Trong một vài thập niên gần đây thế giới đã chứng kiến sự phát triển với tốc độ bùng
phát của ngành du lịch trở thành một trong những ngành công nghiệp lớn nhất của nền kinh
tế thế giới, và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia thông qua
tạo ra nguồn thu ngoại tệ, việc làm và thu nhập, thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển.
Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành 2015 của Diễn đàn kinh tế thế giới
‘.mặc dù thế giới đang đối mặt với những căng thẳng về địa chính trị từ khu vực Trung
Đông và Ucraina đến Đông Nam Á, các mối đe dọa về khủng bố đang lan rộng khắp toàn
cầu, nhưng tác động của các sự kiện này đến du lịch lữ hành đang là vấn đề chưa rõ ràng’.
Trong khi một số quốc gia và địa phương điểm đến đang phải hứng chịu nhiều tác động do
sự suy giảm về lượt du khách quốc tế thì một số điểm đến khác lại có tác động ngược lại. Và
đặc biệt lý thú là trong mấy năm gần đây ngành du lịch và lữ hành thế giới vẫn tiếp tục tăng
trưởng. Tổng lượt du khách quốc tế đạt kỷ lục 1.19 tỉ lượt trong năm 2015, tăng 52 triệu so
với 2014 (UNWTO, 2016). Theo đánh giá của Ủy ban Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC)
thì du lịch và lữ hành hiện nay đang đóng góp 10.2% GDP thế giới với tổng doanh thu
7,613.3 tỉ đô la Mỹ và chiếm 6.6% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu, đóng góp 9.6% việc làm
toàn cầu và con số này có thể lên 12.1% trong năm 2027 (WTTC, 2017).
Khi thị trường du lịch quốc tế ngày càng phát triển thì năng lực cạnh tranh của điểm đến
càng được xem là yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động kinh doanh du lịch. Pearce
(1997:25) cho rằng “Khi du lịch thế giới ngày càng trở nên cạnh tranh tất cả nhận thức sâu
sắc về sự phát triển, thế mạnh và các điểm yếu trong cạnh tranh của điểm đến sẽ là yếu tố tối
quan trọng”. Cũng với quan điểm này, Crouch và Ritchie (2000:6) nhấn mạnh “khả năng cạnh
tranh của điểm đến có tác động phân loại nội bộ ngành và vì thế nó (khả năng cạnh tranh)
đang là vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt đối với các doanh nghiệp và các nhà nhà hoạch
định chính sách”.
Đối với các điểm đến du lịch, năng lực cạnh tranh vừa được coi là động lực và mục tiêu
phát triển của điểm đến, bởi năng lực cạnh tranh sẽ gia tăng cơ hội thu hút thị trường du
khách, thúc đẩy du lịch phát triển, kéo theo sự phát triển của các ngành bổ trợ, thúc đẩy phát
triển kinh tế xã hội của địa phương điểm đến, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tiến trình xây
dựng và duy trì năng lực cạnh tranh vừa là nhiệm vụ có tính chiến lược, vừa gắn với hoạt
động hàng ngày hàng giờ tại điểm đến. Một khi điểm đến du lịch trước khi quyết định triển
khai chiến lược và giải pháp phát triển điểm đến, nâng cao năng lực cạnh tranh thì cần giải
quyết được một loạt các vấn đề cốt lõi như: các yếu tố nào cấu thành năng lực cạnh tranh
của điểm đến? Cách thức đo lường đánh giá các nhân tố này? Liệu danh mục các biến số
phổ cập chung có thể áp dụng để phân tích năng lực cạnh tranh của một điểm đến cụ thể?
Đây là những câu hỏi lớn thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu cũng như
người làm công tác thực tiễn nhưng cho đến nay vẫn chưa có lời đáp thỏa mãn cho các câu
hỏi này. Thậm chí ngay cả khi điểm đến du lịch thành công trong chiếm lĩnh thị trường thì
danh mục các biến số phổ cập vẫn khó có thể vận dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh
điểm đến cụ thể
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch thừa thiên huế, Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LÊ THỊ NGỌC ANH
NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ĐIỂM ĐẾN
DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ, VIỆT NAM
TÓM TẮT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 9340101
Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS BÙI THỊ TÁM
Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG HÀO
HUẾ - NĂM 2019
Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế.
Người hướng dẫn khoa học 1: PGS. TS. Trịnh Văn Sơn
Người hướng dẫn khoa học 2: PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hòa
Phản biện 1: GS.TS. LÊ THẾ GIỚI
Phản biện 2: PGS.TS. NGÔ XUÂN BÌNH
Phản biện 3: PGS.TS. NGUYỄN TÀI PHÚC
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án Đại học Huế họp tại:
........................................................................
............................................................................
Vào hồi.giờ, ngày tháng năm 2019
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc Gia và Thư viện Trường Đại
học Kinh tế, Đại học Huế, 99 Hồ Đắc Di, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên
Huế
1
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong một vài thập niên gần đây thế giới đã chứng kiến sự phát triển với tốc độ bùng
phát của ngành du lịch trở thành một trong những ngành công nghiệp lớn nhất của nền kinh
tế thế giới, và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia thông qua
tạo ra nguồn thu ngoại tệ, việc làm và thu nhập, thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển...
Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành 2015 của Diễn đàn kinh tế thế giới
‘...mặc dù thế giới đang đối mặt với những căng thẳng về địa chính trị từ khu vực Trung
Đông và Ucraina đến Đông Nam Á, các mối đe dọa về khủng bố đang lan rộng khắp toàn
cầu, nhưng tác động của các sự kiện này đến du lịch lữ hành đang là vấn đề chưa rõ ràng’.
Trong khi một số quốc gia và địa phương điểm đến đang phải hứng chịu nhiều tác động do
sự suy giảm về lượt du khách quốc tế thì một số điểm đến khác lại có tác động ngược lại. Và
đặc biệt lý thú là trong mấy năm gần đây ngành du lịch và lữ hành thế giới vẫn tiếp tục tăng
trưởng. Tổng lượt du khách quốc tế đạt kỷ lục 1.19 tỉ lượt trong năm 2015, tăng 52 triệu so
với 2014 (UNWTO, 2016). Theo đánh giá của Ủy ban Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC)
thì du lịch và lữ hành hiện nay đang đóng góp 10.2% GDP thế giới với tổng doanh thu
7,613.3 tỉ đô la Mỹ và chiếm 6.6% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu, đóng góp 9.6% việc làm
toàn cầu và con số này có thể lên 12.1% trong năm 2027 (WTTC, 2017).
Khi thị trường du lịch quốc tế ngày càng phát triển thì năng lực cạnh tranh của điểm đến
càng được xem là yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động kinh doanh du lịch. Pearce
(1997:25) cho rằng “Khi du lịch thế giới ngày càng trở nên cạnh tranhtất cả nhận thức sâu
sắc về sự phát triển, thế mạnh và các điểm yếu trong cạnh tranh của điểm đến sẽ là yếu tố tối
quan trọng”. Cũng với quan điểm này, Crouch và Ritchie (2000:6) nhấn mạnh “khả năng cạnh
tranh của điểm đến có tác động phân loại nội bộ ngành và vì thế nó (khả năng cạnh tranh)
đang là vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt đối với các doanh nghiệp và các nhà nhà hoạch
định chính sách”.
Đối với các điểm đến du lịch, năng lực cạnh tranh vừa được coi là động lực và mục tiêu
phát triển của điểm đến, bởi năng lực cạnh tranh sẽ gia tăng cơ hội thu hút thị trường du
khách, thúc đẩy du lịch phát triển, kéo theo sự phát triển của các ngành bổ trợ, thúc đẩy phát
triển kinh tế xã hội của địa phương điểm đến, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tiến trình xây
dựng và duy trì năng lực cạnh tranh vừa là nhiệm vụ có tính chiến lược, vừa gắn với hoạt
động hàng ngày hàng giờ tại điểm đến. Một khi điểm đến du lịch trước khi quyết định triển
khai chiến lược và giải pháp phát triển điểm đến, nâng cao năng lực cạnh tranh thì cần giải
quyết được một loạt các vấn đề cốt lõi như: các yếu tố nào cấu thành năng lực cạnh tranh
của điểm đến? Cách thức đo lường đánh giá các nhân tố này? Liệu danh mục các biến số
phổ cập chung có thể áp dụng để phân tích năng lực cạnh tranh của một điểm đến cụ thể?
Đây là những câu hỏi lớn thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu cũng như
người làm công tác thực tiễn nhưng cho đến nay vẫn chưa có lời đáp thỏa mãn cho các câu
hỏi này. Thậm chí ngay cả khi điểm đến du lịch thành công trong chiếm lĩnh thị trường thì
danh mục các biến số phổ cập vẫn khó có thể vận dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh
điểm đến cụ thể.
2
Đối với ngành du lịch, năng lực cạnh tranh là thước đo mức độ hoạt động của ngành
trên thị trường du lịch quốc tế. Mức độ đóng góp của ngành đối với sự phát triển của địa
phương, của đất nước phụ thuộc rất lớn vào khả năng cạnh tranh của ngành. Đối với các
doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là yếu tố sống còn xác định sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp du lịch cần xác định được các yếu tố cấu thành lợi thế
cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của điểm đến, đánh giá và khai thác các lợi thế cạnh tranh
một cách có lợi nhất nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Do vậy, năng lực cạnh tranh điểm đến là mối quan tâm của nhiều đối tượng bao gồm những
nhà hoạch định chính sách quản lý và phát triển, những nhà nghiên cứu cũng như của các
doanh nghiệp.
Về phương diện nghiên cứu, mặc dù bắt đầu khá muộn màng nhưng các nghiên cứu về
khả năng cạnh tranh của điểm đến đã và đang thu hút nhiều sự chú ý của các chuyên gia
cũng như những người làm công tác thực tiễn như nghiên cứu của Crouch & Ritchie, 1993,
1999; Dwyer, Forsyth, & Rao, 2000; Vengesayi, 2003; Ekin và Akbulut, 2015. Đặc biệt,
nghiên cứu của Crouch & Richie (1999) được xem là một trong những nổ lực đáng chú ý
trong việc vận hành hóa tổng hợp các biến nghiên cứu cạnh tranh trong du lịch và cạnh
tranh ngành để nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch (theo Enright &
Newton, 2005). Thay vì cho một số nghiên cứu trước đó chỉ chủ yếu tập trung vào lợi thế
cạnh tranh của một số yếu tố lợi thế tài nguyên hoặc giá cả như trong nghiên cứu của Poon,
1993; Chon &Mayer, 1995. Có thể thấy các nổ lực nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm
đến trong thời gian qua đã tập trung giải quyết vấn đề khái niệm, cách tiếp cận và vận hành
hóa các biến đo lường năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch hoặc ở phạm vi quốc gia, vùng
lãnh thổ hoặc địa phương cụ thể. Theo đó, các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm
đến du lịch thường bao gồm: 1) các yếu tố kinh doanh; 2) các yếu tố về quản lý, kế hoạch
hóa và phát triển điểm đến; và 3) các yếu tố nguồn lực du lịch và tính hấp dẫn của điểm đến.
Tuy nhiên, tổng lược các nghiên cứu liên quan trên thế giới cũng nhấn mạnh rằng chưa
có một mô hình hoàn thiện về nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch vì các mô
hình đề xuất đều chưa cung cấp một khung đánh giá tổng hợp các khía cạnh khác nhau về
khả năng cạnh tranh của điểm đến. Thực tế này đặt ra nhu cầu cần thiết đối các nghiên cứu
đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch nhằm góp phần hoàn thiện mô hình lý thuyết
cũng như cung cấp các khuyến cáo chính sách và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh điểm đến ở các phạm vi khác nhau.
Đối với ngành du lịch Việt Nam, trong những năm qua mặc dù có nhiều chuyển biến
tích cực và đạt được tăng trưởng đáng kể, song du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Thừa
Thiên Huế (từ đây được tóm lược là Huế) nói riêng chưa thực sự phát triển xứng với tiềm
năng. Sản phẩm du lịch chưa hấp dẫn và thiếu tính đặc trưng. Khả năng thu hút và hình ảnh
của các điểm đến du lịch của Huế còn mờ nhạt đối với du khách (Bùi Thị Tám, 2010, Trần
Thị Ngọc Liên, 2013). Số liệu thống kê từ Sở Du lịch Thừa Thiên Huế cũng cho thấy, số
ngày lưu trú bình quân tại Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2013-2017 giảm sút từ 2.01
ngày/khách (năm 2013) xuống 1.8 ngày/khách (năm 2017), trong khi các điểm đến lân cận
như Đà Nẵng và Hội An lại có sự tăng nhanh. Điều này đặt ra câu hỏi lớn về năng lực cạnh
tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế. Với thực tế vượt trội về tài nguyên du lịch và
3
với một điểm đến du lịch được phát triển khá sớm ở Việt Nam cũng như ở khu vực Miền
Trung (Bùi Thị Tám và Mai Lệ Quyên, 2012; Lê Thị Ngọc Anh, 2018), nhưng du lịch Thừa
Thiên Huế vẫn chưa có được những bước phát triển nổi trội khẳng định vị thế của một điểm
đến tiên phong trong khu vực.
Cho đến nay cũng đã có một số nghiên cứu về khả năng thu hút, hình ảnh điểm đến
và năng lực cạnh tranh được thực hiện ở khu vực miền Trung như nghiên cứu của Bùi Thị
Tám, 2010; Thái Thanh Hà, 2010, Nguyễn Thị Bích Thủy, 2013. Tuy nhiên, các nghiên cứu
này được thực hiện theo một số cách tiếp cận cụ thể và với tính chất nghiên cứu khám phá
về một số khía cạnh cụ thể liên quan đến năng lực cạnh tranh. Do vậy, các khuyến nghị cho
nghiên cứu tiếp theo từ các nghiên cứu này đã nhấn mạnh vào việc cần tiếp tục có các
nghiên cứu có tính hệ thống cả về nội dung, phương pháp cũng như vận dụng thực tiễn các
mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến.
Về mặt lý thuyết liệu có thể xây dựng một mô hình cấu trúc và có tính khả thi để
đánh giá một cách khoa học các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của một điểm đến du
lịch và tương tác giữa chúng? Về phương diện vận dụng thực tiễn, năng lực cạnh tranh của
điểm đến du lịch Huế hiện nay như thế nào? các yếu tố nào cấu thành đến năng lực cạnh
tranh của điểm đến du lịch Huế và mức độ tương tác hỗ trợ giữa chúng? Các cơ hội và giải
pháp cụ thể nào cần được khai thác để nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch
Thừa Thiên Huế?
Quyết định số 1622/QĐ-UBND ngày 26/8/2013 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Thừa
Thiên Huế cũng đã nêu rõ quan điểm: “Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế nhanh, bền vững,
đảm bảo chất lượng và khả năng cạnh tranh, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá
trị di sản văn hóa”, cho thấy được sự quan tâm và tính cấp bách của công tác đánh giá năng
lực cạnh tranh của du lịch Huế nhằm thực hiện được mục đích “Tập trung phát triển du lịch
thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2020 đưa Thừa Thiên Huế trở thành điểm
đến hàng đầu trong khu vực; đến năm 2030 xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một điểm
đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa thế giới”.
Từ thực tế trên, việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Huế để
làm rõ thực trạng phát triển và năng lực cạnh tranh, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh, từ đó đề xuất khuyến nghị chính sách và giải pháp nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Huế là thực sự cấp thiết. Do đó, luận án “Nghiên cứu
năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế, Việt Nam” có ý nghĩa khoa
học và hy vọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Thừa Thiên Huế, đóng
góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng như phát triển du lịch của khu vực Miền
Trung trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về năng lực cạnh tranh của điểm
đến du lịch để xây dựng, kiểm định và đề xuất mô hình lý thuyết đánh giá năng lực cạnh
tranh điểm đến du lịch, và sử dụng trong phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm
đến du lịch Thừa Thiên Huế.
4
2.2 Mục tiêu cụ thể
1. Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận và phương pháp luận về đánh giá năng
lực cạnh tranh điểm đến du lịch.
2. Xây dựng khung lý thuyết và hệ thống biến đo lường năng lực cạnh tranh điểm đến
du lịch
3. Phân tích, đánh giá các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch
Thừa Thiên Huế
4. Đề xuất định hướng, giải pháp chủ yếu và các hàm ý chính sách nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận, phương pháp luận và
vận dụng thực tiễn về nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Huế.
- Để thực hiện các nội dung nghiên cứu thì đối tượng điều tra là các chủ thể liên quan
đến hoạt động kinh doanh, nghiên cứu, quản lý và phát triển du lịch được tiếp cận khảo sát
gồm các chuyên gia thuộc các cơ quan quản lý nhà nước các cấp về du lịch, các tổ chức, các
doanh nghiệp, các viện trường liên quan.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đặt ra và đạt được các mục tiêu của đề tài, phạm vi nghiên cứu
của luận án được xác định cụ thể như sau:
• Về nội dung nghiên cứu: Luận án lựa chọn cách tiếp cận nghiên cứu năng lực cạnh
tranh điểm đến du lịch địa phương – đó là một tỉnh/thành phố cụ thể, mà không nghiên cứu
đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến nói chung ở cấp vĩ mô (quốc gia, khu vực) hay ở
cấp độ điểm đến vi mô (như một huyện, thị trấn, một khu du lịch), và cũng không so sánh
đánh giá năng lực cạnh tranh cấp ngành, cấp quốc gia hay cấp doanh nghiệp. Do vậy, các
nội dung nghiên cứu chính gồm:
- Tập trung nghiên cứu làm rõ các khái niệm về điểm đến và các cấp độ điểm đến,
năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, các vấn đề lý luận và phương pháp luận về đánh giá
năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch.
- Lựa chọn, thiết kế mô hình và vận hành hóa hệ thống các biến tổng hợp, các biến
chi tiết đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch phù hợp với điều kiện và ngữ cảnh
phát triển điểm đến du lịch địa phương.
- Giới thiệu khái quát về thực trạng quản lý, phát triển điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế
và xây dựng năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế.
- Phân tích đánh giá các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch
Thừa Thiên Huế.
- Nghiên cứu các định hướng, giải pháp và hàm ý chính sách nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế.
• Về không gian: Với mục tiêu và phạm vi nêu trên, luận án tập trung nghiên cứu
điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế (trong luận án này được gọi vắn tắt là Huế và cũng phù
hợp với tên gọi thông thường được sử dụng trong các chiến lược quảng bá hình ảnh điểm
đến của Thừa Thiên Huế). Việc lựa chọn điểm đến Huế là dựa vào một số tiêu chí sau:
5
- Vai trò, vị trí và giai đoạn phát triển của điểm đến du lịch Huế trong vùng du lịch
đồng vị Trung Trung Bộ
- Tầm quan trọng và tính phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch của
khu vực nói riêng và của du lịch Thừa Thiên Huế nói chung
- Tính có thể kế thừa và so sánh với các nghiên cứu trước về đánh giá năng lực cạnh
tranh của điểm đến du lịch. Đây là yếu tố quan trọng trong nghiên cứu kiểm định khung lý
thuyết.
- Về mặt khái niệm thì năng lực cạnh tranh của một điểm đến được đánh giá qua các
thuộc tính/yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến đó. Do vậy, trong nghiên cứu
này việc lựa chọn thêm hai điểm đến phụ cận là Đà Nẵng và Quảng Nam (Hội An) – là các
điểm đến vừa có khả năng chia sẻ thị trường với điểm đến Huế, nhưng cũng vừa là các điểm
đến hợp tác trong nổ lực phát triển diểm đến khu vực - chỉ nhằm cung cấp thêm thông tin
tham khảo, có thể so sánh được và đề xuất các hàm ý quản lý điểm đến. Việc phân tích năng
lực cạnh tranh của hai điểm đến tham khảo này không thuộc mục tiêu và phạm vi của
nghiên cứu này.
• Về thời gian:
- Các số liệu thứ cấp về phát triển điểm đến du lịch được thu thập chủ yếu cho giai
đoạn 2012-2017
- Các nội dung định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến
du lịch Huế được luận giải và đề xuất cho giai đoạn đến năm 2020.
4. Những đóng góp mới của luận án
Trong gần hai thập niên qua, năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch là vấn đề thu hút sự
quan tâm của các nhà hoạch định chính sách quản lý và phát triển điểm đến du lịch, các doanh
nghiệp du lịch lữ hành, cũng như những nhà nghiên cứu liên quan. Đã có khá nhiều nghiên
cứu liên quan nhằm xây dựng khung lý thuyết cũng như vận dụng trong đánh giá năng lực
cạnh tranh điểm đến du lịch ở những cấp độ điểm đến khác nhau.. Tuy nhiên do tính chất đa
chiều và phức tạp của bản thân khái niệm năng lực cạnh tranh điểm đến, đa số các nghiên cứu
chỉ dừng lại ở một hoặc một số khía cạnh đánh giá năng lực canh tranh, ngoại trừ một số
nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến quốc gia. Điều này khẳng định ý nghĩa khoa học và
thực tiễn của các nghiên cứu về đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến địa phương. Do vậy,
khi thực hiện các mục tiêu đã được xác định, nghiên cứu này có những đóng góp mới sau:
• Về mặt lý luận:
Thứ nhất, luận án đề xuất mô hình lý thuyết đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến
địa phương cùng với hệ thống các biến số đo lường cụ thể phù hợp với điều kiện cụ thể tài
nguyên, đặc điểm phát triển và quản lý điểm đến của từng cấp độ điểm đến. Góp phần
khẳng định sự cần thiết và tính hợp lý của việc tiếp tục các nghiên cứu hoàn thiện khung lý
thuyết đánh giá năng lực điểm đến du lịch theo các cấp độ khác nhau.
Thứ hai, khác với hầu hết các nghiên cứu trước đây đều dựa vào việc phân tích và lựa
chọn chủ quan của nhà nghiên cứu để xác lập mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm
đến du lịch, thì có thể nói đây là một trong số ít các nghiên cứu đầu tiên vận dụng phương
pháp Delphi để tìm kiếm sự đồng thuận trong xây dựng mô hình cũng như cụ thể hóa các
biến đo lường năng lực cạnh tranh điểm đến. Do vậy, mô hình đề xuất trong nghiên cứu này
6
đảm bảo tính khách quan khoa học. Đây là đóng góp có ý nghĩa về mặt phương pháp luận
và kết quả mô hình đề xuất của luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho những nhà nghiên
cứu liên quan.
Thứ ba, thông thường các nghiên cứu trước chủ yếu chỉ sử dụng phương pháp phân
tích nhân tố khám phá (EFA) nên các kết quả chỉ dừng lại mức độ khám phá, chưa có nghiên
cứu khẳng định và kiểm định sự phù hợp của mô hình trong vận dụng thực tiễn. Đặc biệt, với
số lượng lớn các biến số và tính phức hợp đa diện của chúng thì càng cần có các nghiên cứu
khẳng định để kiểm định các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. Trong
nghiên cứu này, với qui mô mẫu số liệu đủ lớn, việc kết hợp triệt để phương pháp EFA, phân
tích nhân tố khẳng định (CFA) đã giúp giải quyết được hạn chế thường gặp đã nêu trên. Trên
cơ sở đó, việc đánh giá năng lực cạnh tranh không dừng lại ở phân tích từng nhân tố riêng
biệt, mà còn phân tích và chỉ ra tác động qua lại giữa các nhân tố và từ đó là giải pháp quản lý
liên quan.
• Về phương diện thực tiễn:
Thứ nhất, về mặt thể chế và quản lý, cấp tỉnh là cấp địa phương cao nhất có quyền
hạn và trách nhiệm hoạch định và tổ chức triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch và
kế hoạch phát triển du lịch ở địa phương. Do vậy, có thể nói nghiên cứu năng lực cạnh tranh
của điểm đến địa phương (cụ thể là cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) sẽ cung cấp
cơ sở dữ liệu khoa học, hợp lý và hữu ích nhất để xây dựng và hiện thực hóa các chiến lược
và kế hoạch phát triển điểm đến du lịch.
Thứ hai, đây là nghiên cứu đầu tiên chuyên sâu về đánh giá năng lực cạnh tranh điểm
đến Thừa Thiên Huế được tiếp cận từ phía cung (chuyên gia, nhà quản lý và các doanh
nghiệp), và với việc sử dụng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến được xây dựng
trên cơ sở khoa học khách quan, nghiên cứu này đã cung cấp những thông tin cụ thể hữu ích
về các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến Thừa Thiên Huế, những điểm
mạnh, điểm yếu so với các đối thủ cạnh tranh. Từ đó, giúp cho các nhà hoạch định chiến
lược quản lý và phát triển điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế có được những chính sách phù
hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến Thừa Thiên Huế.
Thứ ba, các giải pháp và hàm ý quản lý dựa trên các kết quả nghiên cứu khách quan,
khoa học sẽ giúp cho các nhà quản lý cũng như các doanh nghiệp có được các định hướng
và giải pháp cụ thể trong phát triển sản phẩm cũng như quảng bá phù hợp với lợi thế cạnh
tranh và lợi thế so sánh của điểm đến Huế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường, gia tăng
sự hài lòng của du khách, góp phần phát triển du lịch T