Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng đa dạng sinh
học cao trên thế giới (Conservation International 2016). Riêng về
lớp Ếch nhái (Amphibia), số lượng loài ghi nhận ở Việt Nam tăng
lên nhanh chóng trong các thập kỷ gần đây: từ 82 loài vào năm
1996 lên 176 loài vào năm 2009 (Nguyen et al. 2009) và hiện nay
ghi nhận khoảng 230 loài (Frost 2017).
Các khu rừng trên núi đá vôi chứa đựng nhiều dạng tiểu sinh
cảnh khác nhau và được xem là các “đảo biệt lập trên cạn”. Do
vậy khu hệ động vật thường mang tính đặc hữu cao (Clements et
al. 2006). Ở Việt Nam, phần lớn diện tích núi đá vôi phân bố ở
vùng Đông Bắc, vùng Tây Bắc và vùng Bắc Trường Sơn (Sterling
et al. 2006).
Việc khai thác và sử dụng thiếu bền vững tài nguyên thiên
nhiên ở các hệ sinh thái núi đá vôi ở miền Bắc Việt Nam (khai
thác đá làm vật liệu xây dựng, xâm lấn đất rừng làm đất canh tác
nông nghiệp, săn bắt và buôn bán động vật hoang dã) đã ảnh
hưởng lớn các loài động vật, đặc biệt là các loài động vật có thân
nhiệt phụ thuộc vào môi trường sống như các loài ếch nhái.
Do vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu mức độ
đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái (Amphibia) ở
một số khu vực núi đá vôi thuộc miền Bắc Việt Nam và đề xuất
các giải pháp bảo tồn” nhằm đánh giá giá trị đa dạng sinh học về
các loài ếch nhái, đồng thời cung cấp cơ sở khoa học cho công tác
quy hoạch bảo tồn ở miền Bắc Việt Nam
28 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái ở một số khu vực núi đá vôi thuộc miền bắc Việt Nam và đề xuất các giải pháp bảo tồn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Phạm Thế Cƣờng
NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM
PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI ẾCH NHÁI (AMPHIBIA)
Ở MỘT SỐ KHU VỰC NÚI ĐÁ VÔI THUỘC MIỀN BẮC
VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN
Chuyên ngành: ĐỘNG VẬT HỌC
Mã số: 62.42.01.03
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
HÀ NỘI–2018
Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học và Công nghệ
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Nguyễn Quảng Trường
2. TS. Lê Đức Minh
Phản biện 1: PGS. TS. Lê Nguyên Ngật
Phản biện 2: PGS. TS. Hoàng Ngọc Thảo
Phản biện 3: TS. Hoàng Văn Ngọc
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Học viện họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
vào hồi ..giờ ngày tháng năm 2018
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc Gia, Hà Nội
- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng đa dạng sinh
học cao trên thế giới (Conservation International 2016). Riêng về
lớp Ếch nhái (Amphibia), số lượng loài ghi nhận ở Việt Nam tăng
lên nhanh chóng trong các thập kỷ gần đây: từ 82 loài vào năm
1996 lên 176 loài vào năm 2009 (Nguyen et al. 2009) và hiện nay
ghi nhận khoảng 230 loài (Frost 2017).
Các khu rừng trên núi đá vôi chứa đựng nhiều dạng tiểu sinh
cảnh khác nhau và được xem là các “đảo biệt lập trên cạn”. Do
vậy khu hệ động vật thường mang tính đặc hữu cao (Clements et
al. 2006). Ở Việt Nam, phần lớn diện tích núi đá vôi phân bố ở
vùng Đông Bắc, vùng Tây Bắc và vùng Bắc Trường Sơn (Sterling
et al. 2006).
Việc khai thác và sử dụng thiếu bền vững tài nguyên thiên
nhiên ở các hệ sinh thái núi đá vôi ở miền Bắc Việt Nam (khai
thác đá làm vật liệu xây dựng, xâm lấn đất rừng làm đất canh tác
nông nghiệp, săn bắt và buôn bán động vật hoang dã) đã ảnh
hưởng lớn các loài động vật, đặc biệt là các loài động vật có thân
nhiệt phụ thuộc vào môi trường sống như các loài ếch nhái.
Do vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu mức độ
đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái (Amphibia) ở
một số khu vực núi đá vôi thuộc miền Bắc Việt Nam và đề xuất
các giải pháp bảo tồn” nhằm đánh giá giá trị đa dạng sinh học về
các loài ếch nhái, đồng thời cung cấp cơ sở khoa học cho công tác
quy hoạch bảo tồn ở miền Bắc Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các
loài ếch nhái (EN) ở một số khu vực núi đá vôi thuộc miền Bắc
Việt Nam;
- Xác định được thành phần loài và quan hệ di truyền của hai
giống ếch nhái Limnonectes và Odorrana ở Việt Nam;
2
- Đánh giá được giá trị bảo tồn và các nhân tố đe dọa đến các
loài ếch nhái ở khu vực nghiên cứu và đề xuất các kiến nghị đối
với công tác bảo tồn.
3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Đánh giá đa dạng loài
- Điều tra về sự đa dạng loài ếch nhái ở các địa điểm đại diện
cho sinh cảnh rừng trên núi đá vôi ở miền Bắc Việt Nam: Tây
Bắc, Đông Bắc và đảo thuộc Vịnh Bắc Bộ. Đặc biệt chú ý khám
phá các loài mới cho khoa học và ghi nhận vùng phân bố mới.
Nội dung 2: So sánh mức độ tương đồng thành phần loài ếch
nhái giữa các địa điểm nghiên cứu trên đất liền và đảo; giữa vùng
Đông Bắc và Tây Bắc để kiểm chứng giả thuyết sông Hồng là
ranh giới cách ly trong quá trình tiến hóa của các loài động vật
trong đó có các loài ếch nhái.
Nội dung 3: Đánh giá đặc điểm phân bố của các loài theo đai
độ cao, theo dạng sinh cảnh, theo nơi ở (vị trí ghi nhận: trên cây,
trên mặt đất và gắn liền với môi trường nước).
Nội dung 4: Thành phần loài và đánh giá mối quan hệ di truyền
giữa các loài và các quần thể của hai giống ếch nhái Limnonectes
và Odorrana ở Việt Nam.
Nội dung 5: Xác định giá trị bảo tồn của các loài ếch nhái dựa
trên tiêu chí đa dạng loài, số lượng các loài đặc hữu và các mối đe
dọa, khả năng tồn tại của các quần thể. Đồng thời, đánh giá các
nhân tố đe dọa đến quần thể của các loài ếch nhái và đề xuất các
kiến nghị đối với công tác bảo tồn.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Kết quả đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa
học cập nhật về hiện trạng khu hệ EN ở 5 khu vực rừng trên núi đá
vôi thuộc miền Bắc Việt Nam (VQG Cát Bà, KBT Bắc Mê, Huyện
Hạ Lang, KBT Ngọc Sơn-Ngổ Luông và Hang Kia-Pà Cò). Cung
cấp thông tin về đặc điểm hình thái và đánh giá quan hệ di truyền
của các loài thuộc 2 giống ếch nhái Limnonectes và Odorrana ở
Việt Nam.
3
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài cung cấp các thông tin cập nhật về
hiện trạng thành phần loài và các nhân tố đe dọa đến các loài ếch
nhái ở 5 khu vực núi đá vôi làm cơ sở khoa học cho việc quy
hoạch và quản lý bảo tồn đa dạng sinh học ở miền Bắc Việt Nam.
5. Những đóng góp mới của đề tài
Ghi nhận 65 loài EN ở 5 khu vực núi đá vôi thuộc miền Bắc
Việt Nam. Mô tả 3 loài mới cho khoa học (Odorrana
mutschmanni, Rhacophorus hoabinhensis, Theloderma annae),
ghi nhận bổ sung 3 loài cho khu hệ EN Việt Nam (Leptolalax
minimus, Odorrna hainanenssis, O. lipuensis), ghi nhận bổ sung 1
loài ở tỉnh Cao Bằng, 2 loài ở tỉnh Hà Giang, 3 loài ở thành phố
Hải Phòng và 5 loài ở tỉnh Hòa Bình.
Đánh giá được mức độ tương đồng về thành phần loài EN
giữa các KBT ở KVNC, giữa địa điểm nghiên cứu với các KBT
lân cận, giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc, giữa đất liền và đảo.
Đánh giá được đặc điểm phân bố của các loài EN ở KVNC
theo đai độ cao, theo sinh cảnh và theo vị trí ghi nhận.
Đã xác định thành phần loài của giống Ếch nhẽo Limnonectes
(8 loài) và giống Ếch suối Odorrana (25 loài) phân bố ở Việt
Nam. Mô tả 2 loài mới cho khoa học, ghi nhận bổ sung 3 loài cho
khu hệ EN của Việt Nam. Phân tích mối quan hệ di truyền các loài
thuộc 2 giống Ếch nhẽo và Ếch suối phân bố ở Việt Nam
Đánh giá được hiện trạng, mối đe dọa và đề xuất giải pháp
bảo tồn EN ở KVNC.
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lƣợc sử nghiên cứu về EN ở các nƣớc trong khu vực
Tổng số loài EN trên thế giới ghi nhận đến thời điểm hiện nay
là 7.697 loài (Frost 2017). Ở Trung Quốc ghi nhận 432 loài; Lào
có khoảng 153 loài (Forst 2017); Cam-pu-chia có khoảng 79 loài
và Thái Lan là 182 loài (Frost 2017).
Theo Stuart et al. (2004) có tới gần 168 loài được cho là đã
tuyệt chủng và ít nhất khoảng 2.500 loài có quần thể bị đe dọa suy
giảm trong 20 năm qua (1984-2004).
4
1.2. Lƣợc sử nghiên cứu về ếch nhái ở Việt Nam
1.2.1. Các nghiên cứu về khu hệ và phát hiện mới
Bourret (1942) đã mô tả 171 loài và phân loài ếch nhái ở
vùng Đông Dương. Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc (1996) ghi
nhận 82 loài. Nguyễn Văn Sáng và cs. (2005) ghi nhận 162 loài.
Cuốn danh lục gần đây nhất của Nguyen et al. (2009) đã ghi nhận
tổng số 176 loài ếch nhái ở Việt Nam. Từ năm 2010 trở lại đây đã
có 40 loài ếch nhái mới được mô tả với bộ mẫu chuẩn thu ở Việt
Nam (Frost 2017).
Các nghiên cứu về khu hệ ếch nhái được tiến hành rộng khắp
trên cả nước khu vực Đông Bắc, Tây Bắc, Trung Bộ, Tây Nguyên,
Nam Bộ và một số đảo ven bờ.
1.2.2. Hướng nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái
Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học của một
số loài EN trong điều kiện nuôi nhốt hoặc trong tự nhiên như:
Cóc nhà, Ngóe, Ếch đồng, Ếch nhẽo ban-na, Ếch vạch, Ếch gai
sần, Chàng hiu, Ếch suối, Chàng mẫu sơn, Ếch mõm dài, Ếch cây
mi-an-ma, Cá cóc tam đảo.
1.2.3. Hướng nghiên cứu về nòng nọc và âm sinh học
Trong những năm gần đây có một số nghiên cứu về nòng nọc
của các loài như: Ếch cây trung bộ, Ếch suối, Ếch cây lớn, Ếch cây
sần bắc bộ, Ếch bám đá lào. Lê Thị Quý (2015) đã mô tả đặc điểm
hình thái của 21 loài nòng nọc ghi nhận ở VQG Bạch Mã, Thừa
Thiên Huế.
Bên cạnh đó tiếng kêu cung cấp cách tiếp cận hiệu quả cho các
nghiên cứu về sinh học và phân loại các loài EN. Lê Trung Dũng
(2016) đã mô tả âm học của 11 loài EN.
1.2.4. Hướng nghiên cứu quan hệ di truyền
Frost et al. (2006) đã xây dựng cây quan hệ di truyền của hầu
hết các họ ếch nhái trên toàn thế giới. Các nghiên cứu gần đây của
Li et al. (2008, 2009), Biju et al. (2010), Orlov et al. (2012),
Kuraishi et al. (2012), Li et al. (2012), Yu et al. (2010, 2013),
Nguyen et al. (2015), Poyarkov et al. (2015) tập trung vào phân
5
loại và phân tích quan hệ di truyền của các giống thuộc họ Ếch cây
Rhacophoridae.
1.2.5. Hướng nghiên cứu về bệnh học và các nhân tố tác động
đến quần thể EN
Ở Việt Nam, có một số nghiên cứu của Rowley et al. (2013),
Nguyen et al. (2013), Martel et al. (2014), Lakinh et al. (2017) và
Nguyen et al. (2017) đã phát hiện một số quần thể của các loài
thuộc giống Cá cóc sần Tylototriton bị nhiễm bệnh nấm
Batrachochytrium dendrobatidis và B. salamandrivorans.
Rowley et al. (2010, 2016) đã đánh giá các nhân tố đe dọa
đến các quần thể ếch nhái ở khu vực Đông Nam Á trong đó có
Việt Nam. Các nhân tố tác động chủ yếu gồm: mất sinh cảnh sống,
khai thác quá mức phục vụ mục đích thực phẩm, dược liệu và
buôn bán sinh vật cảnh.
1.2.6. Lược sử nghiên cứu ếch nhái ở KVNC
Các nghiên cứu về EN ở miền Bắc Việt Nam đã có tương đối
nhiều nhưng chủ yếu tập trung ở các dãy núi cao trên hệ sinh thái
núi đất, các VQG và các KBTTN như Tây Yên Tử, Tây Côn Lĩnh,
Phia Oắc-Phia Đén, Hoàng Liên, Mường Nhé, Sốp Cộp và Copia.
Các nghiên cứu về ếch nhái ở hệ sinh thái núi đá vôi vẫn còn khá
hạn chế hoặc mới chỉ là những công bố rải rác về các loài mới cho
khoa học hoặc ghi nhận mới như cá cóc zig-lơ (Tylototrion
ziegleri), Nhái cây nhỏ đá vôi (Liuixalus calcarius), Nhái cây nhỏ
cát bà (Philautus catbaensis).
1.2.7. Sơ lược về các nghiên cứu có liên quan đến hai giống
Limnonectes và Odorrana ở Việt Nam
Giống Ếch nhẽo Limnonectes: Đây là giống ếch nhái có
vùng phân bố rộng ở châu Á. Ếch nhẽo Limnonectes có thành
phần loài đa dạng nhất với 68 loài được ghi nhận, trong số đó có
16 loài được mô tả trong mười năm qua (Frost 2017). Ở Việt Nam
giống Limnonectes hiện ghi nhận có 5 loài (Nguyen et al. 2009).
Tuy nhiên, có nhiều thay đổi về phân loại của nhóm này được
công bố trong những năm gần đây. Đây là nhóm có đặc điểm hình
6
thái phức tạp, có khả năng phát hiện thêm các loài mới và cần tu
chỉnh về mặt phân loại học của nhiều quần thể.
Giống Ếch suối (Odorrana): Đây là giống ếch nhái có vùng
phân bố khá rộng ở châu Á. Giống Ếch suối có thành phần đa
dạng với 58 loài được ghi nhận, trong đó ở Việt Nam đã ghi nhận
21 loài (Forst 2017, Nguyen et al. 2009). Các loài Ếch suối có kích
thước lớn nhưng có hình thái rất giống nhau nên được coi là nhóm
phức tạp về phân loại học, cần tiếp tục được nghiên cứu kỹ hơn về
phân loại và quan hệ di truyền, đặc biệt là các quần thể ở miền
Bắc Việt Nam.
1.3. Khái quát về điều kiện tự nhiên ở khu vực nghiên cứu
1.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên ở miền Bắc Việt Nam
Miền Bắc Việt Nam có biên giới với tỉnh Quảng Tây của
Trung Quốc ở phía Đông Bắc và tỉnh Vân Nam ở phía Tây Bắc và
giáp với Lào dọc biên giới phía Tây (Sterling et al. 2006).
Địa hình núi đá vôi: Phần lớn diện tích núi đá vôi ở Việt Nam
phân bố ở phía Bắc Việt Nam, một phần phân bố ở tỉnh Quảng
Bình. Bên cạnh đó có hàng ngàn đảo đá vôi ở vịnh Hạ Long nằm kế
tiếp nhau với Đảo Cát Bà là trung tâm (Sterling et al. 2006).
Thảm thực vật: Dạng rừng chiếm ưu thế ở miền Bắc Việt
Nam là rừng thường xanh, trong đó có cả thực vật lá rộng và thực
vật lá kim kết hợp với những trảng rừng bán thường xanh. Các
dạng rừng ngập mặn ven biển và rừng mọc trên núi đá vôi cũng là
những thành phần quan trọng trong sự đa dạng sinh cảnh tự nhiên
miền Bắc (Sterling et al. 2006).
Khu hệ động vật: Các quần xã động vật ở miền Bắc Việt
Nam là hỗn hợp của những loài nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhiều
loài trong số này chỉ gặp duy nhất ở một phần ba lãnh thổ phía bắc
của đất nước. Trong khu vực này sông Hồng có thể là chướng ngại
hữu hiệu đối với việc di chuyển của một số nhóm động vật, đặc
biệt là các nhóm loài bò sát và lưỡng cư, và đối với sự hình thành
các loài và các quần xã khác nhau ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc
(Sterling et al. 2006).
7
1.3.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên ở các địa điểm nghiên cứu
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung
nghiên cứu ở một số khu vực rừng trên núi đá vôi còn ít được nghiên
cứu ở miền Bắc Việt Nam. Riêng đối với 2 giống Limnnectes và
Odorrana, nghiên cứu sinh thực hiện nghiên cứu phân loại và quan
hệ di truyền trên mẫu vật thu thập ở nhiều địa điểm trên lãnh thổ Việt
Nam để đảm bảo tính bao quát.
Vùng Tây Bắc:
KBTTN Ngọc Sơn-Ngổ Luông (Hòa Bình): Tổng diện tích
là 19.254 ha, thuộc địa phận huyện Tân Lạc và Lạc Sơn của tỉnh
Hòa Bình. Khu vực này có đặc điểm của vùng núi đá vôi, với địa
hình dốc và gồ ghề. Giữa các dãy núi đá vôi có một vài thung lũng
bằng phẳng chạy theo hướng tây bắc đông nam. Độ cao phân bố từ
100-1.065 m (Birdlife International 2004).
KBTTN Hang Kia-Pà Cò (Hòa Bình): Tổng diện tích 7.091
ha và theo quy hoạch mới thì diện tích của Khu bảo tồn giảm
xuống còn 5.257 ha. KBTTN Hang Kia-Pà Cò thuộc huyện Mai
Châu ở phía tây tỉnh Hoà Bình. Trong khu bảo tồn có nhiều khối
núi đá vôi cao, nhọn, đỉnh cao nhất tới 1.536m ở phía tây bắc khu
vực, độ cao giảm dần về phía đông. Hầu hết khu bảo tồn ở độ cao
trên 500 m (Birdlife International 2004).
Vùng Đông Bắc:
KBTTN Bắc Mê (Hà Giang): Tổng diện tích 9.042 ha, nằm
trên địa bàn huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. KBTTN Bắc Mê nằm
ở vùng lõm của Cánh cung Sông Gâm về phía Đông Nam tỉnh Hà
Giang, địa hình cao dốc, mức độ chia cắt mạnh, có nhiều đỉnh cao
trên 1000 m dọc theo các dãy cánh cung Sông Gâm (Báo cáo Đa
dạng Sinh học KBTTN Bắc Mê 2009).
Khu rừng thuộc huyện Hạ Lang (Cao Bằng): Huyện Hạ
Lang thuộc tỉnh Cao Bằng có kiểu địa hình núi đá vôi chiếm phần
lớn diện tích, ở độ cao từ 100-750 m so với mực nước biển. Theo
quy hoạch của tỉnh Cao Bằng, khu vực này sẽ được xây dựng thành
KBT loài và sinh cảnh với diện tích khoảng 7.343 ha (Quyết Định
697/QĐ-UBND của UBND tỉnh Cao Bằng ngày 19/5/2017).
8
VQG Cát Bà: Tổng diện tích là 16.196 ha. VQG Cát Bà nằm
trong vùng quần đảo đá vôi bao gồm hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ ở
độ cao 100–150 m, nơi cao nhất là đỉnh Cao Vọng 331m.
(www.vuonquocgiacatba.com.vn).
CHƢƠNG 2
THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, PHƢƠNG PHÁP VÀ
TƢ LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ năm 2014 đến năm
2017 với 15 đợt khảo sát và 119 ngày thực địa.
Địa điểm nghiên cứu: VQG Cát Bà (Hải Phòng), Huyện Hạ
Lang (Cao Bằng), KBTTN Bắc Mê (Hà Giang), KBTTN Hang
Kia-Pà Cò và Ngọc Sơn-Ngổ Luông (Hòa Bình).
Riêng đối với 2 giống Limnonectes và Odorrana thời gian
nghiên cứu từ năm 2014 đến 2017 với hơn 20 đợt khảo sát và 200
ngày thực địa trên 20 tỉnh trên cả nước.
Nghiên cứu phân tích sinh học phân tử được tiến hành tại Viện
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
(Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên (Đại học quốc gia Hà Nội).
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Khảo sát thực địa
Thực địa được tiến hành cả ban ngày và ban đêm, tập trung vào
các khu vực ven các suối, vũng nước, ao nhỏ hoặc các vùng ẩm
ướt ven các đường mòn trong rừng, dưới gốc cây mục trong rừng
hoặc trên cành cây, ven các cửa hang và vách đá. Khảo sát được
tiến hành ở tất cả các dạng sinh cảnh đặc trưng.
2.2.2 Phân tích mẫu vật
2.2.2.1. Phân tích đặc điểm hình thái
Đo đếm và định loại mẫu vật theo các tài liệu của Bourret
(1942), Bain et al. (2003), Ohler et al. (2011), Orlov et al. (2003,
2006, 2012), Suwannapoom et al. (2016), Taylor (1962) và một số
tài liệu khác có liên quan.
9
Tên khoa học và phổ thông của loài theo Nguyen et al. (2009),
Frost (2017) và một số tài liệu mới công bố gần đây.
2.2.2.2. Phân tích sinh học phân tử
Phân tích giải trình tự các đoạn gen ty thể (16S, 12S,
Cytochrome b), sau đó sử dụng các phần mềm tin sinh học để so
sánh khoảng cách di truyền và xây dựng cây quan hệ di truyền.
2.2.3. Đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái
Phân chia các sinh cảnh theo mức độ tác động của con người
bao gồm: sinh cảnh quanh khu dân cư, rừng tự nhiên bị tác động
mạnh và rừng tự nhiên ít bị tác động.
Phân bố theo đai độ cao từ 0-1300 m so với mực nước biển.
Phân chia nơi ở theo vị trí ghi nhận mẫu vật của các loài lưỡng
cư như trên cây, trên mặt đất, dưới nước.
2.2.4. Đánh giá loài có giá trị bảo tồn
Loài có giá trị bảo tồn là những loài được ghi trong các tài liệu:
Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ IUCN (2017), Các loài
hiện chỉ ghi nhận phân bố ở Việt Nam được coi là đặc hữu.
2.2.5. Phân tích thống kê
Sử dụng phần mềm PAST Statistics (Hammer et al. 2001).
2.2.6. Các vấn đề có liên quan đến bảo tồn
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến các loài EN theo hai nhóm
tác động: Mất và suy thoái sinh cảnh sống và khai thác quá mức.
Đề xuất các kiến nghị đối với bảo tồn tập trung vào các khía
cạnh sau: Bảo vệ và phục hồi sinh cảnh sống của các loài, kiểm
soát việc săn bắt các loài trong tự nhiên, nhân nuôi sinh sản, và
tuyên truyền nâng cao nhận thức.
2.3. Tƣ liệu nghiên cứu
Đã phân tích đặc điểm hình thái của 524 mẫu ếch nhái thu thập
ở miền Bắc Việt Nam, 148 mẫu Ếch nhẽo và 232 mẫu Ếch suối
thu thập ở Việt Nam.
Đã phân tích đặc điểm di truyền 150 mẫu vật: 46 mẫu Ếch
nhẽo, 74 mẫu Ếch suối và 30 mẫu thuộc các giống Nhái cây, Ếch
cây và Ếch cây sần.
10
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần loài ếch nhái
3.1.1. Danh sách các loài ếch nhái
Trên cơ sở phân tích 524 mẫu vật thu được qua các đợt khảo sát
thực địa, chúng tôi đã ghi nhận ở KVNC có 65 loài thuộc 30 giống,
8 họ, 3 bộ (Bảng 3.1). Ở KBTTN Ngọc Sơn-Ngổ Luông ghi nhận
44 loài, 26 giống, 7 họ, 2 bộ. Ở KBTTN Hang Kia-Pà Cò ghi nhận
32 loài, 21 giống, 6 họ, 1 bộ. Ở KBTTN Bắc Mê ghi nhận 33 loài,
20 giống, 7 họ, 2 bộ. Ở huyện Hạ Lang ghi nhận 21 loài, 12 giống,
5 họ, 1 bộ. Ở VQG Cát Bà ghi nhận 23 loài, 15 giống, 5 họ, 1 bộ.
Đa dạng về giống: Họ Ếch cây (Rhacophoridae) đa dạng nhất
với 9 giống (chiếm 30% số giống) (Hình 3.1).
Đa dạng về loài: Họ Ếch cây (Rhacophoridae) có số lượng loài đa
dạng nhất với 21 loài (Hình 3.1).
Hình 3.1. Số lƣợng giống và loài trong các họ EN ở KVNC
Bảng 3.1. Danh sách thành phần loài EN ở KVNC
TT Tên Việt Nam Tên khoa học
Địa điểm nghiên
cứu
1 2 3 4 5
Bộ Không đuôi Anura
Họ Cóc Bufonidae Gray, 1825
1. Cóc nhà Duttaphrynus melanostictus (Schneider, 1799) + + + + +
2. Cóc rừng Ingerophrynus galeatus (Günther, 1864) +
Họ Cóc bùn Megophryidae Bonaparte, 1850
3. Cóc mày sa pa Leptobrachium chapaense (Bourret, 1937) + +
4. Cóc mày nhỏ Leptolalax minimus (Taylor, 1962) (**) + +
5. Cóc mày Leptolalax pelodytoides (Boulenger, 1893) + +
11
TT Tên Việt Nam Tên khoa học
Địa điểm nghiên
cứu
1 2 3 4 5
6. Cóc mày đêm Leptolalax nyx Ohler, Wollenberg, Grosjean,
Hendrix, Vences, Ziegler & Dubois, 2011
+
7. Cóc núi Ophryophryne pachyproctus Kou, 1985 + +
8. Cóc núi miệng nhỏ Ophyryophryne microstoma Boulenger, 1903 +
9. Cóc mắt bên Megophrys major (Boulenger, 1908) + + +
Họ Nhái bầu Microhylidae Günther, 1858 +
10. Cóc đốm Kalophrynus interlineatus (Blyth, 1855) +
11. Ếch ương thường Kaloula pulchra Gray, 1831 + + +
12. Nhái bầu bec-mo Microhyla berdmorei (Blyth, 1856) +
13. Nhái bầu bút-lơ Microhyla butleri Boulenger, 1900 + +
14. Nhái bầu hoa Microhyla fissipes Boulenger, 1884(*) + + +
15. Nhái bầu Microhyla mukhlesuri Hasan, Islam,
Kuramoto, Kurabayashi & Sumida, 2014
+ +
16. Nhái bầu hây-môn Microhyla heymonsi Vogt, 1911 + + + + +
17. Nhái bầu vân Microhyla pulchra (Hallowell, 1861) + + + +
18. Nhái bầu trơn Micryletta inornata (Boulenger, 1890) + +
Họ Ếch nhái
chính thức
Dicroglossidae Anderson, 1871
19. Ngoé Fejervarya limnocharis (Gr