Ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề toàn cầu và hoạt
động kinh doanh gây ra tác động tiêu cực đến môi trường đã tạo nên
sự chú ý ngày càng tăng. Điều đó kéo theo sự gia tăng đáng kể của
chi phí môi trường (EC) do các quy định môi trường và nhu cầu xã
hội cho sự phát triển bền vững. Vì vậy, một tổ chức cần thực hành
một cách hệ thống nhằm thu thập, phân tích và báo cáo kế toán EC
để quản lý và kiểm soát EC. Kế toán quản trị chi phí môi trường –
ECMA trở thành công cụ hữu ích đáp ứng nhu cầu này. Mặc dù
ECMA là một lĩnh vực của kế toán nhưng nó được thể hiện như là
một thuật ngữ mở rộng liên quan đến việc cung cấp thông tin tiền tệ
và hiện vật liên quan đến môi trường để cải thiện hiệu quả môi
trường và nâng cao hoạt động tài chính của tổ chức.
Ứng dụng ECMA đang ngày càng trở nên rõ ràng. ECMA đã
thu hút sự chú ý và quan tâm ngày càng lớn và được đánh giá như là
công cụ để quản môi trường hiệu quả. ECMA không còn là một hiện
tượng phương tây bởi vì nó đang lan rộng trên toàn thế giới bao gồm
cả những nước phát triển và nước đang phát triển và gần đây nó đã
được áp dụng rộng rãi với tốc độ chóng mặt ở một số nước châu Á
(Rikhardsson & cộng sự, 2005; Bennett & James, 2005). Tuy nhiên,
ECMA không phổ biến tại các quốc gia Đông Nam Á và rất ít tài liệu
về ứng dụng ECMA tại các quốc gia này là sẵn có (Herzig, 2012).
Với Việt Nam đó cũng không phải là ngoại lệ, ECMA đang được coi
là lĩnh vực mới trong cả nghiên cứu và thực hành quản lý.
Các doanh nghiệp sản xuất gạch đang đóng góp vai trò hết
sức to lớn trong sự phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
nước. Tuy nhiên, với công nghệ sản xuất hiện nay, các doanh nghiệp
2
sản xuất gạch đã gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường. Vì
vậy, yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp sản xuất gạch là các thông
tin EC cần phải được quản lý.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: Nghiên cứu kế
toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản
xuất gạch tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu không chỉ tập trung
vào việc mô tả việc áp dụng ECMA trong doanh nghiệp sản xuất
gạch hiện nay mà còn phân tích quan điểm, suy nghĩ và mối quan
tâm của đối tượng tham gia ảnh hưởng đến việc áp dụng ECMA.
Từ đó, tác giả sẽ xây dựng hệ thống ECMA phù hợp với điều kiện
thực tế nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất gạch đạt được cả lợi
ích kinh tế - xã hội – môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển
bền vững.
13 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất gạch ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do lựa chọn đề tài
Ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề toàn cầu và hoạt
động kinh doanh gây ra tác động tiêu cực đến môi trường đã tạo nên
sự chú ý ngày càng tăng. Điều đó kéo theo sự gia tăng đáng kể của
chi phí môi trường (EC) do các quy định môi trường và nhu cầu xã
hội cho sự phát triển bền vững. Vì vậy, một tổ chức cần thực hành
một cách hệ thống nhằm thu thập, phân tích và báo cáo kế toán EC
để quản lý và kiểm soát EC. Kế toán quản trị chi phí môi trường –
ECMA trở thành công cụ hữu ích đáp ứng nhu cầu này. Mặc dù
ECMA là một lĩnh vực của kế toán nhưng nó được thể hiện như là
một thuật ngữ mở rộng liên quan đến việc cung cấp thông tin tiền tệ
và hiện vật liên quan đến môi trường để cải thiện hiệu quả môi
trường và nâng cao hoạt động tài chính của tổ chức.
Ứng dụng ECMA đang ngày càng trở nên rõ ràng. ECMA đã
thu hút sự chú ý và quan tâm ngày càng lớn và được đánh giá như là
công cụ để quản môi trường hiệu quả. ECMA không còn là một hiện
tượng phương tây bởi vì nó đang lan rộng trên toàn thế giới bao gồm
cả những nước phát triển và nước đang phát triển và gần đây nó đã
được áp dụng rộng rãi với tốc độ chóng mặt ở một số nước châu Á
(Rikhardsson & cộng sự, 2005; Bennett & James, 2005). Tuy nhiên,
ECMA không phổ biến tại các quốc gia Đông Nam Á và rất ít tài liệu
về ứng dụng ECMA tại các quốc gia này là sẵn có (Herzig, 2012).
Với Việt Nam đó cũng không phải là ngoại lệ, ECMA đang được coi
là lĩnh vực mới trong cả nghiên cứu và thực hành quản lý.
Các doanh nghiệp sản xuất gạch đang đóng góp vai trò hết
sức to lớn trong sự phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
nước. Tuy nhiên, với công nghệ sản xuất hiện nay, các doanh nghiệp
2
sản xuất gạch đã gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường. Vì
vậy, yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp sản xuất gạch là các thông
tin EC cần phải được quản lý.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: Nghiên cứu kế
toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản
xuất gạch tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu không chỉ tập trung
vào việc mô tả việc áp dụng ECMA trong doanh nghiệp sản xuất
gạch hiện nay mà còn phân tích quan điểm, suy nghĩ và mối quan
tâm của đối tượng tham gia ảnh hưởng đến việc áp dụng ECMA.
Từ đó, tác giả sẽ xây dựng hệ thống ECMA phù hợp với điều kiện
thực tế nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất gạch đạt được cả lợi
ích kinh tế - xã hội – môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển
bền vững.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của luận án là đánh giá hiện trạng áp dụng
ECMA trong các DNSX gạch tại Việt Nam, phát hiện các nhân tố
ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA. Từ đó luận án xây dựng hệ
thống ECMA phù hợp cho các DNSX gạch Việt Nam và đưa một số
khuyến nghị để thúc đẩy các DNSX gạch thực hành ECMA.
Từ mục tiêu chung, luận án đặt ra các mục tiêu cụ thể như:
- Đánh giá hiện trạng áp dụng ECMA trong các DNSX gạch
Việt Nam như: thông tin hiện vật, thông tin tiền tệ, phương pháp đo
lường chi phí, tài khoản, sổ sách, báo cáo EC và việc tích hợp EC
vào quyết định kinh doanh;
- Khám phá mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến việc
áp dụng ECMA trong các DNSX gạch Việt Nam;
- Phân tích quan điểm của nhà quản lý về lợi ích của việc áp
3
dụng ECMA trong sự phát triển bền vững;
- Thiết kế hệ thống ECMA phù hợp cho DNSX gạch.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Thông tin hiện vật, thông tin tiền tệ, phương pháp đo lường
chi phí, tài khoản, sổ sách, báo cáo EC và việc tích hợp EC vào quyết
định kinh doanh được phản ánh như thế nào trong hệ thống kế toán
hiện nay của DNSX tại Việt Nam?
- Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA như
thế nào?
- Các nhà quản lý nhận thức như thế nào về lợi ích việc áp
dụng ECMA trong sự phát triển bền vững?
- Hệ thống ECMA nên được thiết lập như thế nào trong
DNSX gạch Việt Nam?
- Những khuyến nghị cho việc áp dụng ECMA trong DNSX
gạch Việt Nam là gì?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là ECMA hay đối tượng nghiên cứu
chính là quá trình thu thập, đo lường và cung cấp thông tin EC. Trong
đó, EC xem xét trong nghiên cứu này chỉ bao gồm chi phí bên trong
(cá nhân) tức là các EC mà doanh nghiệp chịu trách nhiệm chi trả và
ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu tiến hành
chọn mẫu 150 doanh nghiệp được phân bố rộng rãi trên cả 3 miền
Bắc, Trung, Nam. Phiếu điều tra được gửi đến cho 4 đối tượng
(Giám đốc, phó giám đốc, trưởng bộ phận kế toán quản trị và nhà
quản lý môi trường) của các DNSX gạch và kết quả thu được 232
4
phiếu hợp lệ trên tổng 72 doanh nghiệp (chiếm 48% so với quy mô
mẫu và 33,8% so với tổng thể). Đồng thời tác giả cũng tiến hành
phỏng vấn sâu 15 nhà quản trị của doanh nghiệp quy mô vừa và lớn.
* Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Nghiên cứu định lượng
(khảo sát) kết hợp với định tính (phỏng vấn sâu) được thực hiện
trong giai đoạn từ tháng 8/2015 đến tháng 02/2016.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận: Luận án đã thiết lập khung lý thuyết về
ECMA cho các DNSX nói chung và DNSX gạch nói riêng bao gồm
khái niệm ECMA, thông tin EC, phân loại EC, chỉ ra các phương
pháp sử dụng để xác định EC, báo cáo môi trường, chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả môi trường và lợi ích của ECMA.
Về thực tiễn: Luận án đánh giá hạn chế của hệ thống ECMA
tại các DNSX gạch liên quan đến mục tiêu quản lý và kiểm soát EC.
Đồng thời, luận án chỉ rõ các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố đến việc ứng dụng ECMA. Luận án cung cấp các giải pháp
để giúp nhà quản trị doanh nghiệp tính toán các yếu tố môi trường
thiết lập tài khoản EMA, phân loại EC, xây dựng phương pháp đo
lường EC dựa trên hoạt động (ABC) và phương pháp chi phí dòng
vật liệu (MFCA), lập báo cáo EC, thiết kế các chỉ số đánh giá hiệu
quả môi trường. Mặc dù nghiên cứu được thực hiện trong DNSX
gạch song có thể mở rộng cho các lĩnh vực sản xuất khác.
1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.5.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới
a. Lịch sử ra đời và phát triển của kế toán quản trị chi phí môi
trường
b. Các công trình nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng
kế toán quản trị chi phí môi trường
5
1.5.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
1.5.3. Đánh giá chung và tìm ra khoảng trống trong nghiên cứu về
kế toán quản trị chi phí môi trường
Từ việc xem xét và phân tích các nghiên cứu trong và ngoài
nước, luận án đã tìm ra khe hở trong các nghiên cứu về ECMA trước
đó, cụ thể:
(1) Hầu hết các nghiên cứu về kế toán quản trị tại Việt Nam
đã bỏ qua EC hay nói cách khác không xem xét EC gắn với chức
năng quản trị của nó. Nghiên cứu về ECMA xuất hiện rất ít.
(2) Các công trình nghiên cứu ngoài nước chủ yếu hướng
vào phạm vi rộng hơn là EMA. Khía cạnh ECMA được bao hàm
trong EMA hơn là chỉ tập trung vào mình nó. Hơn nữa, các nghiên
cứu ngoài nước mới chỉ đi sâu vào một hoặc một vài khía cạnh về
ECMA mà chưa có một khung lý thuyết toàn diện.
(3) Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trước đó chủ yếu
là phương pháp định tính. Nghiên cứu định lượng về thực hành
ECMA xuất hiện ít đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế mới nổi.
(4) Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ áp dụng ECMA. Song khi chỉ ra các nhân tố, các
nghiên cứu chưa đề cập đến cơ sở lý thuyết cho các nhân tố đó, hoặc
có chỉ ra cơ sở lý thuyết nhưng chưa đầy đủ chỉ là một hay một vài lý
thuyết.
(5) Nghiên cứu về ECMA trong các DNSX gạch tại Việt
Nam là rất hiếm. Đây cũng được coi là khoảng trống của các nghiên
cứu trước, do đó bối cảnh nghiên cứu là một trong những yếu tố tạo
nên tính mới của luận án.
6
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG DOANH NGHIỆP
2.1. Khái niệm về kế toán quản trị chi phí môi trường
ECMA là quá trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin EC
cho quản trị nội bộ nhằm gia tăng lợi ích kinh tế và cải thiện hiệu quả
môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
2.2. Nội dung kế toán quản trị chi phí môi trường
2.2.1. Thông tin trong kế toán quản trị chi phí môi trường
2.2.1.1. Thông tin môi trường hiện vật
ECMA chú trọng đặc biệt vào các thông tin hiện vật liên
quan đến dòng năng lượng, nước, vật liệu và chất thải. Các thông tin
hiện vật được thu thập trong ECMA là cần thiết cho việc xác định
EC và cho phép một tổ chức đánh giá và báo cáo các khía cạnh hiện
vật của hoạt động môi trường. Thông tin hiện vật thu thập được sau
đó có thể được sử dụng để tạo ra các chỉ số môi trường hoạt động
(EPIs), giúp một tổ chức thiết lập các mục tiêu môi trường và báo
cáo hiện trạng môi trường.
2.2.1.2. Thông tin môi trường tiền tệ
Chi phí liên quan đến môi trường trong ECMA không chỉ
bao gồm chi phí bảo vệ môi trường, mà còn là thông tin tiền tệ cần
thiết để quản lý các hoạt động môi trường của tổ chức một cách hiệu
quả như các chi phí tài nguyên thiên nhiên (ví dụ như năng lượng,
nước và các vật liệu sử dụng trở thành chất thải).
2.2.2. Nhận diện chi phí môi trường
2.2.2.1. Căn cứ vào nội dung, công dụng của chi phí gồm: Chi phí
kiểm soát và xử lý chất thải; Chi phí ngăn ngừa và quản lý môi
trường; Giá trị vật liệu tạo ra chất thải; Chi phí chế biến không tạo ra
sản phẩm; Chi phí nghiên cứu và phát triển
7
2.2.2.2. Căn cứ vào mức độ hoạt động: Chi phí hoạt động xử lý ô
nhiễm; Chi phí hoạt động phòng ngừa ô nhiễm; Chi phí hoạt động
các bên liên quan; Chi phí khắc phục hậu quả và tuân thủ quy định
về môi trường.
2.2.2.3. Căn cứ vào hoạt động kiểm soát chất lượng môi trường: Chi
phí phòng ngừa; Chi phí giám sát; Chi phí xử lý chất thải bên trong
doanh nghiệp; Chi phí xử lý chất thải bên ngoài doanh nghiệp.
2.2.2.4. Theo chu kỳ sống của sản phẩm: Chi phí trước giai đoạn sản
xuất; Chi phí trong giai đoạn sản xuất; Chi phí trong giai đoạn phân
phối như chi phí vận chuyển, bao bì (bao bì đóng gói tạo ra chất
thải); Chi phí trong và sau giai đoạn sử dụng.
2.2.2.5. Căn cứ vào phạm vi phát sinh: Chi phí bên trong (Chi phí cá
nhân); Chi phí bên ngoài (Chi phí xã hội)
2.2.2.6. Căn cứ vào cơ cấu có tính tổ chức (mức độ đo lường chi
phí): Chi phí truyền thống (chi phí trực tiếp cho sản xuất); Chi phí
tiềm ẩn; Chi phí không lường trước được; Chi phí uy tín, quan hệ và
hình ảnh của doanh nghiệp
2.2.3. Phương pháp xác định chi phí môi trường
2.2.3.1. Phương pháp truyền thống
Các EC trực tiếp được tập hợp cho từng đối tượng phát sinh
còn các EC gián tiếp liên quan đến nhiều bộ phận, hoạt động gây ra
sẽ tập hợp chung, sau đó tùy thuộc nhu cầu thông tin của nhà quản
trị, khoản chi phí này có thể phân bổ cho các loại sản phẩm, trung
tâm chi phí theo một tiêu thức phân bổ nhất định.
2.2.3.2. Phương pháp xác định chi phí dựa trên hoạt động (ABC)
ABC cố gắng tạo ra thông tin chi phí hữu ích hơn bằng cách
theo dõi EC đến từng sản phẩm dựa trên cơ sở các hoạt động. Vì vậy,
số liệu EC ẩn trong tài khoản chung được nhận diện. Và kết quả là giá
8
cả sản phẩm được thiết lập chính xác hơn đồng thời tổ chức sẽ có cơ
sở tốt hơn để xác định sản phẩm nào cần cắt giảm và vật liệu nào cần
được thay đổi hay quá trình sản xuất nào được điều chỉnh.
2.2.3.3. Phương pháp chi phí chu kỳ sống sản phẩm (LCC)
LCC là phương pháp luận nhằm tăng hiểu biết về tác động
môi trường tiềm tàng đến một hệ thống (sản phẩm, dịch vụ, hoạt
động) và có thể cung cấp thông tin cho việc ra quyết định. Hướng
đến sự phát triển bền vững, LCC có thể cho phép các tổ chức xác
định cơ hội để giảm chi phí từ việc sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực
và kết quả là giảm các tác động môi trường từ sản phẩm và dịch vụ
cung cấp (Norris,2001).
2.2.3.4. Phương pháp kế toán chi phí tổng (TCA)
TCA liên quan đến việc phân tích khía cạnh tài chính toàn
diện được thực hiện trong dài hạn về các khoản chi phí cá nhân (chi
phí nội bộ) và khoản tiết kiệm chi phí của một dự án đầu tư. TCA là
công cụ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định và phân tích mối
quan hệ giữa lợi ích và chi phí của dự án trong doanh nghiệp.
2.2.3.5. Phương pháp kế toán chi phí đầy đủ (FCA)
Từ một góc độ môi trường, kế toán chi phí đầy đủ có thể
được xem như là một phương pháp được sử dụng để đo lường không
chỉ chi phí nội bộ mà còn các yếu tố môi trường bên ngoài được tạo
ra bởi hoạt động kinh doanh của tổ chức. FCA được vận dụng để
định giá bán đầy đủ của sản phẩm nhằm phản ánh chi phí thực tế của
chúng bởi tất cả chi phí xã hội và cá nhân liên quan đến sản phẩm
được bao gồm trong giá của sản phẩm.
2.2.3.6. Phương pháp kế toán chi phí dòng vật liệu (MFCA)
Phương pháp MFCA sẽ thúc đẩy tăng tính minh bạch của
các hoạt động sử dụng vật liệu thông qua sự phát triển một mô hình
9
dòng vật liệu nhằm theo dõi và xác định số lượng và dòng vật liệu
trong một tổ chức cả thước đo hiện vật và tiền tệ. Những thông tin
này cho phép nhà quản lý tìm kiếm cơ hội nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng vật liệu và năng lượng, giảm tác động môi trường, ứng dụng
công nghệ và kỹ thuật sản xuất sạch hơn.
2.2.4. Báo cáo chi phí môi trường và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
môi trường
2.2.4.1. Báo cáo chi phí môi trường
Báo cáo EC mang lại nhiều lợi ích như: Giúp kiểm soát chi
phí; Cung cấp thông tin để tổ chức thực hiện trách nhiệm môi
trường; Thiết lập hay xem lại các chính sách, mục tiêu và kế hoạch
hành động về môi trường; Tạo động lực để quản lý hoạt động môi
trường từ nhà quản trị đến nhân viên:
2.2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường
Các thông tin trên báo cáo EC sẽ giúp tạo ra các chỉ số hiệu
quả môi trường (EPI) nhằm đo lường kết quả và đưa ra những cải
tiến liên tục liên quan đến các mục tiêu môi trường được thiết lập.
Các tổ chức có thể xem xét EPI trong thước đo tiền tệ (EPI tiền tệ) và
thước đo hiện vật (EPI hiện vật).
2.3. Lợi ích của kế toán quản trị chi phí môi trường
2.3.1. ECMA khắc phục nhược điểm của kế toán quản trị chi phí
truyền thống
2.3.2. ECMA giúp tiết kiệm chi phí, kiểm soát chi phí
2.3.3. ECMA giúp thẩm định dự án đầu tư
2.3.4. ECMA giúp đánh giá hiệu quả hoạt động môi trường
2.3.5. ECMA giúp nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp
2.4. Kế toán quản trị chi phí môi trường tại một số quốc gia
10
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu
3.1.1. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên cơ sở bốn lý thuyết là Lý thuyết thể chế, Lý thuyết
hợp pháp, Lý thuyết bên liên quan và Lý thuyết bất định, các giả
thuyết nghiên cứu gồm:
Giả thuyết 1: Áp lực cưỡng chế của chính phủ có mối quan
hệ thuận chiều với mức độ áp dụng ECMA trong các DNSX gạch tại
Việt Nam.
Giả thuyết 2: Áp lực quy phạm có mối quan hệ thuận chiều
với mức độ áp dụng ECMA trong các DNSX gạch tại Việt Nam.
Giả thuyết 3: Áp lực bắt chước có mối quan hệ thuận chiều
với mức độ áp dụng ECMA trong các DNSX gạch tại Việt Nam.
Giả thuyết 4: Áp lực cộng đồng dân cư có mối quan hệ thuận
chiều với mức độ áp dụng ECMA trong các DNSX gạch tại Việt Nam.
Giả thuyết 5: Áp lực bên liên quan có mối quan hệ thuận
chiều với mức độ áp dụng ECMA trong các DNSX gạch tại Việt Nam.
Giả thuyết 6: Chiến lược môi trường tích cực có mối quan hệ
thuận chiều với mức độ áp dụng ECMA trong các DNSX gạch tại
Việt Nam.
Giả thuyết 7: Nhận thức của nhà quản trị về tính không chắc
chắn của môi trường có mối quan hệ thuận chiều với mức độ áp
dụng ECMA trong các DNSX gạch tại Việt Nam.
3.1.2. Mô hình nghiên cứu
Luận án phát triển mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác
động đến mức độ áp dụng ECMA như sau:
11
Sơ đồ 3.1. Mô hình nghiên cứu
Phương trình nghiên cứu:
Y = a0 + a1X1 + a2X2 + a3X3 + a1X4 + a2X5 + a3X6 + a1X7 + ε
Trong đó:
Y: Mức độ áp dụng ECMA của doanh nghiệp
X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7: Lần lượt là các nhân tố ảnh hưởng
đến mức độ áp dụng ECMA.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Tùy thuộc vào mục đích khác nhau mà có nhiều dạng nghiên
cứu định tính và định lượng được kết hợp với nhau (Nguyễn Văn
Thắng, 2013, tr.255). Trong luận án này, thiết kế nghiên cứu kết hợp
định tính với định lượng được thể hiện theo hai dạng:
- Dạng thứ nhất là nghiên cứu định tính nhằm giúp giải thích
Áp lực của chính phủ
Áp lực quy phạm
Áp lực bắt chước
Mức độ áp dụng
ECMA
Áp lực bên liên quan
Chiến lược môi trường
Áp lực cộng đồng dân cư
Nhận thức của nhà quản trị
12
kết quả nghiên cứu định lượng khi mà con số trong nghiên cứu định
lượng khó giải thích. Dạng này để giải quyết cho mục tiêu nghiên
cứu đầu tiên là đánh giá mức độ áp dụng ECMA hiện nay trong các
DNSX gạch Việt Nam.
- Dạng thứ hai là nghiên cứu định tính và định lượng thực
hiện song song. Dạng này được đề xuất để phục vụ cho mục tiêu
nghiên cứu tiếp theo là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp
dụng ECMA trong DNSX gạch Việt Nam.
3.2.1. Thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu định tính
3.2.1.1. Thu thập dữ liệu
Nghiên cứu thu thập dữ liệu định tính từ việc sử dụng
phương pháp phỏng vấn sâu để giải quyết 2 mục tiêu nghiên cứu là
xem xét hiện trạng ECMA trong DNSX gạch và khám phá nhân tố
ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA. Kế toán quản trị, nhà quản
lý môi trường và ban giám đốc doanh nghiệp đều là đối tượng được
quan tâm đặc biệt trong nghiên cứu này bởi vì việc phân tích những
khía cạnh liên quan đến quan điểm của các nhà quản lý khác nhau sẽ
có ích trong việc phát hiện những yếu tố tiềm năng liên quan đến
việc áp dụng ECMA. Số lượng nhà quản lý được phỏng vấn là 15
người, bao gồm 4 Giám đốc, 3 Phó giám đốc, 4 Trưởng bộ phận kế
toán quản trị và 4 Nhà quản lý môi trường. Độ dài trung bình về kinh
nghiệm làm việc của đối tượng phỏng vấn là 7,2 năm với thời gian
dài nhất là 12 năm và thời gian ngắn nhất là 4 năm.
3.2.1.2. Xử lý và phân tích dữ liệu
Các dữ liệu định tính được xử lý và phân tích theo các bước
sau (Nguyễn Văn Thắng, 2013):
Bước 1: Tổng hợp các dữ liệu vào file word.
Bước 2: Xác định các từ khóa quan trọng.
13
Bước 3: Tạo file excel để nhập và xử lý dữ liệu phỏng vấn.
3.2.2. Thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu định lượng
3.2.2.1. Thu thập dữ liệu
Gửi phiếu điều tra là phương pháp được sử dụng để thu thập
dữ liệu định lượng nhằm nắm bắt được quan điểm của người tham
gia giúp đánh giá mức độ áp dụng ECMA, khám phá các nhân tố ảnh
hưởng đến việc áp dụng ECMA và phân tích quan điểm nhà quản trị
về lợi ích của việc áp dụng ECMA. Quá trình thu thập dữ liệu định
lượng trải qua các bước sau:
- Thiết kế phiếu khảo sát: Các câu hỏi được thiết kế xoay
quanh các chủ đề khác nhau nhằm làm rõ mục tiêu nghiên cứu. Bảng
câu hỏi khảo sát được phân chia thành 3 phần. Phần 1 đề cập đến
thông tin cá nhân của đối tượng khảo sát, phần 2 đưa ra câu hỏi về
thông tin chung của doanh nghiệp và phần 3 là nghiên cứu về
ECMA.
- Chọn mẫu khảo sát: Nghiên cứu lựa chọn phương pháp
chọn mẫu theo cụm và hoàn toàn đảm bảo tính đại diện, điển hình
cho tổng thể. Các DNSX gạch lựa chọn cho nghiên cứu này có sự
khác nhau về quy mô hoạt động để phản ánh sự đa dạng và có sự
đánh giá đầy đủ hơn.
- Cách thức gửi và thu thập phiếu khảo sát:
Cách 1: Tác giả gửi phiếu khảo sát trực tiếp đến các nhà
quản lý tại các DNSX gạch và thu lại trực tiếp sau khi hoàn thành.
Cách 2: Phiếu khảo sát online sau khi được thiết kế qua công
cụ Google Docs được gửi đến email của các nhà quản lý doanh
nghiệp. Các phiếu khảo sát trả lời online được cập nhật tự động vào
bảng tổng hợp.
3.2.2.2. Xử lý và phân tích dữ liệu
14
a. Xử lý dữ liệu
Các phiếu khảo sát sau khi thu thập, được kiểm tra lại nhằm
loại bỏ những phiếu khảo sát không hợp lệ. 232 phiếu hợp lệ được
đánh theo số thứ tự và lần