồi, núi, sông, hồ xen kẽ nhau. Trung tâm là hồ sông Mực với hệ thống các đảo nổi còn rừng bao phủ và nhiều chi nhánh lan toả được bao bọc bởi các kiểu địa hình núi đá xen kẽ núi đất. Đỉnh núi cao nhất là Núi Đàm cao 497m. Các đỉnh núi khác còn lại cao từ 300-350m, độ dốc trung bình từ 250-300 có nơi dốc trên 350. Kiểu địa hình này khá hiểm trở, độ dốc lớn, bên trong là các dãy núi đá vôi có nhiều hang động và rừng bao phủ. Tại Vườn Quốc gia Bến En có nhiều loài cây cho tinh dầu quý như Re hương (Cinnamomum parthenoxylon Meisn.), Vù hương (C. balansae H. Lecomte), Quế thanh (C. loureiroi (L.) Presl), Sả (Citronella spp.), Lá khôi (Ardisia silvestris Pitard), Thanh hao hoa vàng (Artemisia annua L.), Húng chanh (Plectranthus aromaticum Benth.)... 2 Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu về hệ thực vật ở đây của Đỗ Ngọc Đài và cs (2007), Hoàng Văn Sâm và cs (2008), VQG Bến En (2013). Về cây tinh dầu, chỉ có môṭ số nghiên cứu đơn lẻ về thành phần hóa hoc̣ và khả năng kháng khuẩn ở môṭ số loài của các tác giả như Đỗ Ngọc Đài, Nguyễn Anh Dũng, Ngô Xuân Lương... Như vậy, các tác giả chỉ công bố ở những khía cạnh khác nhau còn nghiên cứu chuyên sâu thì chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về nguồn tài nguyên thực vật có tinh dầu ở đây. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Nghiên cứu, đánh giá nguồn tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa, đề xuất các biện pháp bảo tồn và khai thác hợp lý” vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn. 2. Mục tiêu của đề tài - Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá về tính đa dạng và giá trị sử dụng của các loài thực vật chứa tinh dầu tại Vườn Quốc gia (VQG) Bến En, tỉnh Thanh Hóa. - Xác định được hàm lượng và thành phần tinh dầu của một số loài thực vật. - Xác định được hoạt tính kháng muỗi và kháng vi sinh vật kiểm định của tinh dầu loài Gừng gió (Zingiber zerumbet (L.) Smith). - Đề xuất được các biện pháp bảo tồn và khai thác hợp lý các loài cây có tinh dầu ở VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học + Bổ sung dẫn liệu mới, tương đối đầy đủ về đa dạng thực vật có tinh dầu ở VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa. + Cung cấp dẫn liệu mới về hàm lượng, thành phần hóa học tinh dầu ở các bộ phận lá, thân, rễ, vỏ, quả của 33 mẫu thuộc 19 loài. Trong đó lần đầu tiên cung cấp những dẫn liệu về tinh dầu của 6 loài. - Cung cấp dẫn liệu mới về hoaṭ tính kháng muỗi và kháng vi sinh vật kiểm định của tinh dầu ở thân rễ Gừng gió (Zingiber zerumbet (L.) Smith). - Ý nghĩa về thực tiễn + Trên cơ sở luận cứ khoa học thu được, cũng như kết quả đề xuất các giải pháp bảo tồn và khai thác hợp lí của luâṇ án se ̃giúp các nhà quản lý xây dựng chiến lược bảo tồn các loài thực vật có tinh dầu tại VQG Bến En. + Danh luc̣ các loài cây tinh dầu có giá trị sử dụng se ̃hỗ trơ ̣cho viêc̣ điṇh hướng quản lý, khai thác hợp lý và phát triển bền vững trong tương lai. 3 4. Bố cục của luận án Luận án gồm 168 trang; ngoài phần Mở đầu; Kết luận và kiến nghị; Tài liệu tham khảo; Phụ lục; Luận án gồm các chương sau: Chương 1. Tổng quan tài liệu: 30 trang Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu: 7 trang Chương 3. Kết quả nghiên cứu và Thảo luận: 102 trang CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Vài nét chung về tinh dầu 1.1.1. Khái niệm cây tinh dầu Cây tinh dầu là những cây có chứa cấu trúc chuyên biệt làm nhiệm vụ tiết và tích lũy tinh dầu. 1.1.2. Tính chất và thành phần hóa học của tinh dầu Tinh dầu là những hỗn hợp của các hợp chất hữu cơ, có cấu tạo phân tử phức tạp, không tan trong nước, dễ bay hơi và có mùi thơm đặc trưng. 1.1.3. Trạng thái tự nhiên và phân bố - Trong cây tinh dầu ở trạng thái tiềm tàng hay tự do, có thể có mặt ở tất cả các bộ phận hoặc chỉ tập trung ở một hay một vài bộ phận. - Về phân bố, tinh dầu có trong toàn bộ giới thực vật nhưng đặc biệt có mặt nhiều trong một số họ. 1.1.4. Giá trị sử dụng, tầm quan trọng của tinh dầu và nguyên liệu chứa tinh dầu Từ lâu đời, con người đã sử dụng tinh dầu trong đời sống hằng ngày cũng như các ngành công nghiệp dược phẩm, chế biến thực phẩm, hoá mỹ phẩm Nhiều loài thưc̣ vâṭ chứa tinh dầu đa ̃trở thành cây trồng phổ biến. 1.2. Nghiên cứu về thực vật chứa tinh dầu trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Nghiên cứu về các loài thực vật chứa tinh dầu trên thế giới Cho tới nay chưa có đủ tài liệu để hình dung ra lịch sử của lĩnh vực nghiên cứu cây tinh dầu thế giới. Tài liệu về cây tinh dầu sớm nhất hiện có được là cuốn “Những cây làm thuốc” được tìm thấy ở Nhật Bản, viết năm 890. Trong tài liệu này đã thống kê gần 100 loài cây tinh dầu, đồng thời mô tả phương thức chế biến và sử dụng chúng. Nghiên cứu cây tinh dầu và tinh dầu đặc biệt thu hút các nhà khoa học từ đầu thế kỷ XX; những công trình đáng lưu ý là tài liệu do Charabot và các học trò của ông công bố vào năm 1903, 1904, 1907. Vào thời gian sau này các công trình nghiên cứu tăng lên rất nhanh và thuộc nhiều lĩnh vực. 4 Theo Brian M. Lawrence trong công trình “Progress in essential oils” (1992-1994) và “Essential oils” (1995-2005) tác giả đã thống kê khoảng 1.000 loài thực vật chứa tinh dầu đã được phân tích thành phần hoá học trên thế giới. Theo L.P.A. Oyen và Nguyễn Xuân Dũng (1999) trong công trình “Essential oil plants in South-East Asia” thì ở các nước Đông Nam Á với trên 70 loài thực vật có tinh dầu đã được phân tích về thành phần hoá học, trong đó khoảng 30 loài được nghiên cứu khá toàn diện từ đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố, khả năng gây trồng, phát triển, sử dụng, sâu bệnh, sản lượng và buôn bán đến thành phần hoá học. 1.2.2. Nghiên cứu về các loài thực vật chứa tinh dầu ở Việt Nam Các công trình nghiên cứu về cây tinh dầu ở Việt Nam thực sự bắt đầu từ sau năm 1956. Trong thời gian này hàng loạt các công trình nghiên cứu về tinh dầu Bạc hà, Sả, Màng tang, được công bố. Theo Lã Đình Mỡi và Lưu Đàm Cư (2001) thì đến nay chúng ta mới khai thác tự nhiên và đưa vào trồng được khoảng hơn 20 loài cây có tinh dầu trong khoảng hơn 600 loài đã biết (chỉ chiếm 3% số loài cây có tinh dầu đã biết). Những loài nói trên thường là những loài được trồng khá phổ biến như Sả, Bạc hà, Hương nhu, Long não, Tràm, Quế, Húng Quế, Hồi, Hoắc hương... 1.2.3. Nghiên cứu cây tinh dầu ở Thanh Hóa và Vườn Quốc gia Bến En Nghiên cứu về cây tinh dầu ở khu vực này chỉ rải rác ở một số loài, mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống. 1.3. Nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu và hoạt tính sinh học của một số họ thực vật trên thế giới và ở Việt Nam 1.3.1. Nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu và hoạt tính sinh học của một số họ thực vật trên thế giới 1.3.1.1. Họ Long não (Lauraceae) Trên thế giới, nghiên cứu tinh dầu Họ Long não (Lauraceae) tập trung chủ yếu vào nhóm được ứng dụng làm nước hoa, dược phẩm, mỹ phẩm và khả năng kháng nấm, kháng khuẩn. Các loài được nghiên cứu thường thuộc các chi Cinnamomum, Litsea, Machilus 1.3.1.2. Họ Cam (Rutaceae) Hầu hết các loài trong họ Cam (Rutaceae) đều có tinh dầu hoặc hương thơm và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới về tinh dầu họ Cam (Rutaceae). Tác giả đã tổng hợp các nghiên cứu chủ yếu đến năm 2018. 1.3.1.3. Họ Hồ tiêu (Piperaceae) 5 Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần hóa học tinh dầu và hoạt tính sinh học của các loài trong ho ̣Hồ tiêu. Các nghiên cứu tâp̣ trung nhiều vào chi Piper. 1.3.1.4. Họ Gừng (Zingiberaceae) Các nghiên cứu họ Gừng trên thế giới, chủ yếu được tập trung vào các chi Curcuma, Zingiber, Alpinia, Amomum 1.3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu và hoạt tính sinh học của một số họ thực vật ở Việt Nam 1.3.2.1. Họ Long não (Lauraceae) Việt Nam có 21 chi, 273 loài. Các công trình nghiên cứu về tinh dầu chủ yếu tập trung trong các chi Cinnamomum, Litsea, Machilus, Phoebe ... 1.3.2.2. Họ Cam (Rutaceae) Ho ̣Cam (Rutaceae) ở Viêṭ Nam có khoảng hơn 15 loài cho tinh dầu. Nghiên cứu về tinh dầu họ Cam ở Việt Nam mới chỉ tập trung vào một số chi như Citrus, Clausena, Zanthoxylum, Euodia, Glycosmis 1.3.2.3. Họ Hồ tiêu (Piperaceae) Nghiên cứu tinh dầu họ Hồ tiêu ở nước ta mới diễn ra khoảng hơn 3 thập kỷ trở lại đây. Các nghiên cứu chủ yếu tâp̣ trung vào chi Piper. 1.3.2.4. Họ Gừng (Zingiberaceae) Họ Gừng (Zingiberaceae) ở Việt Nam có khoảng 21 chi với hơn 140 loài; tuy là một họ không lớn nhưng đa số các loài trong ho ̣có tinh dầu. Hiêṇ đã nghiên cứu tinh dầu được khoảng hơn 40 loài. 1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng nghiên cứu 1.4.1. Vị trí địa lý VQG Bến En nằm phía tây bắc huyện Như Thanh, có tọa độ địa lý từ 19028’ đến 19039’' độ vĩ Bắc, từ 105020’ đến 105035’ kinh độ Đông. 1.4.2. Địa chất và thổ nhưỡng Bến En có các loại đất chính: Đất phù sa sông suối, đất feralit màu đỏ vàng phát triển trên nhóm đá sét, đất feralit màu vàng nhạt phát triển trên nhóm đá cát, đất phong hóa trên núi đá vôi. 1.4.3. Địa hình Bến En bao gồm các kiểu địa hình đồi, núi, sông, hồ xen kẽ nhau với địa hình khá hiểm trở. 1.4.4. Sông ngòi Khu vực có hai hệ thống sông chính là sông Mực, sông Chàng và Hồ Bến En với dung tích nước biến động từ 250-400 triệu m3. 6 1.4.5. Khí hậu Bến En có khí hậu á nhiệt đới: Mùa đông lạnh, khô; mùa hè nóng, ẩm. 1.4.6. Hiện trạng đất rừng ở Vườn Quốc gia Bến En Diện tích đất có rừng tại VQG Bến En là 11.738,07 ha chiếm 79,66%. 1.4.7. Điều kiện xã hội Khu vực VQG Bến En có 1 thị trấn, 16 xã, 7 đơn vị quốc doanh; tổng số dân là 41.672 người, thành phần dân tộc phức tạp, CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các loài thực vật có tinh dầu phân bố ở VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa. 2.2. Thời gian nghiên cứu Đề tài được tiến hành từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 9 năm 2018. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Lập danh lục các loài thực vật chứa tinh dầu và đánh giá về tính đa dạng của các loài chứa tinh dầu. - Tìm hiểu về giá trị sử dụng của các loài thực vật chứa tinh dầu. - Xác định hàm lượng, thành phần hóa học tinh dầu của một số loài. - Thử hoạt tính kháng muỗi trưởng thành Aedes albopictus, ấu trùng muỗi Culex quinquefasciatus và kháng vi sinh vật kiểm định của tinh dầu loài Gừng gió (Zingiber zerumbet). - Đề xuất các biện pháp bảo tồn và khai thác hợp lý. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu Kế thừa các kết quả nghiên cứu về điều kiện tự nhiên - xã hội ở khu vực nghiên cứu, các mẫu thực vật lưu giữ ở bảo tàng trong nước và nước ngoài, các công trình công bố liên quan đến đề tài luận án. 2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa Dựa theo bản đồ chọn các tuyến điều tra chính để nghiên cứu, bao gồm 6 tuyến chính là Sông Chàng; tuyến Xuân Thái-Yên Bái; tuyến lòng hồ (Đảo thực vật và các đảo khác); tuyến Bình Lương; tuyến Xuân Hòa – Xuân Quý, tuyến Hải Vân – Tân Bình. 2.4.3. Phương pháp thu mẫu và định loại - Mỗi mẫu phải có đầy đủ các bộ phận, nhất là: cành, lá, hoa và cả quả càng tốt (đối với cây lớn) hay cả cây đối với cây thân thảo. 7 - Mỗi cây thu từ 3-5 mẫu còn mẫu cây thân thảo thì tìm các mẫu giống nhau và cũng thu với số lượng trên để vừa nghiên cứu các biến dạng của loài, vừa để trao đổi. - Các mẫu thu trên cùng một cây thì cùng đánh một số hiệu mẫu. - Ngoài ra còn chụp ảnh của cây bằng máy ảnh kĩ thuật số Canon. Sau khi mẫu được xử lý sơ bộ ở ngoài thực địa, tiếp tục xử lý khô tại phòng mẫu thực vật của trường Đại học Hồng Đức. Các mẫu thu thập trong quá trình thực địa được mang về phân tích và xử lý trong phòng thí nghiệm để phục vụ cho công tác nghiên cứu, lưu trữ. Ép mẫu: Trước khi sấy ép phẳng mẫu trên giấy báo dày, đảm bảo toàn bộ phiến lá được duỗi hoàn toàn, không bị quăn mép, các bộ phận của hoa hoặc quả được mở hoặc bổ ra để tiện cho việc phân tích, ép và sấy mẫu. Sấy mẫu: Mẫu sau khi ép đã được sấy ngay. Định loại mẫu vật bằng phương pháp hình thái so sánh. Đối với các mẫu vật khó thì sử dụng phương pháp chuyên gia. Tổng số hơn 1.000 mẫu được thu và dùng để phân tích, xác định tên khoa học. Mẫu hiện được lưu trữ taị phòng mẫu Thực vật, khoa Khoa học Tự nhiên, trường Đại học Hồng Đức. Các tài liệu chính sử dụng trong quá trình nghiên cứu, định loại là: - Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1999 - 2003); - Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân, 1997); - Thực vật chí Đại cương Đông Dương (1907); - Flora of China (1994-2002); - Bộ thực vật chí Việt Nam (Họ Na, Họ Cỏ roi ngựa, họ Đơn nem, họ Bạc hà, họ Long não, họ Gừng) và một số tài liệu chuyên ngành khác. Chỉnh lý tên khoa học và xây dựng danh lục: Chỉnh lý tên khoa học theo Danh lục các loài thực vật Việt Nam và website The plant list ( sắp xếp danh lục theo R. K. Brummitt và cs (1992). 2.4.4. Phương pháp đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật - Đa dạng về các taxon của hệ thực vật: Theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997). + Đánh giá đa dạng các taxon trong ngành (thống kê số loài, chi và họ theo từng ngành thực vật từ thấp đến cao, trên cơ sở dựa vào bảng danh lục thực vật, tính tỷ lệ % của các taxon để thấy được mức độ đa dạng của chúng). 8 + Đánh giá đa dạng loài của các họ (xác định họ giàu loài, tính tỷ lệ % số loài của các họ đó so với toàn bộ của hệ thực vật). + Đánh giá đa dạng loài của các chi (xác định chi giàu loài, tính tỷ lệ % số loài các chi đó so với toàn bộ số loài của cả hệ thực vật). - Đa dạng về dạng thân: Dựa vào ghi chép quá trình điều tra thực địa cũng như các tài liệu liên quan và phân chia theo “Cây rừng Việt Nam” để thống kê, đánh giá về các dạng thân của cây chứa tinh dầu. - Đa dạng về giá trị sử dụng của hệ thực vật: Tiến hành thống kê các loài có giá trị sử dụng từ bảng danh lục thực vật bằng các tài liệu chuyên ngành, như: “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (2012),“1900 loài cây có ích ở Việt Nam” (1993),“Danh lục các loài thực vật Việt Nam”(2003, 2005),“Cây cỏ Việt Nam” (1999-2003),“Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (2003), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”,... - Đa dạng các loài thực vật quý hiếm và vấn đề bảo tồn: Căn cứ vào Sách Đỏ Việt Nam (2007) và danh lục đỏ IUCN tiến hành thống kê các loài hiếm và tình trạng bảo tồn. 2.4.5. Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu 2.4.5.1. Thu mẫu và chưng cất tinh dầu Mẫu để chưng cất tinh dầu là các bộ phận riêng biệt của cây (lá, cành, vỏ, thân khí sinh, thân rễ, hoa, quả). Mỗi mẫu thu từ 0,5-3 kg tươi. Mẫu được ghi số hiệu (trùng với số hiệu mẫu để định loại) và thời gian thu. Sau khi thu hái, mẫu được cắt nhỏ và chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước có hồi lưu trong thiết bị Clevenger trong thời gian 2-4 giờ ở áp suất thường theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam (2009). 2.4.5.2. Phương pháp định lượng tinh dầu Tinh dầu của các bộ phận khác nhau được định lượng theo phương pháp I của Dược điển Việt Nam (2009). Hàm lượng tinh dầu tươi được tính theo công thức. X(%) = (khi d<1) Hoặc theo công thức X(%) = (khi d>1) Trong đó: a là thể tích của tinh dầu tính bằng ml b là khối lượng của mẫu tính bằng gam. a x 0.9 b x 100% a b x 100% 9 Tinh dầu được làm khô bằng Na2SO4 khan, đựng trong các lọ tiêu chuẩn đậy kín, bảo quản ở 0-5oC trước khi đem phân tích. 2.4.5.3. Phương pháp phân tích thành phần hoá học tinh dầu Chuẩn bị mẫu phân tích cho sắc ký khí: Hoà tan 1,5 mg tinh dầu đã được làm khô bằng Na2SO4 khan trong 1ml hexan tinh khiết loại dùng cho phân tích sắc ký. + Sắc ký khí (GC) với đầu dò FID: Được thực hiện trên máy Agilent Technologies HP 6890N Plus với detectơ FID, cột mao quản HP-5MS chiều dài 30 m, đường kính trong (ID) = 0,25 mm, lớp phim mỏng 0,25m với khí mang là hydro. Nhiệt độ buồng bơm mẫu là 250oC. Nhiệt độ Detectơ là 260oC. Chương trình nhiệt độ 60oC (2 min), tăng 4oC/phút cho đến 220oC, dừng ở nhiệt độ này trong 10 phút. + Sắc ký khí khối phổ (GC/MS): Được thực hiện trên hệ thống thiết bị sắc ký khí khối phổ liên hợp Agilent Technologies HP 6890N/ HP 5973 MSD với cột tách và các điều kiện vận hành sắc ký như nêu ở trên và với Heli làm khí mang. Việc xác định định tính các thành phần của tinh dầu được thực hiện bằng các phương pháp sau: - Dựa trên giá trị của chỉ số lưu giữ (Retention Index), xác định với một dãy các đồng đẳng n-alkan trong cùng một điều kiện sắc ký. - Dựa trên phổ khối lượng, so sánh với phổ khối lượng tìm thấy trong các ngân hàng dữ liệu (NIST 08 và Wiley 9th Version) hoặc so sánh với các dữ liệu của các tài liệu tham khảo. Tỉ lệ % các thành phần trong tinh dầu được tính toán dựa trên diện tích hoặc chiều cao của pic sắc ký (detector FID) mà không sử dụng các yếu tố điều chỉnh. 2.4.6. Phương pháp điều tra, phỏng vấn Để đánh giá hiêṇ traṇg quản lí, khai thác và sử duṇg nguồn tài nguyên thưc̣ vâṭ chứa tinh d