Tóm tắt Luận án Nghiên cứu nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định

Nam Định là một tỉnh nông nghiệp thuộc khu vực Nam đồng bằng Sông Hồng có dân số là 1,846 triệu người, trong đó có 81,8% dân số sống ở khu vực nông thôn; LĐNT chiếm 82,83% tổng LLLĐ của tỉnh; lực lượng LĐNT đang làm việc trong các ngành kinh tế qua đào tạo khu vực nông thôn chỉ chiếm 11,05% (Cục Thống kê tỉnh Nam Định, 2015). Tỷ lệ LĐNT qua đào tạo thấp đã phần nào ảnh hưởng tới việc đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã đề ra. Do đó, ĐTN cho LĐNT là một lựa chọn vừa sức nhằm nâng cao tỷ lệ LĐNT qua đào tạo bởi yêu cầu đầu vào cho quá trình đào tạo không quá cao; bên cạnh đó, việc Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 đã tiếp sức cho hoạt động ĐTN cho LĐNT phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, sau hơn 5 năm triển khai hoạt động ĐTN cho LĐNT tại Nam Định cho thấy các chính sách ưu đãi đã khuyến khích LĐNT tích cực đăng ký học nghề, số lượng LĐNT qua ĐTN đã tăng đáng kể giúp nâng cao tỷ lệ LĐNT qua đào tạo; nhưng CLĐTN ở một số nghề chưa đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường (UBND tỉnh Nam Định, 2013), phần lớn LĐNT qua ĐTN vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm do chưa đáp ứng được yêu cầu từ phía người sử dụng LĐ; mức thu nhập của những người có việc làm còn thấp; khả năng tự tạo việc làm của LĐNT sau ĐTN cũng rất hạn chế, đã có nhiều LĐNT sau khi tốt nghiệp tự tổ chức sản xuất nhưng không mang lại hiệu quả, thậm chí là thất bại. Thời gian qua, chưa có công trình nghiên cứu tổng thể nào để cập đến việc nâng cao CLĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định; trong khi đó, một số biện pháp cụ thể mà tỉnh đã áp dụng trong việc nâng cao CLĐTN cho LĐNT cũng chưa mang lại hiệu quả cao. Chính vì thế, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao CLĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định thời gian tới là hết sức cấp thiết

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM BÙI HỒNG ĐĂNG NGHIÊN CỨU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH NAM ĐỊNH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ NHÂN LỰC MÃ SỐ: 62 34 04 04 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI, 2017 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn: 1. TS. ĐINH VĂN ĐÃN 2. TS. NGUYỄN PHÚC THỌ Phản biện 1: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH THAO Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. LÊ QUỐC HỘI Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân Phản biện 3: PGS.TS. CAO VĂN SÂM Tổng cục Dạy nghề Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam - Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nam Định là một tỉnh nông nghiệp thuộc khu vực Nam đồng bằng Sông Hồng có dân số là 1,846 triệu người, trong đó có 81,8% dân số sống ở khu vực nông thôn; LĐNT chiếm 82,83% tổng LLLĐ của tỉnh; lực lượng LĐNT đang làm việc trong các ngành kinh tế qua đào tạo khu vực nông thôn chỉ chiếm 11,05% (Cục Thống kê tỉnh Nam Định, 2015). Tỷ lệ LĐNT qua đào tạo thấp đã phần nào ảnh hưởng tới việc đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã đề ra. Do đó, ĐTN cho LĐNT là một lựa chọn vừa sức nhằm nâng cao tỷ lệ LĐNT qua đào tạo bởi yêu cầu đầu vào cho quá trình đào tạo không quá cao; bên cạnh đó, việc Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 đã tiếp sức cho hoạt động ĐTN cho LĐNT phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, sau hơn 5 năm triển khai hoạt động ĐTN cho LĐNT tại Nam Định cho thấy các chính sách ưu đãi đã khuyến khích LĐNT tích cực đăng ký học nghề, số lượng LĐNT qua ĐTN đã tăng đáng kể giúp nâng cao tỷ lệ LĐNT qua đào tạo; nhưng CLĐTN ở một số nghề chưa đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường (UBND tỉnh Nam Định, 2013), phần lớn LĐNT qua ĐTN vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm do chưa đáp ứng được yêu cầu từ phía người sử dụng LĐ; mức thu nhập của những người có việc làm còn thấp; khả năng tự tạo việc làm của LĐNT sau ĐTN cũng rất hạn chế, đã có nhiều LĐNT sau khi tốt nghiệp tự tổ chức sản xuất nhưng không mang lại hiệu quả, thậm chí là thất bại. Thời gian qua, chưa có công trình nghiên cứu tổng thể nào để cập đến việc nâng cao CLĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định; trong khi đó, một số biện pháp cụ thể mà tỉnh đã áp dụng trong việc nâng cao CLĐTN cho LĐNT cũng chưa mang lại hiệu quả cao. Chính vì thế, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao CLĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định thời gian tới là hết sức cấp thiết. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá thực trạng nâng cao CLĐNT cho LĐNT tỉnh Nam Định thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao CLĐNT cho LĐNT tỉnh Nam Định trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá, làm sáng tỏ và phát triển cơ sở lý luận, thực tiễn về nâng cao CLĐNT cho LĐNT. - Đánh giá thực trạng nâng cao CLĐTN cho LĐNT, CLĐNT cho LĐNT và các nhân tố ảnh hưởng đến CLĐNT cho LĐNT tỉnh Nam Định. - Đề xuất các giải pháp nâng cao CLĐNT cho LĐNT tỉnh Nam Định trong thời gian tới. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Tình hình nâng cao CLĐTN cho LĐNT và chất lượng ĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định đang như thế nào? - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến CLĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định? - Làm thế nào để nâng cao CLĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định trong thời gian tới? 2 1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Đối tượng nghiên của đề tài là những vấn đề lý luận, thực tiễn về CLĐTN cho LĐNT và các nhân tố ảnh hưởng đến CLĐTN cho LĐNT. - Đối tượng khảo sát của đề tài là các tác nhân liên quan đến CLĐTN cho LĐNT như: các cơ quan quản lý Nhà nước về ĐTN cho LĐNT, các CSDN, LĐNT đã và đang học nghề, các đơn vị và các DN sử dụng LĐNT; quá trình ĐTN cho LĐNT và sử dụng LĐNT qua ĐTN. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Nam Định. Địa bàn khảo sát là các đơn vị hành chính mang tính đại diện cho các tiểu vùng và lĩnh vực kinh tế của tỉnh Nam Định gồm 3 huyện và thành phố Nam Định. i) Huyện Nghĩa Hưng (vùng đồng bằng ven biển); ii) Huyện Mỹ Lộc (vùng đồng bằng thấp trũng, ven đô); iii) Huyện Ý Yên (vùng đồng bằng thấp trũng, phát triển làng nghề); iv) Thành phố Nam Định (vùng trung tâm công nghiệp - dịch vụ). - Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu tập trung trong giai đoạn 2010-2014, các số liệu khảo sát tập trung trong năm 2014 và bổ sung cập nhật vào đầu năm 2015; các giải pháp được đề xuất cho đến năm 2020. - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao CLĐTN cho LĐNT, thực trạng CLĐTN cho LĐNT, các nhân tố ảnh hưởng đến CLĐTN cho LĐNT và các giải pháp nâng cao CLĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định. Những nội dung trên được giới hạn trong hoạt động ĐTN ngắn hạn cho LĐNT, gồm: SCN (dạy nghề từ 3 đến dưới 12 tháng) và DNTX (dạy nghề dưới 3 tháng); các nghề đào tạo tiến hành khảo sát đảm bảo tính đại diện, trong đó có 3 nghề thuộc nhóm nghề nông nghiệp (gồm các nghề: trồng nấm; chăn nuôi lợn nái, lợn thịt; trồng cây lương thực, thực phẩm) và 3 nghề thuộc nhóm nghề phi nông nghiệp (gồm các nghề: may công nghiệp; hàn; kỹ thuật điêu khắc gỗ). 1.5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN Về mặt lý luận: Luận án đã góp phần hệ thống hoá, làm rõ và phát triển những vấn đề lý luận nâng cao CLĐTN cho LĐNT; đặc biệt là việc định hình ra được khái niệm về CLĐTN cho LĐNT và nội dung nâng cao CLĐTN cho LĐNT. Đồng thời, luận án cũng đã khái quát được những kinh nghiệm nâng cao CLĐTN cho LĐNT ở trong và ngoài nước, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc nâng cao CLĐTN cho LĐNT tại tỉnh Nam Định. Về mặt thực tiễn: Luận án đã hệ thống được nhu cầu ĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định; phân tích, đánh giá được thực trạng công tác nâng cao CLĐTN cho LĐNT và những kết quả đạt được từ hoạt động ĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định thời gian qua. Luận án đã tiến hành đánh giá một cách có hệ thống về CLĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định theo 2 nhóm nghề (nông nghiệp và phi nông nghiệp); phân tích rõ các nhân tố ảnh hưởng đến CLĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định. Trên cơ sở đó, luận án cũng đã đưa ra một số quan điểm, chỉ ra định hướng, xác định rõ mục tiêu và đề ra các giải pháp nâng cao CLĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định trong thời gian tới. 3 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 2.1.1. Một số khái niệm 2.1.1.1. Chất lượng Là cái làm nên phẩm chất giá trị của một vật, sự vật, hiện tượng. Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan. 2.1.1.2. Đào tạo nghề Là một quá trình giáo dục-đào tạo diễn ra từ khi bắt đầu đến khi kết thúc khóa học, tại đây người dạy truyền đạt kiến thức, rèn luyện kỹ năng và giúp cho người học định hướng được thái độ, nhân cách theo hướng chuẩn mực; quá trình này diễn ra liên tục, có sự biến đổi để phù hợp với đối tượng học tập và môi trường. Song song với những hoạt động của người dạy, người học cùng tham gia vào quá trình học tập bằng cách đọc, nghe, quan sát, thực hành, thực tập để tích luỹ kiến thức, hình thành kỹ năng và thái độ nghề nghiệp tương xứng yêu cầu của vị trí công việc thuộc lĩnh vực, ngành nghề được đào tạo đang tồn tại trong xã hội. ĐTN đề cao việc trang bị kỹ năng nghề nghiệp hơn là việc trang bị kiến thức hàn lâm. 2.1.1.3. Chất lượng đào tạo nghề Là mức độ hài lòng của các bên tham gia vào hoạt động ĐTN về sản phẩm dịch vụ đào tạo được tạo ra; sự hài lòng này càng lớn, càng đồng thời giữa các bên càng lớn thì CLĐTN càng cao và ngược lại. Trong đó, các bên tham gia vào hoạt động ĐTN gồm: phía cung dịch vụ là các CSDN, đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo, giáo viên và phía cầu dịch vụ là người học nghề, người sử dụng LĐ và các cơ quan quản lý nhà nước về ĐTN. Sản phẩm dịch vụ xét về phương diện kỹ thuật trong ĐTN là mức độ kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp và xét về phương diện hiệu quả là cơ hội việc làm, mức thu nhập, khả năng thích ứng với công việc, sự thăng tiến trong nghề nghiệp, khả năng hành nghề độc lập của người học nghề sau khi tốt nghiệp. 2.1.1.4. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn Là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho LĐNT để người học nghề sau khi tốt nghiệp có thể hành nghề (tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm) nhằm giúp cho LĐNT cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống phù hợp với sự phát triển của xã hội. 2.1.1.5. Chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn Là sự tổng hòa những phẩm chất, năng lực được tạo ra trong quá trình ĐTN và được thể hiện thông qua mức độ kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp mà LĐNT có được sau quá trình học nghề, nhằm giúp cho LĐNT qua ĐTN được TTLĐ thừa nhận, chấp nhận và phù hợp với các chuẩn mực mà Nhà nước, xã hội quy định. 2.1.1.6. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn Là quá trình tác động làm tăng kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp của người được ĐTN nhằm đáp ứng tốt nhất đòi hỏi, yêu cầu của người sử dụng LĐ trong từng thời kỳ nhất 4 định; từ đó giúp cho người học nghề sau khi tốt nghiệp tăng cơ hội tìm kiếm được việc làm, có khả năng thích ứng tốt hơn với công việc, giúp LĐNT cải thiện được thu nhập hoặc thậm chí là có thu nhập cao, LĐNT học nghề có thể đạt được sự thăng tiến trong công việc với nghề đã học và nếu không muốn đi “làm thuê” thì LĐNT hoàn toàn có thể tự tổ chức SXKD thành công. - Phạm vi tác động nhằm nâng cao CLĐTN cho LĐNT: tác động ở phạm vi vĩ mô và tác động ở phạm vi vi mô. - Nguyên tắc nâng cao CLĐTN cho LĐNT: (1) Phải xác định là hoạt động định hướng sự phát triển kinh tế - xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu của người học, các tổ chức sử dụng LĐ và các bên liên quan. (2) Không có điểm bắt đầu và không có điểm kết thúc. (3) Là nhiệm vụ của tất cả các bên liên quan; nó đòi hỏi sự nỗ lực của cả phía cung và phía cầu. (4) Được thể hiện thông qua một hệ thống quản lý công khai và minh bạch. (5) Kết quả của chương trình nâng cao CLĐTN cho LĐNT phải được đo lường và đánh giá qua từng thời kỳ. (6) Cải tiến liên tục là nền tảng của chương trình nâng cao CLĐTN cho LĐNT. - Quản lý chất lượng trong ĐTN cho LĐNT: là quá trình có tổ chức nhằm đảm bảo cho người học sau khi kết thúc khóa học có đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp như đã đề ra trong mục tiêu đào tạo của nghề mà LĐNT đó dự học. 2.1.2. Ý nghĩa của nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn (1) Đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trên TTLĐ trong bối cảnh mở cửa hội nhập. (2) Đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. (3) Tăng khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào SXKD trong nông nghiệp. (4) Đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu LĐ khu vực nông thôn. (5) Thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. (6) Tăng cường sự ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng và góp phần phát triển giáo - đào tạo, nâng cao dân trí. 2.1.3. Đặc điểm của đào tạo nghề cho lao động nông thôn 2.1.3.1. Đối tượng đào tạo nghề - Những đặc điểm mang tính ưu điểm: (1) Chịu khó, cần cù lao động. (2) Có nhiều kinh nghiệm thực tế trong lao động sản xuất lĩnh vực nông nghiệp. (3) Ham học hỏi. - Những đặc điểm mang tính hạn chế: (1) Trình độ, thể lực hạn chế do kinh tế kém phát triển, mức sống thấp. (2) Trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật cũng như trình độ tiếp cận thị trường thấp. (3) LĐNT nước ta còn mang nặng tư tưởng và tâm lý tiểu nông, sản xuất nhỏ, ngại thay đổi nên thường bảo thủ và thiếu năng động. 2.1.3.2. Tính đa dạng của ngành nghề đào tạo Các nghề đào tạo cho LĐNT hiện rất đa dạng, gồm các nghề nông nghiệp và các nghề phi nông nghiệp. Trong từng nhóm nghề lại có thể chia nhỏ thành các nhóm thành phần (nghề nông nghiệp truyền thống, nghề nông nghiệp mới hoặc nghề phi nông nghiệp phục vụ phát triển làng nghề và nghề phi nông nghiệp phục vụ các khu công nghiệp, dân sinh). 2.1.3.3. Sự khác biệt về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo theo nhóm nghề - Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo nhóm nghề nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của địa phương như: đất đai, khí hậu, nguồn nước - Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo nhóm nghề phi nông nghiệp phụ thuộc vào mức đầu tư như: nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị 5 2.1.4. Nội dung nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn (1) Xác định nhu cầu ĐTN cho LĐNT. (2) Các hoạt động nâng cao CLĐTN cho LĐNT. (3) Kết quả ĐTN cho LĐNT. (4) Đánh giá CLĐTN cho LĐNT. 2.1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn - Các nhân tố bên trong, gồm: (1) Cơ chế tổ chức quản lý đào tạo; (2) Nhân lực (đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và người học nghề); (3) Chương trình đào tạo, giáo trình và tài liệu học tập; (4) Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học; (5) Dịch vụ cho người học; (5) Nguồn tài chính và quản lý tài chính. - Các nhân tố bên ngoài, gồm: thể chế chính trị, luật pháp; điều kiện kinh tế - xã hội; phong tục - tập quán; văn hóa - truyền thống; điều kiện địa lý - khí hậu... 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Từ nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao CLĐTN cho LĐNT của một số nước như CHLB Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc; kinh nghiệm nâng cao CLĐTN cho LĐNT của một số tỉnh ở Việt Nam, chúng tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm trong nâng cao CLĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định, gồm: (1) Có cơ chế khuyến khích việc sử dụng LĐNT qua ĐTN; quy hoạch mạng lưới các CSDN hợp lý; cần đa dạng hoá loại hình, phương thức tổ chức và trình độ đào tạo để phù hợp với nhu cầu và đối tượng đào tạo; cần quan tâm đến lý người học; kết hợp giữa đào tạo tại CSDN và đào tạo tại chính DN; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức đào tạo. (2) Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo; đề cao yêu cầu về kỹ năng nghề và năng lực sư phạm với đội ngũ giáo viên; phân loại đối tượng học nghề cho phù hợp với trình độ đào tạo và các chính sách hỗ trợ. (3) Cần xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với đối tượng đào tạo; phân bổ thời gian hợp lý giữa lý thuyết và thực hành theo hướng coi trọng trang bị kỹ năng nghề; thường xuyên rà soát điều chỉnh chương trình đào tạo để phù hợp với thực tế. (4) Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và điều kiện làm việc của giáo viên, học tập của người học; liên kết với DN để tận dụng CSVC, trang thiết bị tại DN cho quá trình đào tạo. (5) Tăng cường tuyên truyền, tư vấn đề LĐNT lựa chọn nghề học phù hợp; nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người học sau tốt nghiệp. (6) Tăng cường xã hội hoá hoạt động ĐTN cho LĐNT để giảm gánh nặng tài chính từ ngân sách Nhà nước, thông qua việc kêu gọi DN và các tổ chức khác tham gia hoặc hỗ trợ, tài trợ vào hoạt động ĐTN cho LĐNT. PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH Nam Định là tỉnh có diện tích tự nhiên khoảng 1.649,86 km2, địa hình chia thành 3 vùng rõ rệt: vùng đồng bằng thấp trũng, vùng đồng bằng ven biển và vùng trung tâm công nghiệp - dịch vụ thành phố Nam Định. Dân số Nam Định khoảng 1.845.568 người, nam chiếm khoảng gần 49% và nữ chiếm khoảng hơn 51% tổng số dân; LLLĐ chủ yếu tập trung khu vực nông thôn, chiếm khoảng 83%, thành thị chiếm 17%. 6 - Lợi thế, thành tựu: (1) Vị trí địa lý nằm trong khu vực ảnh hưởng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Địa hình đa dạng thuận lợi cho phát triển sản xuất đa ngành, đa lĩnh vực. Khí hậu phù hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp với các loại cây trồng, vật nuôi nhiệt đới gió mùa. Có lợi thế phát triển kinh tế biển với 72km bờ biển. (2) Cơ cấu LĐ đang trong giai đoạn dân số vàng khi LLLĐ chiếm khoảng 58,7% tổng dân số. (3) Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ. - Bất lợi, hạn chế: (1) Tổng diện tích chỉ bằng 0,5 diện tích trung bình cả nước. Khí hậu thất thường, thiên tai bão lụt xảy ra với mật độ cao trong năm ảnh hưởng đến sản xuất. (2) Dân số vẫn tập trung chủ yếu khu vực nông thôn, sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu dân số, lao động và cơ cấu kinh tế. (3) GRDP còn thấp so với mức trung bình cả nước. 3.2. PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 3.2.1. Phƣơng pháp tiếp cận - Tiếp cận theo hai phía (phía cung và phía cầu dịch vụ đào tạo) - Tiếp cận theo quá trình - Tiếp cận theo nhóm nghề 3.2.2. Khung phân tích 3.3. CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU 3.3.1. Chọn nghề đào tạo nghiên cứu - Nhóm nghề nông nghiệp: nghề Trồng cây lương thực, thực phẩm; nghề Chăn nuôi lợn nái, lợn thịt (2 nghề nông nghiệp truyền thống); nghề Trồng nấm (nghề nông nghiệp mới so với phần lớn nông dân). - Nhóm nghề phi nông nghiệp: nghề May công nghiệp (cung cấp chủ yếu cho các KCN, CCN), nghề Kỹ thuật điêu khắc gỗ (cung cấp LĐ cho phát triển làng nghề) và nghề Cơ chế tổ chức quản lý đào tạo Nhân lực Chƣơng trình, giáo trình, tài liệu CSVC, trang thiết bị Dịch vụ cho ngƣời học Nguồn tài chính và quản lý tài chính GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO Nhóm nghề phi nông nghiệp Nhóm nghề nông nghiệp MÔI TRƢỜNG CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO Kiến thức – Kỹ năng – Thái độ T ự tạo v iệc làm C ơ h ộ i v iệc làm K h ả n ăn g th ích ứ n g M ứ c th u n h ập C ơ h ộ i th ăn g tiến 7 Cơ khí (cung cấp LĐ cho phát triển công nghiệp và dân sinh). 3.3.2. Chọn địa điểm nghiên cứu Chọn khảo sát 4 đơn vị hành chính mang tính đại diện cho các tiểu vùng kinh tế của tỉnh: huyện Nghĩa Hưng (ven biển), huyện Ý Yên (phát triển làng nghề), huyện Mỹ Lộc (ven đô), Tp Nam Định (trung tâm công nghiệp - dịch vụ). 3.4. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH 1) Nhóm chỉ tiêu về TTLĐ và nhu cầu ĐTN cho LĐNT: Cơ cấu LĐ, sử dụng LĐ qua ĐTN, nhu cầu ĐTN theo lĩnh vực - nhóm nghề; mức thu nhập trung bình... 2) Nhóm chỉ tiêu về tình hình ĐTN cho LĐNT Nam Định: mức kinh phí hỗ trợ, cơ cấu CSDN theo các tiêu chí đánh giá; số lượng và cơ cấu GV theo trình độ; cơ cấu nghề và nhóm nghề đào tạo; cơ cấu nguồn kinh phí hỗ trợ... 3) Nhóm chỉ tiêu về đánh giá CLĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định: điểm theo bộ ILO 500; mức kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp; mức độ hài lòng về cơ hội việc làm, thu nhập, khả năng thích ứng, thăng tiến và khả năng tự tạo việc làm; số lượng và cơ cấu CSDN đạt kiểm định chất lượng... - Nhóm chỉ tiêu về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CLĐTN cho LĐNT: giá trị trung bình, tỷ lệ đạt các mức độ hài lòng... 3.5. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN, SỐ LIỆU 3.5.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp Những thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập phục vụ cho luận án là những tài liệu, số liệu đã được công bố. Đây là các tài liệu, số liệu được lựa chọn sử dụng làm căn cứ, công cụ, minh chứng cho phần cơ sở lý luận và thực trạng CLĐTN, nhân tố ảnh hưởng đến CLĐTN cho LĐNT. 3.5.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin, số liệu sơ cấp Sử dụng các hình thức quan sát, phỏng vấn, hội nghị - hội thảo, điều tra để thu thập thông tin từ đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về hoạt động ĐTN cho LĐNT, cán bộ quản lý tại các CSDN, đội ngũ GV, LĐNT học nghề, LĐNT đang làm việc và người sử dụng LĐ. 3.6. PHƢƠNG PHÁP TỔNG HỢP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN, SỐ LIỆU Các số liệu sau khi thu thập được “làm sạch” được tiến hành tổng hợp và xử lý bằng phần mềm xử lý số liệu Excel, SPSS. 3.7. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH (1) Phương pháp thống kê kinh tế (phân tổ, mô tả, so sánh). (2) Phương pháp cho điểm. (3) Phương phá
Luận văn liên quan