Tóm tắt Luận án Nghiên cứu pheromone giới tính và nấm ký sinh trong phõng trị sùng khoai lang (cylas formicarius fabricius) tại đồng bằng sông Cửu Long

Sùng khoai lang (SKL) là đối tượng gây hại quan trọng tại các vùng trồng khoai lang ở nhiều nước trên thế giới. Tại ĐBSCL, diện tích trồng khoai lang ngày càng phát triển, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long trở thành vùng trồng khoai lang lớn nhất, diện tích năm 2014 (10.671,6 ha), sản lượng năm 2014 (307.602 tấn). Trong quá trình canh tác, SKL là côn trùng gây hại chính từ lúc khoai hình thành củ đến thu hoạch ở ngoài đồng và sau thu hoạch ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng củ. Sùng chủ yếu gây hại ở giai đoạn ấu trùng, thiệt hại từ 35-95% năng suất. Việc phòng trừ SKL chủ yếu là dựa vào thuốc trừ sâu hóa học, nông dân phải phun thuốc liên tục nhiều lần suốt vụ. Do sùng đục vào bên trong củ nên biện pháp hóa học không những ảnh hưởng môi trường và con người mà hiệu quả không cao và tốn chi phí. Do đó, việc nghiên cứu áp dụng các biện pháp sinh học an toàn, thân thiện với môi trường sinh thái để quản lý SKL theo hướng hạn chế hoặc thay thế dần việc áp dụng thuốc trừ sâu hóa học là hết sức cần thiết. Trong việc tìm ra các phương pháp mới để quản lý loài gây hại này thì biện pháp sử dụng bẫy pheromone giới tính có thể đáp ứng được nhu cầu trên. So với thuốc trừ sâu thì pheromone giới tính có tính chọn lọc rất cao và không ảnh hưởng tới thiên địch. Nấm ký sinh côn trùng được phát triển ở nhiều nước như tác nhân phòng trừ sinh học côn trùng, khắc phục nhược điểm do thuốc trừ sâu hóa học gây ra. Trong đó, nấm xanh (Metarhizium anisopliae) được các nhà khoa học nghiên cứu ứng dụng phòng trừ nhiều sâu hại cây trồng. Tuy nhiên, hiệu quả của nấm xanh trên SKL thì ít được nghiên cứu đến. Trên cơ sở đó, đề tài này được thực hiện nhằm giới thiệu biện pháp mới thân thiện, an toàn với môi trường để phổ biến áp dụng pheromone giới tính tổng hợp và nấm ký sinh xem như công cụ hữu hiệu quản lý sự gây hại của SKL tại ĐBSCL góp phần giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu pheromone giới tính và nấm ký sinh trong phõng trị sùng khoai lang (cylas formicarius fabricius) tại đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT Mã ngành: 62 62 01 12 PHẠM KIM SƠN NGHIÊN CỨU PHEROMONE GIỚI TÍNH VÀ NẤM KÝ SINH TRONG PHÕNG TRỊ SÙNG KHOAI LANG (CYLAS FORMICARIUS FABRICIUS) TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Cần Thơ, 2017 CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Người hướng dẫn chính: PGs.Ts. Trần Văn Hai Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường Họp tại: ... Vào lúc .. giờ .. ngày .. tháng .. năm .. Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ. Thư viện Quốc gia Việt Nam. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN 1. Phạm Kim Sơn, Châu Nguyễn Quốc Khánh, Huỳnh Thị Ngọc Linh và Lê Văn Vàng, 2010. Khảo sát ảnh hưởng của nấm Metarhizium anisopliae Sorokin trên sùng khoai lang (bọ hà) Cylas formicarius Fabricius trong điều kiện phòng thí nghiệm. Tạp chí Công nghệ Sinh học, 8(3A): 561 – 566. 2. Phạm Kim Sơn, Châu Nguyễn Quốc Khánh và Lê Văn Vàng, 2012. Tổng hợp và đánh giá sự hấp dẫn ngoài đồng của pheromone giới tính sùng khoai lang, Cylas formicarius Fab. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 21b: 116 – 123. 3. Huỳnh Thị Ngọc Linh, Châu Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Thị Huyền Trang, Phạm Kim Sơn và Lê Văn Vàng, 2012. Nghiên cứu điều kiện thích hợp cho việc áp dụng pheromone giới tính của sùng khoai lang, Cylas formicarius Fab., trên đồng ruộng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 21b: 54 – 61. 4. Phạm Kim Sơn, Châu Nguyễn Quốc Khánh, Huỳnh Thị Ngọc Linh và Lê Văn Vàng, 2013. Khảo sát diễn biến mật số quần thể của sùng khoai lang (Cylas formicarius) bằng bẫy pheromone giới tính tại tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 28: 125 – 129. 5. Phạm Kim Sơn, Lê Văn Vàng và Trần Văn Hai, 2016. Khả năng gây bệnh của nấm ký sinh đối với thành trùng sùng khoai lang, Cylas formicarius Fabr. (Coleoptera: Curculionidae). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 44b: 31-37. 1 Chƣơng 1: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Sùng khoai lang (SKL) là đối tượng gây hại quan trọng tại các vùng trồng khoai lang ở nhiều nước trên thế giới. Tại ĐBSCL, diện tích trồng khoai lang ngày càng phát triển, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long trở thành vùng trồng khoai lang lớn nhất, diện tích năm 2014 (10.671,6 ha), sản lượng năm 2014 (307.602 tấn). Trong quá trình canh tác, SKL là côn trùng gây hại chính từ lúc khoai hình thành củ đến thu hoạch ở ngoài đồng và sau thu hoạch ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng củ. Sùng chủ yếu gây hại ở giai đoạn ấu trùng, thiệt hại từ 35-95% năng suất. Việc phòng trừ SKL chủ yếu là dựa vào thuốc trừ sâu hóa học, nông dân phải phun thuốc liên tục nhiều lần suốt vụ. Do sùng đục vào bên trong củ nên biện pháp hóa học không những ảnh hưởng môi trường và con người mà hiệu quả không cao và tốn chi phí. Do đó, việc nghiên cứu áp dụng các biện pháp sinh học an toàn, thân thiện với môi trường sinh thái để quản lý SKL theo hướng hạn chế hoặc thay thế dần việc áp dụng thuốc trừ sâu hóa học là hết sức cần thiết. Trong việc tìm ra các phương pháp mới để quản lý loài gây hại này thì biện pháp sử dụng bẫy pheromone giới tính có thể đáp ứng được nhu cầu trên. So với thuốc trừ sâu thì pheromone giới tính có tính chọn lọc rất cao và không ảnh hưởng tới thiên địch. Nấm ký sinh côn trùng được phát triển ở nhiều nước như tác nhân phòng trừ sinh học côn trùng, khắc phục nhược điểm do thuốc trừ sâu hóa học gây ra. Trong đó, nấm xanh (Metarhizium anisopliae) được các nhà khoa học nghiên cứu ứng dụng phòng trừ nhiều sâu hại cây trồng. Tuy nhiên, hiệu quả của nấm xanh trên SKL thì ít được nghiên cứu đến. Trên cơ sở đó, đề tài này được thực hiện nhằm giới thiệu biện pháp mới thân thiện, an toàn với môi trường để phổ biến áp dụng pheromone giới tính tổng hợp và nấm ký sinh xem như công cụ hữu hiệu quản lý sự gây hại của SKL tại ĐBSCL góp phần giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Tổng hợp, điều chế mồi pheromone giới tính của SKL theo hướng đơn giản, rẽ tiền, cho hiệu suất cao, phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm. - Xác định loài nấm k ý sinh có hiệu lực phòng trị SKL cao trong điều kiện phòng thí nghiệm. - Đánh giá hiệu quả phòng trị của pheromone giới tính tổng hợp và nấm ký sinh đối với SKL ở điều kiện ngoài đồng. 1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu - Côn trùng gây hại: Sùng khoai lang (Cylas formicarius Fabricius). - Cây trồng: khoai lang giống Tím Nhật, Trắng Sữa. * Phạm vi nghiên cứu 2 - Thực hiện các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm tại Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. - Thực hiện các thí nghiệm ngoài đồng tại một số ruộng khoai lang của nông dân tại huyện Bình Tân và Bình Minh, Vĩnh Long, huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng, huyện Duyên Hải, Trà Vinh, huyện Tri Tôn, An Giang. 1.4 Những điểm mới của luận án - Đề tài là công trình đầu tiên về xây dựng qui trình tổng hợp, điều chế và áp dụng pheromone giới tính để phòng trị SKL theo hướng đơn giản, rẽ tiền, có hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện ĐBSCL, tạo ra sản phẩm pheromone giới tính có độ tinh khiết cao, sử dụng các hóa chất trong qui trình tổng hợp khá an toàn so với các qui trình tổng hợp trước đây. - Ứng dụng sinh học phân tử trong việc xác định loài nấm xanh (Metarhizium anisopliae) ký sinh trên côn trùng thu thập ngoài tự nhiên dựa vào giải trình tự vùng ITS-rDNA so với các mẫu phân lập trên thế giới từ cơ sở dữ liệu của ngân hàng gen. - Dựa vào các kết quả tìm được đề tài có thể mở ra hướng sử dụng pheromone giới tính kết hợp với nấm xanh phòng trị SKL có hiệu quả bền vững nhằm giảm thiểu hoặc thay thế dần việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học. 1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án * Ý nghĩa khoa học - Thông qua các báo cáo khoa học, cung cấp thêm cơ sở dữ liệu về nghiên cứu và ứng dụng pheromone giới tính của SKL trong và ngoài nước. - Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho cán bộ tham gia đề tài. - Cung cấp thông tin khoa học cho việc cập nhật bổ sung kiến thức giảng dạy lĩnh vực Sinh thái học hóa chất ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp. * Ý nghĩa thực tiễn - Xây dựng qui trình tổng hợp pheromone giới tính của SKL theo hướng đơn giản, giá thành rẽ, hiệu suất cao, phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm. - Xây dựng qui trình áp dụng bẫy pheromone giới tính của SKL ở ngoài đồng theo hướng đơn giản, rẽ tiền, hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện ĐBSCL. - Áp dụng pheromone giới tính kết hợp với nấm xanh cho hiệu quả phòng trị SKL tương đương so với tập quán phòng trị sùng của nông dân. - Khi thu hoạch, các ruộng khoai lang có áp dụng bẫy pheromone giới tính tổng hợp kết hợp với nấm xanh có tỉ lệ thiệt hại củ thấp hơn hoặc tương đương so với đối chứng (nông dân). Có thể tập huấn chuyển giao qui trình này cho nông dân trồng khoai lang ứng dụng quản lý SKL ở ngoài đồng. - Góp phần làm giảm thiểu lượng thuốc trừ sâu hóa học sử dụng ở các vùng canh tác khoai lang; an toàn cho con người và môi trường sinh thái. - Góp phần tăng thu nhập cho người trồng khoai lang thông qua việc giảm chi phí mua thuốc trừ sâu hóa học và công lao động để phòng trị SKL. 3 Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tập quán sinh sống và cách gây hại của sùng khoai lang Các giai đoạn sinh trưởng của SKL đều sinh sống trên ký chủ, cả ấu trùng và thành trùng đều gây hại trên củ và dây khoai. Thiệt hại chủ yếu là do ấu trùng phát triển trong củ và thiệt hại năng suất, có thể lên đến 90% (Sutherland, 1986). Thành trùng có xu tính yếu đối với ánh nắng, ban ngày chúng thường lẫn trốn các tia nắng trực xạ (Nguyễn Đức Khiêm, 2006). Hoạt động bay và di chuyển của sùng có liên quan đến tuổi thọ, giới tính và sự thiếu thức ăn. Sùng đực có khả năng bay cao hơn nhiều so với con cái sau khi thoát ra khỏi củ khoai. Sự di chuyển của sùng đực cũng cao hơn nhiều so với con cái Sau khi thu hoạch, sùng có thể sống tiếp trên tàn dư cây khoai (thân, củ) trở thành nguồn lưu tồn và lây lan cho vụ sau, ruộng trồng khoai liên tục nhiều năm thường bị sùng gây hại nặng hơn (Talekar, 1983). Sùng thường phân bố theo mùa vụ là chủ yếu. Vào đầu vụ, ấu trùng tìm thấy trong thân dây, đến cuối vụ tìm thấy trong củ khoai, thích nhất là củ khoai, các củ nhô khỏi mặt đất hay lộ qua kẻ đất nứt rất dễ bị sùng gây hại. Nếu gây hại sớm, củ sẽ không phát triển, bị lép, giảm năng suất. Nếu gây hại trễ, năng suất không giảm nhiều nhưng phẩm chất củ giảm do phần thịt xung quanh đường đục bị chuyển sang màu tím, có mùi hôi và vị đắng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). 2.2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng pheromone giới tính của SKL Pheromone giới tính của SKL đã được Heath et al. (1986) xác định chỉ có thành phần duy nhất là hợp chất (Z)-3-dodecenyl-(E)-2-butenoate do sùng cái tiết ra để thu hút sùng đực và đã tổng hợp thành công bằng con đường thông qua phản ứng bắt cặp từ chất ban đầu là Ethylene oxide (Heath et al., 1986). Sau đó, Mithran và Subbaraman (1999) đã tổng hợp thành công hợp chất này từ chất ban đầu là Oleic acid với con đường thông qua phản ứng Wittig gồm 8 bước. Tại Nam Florida, Jansson et al. (1989) đã xác định tiềm năng của pheromone giới tính tổng hợp hấp dẫn sùng đực để theo dõi biến động mật số quần thể SKL C. formicarius. Pheromone giới tính tổng hợp dùng làm bẫy quấy rối và bẫy tập hợp chứng tỏ tiềm năng to lớn trong quản lý quần thể SKL (C. formicarius) tại Đài Loan (Hwang and Hung, 1991; Hwang, 2000), Ấn Độ (Pillai et al., 1993), Nhật Bản (Yasuda, 1995). Pheromone giới tính của SKL được nghiên cứu ở điều kiện ngoài đồng (Heath et al., 1991; Jansson et al., 1991). Jansson et al., (1991) cho rằng sùng đực rất nhạy cảm với pheromone giới tính do con cái tiết ra, chỉ cần hàm lượng nhỏ có thể thu hút số lượng lớn sùng đực trong đêm. Jansson et al. (1992) xác định bẫy dạng phễu và bẫy kiểu Unitrap bắt dính sùng đực nhiều hơn so với kiểu hình quả nang có mái che hình nón. Số lượng sùng đực bắt dính cao trên 60 con/bẫy/đêm. Đánh giá hiệu quả hấp dẫn của 10 loại bẫy pheromone giới tính kiểm soát SKL C. formicarius của Jackson và Bohac tại Nam Carolina từ 4 2001-2002 loại bẫy nước với ít xà phòng đạt hiệu quả cao hơn so với các loại bẫy khác (Jackson and Bohac, 2007). Huỳnh Thị Ngọc Linh và ctv. (2012) bẫy nước với ít xà phòng có hiệu lực giết sùng tốt nhất ở điều kiện ngoài đồng. Heath (1992) đánh giá thời gian hấp dẫn của mồi pheromone trên ruộng khoai tại Okinawa, cho thấy tuýp cao su (mồi) với lượng 1 mg pheromone hấp dẫn sùng đực kéo dài hơn 1 tháng (Braun and Van De Fliert, 1999). Khi áp dụng pheromone 4 bẫy/1.000 m2 phòng trị sùng tại Đài Loan làm giảm thiệt hại do sùng gây ra từ 57-65% (Hwang, 2000). Kakizaki (2007) khẳng định pheromone giới tính tổng hợp với mật độ 4-25 bẫy/ha xung quanh ruộng khoai làm giảm đáng kể mật số sùng đực tại Nhật và Ấn Độ. Ở Việt Nam, kết quả ngoài đồng tại các tỉnh Thanh Hóa, Hà Nội, Bắc Giang và Hà Tây năm 2002 cho thấy bẫy pheromone giới tính tổng hợp có khả năng hấp dẫn sùng rất cao, số lượng sùng đực vào bẫy trung bình 213 con/bẫy/ngày (Nguyễn Văn Đĩnh, 2002). Bẫy pheromone giới tính có triển vọng khảo sát diễn biến mật số quần thể sùng trong suốt vụ. Ruộng khoai có đặt bẫy pheromone giới tính thì tỉ lệ giới tính của quần thể sùng có khuynh hướng nghiêng về phía con cái và tỉ lệ bắt cặp của sùng cái giảm dần. Mật số sùng giảm nhiều trên ruộng đặt bẫy, do sùng đực bị tiêu diệt nhiều nên hạn chế sự bắt cặp với sùng cái. Cho thấy đặt bẫy pheromone tập hợp có nhiều triển vọng quản lý SKL ngoài đồng (Yasuda, 1995). 2.3 Đặc điểm và ứng dụng của nấm ký sinh côn trùng Nấm ký sinh côn trùng là những loài nấm có thể lây nhiễm bệnh lên côn trùng khỏe mạnh, gây bệnh hoặc tiêu diệt ký chủ (Samson et al., 1988). Nhiều nấm ký sinh côn trùng ứng dụng rộng rãi trong đấu tranh sinh học kiểm soát dịch hại, phổ biến là các loài Beauveria bassiana và Metarhizium anisopliae. Nấm xanh M. anisopliae có bào tử màu xanh lục, xanh lá cây còn gọi là nấm lục cương. Nấm này tìm thấy trên khắp các châu lục với hơn 200 loài côn trùng ký chủ (Ferron, 1978). Khi bào tử nấm xanh dính vào côn trùng, gặp điều kiện nhiệt độ, ẩm độ thích hợp, nẩy mầm mọc xuyên qua lớp vỏ kitin côn trùng và hình thành các độc tố trong quá trình phát triển (Phạm Thị Thùy, 2004). Điều kiện thích hợp cho nấm xanh phát triển là 25-300C và 80-90%. Tại Đài Loan, Kao et al. (1998) nấm B. bassiana phân lập từ đất canh tác sử dụng phòng trị SKL. Ở ngoài đồng, phun dung dịch B. bassiana với 1,6x104 bào tử/ml ở thời điểm trồng hay giai đoạn tạo củ hoặc rãi nấm (109 bào tử/g) ở thời điểm trồng có hiệu quả phòng trị SKL. Jansson (1992) có 4 chủng B. bassiana gây bệnh trên SKL C. formicarius phân lập tại Cuba vào 1984. Hiệu quả nấm B. bassiana kết hợp pheromone giới tính quản lý SKL bởi Yasuda (1999) tại Nhật Bản cho thấy khi kết hợp bẫy pheromone giới tính với nấm B. bassiana thì ruộng khoai tại nơi đặt bẫy có tỉ lệ sùng đực chết cao nhất do nhiễm nấm này là 96,2% ở thời điểm 21 NSKXL Tuy nhiên, ở điều kiện ngoài đồng, các nấm ký sinh hiếm khi tạo thành dịch bệnh trên SKL (Capinera, 1998). 5 Tại Việt Nam, Nguyễn Văn Đĩnh (2005) ghi nhận nấm B. bassiana ký sinh phổ biến trên SKL vào các tháng Xuân Hè trên các ruộng khoai tại 4 tỉnh Hà Tây, Hà Nội, Bắc Giang, Thanh Hóa. Nấm B. bassiana sử dụng ở nồng độ 3-5x10 6 -10 8 bào tử/ml phòng trị SKL đạt hiệu quả từ 58,9-75,6% sau 7-10 ngày phun và phần lớn sùng chết đều có sự hiện diện của nấm B. bassiana mọc trở lại (Phạm Thị Thùy, 2004). Khảo sát 4 chủng B. bassiana và 8 chủng M. anisopliae lên khả năng sinh sản và sức sống của trứng C. puncticollis trong PTN bởi Ondiaka et al. (2008) cho thấy phương pháp sử dụng để chủng nhiễm nấm là phun dung dịch nấm với 1x10 7 bào tử/ml bằng tháp phun Bergerjon, tỉ lệ sùng chết từ 77,5-84,2% với các chủng B. bassiana và từ 62,5-89,2% với các chủng M. anisopliae (26 NSKXL). Khi lây nhiễm với nấm M. anisopliae ở 3x107 và 1x108 bào tử/ml thì sùng tiêu thụ ít thức ăn hơn so với nấm B. bassiana cùng nồng độ. Villacarlos và Polo (1989) tiềm năng nấm M. anisopliae phòng trị SKL ở nhà lưới và ngoài đồng tại Visca, Baybay, Leyte, Philippines cho thấy tỉ lệ củ khoai không bị nhiễm sùng ở NT xử lý nấm M. anisopliae cao hơn so với đối chứng không xử lý và NT xử lý thuốc Carbofuran. Khi gặp ẩm độ và mật số sùng cao, nấm M. anisopliae có thể ký sinh, lây nhiễm sùng đạt tỷ lệ chết cao tương tự nấm B. bassiana. Chƣơng 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu gồm có 4 nội dung chính được trình bày theo từng nội dung và phương pháp cụ thể bên dưới. 3.1.1 Điều tra tình hình canh tác khoai lang và khảo sát côn trùng gây hại và thiên địch trên ruộng khoai lang tại Bình Tân, Vĩnh Long, năm 2010 Nhằm tìm hiểu kỹ thuật canh tác, tình hình dịch hại trên khoai lang và phòng trị của nông dân, sự hiểu biết về pheromone giới tính. Điều tra phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ có diện tích canh tác khoai lang tối thiểu là 1.000 m2 theo phiếu điều tra soạn sẳn tại huyện Bình Tân, Vĩnh Long phân bố tại 3 xã là Thành Đông (40), Thành Trung (30), Tân Thành (30). Nội dung phỏng vấn về kỹ thuật canh tác, tình hình dịch hại, nhất là SKL, biện pháp phòng trị, sự hiểu biết của nông dân về pheromone giới tính hấp dẫn SKL. Khảo sát thực tế ngòai đồng trên 9 ruộng khoai lang tại xã Thành Đông và Thành Trung, huyện Bình Tân ghi nhận thành phần côn trùng gây hại và thiên địch trên các ruộng khoai định kỳ 2 tuần/lần trong suốt vụ, mỗi ruộng điều tra chọn 5 điểm cố định theo đường chéo góc, xác định mức độ phổ biến của các loài. 3.1.2 Nghiên cứu về pheromone giới tính tổng hợp của sùng khoai lang 3.1.2.1 Tổng hợp pheromone giới tính của SKL trong phòng thí nghiệm Con đường tổng hợp thành hợp chất (Z)-3-dodecenyl (E)-2-butenoate thông qua phản ứng Wittig. Sau khi Brom hóa nhóm chức -OH của hợp chất 6 1,3-propanediol (1), nhóm chức -OH còn lại bảo vệ bằng Ether của hợp chất Dimethoxymethane (-MOM) (2). Đun hợp chất (2) với Tri phenylphosphine trong Benzen ở 1100C trong 48 giờ thu muối Phosphorane (3). Hợp chất (3) kết hợp với chất 1-nonanal thông qua phản ứng Wittig với Sodiumbis(trimethylsilyl) amide làm môi trường bazơ thu hợp chất MOM-ether của hợp chất (Z)-3-dode cenyl-1-ol (4). Sau khi loại bỏ sự bảo vệ nhóm chức OH của hợp chất MOM- ether, thu hợp chất (Z)-3-dodecenyl-1-ol (5), sau đó hợp chất (5) kết hợp với hợp chất Crotonyl chloride bằng phản ứng ester hóa trong dung môi CH2Cl2 dưới môi trường kiềm của chất xúc tác Pyridine để tạo thành hợp chất (Z)-3- dodecenyl (E)-2-butenoate (6), là pheromone giới tính tổng hợp (3Z-12:E2). Sản phẩm tổng hợp này pha loãng trong dung môi n-Hexane ở nồng độ 10 mg/ml. Dùng bơm microsyringe có dung tích 25 µl hút dung dịch pha loãng bơm vào tuýp cao su và đưa vào tủ hút khoảng 10 phút để dung môi bay hơi. Sau đó, tuýp cao su này không thêm bất kỳ chất ổn định hay chất chống oxy hóa nào, gói lại bằng giấy nhôm, dán nhãn và lưu trữ trong điều kiện lạnh. 3.1.2.2 Ứng dụng của pheromone giới tính tổng hợp ở ngoài đồng Mục tiêu: nhằm đánh giá khả năng hấp dẫn và hiệu quả của pheromone giới tính tổng hợp trên các ruộng khoai lang tại huyện Bình Tân, Vĩnh Long. a) Khảo sát khả năng hấp dẫn của pheromone giới tính tổng hợp đối với SKL ở điều kiện ngoài đồng tại huyện Bình Tân, Vĩnh Long, năm 2010 * Đánh giá hiệu quả hấp dẫn của pheromone giới tính tổng hợp ở các nồng độ khác nhau đối với SKL ở ngoài đồng Nhằm xác định nồng độ pheromone giới tính tổng hợp cho hiệu quả hấp dẫn cao đối với sùng khoai lang ở điều kiện ngoài đồng. Thí nghiệm gồm 7 nghiệm thức, 3 lần lặp lại. Nghiệm thức từ A-1 đến A-6 là dãy nồng độ từ 0,1-1 mg Z3-12:E2/bẫy và đối chứng là n-Hexane. * Khảo sát ảnh hưởng của kiểu tuýp mồi lên hiệu quả hấp dẫn của pheromone giới tính đối với sùng khoai lang ở ngoài đồng So sánh kiểu tuýp cao su Aldrich với ống cao su non ở Việt Nam làm mồi phóng thích pheromone giới tính tổng hợp nhằm tìm ra vật liệu thay thế tuýp cao su ngoại nhập theo hướng đơn giản, rẽ tiền, hiệu quả cao. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức, 3 lần lặp lại, kiểu tuýp mồi Aldrich và ống cao su non (ghép cà chua) chứa 0,5 mg/mồi, đối chứng là bẫy không có mồi. * Khảo sát ảnh hưởng của kiểu bẫy lên khả năng hấp dẫn của pheromone giới tính tổng hợp đối với sùng khoai lang ở ngoài đồng Nhằm so sánh các kiểu bẫy để chọn ra kiểu bẫy cho hiệu quả hấp dẫn cao đối với sùng đực, làm cơ sở khuyến cáo áp dụng ở ngoài đồng. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức, 3 lần lặp lại, có 2 kiểu bẫy (bẫy nước và bẫy dính), mỗi kiểu bẫy gồm 2 nghiệm thức là mồi pheromone (0,3 mg/mồi) và mồi dung môi n-Hexane (0,3 ml/mồi). 7 * Khảo sát ảnh hưởng của màu sắc bẫy lên khả năng hấp dẫn của pheromone giới tính tổng hợp đối với sùng khoai lang ở ngoài đồng Nhằm khảo sát hiệu lực hấp dẫn của mồi pheromone giới tính kết hợp với màu sắc bẫy đối với sùng đực ở ngoài đồng, làm cơ sở chọn lựa phù hợp. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức, 3 lần lặp lại, bẫy nước, bẫy dán băng keo màu xanh, bẫy dán băng keo màu vàng, bẫy chai bình thường làm đối chứng. * Khảo sát ảnh hưởng của độ cao đặt bẫy lên khả năng hấp dẫn của pheromone giới tính tổng hợp đối với SKL ở ngoài đồng Nhằm xác định độ cao đặt bẫy thích hợp cho hiệu quả hấp dẫn sùng đực vào bẫy nhiều nhất, làm cơ sở ứng dụng đặt bẫy pheromone ở ngoài đồng. Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức, 3 lần lặp lại, Đặt bẫy đứng, cửa bẫy ngang tán lá khoai, độ cao cửa bẫy tăng dần lên tương ứng với các NT khảo sát. b) Khảo sát diễn biến mật số quần thể SKL bằng pheromone giới tính t
Luận văn liên quan