Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại thành phố hà nội

Áp dụng quy trình VietGAHP đang góp phần phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững, đáp ứng nhu cầu sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vào thực tiễn ở nước ta vẫn còn nhiều vướng mắc như: đầu tư lớn, chi phí sản xuất cao, hiệu quả kinh tế cũng như trình độ người chăn nuôi còn hạn chế Thành phố Hà Nội có mật độ dân số cao, số đông là dân cư thành thị, nhu cầu cung cấp lương thực, thực phẩm rất lớn, đặc biệt là nhu cầu về sản phẩm sạch, an toàn theo quy trình VietGAHP. Một số câu hỏi đang đặt ra cho các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu là: Thực trạng chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng áp dụng chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP? Những giải pháp nào cần đưa ra để thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP trên địa bàn thành phố? Có được bức tranh tổng thể về tình hình chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP trên địa bàn thành phố Hà Nội là hết sức cần thiết, giúp thành phố có những cơ chế chính sách để phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP đạt kết quả và hiệu quả cao.

pdf27 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2954 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại thành phố hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN NGỌC XUÂN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THEO QUY TRÌNH VietGAHP TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ SỐ : 62 62 01 15 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2015 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. NGUYỄN HỮU NGOAN 2. TS. VŨ THỊ PHƯƠNG THỤY Phản biện 1: GS.TS. HOÀNG NGỌC VIỆT Trường Đại học Kinh tế quốc dân Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤN Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam Phản biện 3: TS. NGUYỄN QUỐC CHỈNH Học viện Nông nghiệp Việt Nam Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Áp dụng quy trình VietGAHP đang góp phần phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững, đáp ứng nhu cầu sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vào thực tiễn ở nước ta vẫn còn nhiều vướng mắc như: đầu tư lớn, chi phí sản xuất cao, hiệu quả kinh tế cũng như trình độ người chăn nuôi còn hạn chế Thành phố Hà Nội có mật độ dân số cao, số đông là dân cư thành thị, nhu cầu cung cấp lương thực, thực phẩm rất lớn, đặc biệt là nhu cầu về sản phẩm sạch, an toàn theo quy trình VietGAHP. Một số câu hỏi đang đặt ra cho các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu là: Thực trạng chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng áp dụng chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP? Những giải pháp nào cần đưa ra để thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP trên địa bàn thành phố? Có được bức tranh tổng thể về tình hình chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP trên địa bàn thành phố Hà Nội là hết sức cần thiết, giúp thành phố có những cơ chế chính sách để phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP đạt kết quả và hiệu quả cao. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng chăn nuôi, các yếu tố ảnh hưởng chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại thành phố Hà Nội, đề tài đề xuất định hướng và hệ thống các giải pháp hữu hiệu phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP nhằm cung cấp sản phẩm thịt lợn cho thành phố Hà Nội đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP. - Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại thành phố Hà Nội những năm vừa qua. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại thành phố Hà Nội. - Đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020. 3.Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu các vấn đề kinh tế - tổ chức - kỹ thuật gắn liền với chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP trên địa bàn nghiên cứu. - Đối tượng khảo sát là các chủ thể tham gia chăn nuôi lợn, bao gồm: Các hộ 2 chăn nuôi, trang trại chăn nuôi lợn, nhà cung ứng đầu vào, người thu mua sản phẩm; các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật trên địa bàn nghiên cứu. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Tập trung nghiên cứu tình hình phát triển chăn nuôi lợn nói chung, chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP; các yếu tố khó khăn, thuận lợi và tiềm năng ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP. - Về không gian: Đề tài được tiến hành tại địa bàn các huyện ngoại thành thành phố Hà Nội. - Về thời gian: Điều tra số liệu 3 năm 2011 – 2013; đề xuất định hướng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP đến năm 2020. 5. Những đóng góp mới của Luận án Hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về thực hành chăn nuôi tốt cho lợn an toàn (VietGAHP). Phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP là một xu hướng phát triển tất yếu và bền vững, góp phần nâng cấp và hoàn thiện chuỗi giá trị ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Phân tích, đánh giá được thực trạng tình hình chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sử dụng mô hình hồi quy để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định của người chăn nuôi lợn có theo quy trình VietGAHP hay không; sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá để chỉ ra những nội dung của quy trình VietGAHP thực sự ảnh hưởng đến khả năng áp dụng tiêu chuẩn VietGAHP vào trong chăn nuôi lợn. Xác định rõ những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP; đồng thời đề xuất được các giải pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP một cách hiệu quả, bền vững tại thành phố Hà Nội trong thời gian tới. Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 1.1.1. Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt: Là tập hợp các tiêu chí do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản để hướng dẫn người sản xuất áp dụng nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe, an sinh xã hội cho người lao động. VietGAHP cho chăn nuôi lợn: là những nguyên tắc, trình tự hướng dẫn nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm thịt lợn, đảm bảo an sinh xã hội, 3 sức khỏe người chăn nuôi và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. 1.1.2. Sự cần thiết phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP Chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP là một phương thức chăn nuôi khoa học, tiên tiến góp phần ‘‘tái cơ cấu nông nghiệp”, từng bước tiếp cận với các thông lệ của khu vực và quốc tế, góp phần nâng cấp và hoàn thiện chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn nước ta và mang lại nhiều lợi ích: Tạo ra sản phẩm có chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người chăn nuôi; bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và bảo vệ môi trường sinh thái. 1.1.3. Nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP Nghiên cứu Phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP bao gồm các nội dung: (1) Chủ trương, chính sách phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP; (2) Quy hoạch và phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP; (3) Phát triển hạ tầng phục vụ chăn nuôi; (4) Các nguồn lực trong chăn nuôi lợn theo VietGAHP; (5) Liên kết giữa các tác nhân trong chăn nuôi lợn theo VietGAHP; (6) Thị trường; (7) Nâng cao khả năng áp dụng các tiêu chuẩn chăn nuôi theo quy trình VietGAHP; (8) Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP. 1.1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP Bao gồm: (1) Yếu tố thuộc quy định của VietGAHP; (2) Nguồn lực phục vụ chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP; (3) thị trường; xu hướng cầu của người tiêu dùng; (4) dịch bệnh và công tác quản lý dịch bệnh; (5) cạnh tranh từ sản phẩm thịt lợn thông thường; (6) vệ sinh an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm; (7) tiến bộ khoa học kỹ thuật và (8) yếu tố chính sách. 1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 1.2.1. Áp dụng GAHP trên thế giới Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước: Thái Lan, Philipines, Malaysia, Indonesia, Brunei, Trung quốcQua tìm hiểu cho thấy mỗi quốc gia có một cách tiếp cận khác nhau nhưng đều nhận thức rất rõ được vai trò, và tầm quan trọng đối với việc áp dụng GAP, GAHP vào trong sản xuất nông nghiệp. 1.2.2. Áp dụng VietGAHP tại Việt Nam Đề tài nghiên cứu việc áp dụng quy trình VietGAHP trong chăn nuôi lợn, trong sản xuất tôm tại Việt Nam; tình hình áp dụng VietGAHP tại các địa phương như Thái Nguyên, Nghệ An, Hưng Yên, Thái Bình; tình hình sản xuất và cung ứng thịt lợn tại Việt Nam; các công trình nghiên cứu có liên quan thời gian vừa qua. Từ thực tiễn chăn nuôi trên thế giới và của Việt Nam, nghiên cứu đã rút ra những bài học kinh nghiệm để phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP. 4 1.2.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP (1) VietGAHP là bước đi đúng đắn để phát triển chăn nuôi lợn theo hướng hiện đại, bền vững, hiệu quả; (2) áp dụng VietGAHP cần phải có các giải pháp đồng bộ về kỹ thuật, kinh tế và tổ chức; (3) sự quan tâm của nhà nước góp phần tạo nên sự thành công trong phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP; (4) đào tạo, tập huấn nâng cao hiểu biết về VietGAHP; (5) cần tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu và tổng kết thực tiễn để hoàn thiện quy trình. Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm của thành phố Hà Nội Thủ đô Hà Nội có vị trí và địa thế thuận lợi của một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam. Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên 92.097 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 47,4%, dân số của thành phố Hà Nội là 7128,3 nghìn người. Giá trị ngành Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thủy sản tăng bình quân 7,82% giai đoạn 2011-2013; giá trị ngành trồng trọt có xu hướng tăng trong khi giá trị ngành chăn nuôi lại giảm trong cơ cấu giá trị nông nghiệp giai đoạn 2011-2013. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp tiếp cận Đề tài sử dụng các phương pháp tiếp cận: tiếp cận hệ thống; tiếp cận thể chế; tiếp cận theo nội dung tiêu chuẩn VietGAHP; tiếp cận có sự tham gia; tiếp cận theo tổ chức sản xuất; tiếp cận theo chuỗi giá trị. 2.2.2. Chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu Đề tài tiến hành điều tra 3 huyện đại diện cho 3 vùng có mức độ phát triển khác nhau về chăn nuôi lợn: Huyện ứng Hòa; huyện Thạch Thất; huyện Gia Lâm. Mỗi huyện lựa chọn 2 xã đại diện cho 2 mức độ phát triển chăn nuôi nhiều và ít của huyện (bảng 2.1). Bảng 2.1. Tổng hợp mẫu thu thập thông tin Đối tượng khảo sát Số phiếu Hộ chăn nuôi theo quy trình VietGAHP 126 Trang trại chăn nuôi theo quy trình VietGAHP 69 Hộ chăn nuôi không theo quy trình VietGAHP 18 Trang trại chăn nuôi không theo quy trình VietGAHP 12 Cán bộ cấp thành phố 15 Cán bộ huyện 15 Cán bộ xã 60 Tổng số mẫu điều tra 315 5 2.2.3. Thu thập tài liệu Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn thích hợp cấp thành phố và cấp huyện, xã. Số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập qua điều tra, phỏng vấn đối tượng điều tra. 2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích tài liệu Các số liệu điều tra được tổng hợp, xử lý bằng chương trình Excel, SPSS, STATA. Luận án sử dụng các phương pháp phân tích: Phương pháp thống kê mô tả; phương pháp phân tổ thống kê; phương pháp so sánh; phương pháp PRA; phương pháp phân tích SWOT; phương pháp phân tích nhân tố khám phá; phương pháp toán học (Hàm logit). 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Bao gồm: Nhóm các chỉ tiêu phản ánh nguồn lực sản xuất của hộ; nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ thực hiện các tiêu chí chăn nuôi theo hướng VietGAHP; nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn theo hướng VietGAHP. Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THEO QUY TRÌNH VietGAHP TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn tại thành phố Hà Nội 3.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại thành phố Hà Nội Nghiên cứu các nội dung: Quy mô đàn lợn, xu hướng, nguyên nhân biến động ngành chăn nuôi lợn của các huyện và toàn thành phố qua 3 năm 2012-2014. 3.1.2. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại thành phố Hà Nội Bao gồm các nội dung: (1) công tác chỉ đạo chăn nuôi lợn theo VietGAHP; (2) kết quả thực hiện chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP. 3.2. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP của các cơ sở chăn nuôi 3.2.1. Thông tin chung về các cơ sở chăn nuôi điều tra Thông tin của các cơ sở điều tra về: (1) tuổi bình quân chủ cơ sở chăn nuôi; (2) giới tính của chủ cơ sở; (3) trình độ học vấn; (4) trình độ chuyên môn; (5) tổng số nhân khẩu BQ/cơ sở; (6) số năm chăn nuôi lợn BQ. 3.2.2. Tình hình tổ chức chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại thành phố Hà Nội Nghiên cứu các chỉ tiêu: (1) loại hình tổ chức sản xuất gồm có hộ chăn nuôi, trang trại chăn nuôi; (2) mức độ tập trung: tập trung, phân tán; (3) Quy mô chăn nuôi: lớn, vừa, nhỏ. Kết quả cho thấy: Quy mô chăn nuôi khác nhau thì việc thực hiện tiêu chuẩn 6 VietGAHP cũng khách nhau. Tỷ lệ các trang trại chăn nuôi đáp ứng được các tiêu chí của chăn nuôi theo hướng VietGAHP cao hơn so với các hộ. Trang trại chăn nuôi gia công và chăn nuôi với quy mô lớn thì đạt được nhiều tiêu chí chăn nuôi theo hướng VietGAHP hơn hộ chăn nuôi quy mô nhỏ. 3.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP của các cơ sở chăn nuôi lợn Các cơ sở chăn nuôi thuộc nhóm 1 chủ yếu là các trang trại và các hộ chăn nuôi lớn có tỷ lệ đảm bảo về vị trí của chuồng trại cao nhất 90,63%, các cơ sở chăn nuôi thuộc nhóm 3 có tỷ lệ đảm bảo về vị trí chuồng trại thấp nhất với tỷ lệ 17,71% (bảng 3.1). Bảng 3.1. Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi lợn của các cơ sở chăn nuôi Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Tính chung SL (cs) TL (%) SL (cs) TL (%) SL (cs) TL (%) SL (cs) TL (%) Số lượng cơ sở chăn nuôi 32 100.00 67 100.00 96 100.00 195 100.00 1. Mức độ đảm bảo về vị trí - Đảm bảo 29 90.63 46 68.66 17 17.71 92 47.18 - Không đảm bảo 2 6.25 21 31.34 89 92.71 112 57.44 2. Kiểu chuồng trại - Hướng công nghiệp 27 84.38 32 47.76 18 18.75 77 39.49 - Đơn giản 5 15.63 27 40.30 49 51.04 81 41.54 - Tận dụng - 8 11.94 29 30.21 37 18.97 3. Kho thức ăn và nguyên liệu - Có 27 84.38 25 37.31 18 18.75 70 35.90 - Không 5 15.63 42 62.69 78 81.25 125 64.10 4. Hầm bioga - Có 32 100 58 86.57 69 71.88 159 81.54 - Không - - 7 10.45 27 28.13 34 17.44 Hầu hết các cơ sở chăn nuôi lợn sử dụng chuồng trại theo hướng đơn giản, đa số chưa có điều kiện về nguồn vốn để đầu tư xây dựng kho chứa thức ăn và nguyên liệu riêng; các cơ sở chăn nuôi hiện nay chủ yếu tận dụng bếp hoặc góc hè, nhà cũ để chứa thức ăn và nguyên liệu. 3.2.4. Thực trạng sử dụng con giống trong chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP của các cơ sở chăn nuôi Các cơ sở chăn nuôi sử dụng chủ yếu là giống lợn lai và lợn siêu nạc. Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi sử dụng giống lợn siêu nạc chiếm 29,23%, tỷ lệ cơ sở chăn nuôi sử dụng 7 giống lợn lai chiếm 53,85% (bảng 3.2). Bảng 3.2. Tình hình con giống và quản lý con giống của các cơ sở chăn nuôi Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Tính chung SL (cs) TL (%) SL (cs) TL (%) SL (cs) TL (%) SL (cs) TL (%) Số lượng cơ sở chăn nuôi 32 100 67 100 96 100 195 100 1.Nguồn gốc con giống - Con giống tự sản xuất 13 40.62 21 31.34 23 23.96 57 29.23 - Mua từ các cơ sở giống được công nhận 19 59.38 28 41.79 13 13.54 60 30.77 - Mua từ các thương lái 0.00 15 22.39 38 39.58 53 27.18 - Mua từ cơ sở chăn nuôi khác 0.00 3 4.48 22 22.92 25 12.82 2. Loại lợn - Lợn siêu nạc 18 56.25 23 34.33 16 16.67 57 29.23 - Lợn lai 14 43.75 34 50.75 57 59.38 105 53.85 - Lợn nội 0.00 10 14.93 23 23.96 33 16.92 3. Phương thức mua - Hợp đồng 17 89.47 22 47.83 11 15.07 50 25.64 - Tự do 15 10.53 45 52.17 85 84.93 145 74.36 Các cơ sở chăn nuôi thuộc nhóm 1, nhóm 2 chủ yếu sử dụng con giống mua từ các cơ sở sản xuất được công nhận chất lượng và con giống tự sản xuất ra nên cơ bản đáp ứng được các tiêu chí về con giống trong chăn nuôi lợn VietGAHP. 3.2.5. Thực trạng trang thiết bị phục vụ chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP của các cơ sở chăn nuôi Tình hình đầu tư trang thiết bị phục vụ chăn nuôi của các cơ sở chăn nuôi: (1) Tủ lạnh bảo quản vaccine; (2) máy bơm nước; (3) hệ thống máy phun thuốc sát trùng; (4) phương tiện vận chuyển thức ăn, con giống riêng biệt; (5) dụng cụ thu gom chất thải; (6) máng ăn; (7) vòi uống nước. Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi có tủ lạnh bảo quản vaccine thấp 41,10%. Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi đầu tư lắp đặt hệ thống máng ăn và vòi uống nước tự động 54,36%, tỷ lệ cơ sở chăn nuôi có máng ăn tự động thấp 25,13%, chủ yếu thuộc nhóm 1. Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi đầu tư mua sắm hệ thống máy phun thuốc sát trùng thấp 27,18%. 3.2.6. Thực trạng sử dụng thức ăn chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP của các cơ sở chăn nuôi Theo tiêu chuẩn VietGAHP, thức ăn sử dụng trong chăn nuôi cần phải có nhãn mác, nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho từng loại lợn, và từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của lợn (bảng 3.3). 8 Bảng 3.3.Tình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn của các cơ sở chăn nuôi Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Tính chung SL (cs) TL (%) SL (cs) TL (%) SL (cs) TL (%) SL (cs) TL (%) Số lượng cơ sở chăn nuôi 32 67 96 195 100 1. Loại thức ăn - Thức ăn công nghiệp 32 100,00 58 86,57 47 48,96 137 70,26 - Thức ăn tận dụng - - 9 13,43 49 51,04 58 29,74 2. Phương thức mua - Hợp đồng 29 90,63 38 56,72 12 12,50 79 40,51 - Tự do 3 9,38 29 43,28 84 87,50 116 59,49 Hiện nay thức ăn mà các cơ sở chăn nuôi lợn của thành phố Hà Nội sử dụng chủ yếu có 2 loại là thức ăn công nghiệp (thức ăn hỗn hợp) do các nhà máy, công ty sản xuất và thức ăn tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp và thức ăn thừa .... Trong đó tỷ lệ cơ sở sử dụng thức ăn công nghiệp chiếm 70,26%, thức ăn tận dụng chiếm 29,74%. Các cơ sở chăn nuôi thực hiện ký hợp đồng với nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc của thức ăn (công ty cám và các đại lý cấp 1) chiếm 40,51%. 3.2.7. Thực trạng sử dụng nước uống trong chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP của các cơ sở chăn nuôi Nước uống có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, khả năng nhiễm bệnh và hàm lượng các chất còn tồn dư trong sản phẩm chăn nuôi. Mỗi loại nước khác nhau sẽ có hàm lượng các chất chứa trong nước khác nhau (bảng 3.4). Bảng 3.4.Tình hình sử dụng nước trong chăn nuôi lợn của các cơ sở chăn nuôi Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Tính chung SL (cs) TL (%) SL (cs) TL (%) SL (cs) TL (%) SL (cs) TL (%) Số lượng cơ sở chăn nuôi 32 100 67 100 96 100 195 100 1. Nguồn nước - Giếng khoan 15 46,88 52 77,61 83 86,46 150 76,92 - Nước sạch 17 53,13 10 14,93 7 7,29 34 17,44 - Khác - - 5 7,46 6 6,25 11 5,64 2. Kiểm tra nguồn nước - Có 18 56,25 12 17,91 3 3,13 33 16,92 - Không 14 43,75 55 82,09 93 96,87 162 83,08 9 Theo khảo sát nguồn nước để các cơ sở chăn nuôi cho lợn uống chủ yếu là nước giếng khoan (chiếm 76,92%), tỷ lệ cơ sở chăn nuôi sử dụng nước sạch trong chăn nuôi chỉ chiếm 17,44%. Hiện nay tỷ lệ cơ sở chăn nuôi có thực hiện kiểm tra chất lượng nguồn nước chiếm tỷ lệ nhỏ 16,92%. 3.2.8. Thực trạng sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP của các cơ sở chăn nuôi Hiện nay người chăn nuôi sử dụng thuốc thú y trong phòng và điều trị bệnh cho lợn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân và người xung quanh chiếm gần 60%, tỷ lệ cơ sở sử dụng thuốc theo hướng dẫn của cán bộ thú y và cán bộ kỹ thuật chăn nuôi chiếm gần 40% (bảng 3.5). Bảng 3.5. Tình hình quản lý và sử dụng thuốc thú y của các cơ sở chăn nuôi Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Tính chung SL (cs) TL (%) SL (cs) TL (%) SL (cs) TL (%) SL (cs) TL (%) Số lượng cơ sở chăn nuôi 32 100 67 100 96 100 195 100 1. Căn cứ sử dụng thuốc - Theo kinh nghiệm 3 9,37 27 40,29 38 39,58 68 34,87 - Học hỏi người xung quanh 1 3,13 18 26,86 27 28,14 46 23,59 - Theo hướng dẫn của CBTY, CBKT 28 87,5 22 32,84 31 32,29 81 41,54 2. Thuốc có nguồn gốc rõ ràng - Có 32 100 67 100 96 100 195 100 - Không - - - - -
Luận văn liên quan