Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hệ thống quản lý thông tin trong quá trình đào tạo vận động viên cấp cao với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin

Một trong những thách thức lớn mà ngày nay các tổ chức của các nước đang phát triển phải đối mặt là việc cải cách hành chính, đổi mới phương thức lãnh đạo và quản lý như thế nào để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của tổ chức, phù hợp với yêu cầu của toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới và sự bùng nổ của cách mạng thông tin. Thể dục Thể thao (TDTT) là một hệ thống, đồng thời là một bộ phận hợp thành của một “Hệ thống xã hội” thống nhất. Hệ thống quản lý đào tạo vận động viên (VĐV) – một lĩnh vực quan trọng của TDTT - cũng phải phản ánh những đặc trưng của hệ thống xã hội, bao gồm mục tiêu, chức năng, cấu trúc và cơ chế quản lý.

docx34 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1586 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hệ thống quản lý thông tin trong quá trình đào tạo vận động viên cấp cao với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong những thách thức lớn mà ngày nay các tổ chức của các nước đang phát triển phải đối mặt là việc cải cách hành chính, đổi mới phương thức lãnh đạo và quản lý như thế nào để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của tổ chức, phù hợp với yêu cầu của toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới và sự bùng nổ của cách mạng thông tin. Thể dục Thể thao (TDTT) là một hệ thống, đồng thời là một bộ phận hợp thành của một “Hệ thống xã hội” thống nhất. Hệ thống quản lý đào tạo vận động viên (VĐV) – một lĩnh vực quan trọng của TDTT - cũng phải phản ánh những đặc trưng của hệ thống xã hội, bao gồm mục tiêu, chức năng, cấu trúc và cơ chế quản lý. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý huấn luyện (QLHL) của nước ta, sự cần thiết hệ thống hoá các dữ liệu trong công tác huấn luyện, để quản lý công tác này theo xu hướng hiện đại được đặt ra như là một nhiệm vụ phát triển TDTT thành tích cao ở nước ta trong thời gian tới. Từ ý nghĩa thực tiễn và tính cấp thiết đó, việc tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hệ thống quản lý thông tin trong quá trình đào tạo vận động viên cấp cao với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin”, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành TDTT hiện tại và tương lai. Mục đích nghiên cứu: Phân tích, hệ thống hoá các dữ liệu cần thiết liên quan đến HLTT; ứng dụng trong thực tiễn QLHLvà từ đó đưa ra các phương án, hệ thống quản lý thông tin quá trình HLTT với sự hỗ trợ của CNTT. Mục tiêu nghiên cứu: - Thực trạng hệ thống quản lý thông tin – dữ liệu quá trình đào tạo VĐV cấp cao ở nước ta hiện nay. - Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý thông tinHLTT trong quá trình đào tạo VĐV cấp cao và đề xuất giải pháp. 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Kết quả nghiên cứu Hệ thống quản lý thông tin trong quá trình đào tạo vận động viên cấp cao với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Đây cũng là một nhiệm vụ phát triển TDTT thành tích cao ở nước ta trong thời gian tới. Bước đầu nghiên cứu về Hệ thống quản lý thông tin trong quá trình đào tạo vận động viên cấp cao, luận án đã đánh giá được thực trạng sử dụng CNTT trong công tác đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực TDTT ở nước ta. Kết quả cũng cho thấy, hiện trạng hạ tầng kỹ thuật CNTT phục vụ cho công tác TDTT còn rất hạn chế. Các cơ sở đào tạo, Trung tâm HLTT chưa có hệ thống CSDL chuyên môn, cũng như phần mềm ứng dụng có đặc thù chuyên môn TDTT phục vụ cho công tác quản lý toàn diện các khâu của đào tạo huấn luyện. Luận án đã xây dựng được Hệ thống quản lý thông tin VĐV – HLV. Hệ thống được 07 đơn vị liên quan đến CNTT đã khẳng định có đầy đủ các chức năng cần có theo quy định tại một số văn bản pháp quy của Bộ Thông tin và Truyền thông. Hệ thống Chương trình quản lý đào tạo VĐV tích hợp đầy đủ các tính năng nghiệp vụ quản lý VĐV, trên cơ sở đó giúp xây dựng, quản lý giáo án tập luyện các môn thể thao. Luận án cũng đề xuất được 05 giải pháp, 6 bước tiến hành để từng bước hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của Hệ thống thông tin quản lý VĐV – HLV tại Trung tâm HLTTQG TP.HCM, cũng như các cơ sở quản lý, đào tạo VĐV trên cả nước. 3. CẤU TRÚC LUẬN ÁN Luận án được trình bày trên 115 trang A4: Bao gồm phần Đặt vấn đề (3 trang); Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (53 trang); Chương 2: Phương pháp và tổ chức nghiên cứu (4 trang); chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (55 trang); Kết luận và kiến nghị (2 trang). Luận án có 18 bảng, 20 sơ đồ, 10 hình và 9 phụ lục. Luận án sử dụng 92 tài liệu tham khảo, trong đó 26 tài liệu Tiếng Anh. B. NỘI DUNG LUẬN ÁN CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển TDTT và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Nhà nước và quản lý thông tin huấn luyện thể thao. Thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong tất cả các giai đoạn và thời kỳ phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sức khỏe, thể chất con người Việt Nam. Nhằm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành nền kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và các lĩnh vực cụ thể trong đó có TDTT, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Luật, Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin. Trong giai đoạn trước mắt Thể thao Việt Nam sẽ tích cực triển khai tập trung vào việc: nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển TDTT cho mọi người; nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ để tuyển chọn và đào tạo tài năng thể thao; thực hiện giám định khoa học đối với công tác HLTT, đối với VĐV năng khiếu thể thao trẻ và VĐV trình độ cao, đặc biệt đối với các VĐV các môn thể thao trọng điểm quốc gia. 1.2. Cơ sở khoa học quản lý thông tin trong đào tạo vận động viên cấp cao 1.2.1. Quản lý huấn luyện thể thao Khái niệm: Quản lý HLTT là quá trình hoạt động tổng hợp của người quản lý vận dụng các phương pháp và biện pháp có hiệu quả để tiến hành một cách có kế hoạch, có tổ chức, có điều khiển, có sự nhịp nhàng và không ngừng nâng cao hiệu suất đối với hệ thống HLTT trên cơ sở tuân thủ các quy luật khách quan của huấn luyện nhằm thực hiện mục tiêu HLTT. Mục đích của QLHL là tôn trọng quy luật khách quan của HLTT, nắm vững phương pháp huấn luyện... nhằm không ngừng nâng cao kết quả huấn luyện, hỗ trợ cho VĐV đạt thành tích cao trong thi đấu. Quản lý nguồn lực trong hệ thống huấn luyện thể thao bao gồm: Quản lý huấn luyện viên; Quản lý vận động viên. Quản lý VĐV là QLHL và bồi dưỡng tài năng của từng VĐV gồm: Quản lý quá trình huấn luyện, quản lý giáo dục chính trị tư tưởng và nhân cách tác phong; quản lý đời sống, sinh hoạt, thi đấu. Quản lý nhà nước về đào tạo vận động viên Trong các văn bản quy định của Ủy Ban TDTT Việt Nam nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đặc biệt là Luật TDTT của Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 10 số 77/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006, có đề ra các quy định về quản lý Nhà nước về đào tạo VĐV. Quản lý Nhà nước cần phải được thống nhất trong lĩnh vực đào tạo VĐV thông qua các quy định quản lý sau đây: + Quy trình đào tạo VĐV từ giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu cho đến giai đoạn hoàn thiện thể thao + Nhân sự trong đào tạo VĐV + Quản lý nhà nước về chế độ chính sách đối với công tác đào tạo và quản lý đào tạo + Quản lý nhà nước về những hoạt động của các tổ chức tham gia vào công tác đào tạo VĐV + Quản lý nhà nước về công tác giáo dục toàn diện cho VĐV thể thao 1.2.3. Hệ thống quản lý huấn luyện. Hệ thống quản lý đào tạo VĐV là tổng thể các thành tố có mối quan hệ lẫn nhau nhằm thực hiện chức năng quản lý đào tạo VĐV. Các thành tố của hệ thống quản lý đào tạo VĐV gồm: các mục tiêu quản lý đào tạo VĐV, các tổ chức quản lý đào tạo VĐV, trong đó có loại hình tổ chức đào tạo, các nguyên tắc, phương pháp quản lý đào tạo VĐV, quy trình quản lý đào tạo VĐV. 1.2.4. Hệ thống thông tin quản lý Hệ thống quản lý thông tin là một hệ thống cung cấp thông tin cần thiết để quản lý các tổ chức có liên quan một cách hiệu quả, trong đó bao gồm 3 nguồn chính: Công nghệ, thông tin và con người. Hệ thống quản lý thông tin được phân biệt với các hệ thống thông tin thường xuyên trong đó chúng được sử dụng để phân tích thông tin khác trong các hoạt động trong tổ chức. Hệ thống quản lý thông tin được sử dụng rộng rãi trong tất cả các khu vực để cải thiện công việc và hiệu quả quản lý. Hệ thống thông tin quản lý là hệ thống sử dụng nguồn lực con người và CNTT để tiếp nhận các nguồn dữ liệu như yếu tố đầu vào và xử lý chúng thành các sản phẩm thông tin là các yếu tố đầu ra. Nhập dữ liệu Điều khiển thực hiện hệ thống Thông tin ra Xử lý Nguồn nhân lực: Người sử dụng, chuyên gia thông tin Nguồn phần cứng: máy tính, phương tiện truyền Nguồn phần mềm: chương trình, thủ tục Lưu trữ dữ liệu Nguồn dữ liệu: CSDL, mô hình, tri thức Sơ đồ 1.8: Mô hình căn bản của hệ thống thông tin Hệ thống thông tin quản lý MIS (Management Information System: Hệ thống thông tin quản lý là những hệ thống thông tin trợ giúp các hoạt động quản lý của tổ chức, các hoạt động này nằm ở mức điều khiển tác nghiệp, điều khiển quản lý hoặc lập kế hoạch chiến lược. Phần cứng Phần mềm Dữ liệu Thủ tục Con người Công cụ Nhân lực Cầu nối Nhân tố có trước Thiết lập (công việc xây dựng hệ thống thông tin) Sơ đồ 1.10: Các bộ phận cấu thành của hệ thống thông tin quản lý Có ba loại hệ thống thông tin quản lý chính là: Hệ thống thông tin thông báo, hệ thống hỗ trợ quyết định và hệ thống thông tin điều hành. 1.3. Những vấn đề nghiên cứu có liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin và thông tin quản lý trong TDTT. 1.3.1. Ở nước ngoài. Thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý vận động viên tại Úc: Kết quả cho thấy đã có một sự thay đổi đáng kể trong quan điểm của các nhà quản lý đối với các ứng dụng CNTT trong tập luyện TDTT. Hầu hết các nhà quản lý đều hướng tới sự đổi mới và nỗ lực tạo ra những ý tưởng mới trong công tác tổ chức. Thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tintrong công tác quản lý vận động viên tại Mỹ: Mỹ là một trong những quốc gia hàng đầu trong việc áp dụng CNTT trong công tác đào tạo và huấn luyện nhằm nâng cao thành tích thi đấu của các VĐV. Thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phân tích thành tích thi đấu của các vận động viên trong huấn luyện thể thao tại Vương quốc Anh: Được hoàn thiện trong suốt một thập kỉ qua cùng với sự phát triển của tiến bộ trong CNTT cũng như nhiếp ảnh kĩ thuật số, lợi ích của phân tích hiệu suất (PA) ngày càng được công nhận trong thể thao. Thực tiễn ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong quản lý và huấn luyện thể dục thể thao tại Trung Quốc: Thể thao kỹ thuật số là một khái niệm mới. Nói tới thể thao kỹ thuật số là muốn đề cập đến việc sử dụng và quản lý CNTT, sự phát triển, kinh nghiệm, mô hình truyền thông hoạt động thể thao được hình thành trong quá trình hoạt động thể thao, và nó chính là sự phối kết hợp của CNTT và sản phẩm thể thao. 1.3.2. Tại Việt Nam. Bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và quản lý thông tin huấn luyện của VĐV: Tất cả các Trung tâm đào tạo – huấn luyện VĐV cấp cao ở nước ta hiện nay đã vận hành và sử dụng mạng thông tin nội bộ (LAN) để gửi, nhận và lưu chuyển thông tin cho các mục đích cụ thể, riêng biệt. Song song với việc sử dụng mạng thông tin nội bộ, các cơ quan cũng đã chú trọng lắp đặt các hệ thống và công cụ bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong quá trình trang bị cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho khai thác và ứng dụng CNTT. Hiện nay, ở Việt Nam, dự án xây dựng hệ thống thông tin quản lý bóng đá đã được triển khai ở giai đoạn 1 từ tháng 5/2010. Dự kiến, dự án này sẽ hoàn thành vào năm 2015 với nhiều phần mềm tích hợp như: phần mềm đăng ký cầu thủ, HLV, trọng tài, phần mềm quản lý các giải đấu quốc gia, hệ thống quản trị nội dung thông tin.... CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống quản lý thông tin – dữ liệu trong quá trình QLHL VĐV cấp cao (các đội tập trung tại Trung tâm HLTTQG TP.HCM). Khách thể nghiên cứu: Là các chuyên gia, các nhà chuyên môn, các nhà quản lý, các HLV và các VĐV cấp cao tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống thông tin quản lý được triển khai xây dựng, ứng dụng tại Trung tâm HLTTQG TP.HCM. Trong đề tài luận án được minh họa cụ thể ở VĐV bơi lội. 2.2. Phương pháp nghiên cứu. Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn tọa đàm; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp phân tích thiết kế hệ thống; Phương pháp thực nghiệm; Phương pháp phân tích SWOT; Phương pháp toán thống kê. 2.3 Tổ chức nghiên cứu. Luận án được tiến hành từ tháng 12/2012 đến tháng 12/2015. Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học TDTT TP.HCM – Trung tâm HLTTQG TP.HCM. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Thực trạng hệ thống quản lý thông tin – dữ liệu quá trình đào tạo vận động viên cấp cao ở nước ta hiện nay 3.1.1. Hiện trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đào tạo vận động viên tại các Trung tâm quản lý đào tạo vận động viên cấp cao (khu vực phía Nam) Bảng 3.1: Tổng hợp thực trạng ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đào tạo – huấn luyện VĐV cấp cao (khu vực phía Nam) Nội dung/Tên đơn vị Trung tâm HLTTQG TP.HCM Trung tâm HLTTQG Cần Thơ Trung tâm TDTT Quốc phòng 2 – QK7 Sở VH, TT TP.HCM ỨNG DỤNG THÔNG TIN QUẢN LÝ VĂN BẢN VÀ ĐIỀU HÀNH Đơn vị đã sử dụng phần mềm quản lý văn bản. 0 0 0 0 Các ứng dụng CNTT đã triển khai tại đơn vị Quản lý đào tạo 0 0 0 0 Quản lý công văn 0 0 0 0 Quản lý nhân sự - Tên phần mềm - Nhà cung cấp - Thời điểm triển khai - Đơn vị sử dụng - Đánh giá: 0 0 0 - Metronet - Sở TT CNTT - 2012 - NTLTT Phú ThọTTHL&TĐ - Tốt Quản lý tài chính kế toán - Tên phần mềm - Nhà cung cấp - Thời điểm triển khai - Đơn vị sử dụng - Đánh giá: - Easy Account - Easy Account - Kế toán quân đội V5.0 - Quân đội - 2010 - Ban tài chính - Tốt - IMSA 8.0, 6.5 - Bộ TC, Cục TH - 7/2011 - NTLTT Phú Thọ - Tốt Quản lý tài sản - Tên phần mềm - Nhà cung cấp - Thời điểm triển khai - Đơn vị sử dụng - Đánh giá 0 0 - Quản lý tài sản quân đội - Quân đội - 2010 - Ban hậu cần - Tốt 0 Quản lý tư liệu, thư viện 0 0 0 0 Hội nghị, hội thảo từ xa 0 0 0 0 Khác - Tên phần mềm - Nhà cung cấp - Đơn vị sử dụng - Số người sử dụng - Đánh giá - Tên phần mềm - Nhà cung cấp - Thời điểm triển khai - Đơn vị sử dụng - Số người sử dụng - Đánh giá - HTK -Tổng cục thuế - P. kế toán - 3 (8.75%) - Tốt - Chữ ký số - VNPT – TS24 - 6/2003 &12/2014 - p. Kế toán , HCQT - 7 (20%) - Tốt ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH. Tỉ lệ gửi các văn bản dưới dạng điện tử (so với cách truyền thống) (%) Lịch công tác 0% 0% 0% 78.33% Giấy mời họp 0% 0% 0% 58.33% Tài liệu phục vụ cuộc họp 0% 0% 0% 57.5% Công văn gởi để báo cáo 0% 0% 0% 64.17% Loại văn bản khác 0% 0% 0% 64.16% Thực hiện họp bàn giao với các đơn vị trực thuộc trên môi trường mạng. Tổng số cuộc họp trong tháng 0% 0% 0% 16.67% Tỉ lệ số cuộc họp qua mạng trong tháng. 0% 0% 0% 0% 3. Đưa thông tin chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo lên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin. Tổng số bản tin chỉ đạo, điều hành được đưa lên trang thông tin điện tử hoặc CTTĐT 0 0 0 1 lần/tháng Tỉ lệ số bản tin chỉ đạo điều hành được đưa lên trang thông tin điện tử hoặc CTTĐT 0% 0% 0% 33.33% HẠ TẦNG CHO ỨNG DỤNG CNTT Tỉ lệ số máy tính /cán bộ 100% 33.33% 33.33% 100% Cơ quan có mạng LAN hay không? X X X X Có kết nối internet không? X X X X Tỉ lệ số máy tính có kết nối internet 100% 100% 100% 100% Hiện trạng tốc độ đường truyền Internet tại cơ quan. Đã phục vụ công tác chuyên môn X X X X Không đáp ứng nhu cầu công tác chuyên môn Nhu cầu về tốc độ đường truyền Số lượng máy chủ 0 0 0 2 Hệ thống lưu trữ riêng 0 0 0 0 Theo số liệu thống kê, hầu hết các Trung tâm đào tạo – huấn luyện VĐV cấp cao khu vực phía Nam, tỷ lệ cán bộ, công chức được trang bị máy tính làm việc khoảng 67.16%. Hiện tại, 100% các đơn vị đã trang bị máy tính, tỷ lệ máy tính kết nối Internet đạt 100%. Thực trạng ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đào tạo – huấn luyệnVĐV cấp cao tại khu vực phía Nam (Trung tâm HLTT Quốc gia TP.HCM; Cần Thơ; Trung tâm TDTT Quốc phòng 2 – QK7) đang còn ở giai đoạn đầu, cụ thể có thể nhận thấy qua các mặt sau: + Các nguồn dữ liệu hầu như chưa được tin học hóa, hoặc mới chỉ được tin học hóa dưới hình thức rất sơ khai. Đối với các Trung tâm quản lý đào tạo VĐV thuộc Tổng cục TDTT đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống mạng nội bộ (LAN) tại các đơn vị, từ đó triển khai xây dựng hệ thống mạng thông tin trong toàn ngành TDTT và hoàn thành việc xây dựng các dịch vụ cơ bản của hệ thống thông tin toàn ngành như các dịch vụ trao đổi thông tin chung trên mạng, dịch vụ truy cập Web... Xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm tích hợp dữ liệu, xây dựng các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý điều hành của lãnh đạo ngành TDTT như hệ thống CSDL tổng hợp, tổ chức thống kê, hệ thống danh bạ điện thoại..., nhưng về CSDLVĐV, HLV thì chưa đầy đủ. + Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật CNTT của các Trung tâm đào tạo VĐV chưa đồng bộ: Hệ thống máy tính được trang bị tại các đơn vị vừa thiếu và không đồng bộ; số máy tính được trang bị chỉ sử dụng chủ yếu thay cho máy chữ và thực tế số máy đưa vào sử dụng còn rất ít. Mặc dù hệ thống các máy tính tại các Trung tâm đào tạo VĐV đã được kết nối mạng LAN và có kết nối vào Internet nhưng việc khai thác nguồn thông tin trên Internet phục vụ công tác chuyên môn, công tác đào tạo – huấn luyện còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao. + Về nguồn nhân lực: Các Trung tâm quản lý đào tạo VĐV tuy đã cử cán bộ làm công tác CNTT, nhưng chưa thực sự chuyên trách ở công việc này, trình độ chuyên môn của các cán bộ này còn hạn chế. Năng lực sử dụng CNTT của các HLV còn yếu, còn ngại, chưa biết khai thác sử dụng máy tính. + Các ứng dụng và CSDL phục vụ công tác đào tạo - huấn luyện, quản lý và điều hành: Chưa có đầy đủ, các nguồn dữ liệu dù đã có nhưng chưa được chuẩn hóa; các phần mềm chuyên dụng phục vụ cho công tác huấn luyện không có. 3.1.2. Bàn luận Các vấn đề cần chú trọng quan tâm - Các Trung tâm quản lý đào tạo – huấn luyện VĐV cần đến sự trợ giúp của hệ thống thông tin trên các mảng: quản lý hồ sơ HLV, hồ sơ VĐV; quản lý chương trình, kế hoạch, giáo án huấn luyện; kế toán; cơ sở vật chất; - Hệ thống thông tin hiện tại đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và không gian,. Những chứng từ được thực hiện bằng tay vì vậy mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm và cất giữ. - Chưa có hệ thống và chính sách quản lý tri thức: Kiến thức và kinh nghiệm luôn là mênh mông trong môi trường huấn luyện - đào tạo. Tuy nhiên không có một hệ thống nào có thể đổi lấy tài sản giá trị này. - Sự phân bố không hiệu quả của những nguồn khác: Bởi vì không có một hệ thống thông tin hiệu quả. Một số kết quả tích cực trong việc ứng dụng công nghệ thông tin ngành Thể dục thể thao Các hệ thống thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và tác nghiệp của ngành TDTT từng bước được hoàn thiện phục vụ đắc lực cho hoạt động quản lý, điều hành của ngành TDTT. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được việc triển khai ứng dụng CNTT phục vụ công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực TDTT còn có những khó khăn thách thức nhất định. Hạ tầng CNTT được đầu tư xây dựng mới chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu trong việc triển khai các ứng dụng cơ bản; nhân lực chuyên trách về CNTT còn mỏng và trình độ chưa thật sự cao. Các thủ tục hành chính được xây dựng và triển khai còn chưa thật sự hoàn thiện và đầy đủ. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực thi Chính phủ điện tử. Một số ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước đã được triển khai và phát huy hiệu quả rõ rệt, tạo cơ sở cho việc phát triển các ứng dụng trong tương lai. 3.2. Kết quả nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý thông tin huấn luyện thể thao trong quá trình đào tạo vận động viên cấp cao và đề xuất giải pháp. 3.2.1. Mô tả chung về hệ thống thông tin quản lý và cơ sở dữ liệu về vận động viên, huấn luyện viên. - Mô tả chung: + Hệ thông tin và CSDL này bao gồm 2 phần: Phần thông tin và CSDL quản lý HLV; phần thông tin và CSDL quản lý VĐV. + Xây dựng các CSDL trên nhiều lĩnh vực quản lý VĐV, HLV ở các đội tuyển trẻ, đội tuyển quốc gia, dự tuyển quốc gia, các VĐV ở các địa phương, tỉnh, thành ở nhiều môn thể thao trên toàn quốc. + Theo dõi quá trình đào tạo, huấn luyện VĐV ở tất cả các môn thể thao như chương trình, kế hoạch đào tạo, giáo án huấn luyện, + Theo dõi quá trình tuyển chọn, đánh giá trình độ tập luyện các VĐV qua từng giai đoạn huấn luyện. + Xây dựng hệ thống thông tin về thành tích của các VĐV, các chỉ tiêu kiểm tra đánh giá trong quá trình tuyển chọn, đánh giá trình độ tập luyện như: thành tích thi đấu, kết quả kiểm tra các chỉ tiêu hình thái, y sinh, sư phạm, tâm lý,. + Lưu trữ, xử lý các số liệu thu thập đượ
Luận văn liên quan