Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, các doanh
nghiệp (DN) cần tìm mọi giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh,
đặc biệt khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng vào Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) và tham gia ký kết Hiệp ước Xuyên
Thái Bình Dương (TPP) đòi hỏi các DN Việt Nam phải nâng cao
năng lực quản trị, điều hành DN, sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất để
có thể cạnh tranh với các DN nước ngoài đang ngày càng chiếm lĩnh
thị trường nội địa.
Việt Nam là nước có tiềm năng phát triển ngành sữa rất lớn.
Ngành sữa là một ngành công nghiệp chế biến có vai trò quan trọng
trong việc đóng góp vào phát triển chung của nền kinh tế. Trong
những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của ngành sữa luôn cao hơn
tốc độ tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp với mức tăng trung
bình từ 18-20%/năm, cao hơn mức tăng trung bình của ngành công
nghiệp nói chung (xấp xỉ 13%/năm).
Việc sử dụng các thông tin phân tích tài chính nói chung và
phân tích HQKD nói riêng như một công cụ đắc lực trong quản trị,
điều hành DN đối với hầu hết các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt
Nam hiện nay chưa thực sự được chú trọng. Hầu hết tại các DN đã
được khảo sát thì hoạt động phân tích HQKD, đặc biệt là HTCT phân
tích HQKD chưa đạt chất lượng, chưa đáp ứng yêu cầu cung cấp
thông tin kịp thời, đầy đủ cho quản trị, điều hành và cho nhà đầu tư.
Hạn chế của quan điểm phân tích, đánh giá HQKD của hầu hết các
DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam hiện nay là chỉ quan tâm
đến các chỉ tiêu tài chính mà không quan tâm đến các chỉ tiêu phi tài
chính.
Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN sản xuất
và chế biến sữa ở Việt Nam, thu hút các nguồn vốn trong và ngoài
nước, giúp các DN đứng vững trên thị trường và phát triển bền vững
thì cần phải xây dựng HTCT phân tích HQKD tại các DN sản xuất và
chế biến sữa ở Việt Nam một cách đầy đủ, toàn diện và chuẩn xác,
nâng cao tính minh bạch của thông tin, thu hút đầu tư vào DN mang
lại nhiều cơ hội và thành công cho các DN trong quá trình hội nhập
và phát triển bền vững.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tại các
doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam” là đề tài nghiên
cứu cho luận án tiến sĩ của mình.
7 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, các doanh
nghiệp (DN) cần tìm mọi giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh,
đặc biệt khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng vào Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) và tham gia ký kết Hiệp ước Xuyên
Thái Bình Dương (TPP) đòi hỏi các DN Việt Nam phải nâng cao
năng lực quản trị, điều hành DN, sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất để
có thể cạnh tranh với các DN nước ngoài đang ngày càng chiếm lĩnh
thị trường nội địa.
Việt Nam là nước có tiềm năng phát triển ngành sữa rất lớn.
Ngành sữa là một ngành công nghiệp chế biến có vai trò quan trọng
trong việc đóng góp vào phát triển chung của nền kinh tế. Trong
những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của ngành sữa luôn cao hơn
tốc độ tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp với mức tăng trung
bình từ 18-20%/năm, cao hơn mức tăng trung bình của ngành công
nghiệp nói chung (xấp xỉ 13%/năm).
Việc sử dụng các thông tin phân tích tài chính nói chung và
phân tích HQKD nói riêng như một công cụ đắc lực trong quản trị,
điều hành DN đối với hầu hết các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt
Nam hiện nay chưa thực sự được chú trọng. Hầu hết tại các DN đã
được khảo sát thì hoạt động phân tích HQKD, đặc biệt là HTCT phân
tích HQKD chưa đạt chất lượng, chưa đáp ứng yêu cầu cung cấp
thông tin kịp thời, đầy đủ cho quản trị, điều hành và cho nhà đầu tư.
Hạn chế của quan điểm phân tích, đánh giá HQKD của hầu hết các
DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam hiện nay là chỉ quan tâm
2
đến các chỉ tiêu tài chính mà không quan tâm đến các chỉ tiêu phi tài
chính.
Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN sản xuất
và chế biến sữa ở Việt Nam, thu hút các nguồn vốn trong và ngoài
nước, giúp các DN đứng vững trên thị trường và phát triển bền vững
thì cần phải xây dựng HTCT phân tích HQKD tại các DN sản xuất và
chế biến sữa ở Việt Nam một cách đầy đủ, toàn diện và chuẩn xác,
nâng cao tính minh bạch của thông tin, thu hút đầu tư vào DN mang
lại nhiều cơ hội và thành công cho các DN trong quá trình hội nhập
và phát triển bền vững.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tại các
doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam” là đề tài nghiên
cứu cho luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu cơ bản của luận án là xem xét, đề xuất giải pháp
hoàn thiện HTCT sử dụng để phân tích HQKD tại các DN sản xuất
và chế biến sữa ở Việt Nam.
Trên cơ sở mục tiêu cơ bản, luận án đề ra các mục tiêu cụ thể
sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về HQKD và HTCT phân tích
HQKD;
- Nghiên cứu thực trạng HTCT phân tích HQKD áp dụng
trong các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam;
- Đánh giá thực trạng HTCT phân tích HQKD áp dụng trong
các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam và đề xuất giải pháp
hoàn thiện.
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là HTCT phân tích HQKD
áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa ở Việt
Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận án được giới hạn như sau:
- Về nội dung: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về HTCT
phân tích HQKD tại các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam;
- Về thời gian: Giới hạn trong khoảng từ năm 2010 đến năm
2015;
- Về không gian: Giới hạn trong các DN sản xuất và chế
biến sữa Việt Nam.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận án cần giải
quyết câu hỏi: Hệ thống chỉ tiêu thích hợp nào sử dụng để phân
tíchHQKD trong các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam?
Các câu hỏi cụ thể:
+ Cơ sở lý luận về HQKD và HTCT phân tích HQKD trong
các DN sản xuất?
+ Thực trạng HTCT phân tích HQKD tại các DN sản xuất và
chế biến sữa ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
+ Các nguyên tắc và giải pháp thích hợp nào để hoàn thiện
HTCT phân tích HQKD áp dụng trong các DN sản xuất và chế biến
sữa ở Việt Nam?
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Khái quát chung
Để thực hiện luận án, tác giả sử dụng kết hợp phương pháp
nghiên cứu định tính với định lượng.
4
Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện để điều tra
khảo sát, phỏng vấn nhằm thu thập những thông tin, tài liệu, số liệu
về thực trạng HTCT phân tích HQKD tại các DN sản xuất và chế
biến sữa ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành thông
qua việc thu thập dữ liệu bằng số và sử dụng phương pháp thống kê
mô tả nhằm tóm tắt, tổng kết, phân tích kết quả của các dữ liệu định
luợng thu thập được qua kết quả quan sát, khảo sát thực tế dưới dạng
số hay biểu đồ, đồ thị để mô tả thực trạng HTCT phân tích HQKD tại
các DN sản xuất và chế biến sữa.
5.2. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu
Nguồn thu thập số liệu của luận án dựa trên hai nguồn chính:
- Nguồn thứ cấp: tác giả sử dụng chủ yếu các số liệu trên
báo cáo phân tích, báo cáo tài chính đã kiểm toán; báo cáo của
HĐQT; ban giám đốc; báo cáo của ban kiểm soát; bản cáo bạch, báo
cáo thường niên, báo cáo bất thường
- Nguồn sơ cấp: tác giả thu thập thông tin từ các phiếu điều
tra, khảo sát và phỏng vấn sâu lãnh đạo DN; kế toán trưởng, cán bộ
kế toán, chuyên viên phân tích, chuyên gia, nhà đầu tư
Nhằm đảm bảo các thông tin, dữ liệu thu thập được mang
tính đại diện và chuẩn xác, tác giả đã tiến hành khảo sát, phỏng vấn
03 nhóm đối tượng nghiên cứu chính:
Thứ nhất, kế toán trưởng, cán bộ kế toán, chuyên viên phân
tích tài chính của các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam.
Thứ hai, lãnh đạo các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt
Nam.
5
Thứ ba, nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán và các
chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, phân tích tài chính của các công
ty chứng khoán, quản lý Nhà nước.
5.3 Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu
Dựa vào các phiếu điều tra, khảo sát và phỏng vấn sâu thu
được, tác giả tiến hành sắp xếp, tổng hợp các thông tin, dữ liệu theo
từng nội dung cụ thể.
Sau khi thu thập đầy đủ số liệu, dữ liệu tác giả nhập vào bảng
excel, mã hóa các biến rồi chuyển vào phần mềm SPSS 16.0 để phân
tích và kiểm định.
Từ kết quả phân tích, tác giả đưa ra những kiến nghị và các
giải pháp hoàn thiện HTCT phân tích HQKD tại các DN sản xuất và
chế biến sữa
6. Những đóng góp mới của đề tài
Về mặt lý luận:
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về HQKD và HTCT
phân tích HQKD trong các DN;
- Chỉ ra mối liên hệ, sự tác động tích cực của HTCT phân
tích HQKD đối với quản trị DN và nhà đầu tư.
Về mặt thực tiễn:
- Trình bày rõ thực trạng HTCT phân tích HQKD tại các DN
sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam: những thành công và hạn chế;
nguyên nhân thực trạng;
- Đánh giá mức độ sử dụng, mức độ quan trọng của các chỉ
tiêu tài chính, chỉ tiêu phi tài chính, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bộ
phận trong HTCT phân tích HQKD của các DN sản xuất và chế biến
sữa ở Việt Nam;
6
- Đưa ra các giải pháp hoàn thiện HTCT phân tích HQKD
tại các DN sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam một cách đầy đủ,
toàn diện và chuẩn xác.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, tài
liệu tham khảo, kết luận, nội dung của luận án được chia thành 04
chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về hệ thống
chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp.
Chương 2: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh và hệ thống
chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực trạng hệ thống chỉ tiêu
phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất và
chế biến sữa ở Việt Nam.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích
hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa
ở Việt Nam.
7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN
CỨU VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước
Nhóm thứ nhất, những nghiên cứu về cơ sở lý luận HQKD
và HTCT phân tích HQKD.
Nhóm thứ hai, các nghiên cứu kết hợp nghiên cứu cơ sở lý
luận về HQKD; HTCT phân tích HQKD và xây dựng, hoàn thiện
HTCT phân tích HQKD cho các DN trong một ngành, một lĩnh vực
cụ thể.
Về mặt lý luận, các nghiên cứu đã hệ thống hóa được cơ sở
lý luận về HQKD và HTCT phân tích HQKD;
Về mặt thực tiễn, đã nêu rõ thực trạng hoạt động phân tích
HQKD của các DN trong từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể và HTCT
phân tích HQKD tại các DN này. Các nghiên cứu đã chỉ ra được
những ưu điểm và những hạn chế đồng thời nghiên cứu, đưa ra các
giải pháp xây dựng, hoàn thiện HTCT phân tích HQKD cho các DN
này.
Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa chỉ ra được vai trò, tầm quan
trọng của HTCT phân tích HQKD đối với quản trị DN và nhà đầu tư;
sự cần thiết phải xây dựng HTCT phân tích HQKD nhằm đánh giá
kết quả thực hiện mục tiêu, chiến lược của DN; tầm quan trọng của
các chỉ tiêu phi tài chính trong việc đánh giá HQKD của DN một
cách đầy đủ, toàn diện và chuẩn xác và chưa đưa ra được giải pháp
nhằm xây dựng HTCT phân tích HQKD toàn diện bao gồm các chỉ
tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính kết hợp với nhau một cách
8
cân bằng, hài hòa; chưa gắn việc xây dựng HTCT phân tích KQKD
với việc đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu của DN.
1.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Nhóm thứ nhất: Các công trình nghiên cứu về tầm quan
trọng, sự cần thiết của phân tích HQKD và HTCT phân tích HQKD.
Nhóm thứ hai: Các công trình nghiên cứu xây dựng HTCT
phân tích HQKD cho các DN hoạt động trong từng ngành, từng lĩnh
vực cụ thể.
Có thể khái quát kết quả của các nghiên cứu này như sau:
Thứ nhất, đã chỉ ra tầm quan trọng của hoạt động phân tích
HQKD và sự cần thiết phải xây dựng HTCT phân tích HQKD thích
hợp giúp đánh giá HQKD của DN;
Thứ hai, chỉ ra những hạn chế của HTCT phân tích HQKD
chỉ sử dụng đơn thuần các chỉ tiêu tài chính để đánh giá mà không sử
dụng kết hợp các chỉ tiêu phi tài chính với các chỉ tiêu tài chính giúp
đánh giá HQKD của DN một cách đầy đủ và toàn diện;
Thứ ba, đánh giá tầm quan trọng của các chỉ tiêu phi tài
chính.
Thứ tư, chỉ ra sự cần thiết phải xây dựng HTCT phân tích
HQKD dựa vào mục tiêu.
Tóm lại, sau khi tổng quan các công trình nghiên cứu trong
và ngoài nước, tác giả nhận thấy: Phân tích HQKD của DN dựa trên
phương pháp và quan điểm truyền thống trước đây khi chỉ sử dụng
các chỉ tiêu tài chính đơn thuần để đánh giá là một quan điểm chưa
toàn diện, còn nhiều hạn chế, không tạo được bức tranh hoàn chỉnh
về HQKD của DN dẫn đến những đánh giá chưa đầy đủ, nhiều khi
phiến diện, sai lầm và gây ra rủi ro cho hoạt động của DN.
9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
VÀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH
DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
2.1. Hiệu quả kinh doanh và ý nghĩa phân tích hiệu quả kinh
doanh
2.1.1. Hiệu quả kinh doanh
HQKD là một phạm trù kinh tế quan trọng hàng đầu trong
hoạt động kinh doanh của DN. Khái niệm này được nhiều nhà nghiên
cứu đề cập theo các quan điểm khác nhau.
Theo quan điểm của tác giả, HQKD của DN được hiểu như
sau: HQKD của DN trong nền kinh tế thị trường là một phạm trù
kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của DN nhằm đạt
đượccác mục tiêu hoạt động đã đề ra. HQKD được đo lường thông
qua phân hệ chỉ tiêu tài chính vàphân hệ chỉ tiêu phi tài chính.
2.1.2. Ý nghĩa phân tích hiệu quả kinh doanh
Phân tích HQKD không chỉ có ý nghĩa vô cùng quan trọng
đối với các nhà quản lý mà nó còn là công cụ hỗ trợ ra quyết định hết
sức hữu ích đối với các nhà đầu tư, khách hàng, nhà cung cấp và
người lao động.
2.2 Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh trong các
doanh nghiệp
2.2.1. Vai trò và nguyên tắc thiết lập hệ thống chỉ tiêu phân tích
hiệu quả kinh doanh
HTCT phân tích thực chất là bộ công cụ giúp đo lường, đánh
giá HQKD của DN. Muốn xem xét, đánh giá HQKD của DN một
cách đầy đủ, toàn diện thì trước hết phải thiết lập được HTCT phân
10
tích đầy đủ, giúp đo lường và đánh giá tất cả các khía cạnh chính của
hoạt động kinh doanh. Nguyên tắc thiết lập như sau:
- Nguyên tắc toàn diện:
- Nguyên tắc hiệu quả:
- Nguyên tắc nhất quán:
- Nguyên tắc phù hợp:
- Nguyên tắc liên tục, có thể so sánh được:
- Nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng:
2.2.2. Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh
Để lột tả được đầy đủ, toàn diện và chuẩn xác HQKD của
DN, HTCT phân tích phải bao gồm phân hệ các chỉ tiêu tài chính và
phân hệ các chỉ tiêu phi tài chính.
2.2.2.1. Phân hệ các chỉ tiêu tài chính
Phân hệ các chỉ tiêu tài chính được chia thành các nhóm sau:
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi: bao gồm các
chỉ tiêu: tỷ suất sinh lợi của doanh thu thuần (ROS); tỷ suất sinh lợi
của tài sản (ROA); tỷ suất sinh lợi của VCSH (ROE), sức sinh lợi của
vốn đầu tư (ROI.
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động: bao gồm các
chỉ tiêu: Số vòng quay tài sản; số vòng quay của TSCĐ; số vòng
quay của TSNH; số vòng quay của HTK; số vòng quay khoản phải
thu; kỳ thu tiền bình quân.
+ Nhóm chỉ tiêu sử dụng cho nhà đầu tư: bao gồm các chỉ
tiêu: tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần; thu nhập trên một cổ phiếu
phổ thông (EPS); giá trên thu nhập của cổ phiếu phổ thông (P/E); hệ
số chi trả cổ tức; tỷ lệ cổ tức trên thị giá
2.2.2.2. Phân hệ các chỉ tiêu phi tài chính
11
+ Nhóm chỉ tiêu đánh giá khách hàng, thị trường:
Các chỉ tiêu cụ thể đánh giá về khía cạnh khách hàng, thị
trường bao gồm:
-Tỷ lệ khách hàng hài lòng về chất lượng sản phẩm
-Tỷ lệ khách hàng hài lòng về giá sản phẩm
-Tỷ lệ khách hàng hài lòng về dịch vụ giao hàng
-Tỷ lệ khách hàng khiếu nại về sản phẩm, dịch vụ
-Mức biến động thị phần từng loại sản phẩm
-Đánh giá của khách hàng về sản phẩm mới
-Đánh giá của khách hàng về sản phẩm của DN so với các
sản phẩm khác cùng loại
-Tỷ lệ khách hàng mới tăng thêm
-Tỷ lệ khách hàng cũ giảm đi
-Tỷ lệ khách hàng phàn nàn về thời gian giao hàng
-Tỷ lệ khách hàng phàn nàn về chất lượng dịch vụ
+ Nhóm chỉ tiêu đánh giá về lao động:
- Số giờ đào tạo nâng cao chuyên môn cho nhân viên
- Số nhân viên tham gia các lớp đào tạo nâng cao chuyên
môn nghiệp vụ
- Số nhân viên tham gia vào các hiệp hội ngành, chuyên môn
- Sự hài lòng của nhân viên với môi trường làm việc
- Sự hài lòng của nhân viên về thu nhập
- Sự hài lòng của nhân viên về chính sách đãi ngộ của DN
- Sự hài lòng của nhân viên với môi trường làm việc
- Số ca tai nạn lao động trong năm
- Lương bình quân
- Mức biến động lao động trong năm
12
+ Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội:
(1) Lợi ích trong việc tạo được nhiều việc làm, tăng thu nhập
cho người lao động, tạo môi trường làm việc an toàn – hiệu quả cho
người lao động;
(2) Lợi ích xã hội trong việc đóng góp vào ngân sách Nhà
nước các khoản thuế, các khoản nôp ngân sách khác;
(3) Hiệu quả xã hội thông qua lợi ích mà DN mang lại cho
cộng đồngnhư các hoạt động chia sẻ với cộng đồng: các hoạt động từ
thiện, đền ơn đáp nghĩa, các quỹ khuyến học và đặc biệt là trách
nhiệm của DN đối với bảo vệ môi trường, phát triển môi trường
xanh.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh của một số
nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam
2.3.1. Tại Singapore
Các DN Singapore sử dụng HTCT phân tích HQKD bao gồm
các chỉ tiêu: mức tăng trưởng doanh thu; mức tăng trưởng lợi nhuận;
mức lợi nhuận ròng; tỷ suất sinh lợi trên tài sản; tỷ suất sinh lợi trên
vốn chủ sở hữu; EPS; PER; NAV
2.3.2. Tại Anh
Anh là một trong những nước có cơ sở giao dịch chứng
khoán lâu đời nhất thế giới với nhiều công ty trong Liên Hiệp Anh và
ở nước ngoài. Tại đó, các chỉ tiêu phân tích HQKD được qui định cụ
thể như sau: Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA); Tỷ suất sinh lợi trên
vốn chủ sở hữu (ROE); Mức lợi nhuận gộp; Tỷ lệ lợi nhuận trước
thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA); NAV.
13
2.3.3. Tại Mỹ
Mỹ là nước có nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới. Yêu cầu
minh bạch thông tin của các DN Mỹ rất cao. Mặt khác, cơ sở dữ liệu
thông tin rất hoàn chỉnh, hỗ trợ đắc lực cho việc ra quyết định. HTCT
phân tích tài chính nói chung và phân tích HQKD nói riêng rất chi
tiết và đầy đủ, bao gồm các chỉ tiêu: (EBITDA); EBIT; (EBT)
2.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Trên cơ sở nghiên cứu về HTCT phân tích HQKD của các
DN ở một số nước trên thế giới, có thể rút ra kinh nghiệm cho Việt
Nam như sau:
Trước hết, các DN ở các nước chủ yếu hoạt động theo mô
hình công ty cổ phần, tính minh bạch của thông tin rất cao;
Thứ hai, HTCT phân tích HQKD của các DN theo quy định
bắt buộc về công khai thông tin đối với các công ty cổ phần niêm yết
ở các nước tương đối đầy đủ;
Thứ ba, việc sử dụng HTCT phân tích HQKD theo quy định
ở các nước được thực hiện nghiêm túc, kịp thời.
14
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HỆ
THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN SỮA Ở
VIỆT NAM
3.1. Tổng quan về các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa ở
Việt Nam
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngành sữa Việt Nam bắt đầu phát triển từ những năm 1970
nhưng tốc độ tăng trưởng chậm. Theo số liệu điều tra của Tổng cục
Thống kê, năm 2008 toàn ngành Sữa có 72 DN, tăng 59 DN so với
năm 2000. Trong giai đoạn 2001-2005, số lượng các DN tăng bình
quân 24,57%/năm, giai đoạn 2006-2008, tăng bình quân 22,67%/năm
(Bộ Công Thương, 2010) và tính đến năm 2015 số lượng các DN sản
xuất và chế biến sữa là hơn 80 DN bao gồm các DN sữa nội và cả các
DN sữa nước ngoài ở Việt Nam. Trong đó, DN sản xuất và chế biến
sữa ở Việt Nam không bao gồm các DN sữa ngoại là 40 DN.
3.1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động
kinh doanh
- Đặc điểm sản phẩm: Ngành sản xuất và chế biến sữa là
ngành công nghiệp thực phẩm thiết yếu phục vụ đời sống con người.
- Đặc điểm nguồn nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu của
ngành sữa chủ yếu là nhập khẩu.
- Đặc điểm kỹ thuật, công nghệ: Ngành công nghiệp sữa là
một trong những ngành có sự đòi hỏi cao về công nghệ chế biến cũng
như về máy móc, thiết bị hiện đại.
- Đặc điểm thị trường: Châu Á là khu vực có mức tăng
trưởng sữa cao nhất, trong đó Ấn Độ là quốc gia sản xuất sữa lớn
15
nhất thế giới và chủ yếu là tiêu dùng nội địa. Thị trường sữa Việt
Nam là thị trường đáng mơ ước của các nhà kinh doanh sữa. Với tốc
độ tăng trưởng của ngành hàng năm đạt trung bình 18 - 20%.
- Đặc điểm nguồn nhân lực: Ngành công nghiệp sữa là
ngành chế biến thực phẩm có trang thiết bị hiện đại, đòi hỏi lực lượng
lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao.
- Đặc điểm hệ thống phân phối;
- Đặc điểm giá bán sản phẩm;
- Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý.
3.1.3. Tiềm năng và định hướng phát triển các doanh nghiệp sản
xuất và chế biến sữa ở Việt Nam
Việt Nam là nước có tiềm năng phát triển rất tốt cho phát
triển ngành sữa. Ngành sữa Việt Nam là một ngành đang được Nhà
nước quan tâm, khuyến khích và tạo cơ chế thông thoáng thúc đẩy
phát triển. Vì vậy, tiềm năng đối với ngành này là rất lớn, cần có
chiến lược và định hướng phát triển một cách bài bản, đồng bộ nhằm
phát triển ngành sữa một cách hiệu quả và bền vững.
3.2. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh
tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam
3.2.1. Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh theo quy
định của pháp luật hiện hành
Theo quy định mới nhất về công bố thông tin tại Thông tư
155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 của Bộ Tài Chính có quy định rõ
về chế độ và các chỉ tiêu báo cáo đối với các công ty cổ phần niêm
yết, theo đó tại Phụ lục số 4 – Báo cáo thường niên, DN phải công bố
các chỉ tiêu đánh giá HQKD của DN gồm các chỉ tiêu tài chính và phi
tài chính.
16
Đối với các DN 100% vốn Nhà nước thực hiện báo cáo theo
hướng dẫn tại Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015, còn
các DN khác chưa có quy định bắt