Hiện nay, việc thống kê các loài Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) chưa được thực
hiện đầy đủ, việc khai thác và buôn bán LSNG chưa được quản lý chặt chẽ, các loại
LSNG bị khai thác tự do trong thiên nhiên, thị trường buôn bán tự phát, lượng lớn
LSNG xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc ở dạng nguyên liệu thô, các địa
phương ít quan tâm đến việc bảo tồn và phát triển những loài LSNG giá trị. Tất cả
những vấn đề trên đã làm nguồn tài nguyên LSNG ở nhiều vùng miền núi ngày
càng cạn kiệt, làm mức độ phụ thuộc vào rừng của người dân địa phương sống
trong các Vườn Quốc gia (VQG) và các Khu bảo tồn (KBT) ngày càng lớn, tài
nguyên rừng ngày càng cạn kiệt, cơ hội cải thiện đời sống, phát triển kinh tế ở các
vùng miền núi càng hiếm hoi và khó khăn hơn.
27 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 5532 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tăt Luận án Nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ ở khu vực vườn quốc gia Pù Mát nhằm đề xuất các giải pháp khai thác và phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
ĐÀO THỊ MINH CHÂU
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC
NGHIÊN CỨU LÂM SẢN NGOÀI GỖ Ở KHU VỰC VƯỜN
QUỐC GIA PÙ MÁT NHẰM ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số: 62 42 01 11
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Minh Hợi
PGS.TS. Trần Huy Thái
Hà Nội – 2016
b
Luận án được hoàn thành tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật –
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Trần Minh Hợi
2. PGS. TS. Trần Huy Thái
Người phản biện 1: PGS. TS. Trần Thế Bách
Người phản biện 2: PGS.TS. Trần Đình Thắng
Người phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Trung Thành
Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Viện; họp tại Hội trường
tầng 6 - Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam; Vào hồi 8 giờ 30 phút, ngày 2 tháng 3 năm 2016.
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam,
Thư viện Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Hiện nay, việc thống kê các loài Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) chưa được thực
hiện đầy đủ, việc khai thác và buôn bán LSNG chưa được quản lý chặt chẽ, các loại
LSNG bị khai thác tự do trong thiên nhiên, thị trường buôn bán tự phát, lượng lớn
LSNG xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc ở dạng nguyên liệu thô, các địa
phương ít quan tâm đến việc bảo tồn và phát triển những loài LSNG giá trị... Tất cả
những vấn đề trên đã làm nguồn tài nguyên LSNG ở nhiều vùng miền núi ngày
càng cạn kiệt, làm mức độ phụ thuộc vào rừng của người dân địa phương sống
trong các Vườn Quốc gia (VQG) và các Khu bảo tồn (KBT) ngày càng lớn, tài
nguyên rừng ngày càng cạn kiệt, cơ hội cải thiện đời sống, phát triển kinh tế ở các
vùng miền núi càng hiếm hoi và khó khăn hơn.
Ngoài giá trị kinh tế, LSNG còn một giá trị khác cũng rất quan trọng, đó là giá
trị về mặt sinh thái. Khai thác gỗ sẽ gây tổn hại lớn đến cấu trúc của rừng, trong khi
đó, sự thu hái LSNG sẽ không hoặc ít làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng, mà còn
mang lại thu nhập thường xuyên hơn cho người dân sống gần rừng.
Từ khi VQG Pù Mát được thành lập, gỗ và động vật hoang dã được quản lý
chặt chẽ hơn nên người dân địa phương tập trung vào khai thác LSNG, các loại cây
thuốc, song mây, mật ong, hương liệu,... bị khai thác ngày càng nhiều để bán cho
thương lái đưa sang Trung Quốc. Khai thác liên tục nhiều năm khiến LSNG trong
rừng ngày càng cạn kiệt. Đề tài “Nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ ở khu vực VQG Pù
Mát nhằm đề xuất các giải pháp khai thác và phát triển bền vững” được thực hiện
nhằm đánh giá tài nguyên LSNG và đề xuất các biện pháp bảo tồn, phát triển
LSNG ở vùng miền Tây Nghệ An.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án
Nghiên cứu thành phần loài và giá trị của LSNG; hiện trạng khai thác, quản
lý LSNG ở VQG Pù Mát nhằm đề xuất các giải pháp phù hợp cho bảo tồn, khai
thác và phát triển bền vững tài nguyên LSNG.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án
Ở vùng miền núi Tây Nghệ An nói chung và VQG Pù Mát nói riêng chưa có
nghiên cứu thống kê các loài LSNG theo 6 nhóm như tài liệu Lâm sản ngoài gỗ
Việt Nam; chưa có đánh giá các tác động của hoạt động khai thác, buôn bán và
quản lý lên tài nguyên LSNG; chưa thống kê các loài có giá trị, các loài nguy cấp,
các loài có khả năng phát triển,... để có kế hoạch bảo tồn và phát triển trong vùng
nghiên cứu. Nghiên cứu này sẽ thực hiện các nhiệm vụ trên để góp phần thực hiện
“Đề án phát triển kinh tế xã hội miền Tây Nghệ An” đã được Chính phủ phê duyệt
tháng 12/2013 và "Đề án quốc gia về Bảo tồn và phát triển LSNG, giai đoạn 2006 -
2020".
2
Từ danh lục các loài LSNG, 3 loài trong họ Gừng (Zingiberacae) của VQG Pù
Mát được lựa chọn và lần đầu được nghiên cứu về thành phần hóa học của tinh dầu.
4. Những điểm mới của đề tài luận án
Lần đầu tiên các loài thực vật bậc cao có mạch ở khu vực VQG Pù Mát được
thống kê, lập danh lục theo các nhóm Lâm sản ngoài gỗ, gồm 1508 loài, thuộc
741 chi, 182 họ trong 6 ngành thực vật bậc cao có mạch; bổ sung 245 loài vào
danh lục thực vật làm thuốc và 216 loài cây có ích khác vào danh lục các nhóm
LSNG của VQG Pù Mát.
Thành phần hóa học của tinh dầu ba loài trong họ Gừng ở VQG Pù Mát:
Etlingera yunnanensis (T.L. Wu & S.J. Chen) R.M. Sm.; Hornstedtia sanhan
M. Newman và Siliquamomum tonkinense Baill. lần đầu được nghiên cứu.
Đánh giá về các yếu tố tác động lên tài nguyên LSNG như hiện trạng khai thác,
quản lý, buôn bán LSNG, từ đó xác định các vấn đề cần khắc phục để đề xuất
các biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững LSNG ở Miền tây Nghệ An.
5. Bố cục của luận án
Toàn bộ báo cáo luận án gồm 113 trang, trong đó:
Mở đầu 3 trang
Chương 1. Tổng quan tài liệu 28 trang
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 5 trang
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 75 trang
Kết luận và kiến nghị 2 trang
Phần đính kèm báo cáo luận án gồm 98 trang
Tài liệu tham khảo 6 trang
Danh lục các công trình nghiên cứu liên quan 2 trang
Phụ lục 1: Danh lục các loài LSNG ở VQG Pù Mát 64 trang
Phụ lục 2: Ảnh các loài LSNG quí, hiếm ở VQG Pù Mát 10 trang
Phụ lục 3: Sắc ký đồ của tinh dầu các loài nghiên cứu 8 trang
Phụ lục 4: Bảng câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình 3 trang
Phụ lục 5: Bảng gợi ý phỏng vấn bán cấu trúc 5 trang
3
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. 1. Khái niệm và phân loại Lâm sản ngoài gỗ
1.1.1. Khái niệm Lâm sản ngoài gỗ
Hiện nay, trên thế giới có nhiều khái niệm khác nhau về Lâm sản ngoài gỗ,
khái niệm này không chỉ thay đổi theo tác giả, tổ chức mà còn thay đổi theo thời
gian. Theo nhiều nhà khoa học và quản lý lâm nghiệp ở Việt Nam thì dù có nhiều
định nghĩa về LSNG, nhưng để phù hợp với các nước trong khu vực, Việt Nam nên
sử dụng định nghĩa LSNG đã được thống nhất trong hội nghị các chuyên gia về
LSNG của các nước vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Trong hội nghị này, khái
niệm LSNG như sau: LSNG bao gồm tất cả các sản phẩm cụ thể, có thể tái tạo,
ngoài gỗ củi và than, được khai thác từ rừng, đất rừng hoặc từ các cây thân gỗ. Vì
vậy, các sản phẩm như cát, đá, nước, du lịch sinh thái không phải là các LSNG.
Từ hội nghị này, nhiều tác giả cũng thống nhất: những lợi ích gián tiếp mà
rừng mang lại như củi, than gỗ, và những dịch vụ trong rừng như săn bắn, giải trí,
du lịch sinh thái, hấp thụ khí nhà kính, bảo tồn đa dạng sinh học, cải tạo đất,... gọi
là dịch vụ môi trường rừng. Cho đến nay vẫn chưa có hệ thống phân loại LSNG
thật sự hợp lý và thống nhất, trên thế giới hiện đang tồn tại nhiều cách phân loại
LSNG khác nhau. Ở Việt Nam, trong một thời gian dài, lâm sản được chia thành
hai loại: lâm sản chính (gỗ), và “lâm sản phụ” (sản phẩm ngoài gỗ). Từ năm 1961,
lâm sản phụ được thay bằng thuật ngữ “đặc sản rừng” và từ cuối thế kỷ XX, cả hai
thuật ngữ trên được thay thế bằng một thuật ngữ mới “Lâm sản ngoài gỗ”.
1.1.2. Phân loại Lâm sản ngoài gỗ
Có rất nhiều loại LSNG khác nhau đã được điều tra, phát hiện và khai thác
sử dụng, chính vì vậy việc phân loại chúng là rất cần thiết. Có nhiều quan điểm
khác nhau để phân loại LSNG, như: Phân loại theo hệ thống tài nguyên thực vật,
phân loại theo hình dạng thân cây, phân loại theo giá trị sử dụng,...
Phân loại LSNG theo nhóm giá trị sử dụng là phân chia các loại LSNG khác
nhau không kể về nguồn gốc trong hệ thống sinh, dạng thân, nơi phân bố,... mà
những loài có cùng giá trị sử dụng được xếp vào cùng một nhóm. Ưu điểm của
phương pháp này là đơn giản, dễ áp dụng và dễ nhớ, có thể xác định nhanh trữ
lượng từng loại sản phẩm trong một lâm phần; tìm loài thay thế sản phẩm hoặc lựa
chọn loài kinh doanh phù hợp cho từng địa phương. Nhưng nhược điểm là chưa
chú trọng tới đặc điểm sinh học của các loài nên kỹ năng nhận biết các loài gặp
nhiều khó khăn. Một số loài có nhiều công dụng khi phân loại sẽ bị trùng vào nhiều
nhóm.
4
Trong cuốn LSNG Việt Nam xuất bản năm 2007, các tác giả đã chia các
LSNG thành 6 nhóm: Nhóm cây có sợi; Nhóm cây làm thực phẩm: Gồm rau, củ và
quả; Nhóm cây thuốc; Nhóm cây cho dầu và nhựa: bao gồm tinh dầu, dầu béo,
nhựa dầu và nhựa; Nhóm cây cho tanin, thuốc nhuộm; Nhóm cây cảnh, cây hoa và
cây bóng mát... Cách phân loại này chỉ mang tính tương đối vì công dụng của lâm
sản luôn có sự thay đổi, một số sản phẩm có thể phân vào nhiều nhóm khác nhau
tuỳ nơi, tuỳ lúc, không cố định, và biến đổi theo địa phương.
1.2. Tình hình nghiên cứu về LSNG
1.2.1. Tình hình nghiên cứu LSNG trên thế giới
LSNG trên thế giới rất đa dạng và phong phú, đặc biệt là ở các nước nhiệt đới,
nơi tập trung sự giàu có của hệ sinh thái, trong đó các nước Đông Nam Á đã nắm
giữ một phần năm diện tích rừng nhiệt đới của thế giới.
Việc nghiên cứu về LSNG đã và đang là vấn đề được quan tâm chú ý ở nhiều
nước trên thế giới, nhất là ở những nước có rừng nhiệt đới. Có khá nhiều công trình
khoa học nghiên cứu về LSNG từ rất sớm, như các công trình nghiên cứu của
Chopra, R. N. và cộng sự (1956) về thực vật làm thuốc ở Ấn Độ. Nghiên cứu của
W. L. Ackerman về Crataegus sp. hay của Akhtar Husain và các cộng sự về các
cây có chứa tinh dầu ở Ấn Độ. Giai đoạn1990s cũng đã có nhiều nghiên cứu về tinh
dầu như của D. J. Charles, J. E.Simon, M. P.Widrlechner, N. K Singl.
Ở khu vực Đông Nam Á cũng đã có rất nhiều công trình của các tác giả về
LSNG từ thập kỷ 1990 đăng trong “Tài nguyên thực vật Đông Nam Á”, như các tác
giả: R. C. K. Chung & Purwaningsh, C. C. De Guzman & R. A. Reglos, Diah
Sulistiarini, M. Flach & F. Rumawas, M. Flash & J. S. Siemonsma, ... Những
nghiên cứu này đã quan tâm nhiều đến các loài cây cho tinh dầu, dầu béo, cây làm
thuốc, các loài phong lan và các loài cây cho sợi như song, mây, tre, nứa.
Ngoài ra còn có nhiều công trình lớn nghiên cứu về LSNG của các nhóm tác
giả như: H. de Beer Jenne và cộng sự (1989), Virgilio de La Cruz và cộng sự (1989),
Nepstad và cộng sự (1992), French và cộng sự (1996), Brockhoven (1996), Leakey
và cộng sự (1996), Taylor (1996), Vorhies (1997), Wollenberg và cộng sự (1998),
Agarwal (1999)... và FAO đã tổ chức rất nhiều hoạt động thúc đẩy nghiên cứu và
chia sẻ thông tin về LSNG liên tục từ năm 1991 đến nay.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về LSNG ở Việt Nam
Nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ ở nước ta rất phong phú và đa dạng, có
nhiều loài có giá trị cao, số loài cây làm thuốc chiếm tới 22% tổng số loài thực vật
Việt Nam, có khoảng trên 600 loài cây cho tinh dầu, gần 600 loài cho tanin, nhiều
loài khác cho dầu béo, nhựa, cây cảnh, hoa cảnh,.... Bên cạnh đó, còn có khoảng
0,789 triệu ha rừng tre nứa tự nhiên, 0,702 triệu ha rừng tre xen gỗ và 73.516ha rừng
5
tre nứa trồng với trên 4 tỷ cây, Thông nhựa có 194.721ha, Quế có 61.820ha, Hồi có
14.133ha.
Ở nước ta, nghiên cứu về LSNG được bắt đầu từ khi người Pháp thiết lập
được chính quyền thực dân ở Đông Dương. Sau khi Kháng chiến chống Pháp năm
1954, Bộ Nông - Lâm và trường Đại học Nông Lâm đã có nhiều nghiên cứu về
LSNG, trong đó có “Lâm sản phụ” của Lê văn Giai (1956), “Trích nhựa thông”
của Đào Xuân Mai (1958),... các nghiên cứu gây trồng Cánh kiến đỏ, Cánh kiến
trắng, cây thuốc, công nghệ chế biến, gia công Cánh kiến đỏ, chế biến nhựa
Thông...
Từ cuối những năm 1990, LSNG được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn ở
nước ta nhờ giá trị và tiềm năng to lớn của nó. Trong các loại LSNG, dược liệu là
đối tượng được nghiên cứu nhiều nhất, có nhiều công trình lớn về cây thuốc, đóng
góp lớn cho y học quốc gia và quốc tế. Các nghiên cứu về LSNG khác còn rời rạc,
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, chưa tương xứng với tiềm năng của
LSNG ở nước ta. Dù vậy, vẫn có một số công trình có ý nghĩa như: “Tài nguyên
thực vật chứa tinh dầu ở Việt Nam” của Lã Đình Mỡi và cộng sự (2001, 2002),
"1900 loài cây có ích ở Việt Nam” của Trần Đình Lý và nnk (1993), về “Tài
nguyên tre Việt Nam” của Nguyễn Tử Ưởng và nnk (1995), về “Cây cỏ có ích ở
Việt Nam” của Võ Văn Chi và Trần Hợp,...
1.2.3. Các nghiên cứu về LSNG tại vùng Miền Tây Nghệ An
Ở vùng miền tây Nghệ An, có khá nhiều nghiên cứu về cây thuốc và cách sử
dụng cây thuốc chữa bệnh, một số nghiên cứu về đa dạng thực vật và các cây có
tích, có một vài nghiên cứu khác về LSNG ở qui mô nhỏ. Thống kê từ các nghiên
cứu đã công bố cho thấy, có 1509 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 182 họ là
cây có ích. Trong đó, cây thuốc có 1105 loài, cây lấy gỗ có 426 loài, cây ăn được
có 367 loài.
1.3. Giá trị của Lâm sản ngoài gỗ
Theo FAO (1997), 80% dân số của các nước đang phát triển sử dụng LSNG
để đáp ứng cho các như cầu sức khỏe và dinh dưỡng, ít nhất 30 triệu người ở các
nước Đông Nam Á sống chủ yếu dựa vào các LSNG từ rừng tự nhiên. Hiện nay,
LSNG được quan tâm và nghiên cứu rất nhiều ở những nước này, nơi mà chúng
được đánh giá là có giá trị cao hơn gỗ, đặc biệt là ở các nước như Inđônêxia, Thái
Lan, Philipine, Malaixia... Bên cạnh đó, các nước như Hồng Kông, Singapo, Đài
Loan... không có nhiều tài nguyên LSNG nhưng họ đã thu lợi rất nhiều nhờ việc
chế biến LSNG.
LSNG còn có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng và
mang lại công ăn việc làm cho hàng triệu người dân nông thôn, miền núi. Nhưng
cho tới nay, LSNG vẫn chưa phát huy được tiềm năng to lớn của nó, chưa đóng góp
ý nghĩa và xứng đáng cho sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương cũng như
6
của cả quốc gia. Theo đề án phát triển lâm nghiệp Việt Nam 2006-2020, định
hướng phát triển LSNG của Việt Nam đến năm 2020, LSNG trở thành một trong
những ngành hàng sản xuất chính, chiếm trên 20% tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp,
giá trị LSNG xuất khẩu tăng bình quân 15-20%, thu hút khoảng 1,5 triệu lao động,
thu nhập từ LSNG chiếm 15-20% trong kinh tế hộ gia đình nông thôn.
Bên cạnh đó, LSNG còn mang lại cho người dân nguồn thu nhập thường
xuyên hơn, ít đầu tư, ngắn ngày... dễ dàng để người dân các vùng miền núi nghèo
có thể có cơ hội để phát triển và khai thác tốt các loại sản phẩm này. Đây cũng có
thể là một hình thức làm kinh tế để người dân địa phương "lấy ngắn nuôi dài" khi
họ đầu tư vào trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.
1.4. Một số đặc điểm của các chi lựa chọn nghiên cứu tinh dầu trong họ Gừng
1.4.1. Đặc điểm nhận biết các chi lựa chọn nghiên cứu tinh dầu
Chi: Etlingera Giseke – Ét ling: Cây to cao khoảng 4-5m. Cụm hoa mọc từ
thân rễ, dạng bông hay đầu, xếp theo vòng cầu đồng tâm trên một đế phẳng, thường
có vài hoa nở đồng thời xòe ra. Cánh môi dạng lưỡi dài. Thường sống ở ven rừng,
ven suối, sườn đồi nơi ẩm. Trên thế giới có khoảng 70 loài, Việt Nam có 5 loài.
Chi: Hornstedtia Retz. – Giả sa nhân: Cây thảo cao 1-2(4)m. Cụm hoa mọc từ
thân rễ, gần gốc thân giả, hình trứng hay thoi, cuống cụm hoa ngắn. Các lá bắc xếp
lợp, những lá bắc ở dưới và ngoài cùng dày, bất thụ, mầu đỏ, lá bắc hữu thụ ở phía
trên, chứa 1 hoa. Quả nang gần hình cầu, gần như 3 góc, nhẵn, mở đến gần gốc.
Mọc nơi đất ẩm, ven đường mòn, ven suối, bờ đá ẩm. Việt Nam có 1 loài.
Chi: Siliquamomum Baill. – Sa nhân giác: Cây thảo cao 1-2m. Cụm hoa
chùm, trên ngọn thân có lá, hoa thưa. Hoa đẹp có cuống dài, gần đầu có khớp. Quả
nang dài dạng quả cải, dài gấp nhiều lần rộng. Thường mọc ở các sườn núi ẩm ở độ
cao 800-1500m. Trên thế giới có 2 loài, Việt Nam mới phát hiện 1 loài..
1.4.2. Các nghiên cứu về tinh dầu trong một số đại diện của họ Gừng
Các thành phần chính của tinh dầu thân, lá, rễ, thân rễ, hoa, vỏ quả và hạt) của
5 loài riềng trong nghiên cứu của Trịnh Đình Chính (1995) gồm: zerumbon, các
monoterpen như α–pinen, β-pinen, một số monoterpen alcohol, sesquiterpen hoặc
dẫn xuất của chúng. Trên Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, có nhiều nghiên
cứu về tinh dầu của các loài trong họ Gừng được công bố, như của Đặng Văn Hoài,
Olivier Duval, Pascal Richomme, Marie Lavault, Nguyễn Thị Hữu, Trần Công
Luận, Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Thu Hoa,... cho thấy, thành phần tinh dầu
trong dịch chiết củ các loài họ Gừng có cấu trúc 3,5-dihydroxy-1,7-bis(4-
hydroxyphenyl) heptane và những dẫn chất của chúng có hoạt tính kháng ung thư.
Ở cả Việt Nam và trên thế giới, các nghiên cứu về tinh dầu của các loài trong
chi Etling (Etlingera Giseke), chi Giả sa nhân (Hornstedtia Retz.) và chi Sa nhân
giác (Siliquamomum Baill.) đều còn ít. Với chi Siliquamomum Baill. mới chỉ có
7
nghiên cứu về tinh dầu của B.V.Thanh và N.Q. Bình về thành phần hóa học tinh
dầu thân của Siliquamomum tonkinense thu tại VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Thân của loài này chứa 0,37% tinh dầu (hàm lượng khô), với 42 hợp chất từ tinh
dầu thân (chiếm 96,18%). Các thành phần chính là: 1,8 cineol (31,78%), E,E-
farnesol (10,62%), Myrtenal (8,10%), Borneol (6,64%), β-pinen (5,21%), γ-
terpinen (4,82%), o-cymen (3,89%), 7-epi-α-selinen (2,20%), α-terpineol (2,14%).
Với chi Etlingera, đã có một vài nghiên cứu từ Malaysia và Trung Quốc về thành
phần tinh dầu và khả năng kháng khuẩn của chúng ở của năm loài trong chi
Etlingera thu từ Borneo.
1.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng nghiên cứu
Vườn Quốc Gia Pù Mát nằm gọn trong dải Truờng Sơn Bắc, ở phía Tây Nam
tỉnh Nghệ An, trên độ cao khoảng từ 100 đến 1.841m, trong đó khu vực có độ cao
lớn nhất tạo nên dải núi chính, nằm ở phía Nam VQG, hình thành đường biên giới
dài 61,5 km giữa Việt Nam và Lào. Địa hình nhìn chung là dốc, thổ nhưỡng khô
cằn và có rất ít vùng bằng phẳng, đáy thung lũng là 4 con sông lớn Khe Thơi, khe
Bu, Khe Choang và Khe Khặng, thường có lũ bất thường và có thể cạn khô vào
mùa kiệt. Có một số vùng đất thấp bên bờ Khe Thơi và Khe Khặng nên thường có
dân cư tập trung, thậm chí cả trong vùng lõi. VQG Pù Mát nằm trong vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc và Tây Nam. Các
yếu tố khí hậu mang tính chất phân cực mạnh, hình thành hai mùa rõ rệt.
VQG Pù Mát hiện đang lưu giữ một diện tích rừng rất lớn, lớn nhất miền Bắc
nước ta so với các khu rừng đặc dụng khác, với diện tích vùng lõi là 94.804.4ha
(trong đó rừng giàu chiếm 20.716ha và rừng trung bình chiếm 24.650ha); vùng
đệm có diện tích khoảng 86.000 ha, trải rộng trên lâm phần 3 huyện miền núi (Anh
Sơn, Con Cuông và Tương Dương), trong đó 94% diện tích đang còn rừng che phủ
và khoảng 22% là rừng nguyên sinh. Diện tích rừng vùng lõi - còn gọi là phần rừng
đặc dụng - do Vườn quốc gia quản lý; phần diện tích vùng đệm do công ty lâm
nghiệp, chính quyền một số xã và người dân quản lý. Diện tích này nằm giáp ranh
với rừng đặc dụng, gần các vùng dân cư nên đây cũng là nơi chịu sự tác động mạnh
mẽ của người dân địa phương.
Tổng số loài thực vật bậc cao có mạch đã thống kê được là 2494, thuộc 931
chi của 202 họ (có số loài thực vật lớn nhất trong các VQG hiện nay ở Việt Nam).
Hiện nay, trong vùng đệm VQG Pù Mát đang có rất nhiều dân cư sinh sống,
gồm 16 xã, 111 thôn bản, trên 17.000 hộ dân với khoảng 93.500 người [10], tốc độ
gia tăng dân số 2,6% mỗi năm, đa số dân cư hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp,
trong khi đó diện tích đất canh tác ngày càng hạn chế do sự nghèo kiệt nhanh chóng
của các vùng đất dốc, do biến đổi khí hậu, hạn hán và thiếu nước canh tác.
8
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loài LSNG có nguồn gốc từ thực vật
bậc cao có mạch phân chia thành 6 nhóm theo của tài liệu “Lâm sản ngoài gỗ Việt
Nam”, 2004.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Vùng nghiên cứu được chọn là vùng lõi và vùng đệm của VQG Pù Mát, tỉnh
Nghệ An.
2. 2. Nội dung nghiên cứu
1. Lập danh lục, đánh giá sự đa dạng của LSNG ở khu vực VQG Pù Mát;
2. Lựa chọn 3 loài trong họ Gừng (Zingiberaceae) ở VQG Pù Mát để nghiên cứu
về thành phần tinh dầu.
3. Đánh giá h