Việt Nam là quốc gia có diện tích đất bãi bồi ven sông (BBVS) khá lớn,
(khoảng 2.541.500ha) được bồi tụ từ hệ thống sông, ngòi dày đặc và phân bố từ
Bắc đến Nam (Nguyễn Bằng, 2010). Hiện nay, đất nông nghiệp ngày càng bị suy
giảm về diện tích và chất lượng bởi các nguyên nhân tự nhiên và con người trong
khi nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng. Vì vậy, việc quản lý, bảo vệ, sử dụng tài
nguyên đất nói chung và đất BBVS nói riêng một cách hiệu quả nhằm đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững là mục tiêu quan trọng của mỗi quốc gia.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp
luật để quản lý và sử dụng đất BBVS hiệu quả như: Thông tư số 09/2013/TTBTNMT quy định về quản lý, sử dụng đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển,
đất có mặt nước ven biển; Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT về hướng dẫn thực
hiện quản lý đất bãi bồi ven sông, ven biển. Các văn bản này đã được chính
quyền các địa phương có đất BBVS triển khai thực hiện một cách nghiêm túc và
đã làm cải thiện đáng kể công tác quản lý, sử dụng đất BBVS. Mặc dù vậy, cho
đến thời điểm hiện nay công tác quản lý đất BBVS đã và đang bộc lộ nhiều bất
cập như: Chưa theo kịp với yêu cầu cuộc sống cũng như những diễn biến thực tế
ở địa phương; chưa luật hóa đầy đủ các quy định để điều chỉnh mối quan hệ liên
quan trong quản lý và sử dụng đất; các cơ chế, chính sách liên quan còn chưa
toàn diện. Những vấn đề trên đã dẫn đến hệ quả là công tác quản lý đất đai chưa
chặt chẽ, sử dụng còn kém hiệu quả, nguồn thu ngân sách từ sử dụng đất bãi bồi
chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất
Phú Thọ là một trong chín tỉnh ở Việt Nam có sông Hồng chảy qua. Theo
thống kê của Sở TN&MT Phú Thọ (2015), tổng diện tích đất bãi bồi ven sông Hồng
(BBVSH) của tỉnh là 1.180,35ha đang được khai thác sử dụng cho các mục tiêu khác
nhau. Đây là một tỉnh mang đầy đủ các đặc trưng, đặc điểm cả về góc độ công tác
quản lý cũng như phương diện sử dụng đất bãi BBVS của một tỉnh trung du chuyển
tiếp với đồng bằng. Để quản lý, sử dụng quỹ đất này hiệu quả rất cần có một nghiên
cứu sâu, toàn diện về các vấn đề liên quan đến quản lý và sử dụng đất BBVS. Trên
cơ sở đó, NCS đã tiến hành đề tài nhằm đóng góp thêm các luận cứ khoa học để
nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất BBVS của tỉnh Phú Thọ nói riêng
và trên cả nước nói chung trong thời gian tới
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HOÀNG THỊ HƯƠNG NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT BÃI BỒI VEN SÔNG HỒNG TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 9 85 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018
2
Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn: PGS.TS. Cao Việt Hà Phản biện 1: PGS.TS. Vũ Năng Dũng Hội Khoa học đất Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Trần Văn Tuấn Trường Đại học KHTN Hà Nội Phản biện 3: TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Lương Định Của - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam là quốc gia có diện tích đất bãi bồi ven sông (BBVS) khá lớn, (khoảng 2.541.500ha) được bồi tụ từ hệ thống sông, ngòi dày đặc và phân bố từ Bắc đến Nam (Nguyễn Bằng, 2010). Hiện nay, đất nông nghiệp ngày càng bị suy giảm về diện tích và chất lượng bởi các nguyên nhân tự nhiên và con người trong khi nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng. Vì vậy, việc quản lý, bảo vệ, sử dụng tài nguyên đất nói chung và đất BBVS nói riêng một cách hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững là mục tiêu quan trọng của mỗi quốc gia. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật để quản lý và sử dụng đất BBVS hiệu quả như: Thông tư số 09/2013/TT-BTNMT quy định về quản lý, sử dụng đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển; Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT về hướng dẫn thực hiện quản lý đất bãi bồi ven sông, ven biển. Các văn bản này đã được chính quyền các địa phương có đất BBVS triển khai thực hiện một cách nghiêm túc và đã làm cải thiện đáng kể công tác quản lý, sử dụng đất BBVS. Mặc dù vậy, cho đến thời điểm hiện nay công tác quản lý đất BBVS đã và đang bộc lộ nhiều bất cập như: Chưa theo kịp với yêu cầu cuộc sống cũng như những diễn biến thực tế ở địa phương; chưa luật hóa đầy đủ các quy định để điều chỉnh mối quan hệ liên quan trong quản lý và sử dụng đất; các cơ chế, chính sách liên quan còn chưa toàn diện. Những vấn đề trên đã dẫn đến hệ quả là công tác quản lý đất đai chưa chặt chẽ, sử dụng còn kém hiệu quả, nguồn thu ngân sách từ sử dụng đất bãi bồi chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất Phú Thọ là một trong chín tỉnh ở Việt Nam có sông Hồng chảy qua. Theo thống kê của Sở TN&MT Phú Thọ (2015), tổng diện tích đất bãi bồi ven sông Hồng (BBVSH) của tỉnh là 1.180,35ha đang được khai thác sử dụng cho các mục tiêu khác nhau. Đây là một tỉnh mang đầy đủ các đặc trưng, đặc điểm cả về góc độ công tác quản lý cũng như phương diện sử dụng đất bãi BBVS của một tỉnh trung du chuyển tiếp với đồng bằng. Để quản lý, sử dụng quỹ đất này hiệu quả rất cần có một nghiên cứu sâu, toàn diện về các vấn đề liên quan đến quản lý và sử dụng đất BBVS. Trên cơ sở đó, NCS đã tiến hành đề tài nhằm đóng góp thêm các luận cứ khoa học để nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất BBVS của tỉnh Phú Thọ nói riêng và trên cả nước nói chung trong thời gian tới. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ.
2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu, phân tích thông tin, số liệu trong giai đoạn 2010-2015. Thời gian theo dõi mô hình, điều tra số liệu, điều tra nông hộ được tiến hành trong 2 năm 2015 và 2016. - Phạm vi về nội dung: + Đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai đề tài tập trung nghiên cứu 7 nội dung có liên quan trực tiếp tới quản lý đất bãi bồi ven sông Hồng (BBVSH): (i) Công tác ban hành văn bản về sử dụng đất BBVS của địa phương; (ii) Công tác đo đạc, thống kê, kiểm kê; (iii) Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; (iv) Công tác giao đất, cho thuê đất; (v) Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (vi) Thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đối với Nhà nước; (vii) Công tác thanh tra, kiểm tra; + Đối với sử dụng đất đề tài tập trung nghiên cứu 3 nội dung: (i) Thực trạng biến động BBVSH tỉnh Phú Thọ; (ii) Thực trạng sử dụng đất BBVSH tỉnh Phú Thọ; (iii) Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên BBVSH của tỉnh. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Đã phát hiện được một số hạn chế và bất cập trong công tác quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông: Còn thiếu các văn bản hướng dẫn quản lý và sử dụng đất BBVS theo tiềm năng đất đai; Thiếu thống nhất trong công tác giao đất, cho thuê đất giữa các địa phương trong tỉnh. Đã xác định được 4 mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao (cỏ, rau an toàn, táo và chuối) phù hợp với tiềm năng đất đai và đáp ứng được nhu cầu của người dân tỉnh Phú Thọ. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Ý nghĩa khoa học: Luận án góp phần bổ sung và làm rõ thêm cơ sở lý luận liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất BBVS ở Việt Nam. - Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách đối với đất BBVSH nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất BBVSH tỉnh Phú Thọ. PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT BÃI BỒI VEN SÔNG 2.1.1. Khái niệm về đất bãi bồi ven sông Theo Richard and Scott (2007): Đất bãi bồi ven sông được hình thành chủ yếu do phù sa bồi đắp, nó là khu vực liền kề, kết nối giữa nước bề mặt và khu vực đất trên cao. Văn phòng Quản lý đất của Texas, Hoa Kỳ (2013) đã đưa ra khái niệm gần tương tự: Đất bãi bồi ven sông là vùng chuyển tiếp giữa hệ thống thủy sinh và trên cạn. Đối với Việt Nam: Đất bãi bồi ven sông, ven biển bao gồm đất bãi bồi ven sông, đất cù lao trên sông, đất bãi bồi ven biển và đất cù lao trên biển (Điều 80, Luật Đất đai năm 2003). Đất bãi bồi là đất được hình thành ven sông,
3
ven cù lao trên sông do phù sa bồi tụ (UBND tỉnh An Giang, 2012). Ở góc độ khác, theo Viện Ngôn ngữ (2002): Bãi là khoảng đất bồi ven sông, ven biển hoặc nổi lên ở giữa dòng nước lớn. Từ cơ sở tiếp cận các khái niệm của thế giới và Việt Nam, chúng tôi cho rằng: Đất bãi bồi ven sông là đất được hình thành do quá trình lắng đọng, bồi tụ của phù sa sông được chuyển tiếp giữa hệ thống thủy sinh và trên can, được giới hạn bởi phạm vi đê sông. 2.1.2. Quá trình hình thành, đặc điểm, phân loại và tính chất của đất bãi bồi ven sông 2.1.2.1. Quá trình hình thành và phân bố - Quá trình hình thành: Đất BBVS được hình thành do bồi tụ phù sa của các hệ thống sông tạo nên. Đất BBVS có thể còn do quá trình phân hủy các chất hữu cơ như xác động thực vật sinh sống ở các dòng sông lớn lâu ngày tạo thành (Bộ NN&PTNT, 2009a). - Phân bố: Đất BBVS được phân bố dọc theo các con sông từ Bắc đến Nam, chia 3 lưu vực sông (đất phù sa đồng bằng sông Hồng, đất phù sa hệ thống sông miền Trung, đất phù sa đồng bằng sông Cửu Long) (Nguyễn Bằng, 2010). 2.1.2.2. Đặc điểm của đất bãi bồi ven sông - Đặc điểm về cấu tạo địa chất, địa hình: Do vị trí và đặc điểm hình thành, nên đất BBVS thường có cấu tạo địa chất yếu. Ðất thường có địa hình bằng phẳng, dễ dàng canh tác và điều tiết nước, thích hợp với nhiều loại cây trồng nông nghiệp, được thục hóa qua tác động định hướng của con người nên có độ phì nhiêu thực tế cao. - Đặc điểm về tính biến động cả về diện tích và chất lượng: Do đất BBVS được hình thành từ quá trình bồi lắng, có cấu tạo địa chất yếu, nằm ở vị trí tiếp xúc với dòng chảy của sông, do vậy nó chịu sự tác động và chi phối của nhiều yếu tố: loại đất; kích thước và tốc độ dòng chảy của sông; khí hậu, thời tiết của khu vực; hệ sinh thái ven bờ và hệ sinh thái thủy sinh; độ ẩm; các hoạt động can thiệp của con người. - Đặc điểm về hệ sinh thái ven sông Đất ven sông là một thành tố quan trong của hệ sinh thái ven sông, vì thế nó có đặc điểm của hệ sinh thái đặc thù này. Hệ sinh thái ven sông được cấu trúc hợp thành từ 2 phân nhánh: hệ sinh thái thủy sinh và hệ sinh thái trên cạn. 2.1.2.3. Phân loại đất bãi bồi ven sông của Việt Nam - Phân loại theo Bộ NN&PTNT (2009) gồm 7 loại đất là: Đất phù sa được bồi hàng năm, đất phù sa không được bồi hàng năm, đất phù sa glây, đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, đất phù sa úng nước, đất phù sa phủ trên nền cát biển và đất phù sa ngòi suối. - Phân loại theo FAO (viện QH&TKNN 1998) gồm 5 đơn vị: Đất phù sa
4
trung tính ít chua, đất phù sa chua, đất phù sa glây, đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, đất phù sa mùn. 2.1.3. Quản lý nhà nước đối với đất bãi bồi ven sông 2.1.3.1. Nguyên tắc và vai trò quản lý nhà nước đối với đất bãi bồi ven sông Do cũng là một loại đất đai trên lãnh thổ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do vậy nguyên tắc và vai trò quản lý nhà nước đối với đất BBVS được dự trên các nguyên tắc chung về quản lý nhà nước về đất đai. 2.1.3.2. Quan điểm về quản lý đối với đất bãi bồi ven sông - Quan điểm của một số quốc gia trên thế giới: Mỗi một quốc gia đều có những quan điểm riêng về quản lý đối với đất BBVS. Ở Anh, quản lý đất BBVS là các quá trình tác động nhằm tạo ra sự cân bằng giữa nhu cầu phát triển với yêu cầu bảo vệ các giá trị tự nhiên (Johnston et al., 2015). - Quan điểm của Việt Nam: Đối với Việt Nam, quan điểm quản lý về đất đai, trong đó có đất BBVS được thể hiện khá cụ thể tại Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 12/3/2003 của BCHTW về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2.1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đối với đất bãi bồi ven sông - Nhóm các yếu tố về pháp luật và cơ chế, chính sách liên quan - Nhóm các yếu tố về tự nhiên, kỹ thuật - Nhóm các yếu tố về kinh tế - xã hội - Nhóm yếu tố về tổ chức, bộ máy quản lý. 2.1.4. Sử dụng đất bãi bồi ven sông 2.1.4.1. Nguyên tắc và vai trò sử dụng đất bãi bồi ven sông - Các nguyên tắc sử dụng đất bãi bồi ven sông: Điều 6 Luật Đất đai năm 2013 quy định các nguyên tắc trong sử dụng đất, cụ thể như sau: Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất; tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Vai trò sử dụng đất bãi bồi ven sông: Ngoài những đặc điểm chung của đất đai, đất BBVS có những đặc điểm rất riêng. Việc sử dụng loại đất này đóng một số vai trò chủ yếu như: Tạo ra hệ sinh thái mới cho hệ thực vật, động vật sinh trưởng, phát triển; Phát triển kinh tế, xã hội và môi trường; Kiểm soát xói mòn, kiểm soát lũ. 2.1.4.2. Quan điểm sử dụng đất bãi bồi ven sông - Quan điểm sử dụng đất bãi bồi ven sông của thế giới Hiện nay trên thế giới có 2 quan điểm về khai thác, sử dụng đất BBVS mà Việt Nam có thể tham khảo và rút ra bài học kinh nghiệm cho nước ta: + Quan điểm thứ nhất cho rằng không nên khai thác, sử dụng đất ven sông,
5
đất BBVS mà phải bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên (Richard and Scott, 2007). + Quan điểm thứ hai cho rằng cần phải khai thác, sử dụng tốt loại đất này phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế. - Quan điểm sử dụng đất bãi bồi ven sông của Việt Nam Đối với Việt Nam, cho đến thời điểm hiện nay tuy chưa thể hiện quan điểm cụ thể, nhưng thực tế đang diễn ra theo nhóm các quốc gia có quan điểm thứ 2. 2.1.4.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất bãi bồi ven sông Đất BBVS có 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất: Nhóm yếu tố tự nhiên; Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội; Nhóm yếu tố không gian. 2.1.5. Nội dung đánh giá quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông 2.1.5.1. Nội dung, tiêu chí đánh giá quản lý đất bãi bồi ven sông - Nội dung đánh giá + Công tác ban hành văn bản quản lý của địa phương; + Công tác đo đạc, thống kê, kiểm kê; + Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; + Công tác giao đất, cho thuê đất; + Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; + Thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đối với Nhà nước; + Công tác thanh tra, kiểm tra. - Tiêu chí đánh giá + Đánh giá hiệu lực quản lý; + Đánh giá hiệu quả quản lý. 2.1.5.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá sử dụng đất bãi bồi ven sông - Nội dung đánh giá Đối với nghiên cứu đánh giá sử dụng đất BBVS, đề tài lựa chọn cách tiếp cận nghiên cứu 3 nội dung gồm: (i) Tình hình biến động đất BBVS tỉnh Phú Thọ; (ii) Tình hình sử dụng đất BBVS tỉnh Phú Thọ thể hiện: diện tích, cơ cấu, loại hình sử dụng toàn tỉnh và vùng nghiên cứu; (iii) Đánh giá hiệu quả sử dụng đất (Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường). - Tiêu chí đánh giá + Đánh giá về hiệu quả kinh tế; + Đánh giá về hiệu quả xã hội; + Đánh giá về hiệu quả môi trường. 2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT BÃI BỒI VEN SÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 2.2.1. Tình hình quản lý, sử dụng đất bãi bồi ven sông trên thế giới Các nghiên cứu quản lý và sử dụng tại Mỹ, Trung Quốc và Philippin cho thấy Mỹ chủ trương giữ nguyên hệ sinh thái ven sông, bảo vệ môi trường nước và không khí khỏi ô nhiễm do quá trình khai thác. Trong khi đó, Trung Quốc và Phi-lip-pin thì tận dụng khai thác tối đa đất BBVS để sản xuất, kinh doanh.
6
2.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông ở Việt Nam 2.2.2.1. Tình hình quản lý đất bãi bồi ven sông - Quản lý đất bãi bồi ven sông thời kỳ phong kiến - Quản lý đất bãi bồi ven sông thời kỳ pháp thuộc - Quản lý đất đai từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nay + Ban hành văn bản quy phạm pháp luật + Công tác quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất + Công tác giao đất, cho thuê đất + Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất + Tình hình thanh tra, kiểm tra. 2.2.2.2. Tình hình sử dụng đất bãi bồi ven sông Việt Nam Hầu hết các địa phương đều sử dụng có đất BBVS vào 2 mục đích chủ yếu là: + Sản xuất nông nghiệp với đa dạng cây trồng (rau, màu, mía, hoa, cây cảnh, cây ăn quả...) và nuôi trồng thủy sản... + Đất phi nông nghiệp gồm: đất ở, khai thác vật liệu xây dựng, bến bãi, khu sinh thái ven sông... 2.3. NHẬN XÉT CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU 2.3.1. Nhận xét chung (1) Tổng quan về cơ sở lý luận đã được một số tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước bước đầu luận giải, những vấn đề lý luận này là nền tảng quan trọng để mở rộng, phát triển các lý luận liên quan trực tiếp đến đất BBVS. (2) Đối với thế giới, quản lý và sử dụng đất BBVS đã được nhiều quốc gia quan tâm với các quan điểm khác biệt về khai thác hay bảo tồn. Việc quản lý, sử dụng đất BBVS ở Việt Nam vẫn còn đang bộc lộ nhiều hạn chế, cần phải tiếp tục hoàn thiện; hiệu quả sử dụng đất BBVS chưa cao, tác động chưa tích cực đến phát triển kinh tế ở các địa phương có đất BBVS nói riêng và cả nước nói chung. 2.3.2. Định hướng nghiên cứu Từ việc tổng quan tài liệu nghiên cứu, Đề tài xác định một số định hướng nghiên cứu chính sau đây: 1. Cần đánh giá tổng hợp các chính sách, văn bản pháp quy liên quan đến quản lý đất bãi bồi ven sông. Phân tích thực trạng tình hình quản lý đất bãi bồi ở Phú Thọ để tìm ra các bất cập trong quá trình quản lý, sự không thống nhất và thiếu hướng dẫn cụ thể trong các văn bản hướng dẫn quản lý đất BBVS; 2. Thực tiễn sử dụng đất BBVS hiện nay đã, đang đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm, giải quyết dưới góc độ khoa học về chất lượng đất, tính hợp lý của hiện trạng sử dụng đất BBVS, xác định các mô hình sử dụng đất BBVS đem lại hiệu quả cao để mở rộng phát triển trong thời gian tới. 3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất BBVS của tỉnh Phú Thọ nói riêng và của Việt Nam nói chung.
7
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ - Thực trạng quản lý đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ - Thực trạng sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ - Kết quả theo dõi một số mô hình sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng vào mục đích sản xuất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ - Định hướng và đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý và hiệu quả sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ. 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Thu thập từ các cơ quan chức năng các tài liệu như: các văn bản pháp luật, văn bản dưới luật; các báo cáo của trung ương, các văn bản, báo cáo của UBND tỉnh Phú Thọ, Sở TN&MT, Sở NN&PTNT Phú Thọ, Phòng TN&MT và Phòng NN&PTNT của 05 huyện, thành phố Việt trì về điều kiện tự nhiên, phát triển KT-XH, tình hình quản lý và sử dụng đất BBVS nói chung và bãi bồi ven sông Hồng nói riêng trên địa bàn tỉnh; các tài liệu, công trình nghiên cứu đã công bố của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước... 3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Đề tài lựa chọn 5/7 huyện, thành phố có diện tích đất BBVSH lớn để điều tra (3 huyện đại diện cho hữu ngạn sông Hồng là Hạ Hòa, Tam Nông và Cẩm Khê; 2 huyện thuộc Tả ngạn là Lâm Thao và TP Việt Trì); mỗi huyện, thành phố chọn 02 xã để điều tra điểm (tổng số 10 xã). 3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp - Điều tra về tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở các hộ gia đình đang sử dụng đất BBVSH theo phương pháp điều tra nhanh nông thôn (Bộ NN&PTNT, 1998); thông tin điều tra nông hộ theo mẫu phiếu trong TCVN 8409:2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Tiến hành điều tra tại 10 xã điểm, mỗi xã phỏng vấn 30 hộ đã canh tác ở vùng bãi bồi ít nhất 5 năm và có diện tích đất canh tác từ 360m2 trở lên. - Điều tra về công tác quản lý: Điều tra bằng phiếu và hội thảo nhóm đối với các cán bộ làm công tác quản lý có liên quan đến đất bãi bồi ven sông Hồng gồm nhóm cán bộ của tỉnh (Sở TN&MT tỉnh Phú Thọ); cán bộ tại 5 phòng TN&MT huyện, TP Việt Trì và cán bộ địa chính tại 10 xã nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến hoạt động quản lý, sử dụng đất bãi bồi để thu thập các thông tin, quan điểm phục vụ cho các nội dung có liên quan của Luận án. 3.2.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Hiệu quả sử dụng đất được đánh giá trên 3 phương diện kinh tế, xã hội và môi trường theo hướng dẫn của FAO (1976); Bộ Khoa học và công nghệ (2010) TCVN 8409-2010.
8
3.2.5. Phương pháp theo dõi, đánh giá mô hình sử dụng đất nông nghiệp - Đề tài lựa chọn 04 loại hình sử dụng nông nghiệp đất phổ biến, chiếm diện tích lớn trên đất bãi bồi để nghiên cứu. Đây là những loại sử dụng đất mang lại hiệu quả cao có triển vọng phát triển. Các quy trình sản xuất được tiến hành theo đúng khuyến cáo của Bộ NN&PTNT và khuyến nông địa phương. - Hiệu quả 04 mô hình được đánh giá thông qua các tiêu chí hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường. 3.2.6. Phương pháp lấy mẫu và phân tích chất lượng đất - Lấy mẫu nông hóa: được thực hiện theo TCVN 7538-2005 (Bộ NN&PTNT, 2009b). Lấy 02 phẫu diện điển hình của đất phù sa được bồi (PT-20) và đất phù sa không được bồi hàng năm (PT-185) theo quy định tại TCVN 7538-2: 2005. - Phương pháp phân tích đất: Các phương pháp phân tích tuân thủ theo hướng dẫn của hội Khoa Học Đất và Việt Nam và là các phương pháp thông dụng trong phân tích đất (Bộ NN&PTNT, 2009c). 3.2.7. Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích và xử lý số liệu - Sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để đánh giá tình hình quản lý đất BBVSH: Tổng hợp các văn bản chỉ đạo về quản lý và sử dụng đất BBVSH của địa phương. Công tác đo đạc, thống kê, kiểm kê. Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Công tác giao đất, cho thuê đất. Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đối với Nhà nước. Công tác thanh tra, kiểm tra, kết quả xử lý sau kết luận thanh tra. - Phương pháp xử lý số liệu: Các thông tin dữ liệu điều tra nông hộ được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2010 (chức năng tính toán và vẽ biểu đồ). Ngoài ra, để phân tích số liệu tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh. PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH PHÚ THỌ 4.1.1. Điều kiện tự nhiên Phú Thọ thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện khí hậu, thủy văn, vị trí địa lý, con người. Đặc biệt Phú Thọ có hệ thống các sông lớn chảy qua tạo nên vùng đất bãi bồi trù phú, hàng năm được bồi đắp thêm một lượng phù sa đáng kể. Diện tích đất BBVS của tỉnh là 1.515,82ha trong đó đất BBVSH là