Tóm tắt Luận án Nghiên cứu quản lý sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch huyện Điện biên, tỉnh Điện Biên

Huyện Điện Biên nằm ở phía Nam tỉnh Điện Biên, tiếp giáp với thành phố Điện Biên Phủ, có đường biên giới chung với nước bạn Lào. Huyện có diện tích tự nhiên là 163.926,03 ha, có vị trí quan trọng về mặt chiến lược quốc phòng, an ninh đồng thời đây cũng là địa danh du lịch hấp dẫn nhất của vùng Tây Bắc không chỉ về cảnh sắc thiên nhiên mà còn về ý nghĩa lịch sử với Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Điện Biên là đầu mối giao thông quan trọng nối với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào nên có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội và có tiềm năng phát triển du lịch xuyên quốc gia; đặc biệt là du lịch sinh thái gắn liền với di tích lịch sử, do có địa hình đa dạng, cảnh quan đẹp với nhiều cộng đồng dân cư sinh sống, giàu bản sắc văn hóa và có nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống. Sản xuất nông nghiệp trong những năm gần đây ở huyện Điện Biên đã có những bước chuyển biến, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội trên cơ sở phát huy thế mạnh tiềm năng đất đai. Bên cạnh đó huyện Điện Biên có nhiều thế mạnh cho phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch nhưng cũng đang phải đối mặt với những khó khăn trong xác định chiến lược phát triển. Việc quản lý sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất cho phát triển nông nghiệp phục vụ du lịch còn những bất cập do thiếu cơ sở bền vững và mang tính tự phát chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội đồng thời chưa khai thác hết tiềm năng đất đai và điều kiện sinh thái, cảnh quan cho du lịch của vùng. Đề tài được thực hiện với mong muốn đi sâu tìm hiểu, đóng góp cho thực tiễn phát triển nông nghiệp huyện Điện Biên phục vụ cho sự phát triển ở

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu quản lý sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch huyện Điện biên, tỉnh Điện Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ KIM YẾN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ SỐ: 62 85 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2016 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn: 1. PGS.TS. ĐỖ NGUYÊN HẢI 2. PGS.TS. NGUYỄN QUANG HỌC Phản biện 1: PGS.TS. Cao Việt Hà Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Trần Văn Tuấn Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên Phản biện 3: TS. Thái Thị Quỳnh Nhƣ Tổng cục Quản lý đất đai Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam - Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Huyện Điện Biên nằm ở phía Nam tỉnh Điện Biên, tiếp giáp với thành phố Điện Biên Phủ, có đường biên giới chung với nước bạn Lào. Huyện có diện tích tự nhiên là 163.926,03 ha, có vị trí quan trọng về mặt chiến lược quốc phòng, an ninh đồng thời đây cũng là địa danh du lịch hấp dẫn nhất của vùng Tây Bắc không chỉ về cảnh sắc thiên nhiên mà còn về ý nghĩa lịch sử với Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Điện Biên là đầu mối giao thông quan trọng nối với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào nên có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội và có tiềm năng phát triển du lịch xuyên quốc gia; đặc biệt là du lịch sinh thái gắn liền với di tích lịch sử, do có địa hình đa dạng, cảnh quan đẹp với nhiều cộng đồng dân cư sinh sống, giàu bản sắc văn hóa và có nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống. Sản xuất nông nghiệp trong những năm gần đây ở huyện Điện Biên đã có những bước chuyển biến, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội trên cơ sở phát huy thế mạnh tiềm năng đất đai. Bên cạnh đó huyện Điện Biên có nhiều thế mạnh cho phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch nhưng cũng đang phải đối mặt với những khó khăn trong xác định chiến lược phát triển. Việc quản lý sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất cho phát triển nông nghiệp phục vụ du lịch còn những bất cập do thiếu cơ sở bền vững và mang tính tự phát chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội đồng thời chưa khai thác hết tiềm năng đất đai và điều kiện sinh thái, cảnh quan cho du lịch của vùng. Đề tài được thực hiện với mong muốn đi sâu tìm hiểu, đóng góp cho thực tiễn phát triển nông nghiệp huyện Điện Biên phục vụ cho sự phát triển ở vùng du lịch giàu tiềm năng cảnh quan, con người và lịch sử theo hướng bền vững. 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Đánh giá tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phục vụ du lịch ở huyện Điện Biên. - Đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch của địa bàn nghiên cứu theo quan điểm sử dụng đất bền vững. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Đất nông nghiệp và các loại sử dụng đất nông nghiệp trong mối quan hệ với du lịch trên địa bàn huyện Điện Biên. - Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp và khách du lịch 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Quỹ đất nông nghiệp có khả năng khai thác, sử dụng phục vụ phát triển du lịch trong địa giới hành chính huyện Điện Biên – tỉnh Điện Biên. - Phạm vi thời gian: từ 2010 đến 2014, trong đó + Số liệu điều tra thứ cấp: 2010 – 2014 + Số liệu điều tra sơ cấp: 2014 1.3.3. Một số câu hỏi nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội huyện Điện Biên có những đặc điểm gì? - Hiện trạng quản lý và biến động sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn 2005-2014 như thế nào? 2 - Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch huyện Điện Biên như thế nào? - Tiềm năng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch được đánh giá ra sao? - Định hướng và giải pháp nào cần được triển khai để quản lý sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch hiệu quả và hợp lý ở huyện Điện Biên trong thời gian tới? 1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 1.4.1. Ý nghĩa khoa học Góp phần bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn về quản lý sử dụng hợp lý đất nông nghiệp kết hợp du lịch ở vùng đồi núi Tây Bắc, Việt Nam. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Xác định được các loại sử dụng đất nông nghiệp thích hợp theo hướng bền vững phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. - Đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, hiệu quả phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn huyện Điện Biên. 1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Xác định được tiềm năng và đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp để phát triển du lịch tại huyện Điện Biên. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đồng thời gìn giữ bảo vệ cảnh quan sinh thái và duy trì truyền thống, văn hóa dân tộc đặc trưng của vùng đồi núi Tây Bắc, Việt Nam. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Các vấn đề về quản lý sử dụng đất nông nghiệp, một số khái niệm về quản lý sử dụng đất nông nghiệp, cơ sở lý luận về sử dụng đất nông nghiệp và phương pháp đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp, những mục tiêu và xu hướng sử dụng đất nông nghiệp. Đồng thời, đưa ra một số phương pháp đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau. 2.2. SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH MIỀN NÚI Khái quát về du lịch và du lịch miền núi, thực trạng và định hướng phát triển các loại hình du lịch miền núi. Phân tích mối quan hệ giữa quản lý sử dụng đất nông nghiệp và phát triển du lịch. Đánh giá một số mô hình quản lý sử dụng đất nông nghiệp phát triển du lịch điển hình. 2.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 2.3.1. Trên thế giới Tìm hiểu các mô hình quản lý sử dụng đất nông nghiệp phát triển du lịch ở một số nước điển hình của châu Âu, châu Á như: Du lịch nông nghiệp ở Ý, Pháp, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Thái Lan. 2.3.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, mặc dù mô hình sử dụng đất nông nghiệp kết hợp phát triển du lịch còn rất mới mẻ nhưng hoạt động sản xuất nông nghiệp hàng hóa phục vụ du lịch trong những năm gần đây đang mở ra một hướng phát triển mới và chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nhiều địa phương trong cả nước. Tận dụng lợi thế, đặc điểm từng vùng miền một số địa phương đã khai thác tiềm năng 3 và thế mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng ở vùng nông thôn, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số một cách bền vững nhưng vẫn bảo tồn được văn hóa và bảo vệ môi trường sống lẫn môi trường tự nhiên như ở một số tỉnh miền núi phía Bắc (Lào Cai, Sơn La, Hà Giang...). PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất trên địa bàn huyện Điện Biên - Thực trạng quản lý sử dụng đất nông nghiệp huyện Điện Biên - Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch huyện Điện Biên - Đánh giá tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp phục vụ du lịch ở huyện Điện Biên. - Định hướng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch huyện Điện Biên 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp Thu thập các nguồn tài liệu, số liệu có liên quan đến các lĩnh vực, bao gồm: - Điều kiện tự nhiên: khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn, lâm nghiệp, sản xuất nông nghiệp ở sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, phòng Nông nghiệp huyện Điện Biên, phòng khuyến nông huyện Điện Biên, công ty Thủy nông Điện Biên, Trạm khí tượng - thủy văn huyện Điện Biên. Đồng thời, thu thập các tài liệu liên quan ở các Viện nghiên cứu Khí tượng Nông nghiệp, Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp. - Điều kiện kinh tế xã hội: các báo cáo phát triển kinh tế xã hội (KTXH); số liệu thống kê hàng năm, niêm giám thống kê huyện Điện Biên về các chỉ tiêu dân số, lao động, dân tộc, tình hình phát triển kinh tế, đóng góp GDP từ các hoạt động kinh tế, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của vùng nghiên cứu tại các sở, ngành, phòng, ban: chi cục thống kê, kinh tế, dân tộc và một số cơ quan khác. - Tình hình quản lý sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2005 – 2014; hoạt động du lịch (lượng khách du lịch, các khu, tuyến, điểm du lịch, các loại hình du lịch) của vùng nghiên cứu: phòng Tài nguyên và Môi trường, sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Văn hóa, thể thao và du lịch; sở Văn hóa, thể thao và du lịch Điện Biên. 3.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp 3.2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu đại diện Địa bàn nghiên cứu được chia theo 2 tiểu vùng dựa trên cơ sở đặc điểm sinh thái, địa hình và khả năng sản xuất nông nghiệp của huyện Điện Biên gồm: tiểu vùng lòng chảo và tiểu vùng đất dốc. Mỗi tiểu vùng chọn 3 xã đặc trưng về điều kiện đất đai, tập quán canh tác, phân bố trong các tuyến, khu du lịch phát triển. Cụ thể: tiểu vùng lòng chảo chọn 3 xã Thanh Xương, Thanh An, Noong Hẹt; tiểu vùng đất dốc chọn 3 xã Mường Phăng, Pa Thơm và Núa Ngam làm điểm nghiên cứu. 3.2.2.2. Điều tra phỏng vấn nông hộ - Phỏng vấn hộ theo bộ câu hỏi soạn sẵn về các thông tin có liên quan đến hiện trạng sản xuất nông nghiệp của hộ và hoạt động du lịch trong vùng. Các hộ được lựa 4 chọn theo phương pháp ngẫu nhiên có phân lớp tham gia sản xuất và hoạt động du lịch tại xã. Tiểu vùng lòng chảo điều tra 180 hộ (trong đó có 150 hộ có các loại sử dụng đất nông nghiệp, 30 hộ có liên quan đến hoạt động phục vụ du lịch); tiểu vùng đất dốc điều tra 210 hộ (trong đó 150 hộ có các loại sử dụng đất nông nghiệp, 60 hộ có liên quan đến hoạt động phục vụ du lịch). Tổng số hộ đã điều tra là 390 hộ. Các tiêu chí điều tra nông hộ bao gồm: + Tiêu chí kinh tế: hiệu quả kinh tế, đầu tư và thu nhập; + Tiêu chí xã hội: gồm các chỉ tiêu về hướng sản xuất hàng hóa, giá trị ngày công lao động, tăng việc làm, thu nhập cho hộ; + Tiêu chí môi trường: khả năng che phủ, hạn chế xói mòn, rửa trôi bảo vệ và khả năng tái tạo cảnh quan phục vụ du lịch; - Phương pháp phỏng vấn khách du lịch: phỏng vấn 150 du khách dựa trên mẫu phiếu điều tra theo phân loại nhu cầu và sở thích du lịch; các sản phẩm du lịch; mong muốn thưởng ngoạn, thưởng thức và mua quà kỷ niệm... từ sản phẩm nông nghiệp. 3.2.3. Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất Theo cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp tập 2 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009). 3.2.4. Phƣơng pháp thống kê, so sánh Sử dụng phương pháp này để thống kê, so sánh các số liệu thứ cấp, số liệu sơ cấp của các cơ quan có liên quan. Trên cơ sở số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, xử lý, phân tích bằng phần mềm Excel. Dựa trên cơ sở các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, bằng phương pháp thống kê mô tả, so sánh để biết được sự biến động các chỉ tiêu qua các năm từ đó rút ra kết luận. Kết quả tổng hợp được trình bày dưới dạng bảng, biểu số liệu, đồ thị và biểu đồ. 3.2.5. Phƣơng pháp sử dụng công nghệ GIS thành lập bản đồ - Sử dụng phần mềm ArcGIS xây dựng bản đồ. Kế thừa bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2010, bản đồ đất năm 2005 của tỉnh Điện Biên, bản đồ hệ thống thủy lợi đại công trình thủy nông Nậm Rốm của công ty thủy nông Điện Biên năm 2012, bản đồ khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa) huyện Điện Biên của Viện Khí tượng Nông nghiệp Quốc gia năm 2013 để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ phân hạng thích hợp đất đai, sơ đồ tuyến, điểm du lịch huyện Điện Biên; xây dựng bản đồ đề xuất hướng sử dụng đất phục vụ du lịch huyện Điện Biên tỷ lệ 1/25.000. 3.2.6. Phƣơng pháp đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp phục vụ du lịch 3.2.6.1. Phương pháp đánh giá đất của FAO Sử dụng phương pháp đánh giá đất thích hợp theo FAO tiến hành phân hạng thích hợp sử dụng đất về điều kiện tự nhiên kết hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường đối với các loại sử dụng đất (LUT) nông nghiệp lựa chọn. Phân hạng thích hợp cho từng chỉ tiêu thành phần được thực hiện trên cơ sở so sánh yêu cầu sử dụng đất của LUT cần đánh giá với đặc tính và tính chất đất đai của từng đơn vị bản đồ đất đai. Chúng tôi sử dụng phương pháp cho điểm các chỉ tiêu theo yêu cầu sử dụng đất của LUT để đánh giá khả năng thích hợp. Công thức cho điểm chưa tính trọng số là S1 = 100 điểm, S2 = 70 điểm, S3 = 50 điểm, N = 15 điểm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2009). 5 3.2.6.2. Phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu (MCE- Multi Criteria Evaluation) Có nhiều phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu, nhưng trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích cấp bậc AHP (Analytical Hienarchy Process) của các chỉ tiêu thành phần (yếu tố bản đồ đơn vị đất đai) đối với các loại sử dụng đất thông qua ma trận so sánh cặp đôi. 3.2.7. Phƣơng pháp tham vấn chuyên gia Tham khảo ý kiến các chuyên gia đánh giá đất nông lâm nghiệp để xác định trọng số cho các yếu tố làm cơ sở lập ma trận so sánh trong phương pháp tính trọng số AHP; chuyên gia liên quan đến quản lý du lịch ở vùng Điện Biên để xác định tiềm năng và hướng phát triển du lịch của vùng nghiên cứu; tham vấn người dân về sử dụng, duy trì bảo vệ các giá trị bản địa phục vụ du lịch. 3.2.8. Phƣơng pháp phân tích SWOT Phân tích SWOT dựa trên quá trình điều tra phiếu để phỏng vấn người dân, cán bộ tại xã được chọn điều tra, cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường, cán bộ tại Trung tâm Khuyến nông huyện để tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức trong quản lý sử dụng đất nông nghiệp phục vụ du lịch. Kết quả phân tích ma trận SWOT là một trong các căn cứ đề xuất những giải pháp phù hợp cho sử dụng đất nông nghiệp hợp lý và hiệu quả ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 3.2.9. Phƣơng pháp dự báo Dựa vào kết quá đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch; hiện trạng quản lý sử dụng đất nông nghiệp; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 để dự báo quy mô phát triển quỹ đất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐIỆN BIÊN 4.1.1. Điều kiện tự nhiên Huyện Điện Biên thuộc tỉnh Điện Biên có 25 đơn vị hành chính xã (trong đó có 09 xã biên giới), có chung đường biên giới với hai tỉnh Phông Sa Lỳ và Luông Pra Bang (Lào) dài 154 km, có cửa khẩu Quốc tế Tây Trang, cửa khẩu Quốc gia Huổi Puốc và một số đường tiểu ngạch sang Lào. Huyện có tọa độ địa lý: 102047’ đến 103 016’ kinh độ Đông; 20053’ đến 21037’ vĩ độ Bắc, tiếp giáp và bao bọc trọn Thành phố Điện Biên Phủ. Huyện Điện Biên có nhiều núi cao trung bình, trên 40% diện tích ở độ cao trên 450 m đến 1.000 m so với mực nước biển, địa hình có mức độ chia cắt sâu và ngang rất mạnh làm cho sông suối ở đây có độ uốn khúc lớn đã tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo. Địa hình của huyện Điện Biên chia thành hai tiểu vùng rõ rệt, tiểu vùng thung lũng lòng chảo và tiểu vùng đất dốc (vùng ngoài). Khí hậu huyện Điện Biên mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hè nóng, mưa nhiều có nhiều thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, phong phú và hoạt động du lịch. Theo kết quả điều tra, phân loại và lập bản đồ đất Viện Quy hoạch và Thiết kế 6 Nông nghiệp (2005), tài nguyên đất của huyện được chia thành 5 nhóm và 19 đơn vị đất (bảng 4.1). Bảng 4.1. Các nhóm đất trên địa bàn huyện Điện Biên TT TÊN ĐẤT Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) I Nhóm đất phù sa 9.128,86 5,57 1 Đất phù sa được bồi hàng năm Pb 275,13 0,17 2 Đất phù sa không được bồi hàng năm P 116,37 0,07 3 Đất phù sa glây Pg 1.016,34 0,62 4 Đất phù sa có tầng loang lổ Pf 4.212,90 2,57 5 Đất phù sa sông, suối Py 3.508,12 2,14 II Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ 475,39 0,29 6 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 475,39 0,29 III Nhóm đất đỏ vàng 61.751,74 37,67 7 Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính Fk 491,78 0,3 8 Đất đỏ nâu trên đá vôi Fv 394,12 0,24 9 Đất đỏ vàng trên đá biến chất Fj 4.212,90 2,57 10 Đất đỏ vàng trên đá sét Fs 49.326,53 30,09 11 Đất đỏ vàng trên đá Macma axit Fa 3.606,87 2,2 12 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 2.688,39 1,64 13 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 391,84 0,24 14 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước Fl 639,31 0,39 IV Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi 90.142,92 54,99 15 Đất mùn đỏ vàng trên đá biến chất Hj 7.819,27 4,77 16 Đất mùn đỏ vàng trên đá sét Hs 42.522,41 25,94 17 Đất mùn vàng đỏ trên đá Macma axit Ha 29.916,50 18,25 18 Đất mùn vàng nhạt trên đá cát Hq 9.884,74 6,03 V Nhóm đất mùn trên núi cao 606,53 0,37 19 Đất mùn trên núi cao A 606,53 0,37 Diện tích điều tra 162.105,44 98,89 Diện tích không điều tra 1.820,59 1,11 Tổng diện tích tự nhiên 163.926,03 100 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Điều kiện kinh tế Cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm - thủy sản. Tỷ trọng ngành nông, lâm - thủy sản giảm từ 55,96% năm 2005 xuống còn 45,11% năm 2010, năm 2014 đạt 24,11%; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 20,84% năm 2005 lên 25,50% năm 2010, đạt 30,92% vào năm 2014; tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 23,20% năm 2005 lên 29,39% năm 2010 và đạt 44,97% vào năm 2014. 4.1.2.2. Các vấn đề xã hội - Dân số: Dân số năm 2014 là 113.584 người, chiếm 21,11% tổng số dân của tỉnh Điện Biên, với tổng số hộ là 26.049 hộ, quy mô hộ là 4,36 người/hộ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện năm 2014 là 1,14% thấp hơn nhiều so với mức trung bình của toàn tỉnh (tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của toàn tỉnh là 1,65 %). - Lao động, việc làm và thu nhập: Năm 2014, tổng số người trong độ tuổi lao động của huyện là 65.872 người, chiếm 57,99% dân số. Trong đó, số người trong độ 7 tuổi có khả năng lao động hiện đang làm việc trong các ngành kinh tế là 52.474 người (chiếm 79,66% tổng số lao động trong độ tuổi), bao gồm: 45.698 lao động làm việc trong ngành nông nghiệp (chiếm 87,09%), 1.918 lao động làm việc trong ngành công nghiệp - xây dựng (chiếm 3,66%) và 930 lao động trong ngành dịch vụ thương nghiệp (chiếm 1,77%). - Cộng đồng dân tộc: Huyện Điện Biên là địa bàn cư trú của 8 dân tộc như: Thái (52,83%), Kinh (27,04%), Mông (9,97%), Khơ Mú (5,59%), Lào (2,85%), còn lại là các dân tộc khác. Mỗi dân tộc có một phong tục tập quán riêng, tạo nên nét độc đáo trong văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc. 4.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐIỆN BIÊN 4.2.1. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Điện Biên Trong thời gian qua, công tác lập quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Điện Biên đã trở thành cơ sở pháp lý cho việc thu hồi, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Năm 2011 huyện Điện Biên đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015). Tính đến nay, trên địa bàn huyện đã có 24/25 xã (Trừ xã Thanh Xương) đã xây dựng xong phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015 và được phê duyệt. Thực hiện Nghị định 64/CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp, Nghị định 79/CP ngày 01 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 17/CP trong việc chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại. Hiện nay trên địa bàn huyện công tác g
Luận văn liên quan