Tóm tắt Luận án Nghiên cứu một số biện pháp kiểm soát tâm lý trước thi đấu của vận động viên bắn súng trẻ Thành phố Hồ Chí Minh

Bắn súng là một trong các môn thể thao mũi nhọn của ngành thể thao Việt Nam. Bắn súng đã dành nhiều thứ hạng cao tại các đấu trường khu vực, châu lục và quốc tế, từ đó khẳng định vị thế của môn thể thao này. Bắn súng là môn thể thao đòi hỏi độ chính xác rất cao nên cần phải quan tâm đến từng chi tiết nhỏ. Thành tích thi đấu của môn bắn súng là sự phối hợp các mặt kỹ thuật, chiến thuật, thể lực và tâm lý. Trong các cuộc thi đòi hỏi các vận động viên phải nỗ lực rất lớn, đặc biệt là về mặt tâm lý mới có thể nâng cao được thành tích. Trong huấn luyện cũng như trong tập luyện thường thấy các vận động viên trong thi đấu vẫn chưa thể hiện được khả năng vốn có của mình. Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân rất quan trọng là trạng thái tâm lý của VĐV. Thành tích thi đấu của vận động viên bắn súng phụ thuộc nhiều vào khả năng kiểm soát trạng thái tâm lý của bản thân để có được trạng thái tâm lý ổn định. Vì vậy huấn luyện tâm lý là một bộ phận cần thiết và không thể tách rời quá trình đào tạo vận động viên thể thao. Trong những năm gần đây, lĩnh vực huấn luyện và thi đấu thể thao ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề kiểm soát tâm lý trong tập luyện và thi đấu của các vận động viên còn ít quan tâm. Bên cạnh đó, Môn bắn súng cũng chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về các biện pháp tác động để kiểm soát tâm lý trước thi đấu cho VĐV bắn súng trẻ TP.HCM nhằm nâng cao thành tích thi đấu của các vận động viên ngày càng tốt hơn. Đó là lý do để chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu một số biện pháp kiểm soát tâm lý trước thi đấu của vận động viên bắn súng trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.”

docx59 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu một số biện pháp kiểm soát tâm lý trước thi đấu của vận động viên bắn súng trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN Đặt vấn đề: Bắn súng là một trong các môn thể thao mũi nhọn của ngành thể thao Việt Nam. Bắn súng đã dành nhiều thứ hạng cao tại các đấu trường khu vực, châu lục và quốc tế, từ đó khẳng định vị thế của môn thể thao này. Bắn súng là môn thể thao đòi hỏi độ chính xác rất cao nên cần phải quan tâm đến từng chi tiết nhỏ. Thành tích thi đấu của môn bắn súng là sự phối hợp các mặt kỹ thuật, chiến thuật, thể lực và tâm lý. Trong các cuộc thi đòi hỏi các vận động viên phải nỗ lực rất lớn, đặc biệt là về mặt tâm lý mới có thể nâng cao được thành tích. Trong huấn luyện cũng như trong tập luyện thường thấy các vận động viên trong thi đấu vẫn chưa thể hiện được khả năng vốn có của mình. Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân rất quan trọng là trạng thái tâm lý của VĐV. Thành tích thi đấu của vận động viên bắn súng phụ thuộc nhiều vào khả năng kiểm soát trạng thái tâm lý của bản thân để có được trạng thái tâm lý ổn định. Vì vậy huấn luyện tâm lý là một bộ phận cần thiết và không thể tách rời quá trình đào tạo vận động viên thể thao. Trong những năm gần đây, lĩnh vực huấn luyện và thi đấu thể thao ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề kiểm soát tâm lý trong tập luyện và thi đấu của các vận động viên còn ít quan tâm. Bên cạnh đó, Môn bắn súng cũng chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về các biện pháp tác động để kiểm soát tâm lý trước thi đấu cho VĐV bắn súng trẻ TP.HCM nhằm nâng cao thành tích thi đấu của các vận động viên ngày càng tốt hơn. Đó là lý do để chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu một số biện pháp kiểm soát tâm lý trước thi đấu của vận động viên bắn súng trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.” Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc đánh giá sự ảnh hưởng của tâm lý trước thi đấu đối với thành tích thi đấu của VĐV. Từ đó, xác định các biện pháp kiểm soát tâm lý trước thi đấu phù hợp nhằm ổn định và nâng cao tâm lý trước thi đấu góp phần nâng cao thành tích thi đấu của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM ngày càng tốt hơn. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1: Đánh giá sự ảnh hưởng của tâm lý trước thi đấu đối với thành tích thi đấu của vận động viên bắn súng trẻ TP.HCM. Mục tiêu 2: Xác định và ứng dụng các biện pháp kiểm soát tâm lý trước thi đấu của vận động viên bắn súng trẻ thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả tác động của các biện pháp kiểm soát tâm lý trước thi đấu của vận động viên bắn súng trẻ thành phố Hồ Chí Minh. Giả thuyết khoa học: Tuy phức tạp vì chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và luôn biến động nhưng cũng như các hiện tượng khác, tâm lý cũng có những quy luật của mình. Sự hiểu biết về những quy luật của tâm lý giúp HLV chuẩn đoán, nhận biết, dự báo cũng như có thể kiểm soát, điều chỉnh giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những ảnh hưởng tâm lý của VĐV. Nếu được chuẩn đoán bằng những test đáng tin cậy và có những biện pháp kiểm soát, điều chỉnh hiệu quả sẽ hình thành ở VĐV bắn súng trẻ tâm lý tích cực tạo điều kiện nâng cao thành tích thi đấu cho VĐV bắn súng trẻ TP.HCM ngày càng tốt hơn. Những đóng góp mới của luận án. Đã lựa chọn và xác định 12 chỉ tiêu/test để đánh giá ảnh hưởng trạng thái tâm lý trước thi đấu của các VĐV bắn súng TP.HCM. Thực trạng trạng thái tâm lý trước thi đấu của VĐV bắn súng trẻ như sau: các trạng thái tâm lý trước thi đấu vẫn còn ở mức độ thấp và trung bình, có xu hướng chưa tốt; các VĐV có ý chí chiến thắng nhưng mức độ nỗ lực ý chí để đạt mục tiêu vẫn còn chưa cao; năng lực trí tuệ của VĐV cũng ở mức độ trung bình và bình thường, ở mức cao VĐV chiếm tỷ lệ rất ít. Các yếu tố phản ảnh trạng thái tâm lý trước thi đấu có mối tương quan và có sự ảnh hưởng đơn lẻ và đồng bộ đối với thành tích thi đấu của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM. Đã xác định được 29 biểu hiện thuộc 6 hiện tượng tâm lý trước thi đấu như hiện tượng lo lắng, lãnh đạm, thờ ơ, thậm chí sợ thi đấu...; Căn cứ vào 6 hiện tượng này, Luận án đã lựa chọn được 17 biện pháp, liệu pháp tác động động để điều chỉnh tâm lý trước thi đấu cho VĐV và được tác động trong 3 chu kỳ với tổng số tiết là 164 tiết. Kết quả ứng dụng thực nghiệm các biện pháp trên cho thấy: Thành tích thi đấu của nam, nữ VĐV bắn súng trẻ TP.HCM tăng đều qua các chu kỳ; Các trạng thái tâm lý, sự nỗ lực ý chí, năng lực trí tuệ và phản xạ tâm vận động trước thi đấu giữa các chu kỳ có sự khác biệt theo chiều hướng tích cực, cần duy trì tác động biện pháp kiểm soát trạng thái tâm lý càng lâu, càng tốt. Từ các mức đánh giá thấp chuyển dịch qua các mức đánh giá cao theo diễn biến của các chu kỳ huấn luyện năm. Cấu trúc của luận án Luận án được trình bày trong 149 trang giấy khổ A4 trong đó bao gồm: Đặt vấn đề: 4 trang; Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu: 36 trang; Chương 2: Phương pháp và tổ chức nghiên cứu: 14 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận: 93 trang; Kết luận và kiến nghị: 2 trang. Luận án có 61 bảng, 32 biểu đồ. Luận án sử dụng 115 tài liệu tham khảo, trong đó có 63 tài liệu tiếng Việt, 49 tài liệu tiếng nước ngoài (tiếng Anh, Tiếng Hoa), website là 3 và phần phụ lục. B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Năng lực thi đấu của vận động viên các môn thể thao. 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu. Một số khái niệm có liên quan chặt chẽ đến lĩnh vực nghiên cứu như Năng lực, Năng lực thể thao Tâm lý, Tâm lý học , Tâm lý học thể thao, Trạng thái tâm lý, Trạng thái tâm lý trước thi đấu, Biện pháp, Liệu pháp, Biểu hiện, Hiện tượng... 1.1.2. Các nhân tố quyết định năng lực thi đấu của vận động viên các môn thể thao. Sự cao thấp về năng lực thi đấu của VĐV bất kỳ môn thể thao nào đều được quyết định bởi các năng lực như tâm lý, kỹ thuật, thể lực, trí lực. Trong đó thể lực lại bao gồm trạng thái về ba phương diện là hình thái, cơ năng và tố chất; năng lực kĩ thuật, chiến thuật của VĐV có thể khái quát thành kỹ năng. 1.2. Đặc điểm chung về tâm sinh lý của vận động viên thể thao. 1.2.1. Đặc điểm tâm sinh lý tuổi 16 – 20. 1.2.2. Đặc điểm tâm lý trong các môn thể thao cá nhân. 1.2.3. Đặc điểm tâm lý trong môn bắn súng. 1.3. Trạng thái tâm lý trước thi đấu và nguyên nhân ảnh hưởng đến trạng thái trước thi đấu. 1.3.1. Trạng thái tâm lý trước thi đấu. 1.3.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến trạng thái trước thi đấu. 1.4. Năng lực điều chỉnh tâm lý 1.5. Chuẩn bị tâm lý vững vàng cho vận động viên thể thao 1.6. Các liệu pháp tâm lý được sử dụng trong điều chỉnh tâm lý 1.7. Khát quát về môn bắn súng ở thành phố Hồ Chí Minh Bắn súng là một trong 4 môn thể thao trọng điểm của quốc gia, từng giành huy chương cao quý của khu vực và thế giới. Bắn súng đang là một môn thể thao có tiềm năng và phát triển mạnh ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng. Trong các giải thi đấu của quốc gia, TP.HCM Với 8 HCV, 5 HCB, 3 HCĐ, đoàn TP.HCM vừa bảo vệ thành công ngôi vô địch toàn đoàn tại Giải bắn súng trẻ thanh thiếu niên toàn quốc năm 2013. Đây chính là thành quả của việc đầu tư khá bài bản của môn bắn súng thành phố trong thời gian qua. 1.8. Một số công trình nghiên cứu có liên quan Các công trình nghiên cứu trong những năm gần đây chủ yếu là nghiên cứu biện pháp điều chỉnh trạng thái sốt xuất phát, năng lực chú ý, trạng thái tâm lý trước thi đấu của VĐV ở một vài môn thể thao là chủ yếu, riêng về nghiên cứu các biện pháp điều chỉnh tâm lý trước thi đấu cho các VĐV Bắn súng trẻ thì rất ít tác giả đề cập đến. Do đó Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề này đế góp phần nâng cao tâm lý trước thi đấu, tạo tiền đề quan trọng nhằm nâng cao thành tích cho các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM trong các giải thi đấu lớn trong nước và quốc tế. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp kiểm soát tâm lý trước thi đấu cho VĐV bắn súng trẻ TP.HCM. 2.1.2. Khách thể nghiên cứu: 1) Khách thể đo lường thực trạng và thực nghiệm: Đội tuyển trẻ bắn súng trẻ TP.HCM: 09 VĐV nam và 06 VĐV nữ . Trình độ tập luyện từ tương đương cấp I trở lên. 2) Khách thể phỏng vấn: Phỏng vấn mức độ ảnh hưởng ngoại tại: 60 người; Phiếu phỏng vấn thu thập thông tin: 15 người; Phỏng vấn các chỉ tiêu đo lường: 26 người; Phỏng vấn các biện pháp: 40 người. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp kiểm tra tâm lý; Phương pháp kiểm tra y học; Phương pháp thực nghiệm sư phạm và Phương pháp toán thống kê 2.3.Tổ chức nghiên cứu 2.3.1. Kế hoạch nghiên cứu. Luận án được tiến hành trong 4 năm từ tháng 5/2014 đến tháng 12/2017 được chia thành 4 giai đoạn nghiên cứu. 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu Trường Đại học Thể dục Thể thao TP.HCM; Trung tâm huấn luyện và thi đấu TP.HCM và Khu tập luyện Bắn súng TP.HCM. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đánh giá sự ảnh hưởng của tâm lý trước thi đấu đối với thành tích thi đấu của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM. 3.1.1. Xác định các yếu tố phản ảnh tâm lý trước thi đấu của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM. 3.1.1.1. Kết quả nghiên cứu lý thuyết Việc xác định các yếu tổ ảnh hưởng đến tâm lý trước thi đấu, Luận án tiến hành tham khảo các tài liệu có liên quan như tác giả trong và ngoài nước. Kết quả tham khảo tổng hợp cho thấy có các các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý trước thi đấu của VĐV như sau: Trạng thái tâm lý; Khí chất; Năng lực trí tuệ; Chức năng tâm vận động; Nỗ lực ý chí. 3.1.1.2. Mức độ ảnh hưởng ngoại tại của tâm lý trước thi đấu đối với thành tích thi đấu của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM Bảng 3.1. Sự ảnh hưởng ngoại tại của tâm lý trước thi đấu đối với thành tích thi đấu của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM Tần số Frequency Tỷ lệ % Percent % hợp lệ Valid Percent % tích lũy Cumulative Percent Valid Không ảnh hưởng 0 0 0 0 Ánh hưởng ít 0 0 0 0 Bình thường 9 15.0 15.0 15.0 Tương đối ảnh hưởng 40 66.7 66.7 81.7 Ảnh hưởng nhiều 11 18.3 18.3 100.0 Total 60 100.0 100.0 N Tối thiểu (Min.) Tối đa (Max) Trung bình (Mean) Độ lệch chuẩn (Std. Deviation) 60 3.00 5.00 4.0333 .58125 Biểu đồ 3.1. Sự ảnh hưởng của tâm lý đối với Thành tích thi đấu Từ bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy, tâm lý trước thi đấu tương đối ảnh hưởng và ảnh hưởng nhiều đối với thành tích thi đấu của các VĐV bắn súng trẻ TP.HCM chiếm tỷ lệ 85% ý kiến người được phỏng vấn (mean = 4.03± 0.58). Như vậy, kết quả phỏng vấn đã khẳng định rằng tâm lý trước thi đấu có sự ảnh hưởng đến thành tích thi đấu của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 3.1.1.3. Mức độ ảnh hưởng ngoại tại của các yếu tố đến tâm lý trước thi đấu Để xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tâm lý trước thi đấu của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM có nhiều cách tính khác nhau nhưng luận án sử dụng cách tính của tác giả Huang Wen Qiang, Ruan Meng Qiang, Wang Xing thông qua tích hợp 2 nhân tố thành phần bằng cách phân tích nhân tố khám phá kết quả thu được của phiếu phỏng vấn P2 (Phụ lục 2). Kết quả được trình bày ở các bảng 3.2, bảng 3.3 và bảng 3.4: Bảng 3.2. Trị số KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .781 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 116.296 Df 10 Sig. .000 Bảng 3.3. Các hệ số tải và hệ số tích lũy Total Variance Explained Yếu tố Giá trị ban đầu (Initial Eigenvalues) Trích tổng bình phương (Extraction Sums of Squared Loadings) Xoay tổng bình phương (Rotation Sums of Squared Loadings) Tổng (Total) %Phương sai (of Variance) % tích lũy (Cumulative) Tổng (Total) %Phương sai (of Variance) % tích lũy (Cumulative) Tổng (Total) %Phương sai (of Variance) % tích lũy (Cumulative) 1 2.073 41.459 41.459 2.073 41.459 41.459 1.972 39.437 39.437 2 1.161 23.223 64.682 1.161 23.223 64.682 1.262 25.245 64.682 3 .929 18.574 83.257 4 .762 15.245 98.502 5 .075 1.498 100.000 Bảng 3.4. Ma trận xoay các yếu tố thành phần Rotated Component Matrixa Thành phần 1 2 Trạng thái tâm lý .106 .765 Khí chất .373 -.420 Năng lực trí tuệ .949 .166 Chức năng tâm vận động .947 .104 Nổ lực ý chí .156 .680 Từ các bảng 3.2, 3.3 cho thấy các yếu cầu về phân tích nhân tố đảm bảo yếu cầu về mặt thống kê học ( hệ số KMO = 0.781 > 0.5, Sig. < 0.05, Tần suất tích lũy Cumulative % = 64.682%). Điều này cho thấy các yếu tố được phân tích phù hợp, đảm bảo độ tin cậy để phản ảnh tâm lý trước thi đấu của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM nhưng để xác định trọng số ảnh hưởng, luận án cũng đã rút ra được 2 nhân tố được trình bày ở bảng 3.4. Hai nhân tố thành phần này là cơ sở quan trọng đề tính toán như kết quả ở bảng 3.5. Bảng 3.5. Trọng số ảnh hưởng của các yếu tố đối với tâm lý trước thi đấu của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM Yếu tố Thành phần Ti Tn 1 2 Trạng thái tâm lý .106 .765 .633 .316 Khí chất .373 -.420 -.177 -.089 Năng lực trí tuệ .949 .166 .503 .252 Chức năng tâm vận động .947 .104 .455 .227 Nổ lực ý chí .156 .680 .587 .293 Tổng cộng 2.530 1.295 2.000 1.000 Từ bảng 3.5 cho thấy, trạng thái tâm lý có ảnh hưởng đến tâm lý trước thi đấu của VĐV bắn súng trẻ chiếm tỷ lệ ảnh hưởng 31.6%; nỗ lực ý chí là 29.3 %; năng lực trí tuệ là 25.2%; chức năng tâm lý vận động là 22.7% và khí chất ảnh hưởng 8.9 %. Như vậy, trạng thái tâm lý, nỗ lực ý chí, Năng lực trí tuệ và chức năng tâm vận động có mức độ ảnh hưởng cao đến tâm lý của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM. 3.1.2. Xác định các test đo lường tâm lý trước thi đấu của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM Từ thu thập thông tin cho thấy có khoảng 6/15 đến 15/15 tác giả cho rằng 20 chỉ tiêu, các test phản ảnh được tâm lý của VĐV bắn súng trẻ trước thi đấu. Từ đó, luận án thiết kế phiếu phỏng vấn. Thông qua 2 lần phỏng vấn và tính Wilcoxon, các chỉ tiêu đạt tiêu chuẩn quy ước như sau: - Trạng thái tâm lý: Đánh giá trạng thái cảm xúc - Xan Test; Đánh giá cảm xúc A. Washman và D.Rish; Độ rung (thông số toremor); Trắc nghiệm đánh giá mức lo lắng Tr.Spilberger; Đo nhịp vận động tối đa – Tapping test; Đánh giá tần số nhịp tim - Nỗ lực ý chí: Ý chí chiến thắng của (Will Win Questionnaire); Sự nổ lực ý chí để đạt mục đích (endogap) - Năng lực trí tuệ: Đánh giá tốc độ thu nhận và xử lý thông tin(landolt); Đánh giá độ ổn định chú ý; Đánh giá phân phối chú ý - Chức năng tâm vận động: Đánh giá phản xạ đơn(m/s) 3.1.3. Đánh giá tâm lý trước thi đấu của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM 3.1.3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu về VĐV bắn súng trẻ trước thi đấu: Chu kỳ thứ nhất năm 2015, thống kê mô tả lượng mẫu nghiên cứu cho thấy 9 VĐV nam và 6 VĐV nữ Bắn súng trẻ TP.HCM; năm sinh dao động từ 1995 – 2000, thăm niên từ 0.6 đến 5 năm và có 10 VĐV đã thi đấu đạt được các huy chương ở các giải được tổ chức ở cấp độ quốc gia và châu á, số điểm thi đấu của các VĐV nam từ 525 đến 569 điểm, của các VĐV nữ 365 đến 396 điểm. 3.1.3.2. Trạng thái tâm lý của VĐV bắn súng trẻ trước thi đấu Trạng thái cảm xúc XAN test: Kết quả tính toán cho thấy tần số và tần suất trạng thái cảm xúc X: Tổng đánh giá xếp loại trung bình là 3 VĐV; khá là 8 VĐV; tốt là 4 VĐV. Hầu hết không có VĐV đánh giá xếp loại rất tốt. Từ bảng 3.11 và biểu đồ 3.3 cho thấy Tần số và tần suất trạng thái cảm xúc N: Tổng đánh giá xếp loại trung bình là 1 VĐV; khá là 11 VĐV; tốt là 3 VĐV. Hầu hết không có VĐV đánh giá xếp loại rất tốt. Từ bảng 3.11 và biểu đồ 3.4, cho thấy Tần số và tần suất trạng thái cảm xúc A: Tổng đánh giá xếp loại kém là 1 VĐV; trung bình là 1 VĐV; tương đối tích cực là 7 VĐV; tích cực là 6 VĐV. Như vậy, Qua khảo sát đánh giá cho thấy tần số, tần suất trạng thái cảm xúc bằng XAN test của 15 VĐV bắn súng trước khi thi đấu phần lớn là: khá và tương đối tích cực và vẫn còn một số VĐV có cảm giác trung bình, tâm trạng khá, hoạt động tích cực trung bình. Đánh giá trạng thái cảm xúc theo Washman Bảng 3.13. Đánh giá trạng thái cảm xúc của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM Đáng giá Total Kém Ổn định Giới tính Nam Số lượng 6 3 9 Tỷ lệ % 66.7% 33.3% 100.0% Nữ Số lượng 4 2 6 Tỷ lệ % 66.7% 33.3% 100.0% Total Số lượng 10 5 15 Tỷ lệ % 66.7% 33.3% 100.0% Biểu đồ 3.5. Trạng thái cảm xúc của VĐV theo Washman Từ kết quả phân tích trên cho thấy, đánh giá trạng thái cảm xúc của VĐV bắn súng trẻ theo XAN test ở vùng có cảm giác khá, tâm trạng khá và hoạt động tương đối tích cực nhưng dùng cách đánh giá theo A.Washman và D.Risd sau 1 giờ trước khi kiểm tra theo XAN test thì các VĐV phần lớn có trạng thái cảm xúc ở mức kém và ổn định. Trạng thái lo lắng trước thi đấu của VĐV bắn súng trẻ Bảng 3.15. Đánh giá trạng thái lo lắng của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM Đánh giá Total Cao Trung bình Thấp Giới tính Nam Số lượng 2 7 0 9 Tỷ lệ % 22.2% 77.8% 0.0% 100.0% Nữ Số lượng 1 4 1 6 Tỷ lệ % 16.7% 66.7% 16.7% 100.0% Total Số lượng 3 11 1 15 Tỷ lệ % 20.0% 73.3% 6.7% 100.0% Biểu đồ 3.6. Trạng thái lo lắng trước thi đấu Từ bảng 3.15 và biểu đồ 3.6 cho thấy, trạng thái lo lắng của 15 VĐV bắn súng trẻ Mức độ lo lắng TP.HCM chiếm tỉ lệ 100% được đánh giá phân loại như sau: mức cao 3 VĐV, chiếm tỉ lệ 20%; mức trung bình 11 VĐV chiếm tỉ lệ 73.3%. Mức thấp có 1 VĐV chiếm tỉ lệ 6.7%. Như vậy, qua khảo sát đánh giá mức độ lo lắng của 15 VĐV bắn súng trẻ TP.HCM phần lớn là ở mức độ trung bình và cao. Trạng thái hưng phấn cảm xúc trước thi đấu Bảng 3.17. Phân loại hưng phấn cảm xúc của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM Đánh giá Total Ổn định trung bình Tương đối ổn định Giới tính Nam Số lượng 5 4 9 Tỷ lệ % 55.6% 44.4% 100.0% Nữ Số lượng 0 6 6 Tỷ lệ % 0.0% 100.0% Total Số lượng 5 10 15 Tỷ lệ % 33.3% 66.7% 100.0% Biểu đồ 3.7. Tần số hưng phân cảm xúc của VĐV trước thi đấu Từ bảng 3.17 và biểu đồ 3.7 cho thấy, hưng phấn cảm xúc của 15 VĐV bắn súng trẻ TP.HCM chiếm tỉ lệ 100% được đánh giá phân loại: mức ổn định trung bình có 5 VĐV, chiếm tỉ lệ 33.3%; mức tương đối ổn định có 10 VĐV, chiếm tỉ lệ 66.7%. Như vậy, qua khảo sát đánh giá tính hưng phấn của 15 VĐV bắn súng trẻ TP.HCM phần lớn là tương đối ổn định và ổn định ở mức trung bình. Trạng thái thi đấu thông qua đánh giá hiệu suất nhịp tim Bảng 3.19. Phân loại diễn biến nhịp tim trước thi đấu của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM Đánh giá trạng thái Total Dưới trung bình Trung bình Giới tính Nam Số lượng 4 5 9 Tỷ lệ % 44.4% 55.6% 100.0% Nữ Số lượng 4 2 6 Tỷ lệ % 66.7% 33.3% 100.0% Total Số lượng 8 7 15 Tỷ lệ % 53.3% 46.7% 100.0% Biểu đồ 3.8. Tần số hiệu suất nhịp tim của VĐV trước thi đấu Từ bảng 3.19 và biểu đồ 3.8 cho thấy, diễn biến hiệu suất nhịp tim trước thi đấu của 15 VĐV bắn súng trẻ TP.HCM chiếm tỉ lệ 100% được đánh giá trạng thái phân loại như sau: mức dưới trung bình có 8 VĐV, chiếm tỉ lệ 53.3%; mức trung bình có 7 VĐV, chiếm tỉ lệ 46.7%. Như vậy, qua đo lường hiệu suất nhịp tim trước thi đấu so với nhịp tim cơ sở của 15 VĐV bắn súng trẻ TP.HCM phần lớn được đánh giá ở trạng thái trung bình và dưới trung bình. Trạng thái sẵn sàng trước thi đấu Bảng 3.21. Phân loại trạng thái sẵn sàng của VĐV bắn súng trẻ TP.HCM thông qua Tapping test Đáng giá trạng thái sẵn sàng Total Lãnh đạm, thờ ơ Sốt xuất phát Sẳn sàng thi đấu Giới tính Nam Số lượng 2 2 5 9 Tỷ lệ % 22.2% 22.2% 55.6% 100.0% Nữ Số lượng 0 2 4 6 Tỷ lệ % 0.0% 33.3% 66.7% 100.0% Total Số lượng 2 4 9 15 Tỷ lệ % 13.3% 26.7% 60.0% 100.0% Biểu đồ 3.9. Tần số Tapping test của VĐV trước thi đấu Bảng 3.21 và biểu đồ 3.9 cho thấy, trạng thái sẵn sàng của 15 VĐV bắn súng chiếm tỉ lệ 100% được đánh giá phân loại như sau: trạng thái lãnh đạm, thờ ơ có 2 VĐV, chiếm tỉ lệ 13.3%; trạng thái sốt xuất phát có 4 VĐV, chiếm tỉ lệ 26.7%; trạng thái sẵn sàng thi đấu có 9 VĐV chiếm tỉ lệ 60.0%. Như vậy, qua khảo sát cho thấy, trạng thái sẵn sàng trước khi thi đấu của 15 VĐV bắn súng trẻ TP.HCM phần lớn là đã sẵn sàng thi đấu, còn một vài VĐV vẫn ở trạng thái sốt xuất phát, lãnh đạm và thờ ơ trước thi đấu. Nhìn chung, thông qua đánh giá trạng thái tâm lý trước thi đấu cho thấy: Trạng thái cảm xúc theo XAN test của VĐV bắn súng trước khi thi đấu phần lớn là khá và tương đối tích cực và vẫn còn một
Luận văn liên quan