Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sấy khô rong nho (Caulerpa lentillifera J. Agardh) bằng phương pháp sấy lạnh kết hợp bức xạ hồng ngoại

Rong nho (Caulerpa lentillifera J. Agardh 1837) là loài rong biển mới được di nhập từ Nhật Bản về trồng tại vùng biển Khánh Hòa, Việt Nam trong thời gian gần đây. Hiện rong nho được đang được phát triển và nuôi trồng tại các địa phương: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và Phú Yên. Rong có giá trị kinh tế cao, do trong rong nho có chứa nhiều vitamin nhóm A, nhóm B, nhóm C, polyphenol, chlorophyll, các khoáng vi lượng (như sắt, iod, calcium.) cần thiết cho cơ thể con người. Đặc biệt, trong rong nho có caulerpin một chất có tác dụng kích thích vị giác làm ngon miệng và tăng cường tiêu hóa cũng như có khả năng chữa bệnh, giúp điều hòa huyết áp, kháng ung thư, chống đông tụ máu, kháng virus, chống oxy hóa. Vì vậy rong nho được Nhật Bản, Hàn Quốc, Philipin và một số nước khác ở Đông Nam Á rất ưa chuộng và coi như là món “rau” cao cấp. Nhu cầu tiêu thụ rong nho trên thế giới, ngày nay càng tăng và giá rong nho tại thị trường Nhật Bản vào khoảng 65 USD/kg rong nho tươi. Tuy thế, việc nuôi trồng rong nho tại Nhật Bản không đủ cho tiêu thụ trong nước. Vì thế, người nhận có xu thế nhập khẩu rong nho từ một số nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Rong nho là trong rong có chứa nhiều nước với hàm lượng nước lên tới 95%. Mặt khác, rong nho lại có cấu trúc mô lỏng lẻo nên dễ bị hư hỏng, dập nát trong quá trình vận chuyển và bảo quản nên thời gian lưu giữ rong nho tươi rất ngắn chỉ từ 1-2 ngày. Do đó việc lưu thông phân phối rong trên thị trường bị hạn chế. Mặt khác, về mùa mưa, lạnh rong nho thường bị hư hỏng và chậm phát triển nên việc phát triển thương mại rong bị hạn chế. Rong nho là loại rong giàu chlorophyll, các chất có hoạt tính sinh học nhưng các chất này lại kém bền và dễ bị hư hỏng khi làm khô ở điều kiện nhiệt độ cao hoặc khi phơi dưới ánh nắng mặt trời. Do vậy, việc nghiên cứu tìm kiếm một giải pháp sấy khô rong nhưng vẫn đảm bảo rong giữ được màu xanh tự nhiên và ít bị giảm hoạt tính sinh học, cũng như có khả năng hoàn nguyên cao sau sấy là một yêu cầu bức thiết và đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Việc tạo được sản phẩm rong nho khô có những đặc tính như trên sẽ giúp tăng thời gian phân phối lưu thông rong trên thị trường và đa dạng hóa sản phẩm từ rong nho tạo công ăn việc làm cho người dân và giúp nghề nuôi trồng rong nho một cách bền vững.

pdf38 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sấy khô rong nho (Caulerpa lentillifera J. Agardh) bằng phương pháp sấy lạnh kết hợp bức xạ hồng ngoại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG HOÀNG THÁI HÀ NGHIÊN CỨU SẤY KHÔ RONG NHO (C. lentillifera J. AGARDH) BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẤY LẠNH KẾT HỢP BỨC XẠ HỒNG NGOẠI TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành : Công nghệ chế biến thủy sản Mã số : 9540105 KHÁNH HÒA - 2018 1 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Nha Trang Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Văn Ninh PGS. TS. Vũ Ngọc Bội Phản biện 1: PGS.TS Ngô Đăng Nghĩa Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh Phản biện 3: PGS.TS Võ Tấn Thành Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Nha Trang vào hồi giờ ngày tháng năm.. Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Trường Đại học Nha Trang 2 TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Đề tài luận án: “Nghiên cứu sấy khô rong nho (Caulerpa lentillifera J. Agardh) bằng phương pháp sấy lạnh kết hợp bức xạ hồng ngoại” Ngành: Công nghệ chế biến thủy sản Mã số: 9540105 Nghiên cứu sinh: Hoàng Thái Hà Khóa: 2012 Người hướng dẫn: TS. Đỗ Văn Ninh PGS. TS. Vũ Ngọc Bội Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nha Trang Luận án đã thu được một số kết quả mới bổ sung vào lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, chế biến rong nho: 1. Luận án đã nghiên cứu và nhận thấy rong nho (Caulerpa lentillifera J. Agardh) nuôi trồng tại Cam Ranh - Khánh Hòa có thành phần các chất dinh dưỡng tích lũy ở rong như khoáng chất, vitamin, acid béo,tăng theo thời gian sinh trưởng và đạt mức cao nhất khi rong đạt 40 ngày tuổi. Do vậy, thời gian thu hoạch rong thích hợp khi rong đạt 40 ngày tuổi. Ở độ tuổi thu hoạch rong có chiều dài thân đứng trung bình trên 6 cm và hoàn toàn đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế. 2. Luận án đã nghiên cứu và xác định được chế độ xử lý rong tiền sấy: rong nho tươi được rửa sạch bằng nước biển, sau đó ly tâm tách 10% nước ở tốc độ ly tâm 300 vòng/phút, trong thời gian 3 phút; ngâm trong dung dịch sorbitol 20% trong thời gian 30 phút và chần để vô hoạt enzyme có trong rong ở nhiệt độ 850C trong thời gian 10s. 3. Luận án đã tiến hành tối ưu hóa và xây dựng được mô hình hồi quy toán học biểu diễn mối tương quan chặt chẽ giữa các thông số trong quá trình sấy đến chất lượng rong khô, trong các yếu tố nhiệt độ sấy và tốc độ gió có ảnh hưởng đến chất lượng rong nho khô mạnh hơn các yếu tố khác. Thông số tối ưu cho quá trình sấy khô rong nho bằng kỹ thuật sấy lạnh kết hợp BXHN như sau: Nhiệt độ thích hợp cho quá trình sấy là 440C, vận tốc gió tối ưu là 2,6m/s; khoảng cách từ bóng đèn phát tia hồng ngoại đến bề mặt nguyên liệu sấy là 19 cm, chiều dày nguyên liệu sấy 1,8cm, thời gian sấy để rong khô có độ ẩm (15±1%) là 3,5 giờ. Sản phẩm rong nho khô thu được có tỷ lệ hoàn nguyên đạt 94% so với rong tươi ban đầu và đạt tiêu chuẩn VSV với chi phí nguyên vật liệu là 3.216.000 đồng. 4. Luận án đã nghiên cứu bảo quản rong nho khô và nhận thấy nhiệt độ thích hợp cho quá trình bảo quản rong nho khô là 80C và khi bảo quản ở nhiệt độ 80C sau 01 năm rong vẫn đạt tiêu chuẩn chất lượng, vi sinh dùng làm thực phẩm theo quy định hiện hành của Bộ Y tế. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU SINH TS. Đỗ Văn Ninh PGS. TS. Vũ Ngọc Bội Hoàng Thái Hà 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Rong nho (Caulerpa lentillifera J. Agardh 1837) là loài rong biển mới được di nhập từ Nhật Bản về trồng tại vùng biển Khánh Hòa, Việt Nam trong thời gian gần đây. Hiện rong nho được đang được phát triển và nuôi trồng tại các địa phương: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và Phú Yên. Rong có giá trị kinh tế cao, do trong rong nho có chứa nhiều vitamin nhóm A, nhóm B, nhóm C, polyphenol, chlorophyll, các khoáng vi lượng (như sắt, iod, calcium...) cần thiết cho cơ thể con người. Đặc biệt, trong rong nho có caulerpin một chất có tác dụng kích thích vị giác làm ngon miệng và tăng cường tiêu hóa cũng như có khả năng chữa bệnh, giúp điều hòa huyết áp, kháng ung thư, chống đông tụ máu, kháng virus, chống oxy hóa. Vì vậy rong nho được Nhật Bản, Hàn Quốc, Philipin và một số nước khác ở Đông Nam Á rất ưa chuộng và coi như là món “rau” cao cấp. Nhu cầu tiêu thụ rong nho trên thế giới, ngày nay càng tăng và giá rong nho tại thị trường Nhật Bản vào khoảng 65 USD/kg rong nho tươi. Tuy thế, việc nuôi trồng rong nho tại Nhật Bản không đủ cho tiêu thụ trong nước. Vì thế, người nhận có xu thế nhập khẩu rong nho từ một số nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Rong nho là trong rong có chứa nhiều nước với hàm lượng nước lên tới 95%. Mặt khác, rong nho lại có cấu trúc mô lỏng lẻo nên dễ bị hư hỏng, dập nát trong quá trình vận chuyển và bảo quản nên thời gian lưu giữ rong nho tươi rất ngắn chỉ từ 1-2 ngày. Do đó việc lưu thông phân phối rong trên thị trường bị hạn chế. Mặt khác, về mùa mưa, lạnh rong nho thường bị hư hỏng và chậm phát triển nên việc phát triển thương mại rong bị hạn chế. Rong nho là loại rong giàu chlorophyll, các chất có hoạt tính sinh học nhưng các chất này lại kém bền và dễ bị hư hỏng khi làm khô ở điều kiện nhiệt độ cao hoặc khi phơi dưới ánh nắng mặt trời. Do vậy, việc nghiên cứu tìm kiếm một giải pháp sấy khô rong nhưng vẫn đảm bảo rong giữ được màu xanh tự nhiên và ít bị giảm hoạt tính sinh học, cũng như có khả năng hoàn nguyên cao sau sấy là một yêu cầu bức thiết và đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Việc tạo được sản phẩm rong nho khô có những đặc tính như trên sẽ giúp tăng thời gian phân phối lưu thông rong trên thị trường và đa dạng hóa sản phẩm từ rong nho tạo công ăn việc làm cho người dân và giúp nghề nuôi trồng rong nho một cách bền vững. Một trong những công nghệ mới có nhiều ưu điểm hiện nay là công nghệ sấy lạnh kết hợp bức xạ hồng ngoại, công nghệ này cho phép giảm thời gian và nhiệt độ sấy nên sản phẩm sấy có chất lượng cao. Vì thế, Luận án tiến hành: “Nghiên cứu sấy khô rong nho (Caulerpa lentillifera J. Agardh) bằng phương pháp sấy lạnh kết hợp bức xạ hồng ngoại”. 2. Mục tiêu của luận án Xác định được thời gian thu hoạch và sản xuất được sản phẩm rong nho sấy đạt tiêu chuẩn dùng trong thực phẩm quy mô phòng thí nghiệm. 3. Đối tượng và nội dung nghiên cứu 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu Rong nho nguyên liệu (Caulerpa lentillifera) được thu mua tại trại nuôi rong nho của Công ty TNHH Đại Phát–Cam Đức, Cam Nghĩa, Cam Phúc Nam–Cam Ranh, Khánh Hòa. Rong nho sau khi thu mua, được rửa sơ bộ bằng nước biển sạch và vận chuyển về phòng thí nghiệm để sử dụng cho quá trình nghiên cứu 3.2. Nội dung nghiên cứu của luận án 1) Xác định thời gian thu hoạch rong nho. 2) Nghiên cứu sơ chế rong nho trước khi sấy. 3) Nghiên cứu xác định điều kiện thích hợp cho quá trình sấy rong nho bằng phương pháp sấy lạnh kết hợp bức xạ hồng ngoại. 4) Đánh giá chất lượng rong nho sau khi sấy. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuẩn của Thế giới và Việt Nam trong nghiên cứu về rong nho và các sản phẩm của rong nho, có sử dụng toán học để tối ưu hóa nhằm tìm ra các quy luật, phát hiện ra các tính chất mới, các mối quan hệ giữa các đại lượng và kiểm chứng các giả thuyết. 5. Ý nghĩa khoa học Luận án lần đầu tiên tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện từ công đoạn thu hoạch rong nho cho tới nghiên cứu sấy khô rong nho bằng kỹ thuật sấy lạnh kết hợp bức xạ hồng ngoại. Do vậy đề tài có ý nghĩa về khoa học thể hiện ở chỗ Luận án đã chứng minh hoàn toàn có thể sấy rong nho tạo thành sản phẩm rong nho khô - một sản phẩm hoàn toàn mới trước đây chưa có ai nghiên cứu. Mặt khác các số liệu nghiên cứu của luận án là thông tin khoa học có giá trị và tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy, các học viên cao học và nghiên cứu sinh quan tâm tới lĩnh vực này. 6. Ý nghĩa thực tiễn Luận án lần đầu tiên tạo ra sản phẩm rong nho khô- sản phẩm mới, tiện lợi khi sử dụng. Đặc biệt sản phẩm rong nho khô dễ bảo quản và vận chuyển, cũng như có thể lưu giữ trong thời gian dài tới một năm trong khi rong tươi chỉ từ 2-3 ngày đã bị hư hỏng. Do vậy, luận án có ý nghĩa thực tiễn cao ở chỗ sẽ giúp mở rộng đầu ra cho sản phẩm rong nho, góp phần tạo công ăn việc làm ổn định cho nghề nuôi trồng rong nho. 7. Kết cấu của luận án Luận án bao gồm 182 trang, trong đó 02 trang mở đầu, 35 trang tổng quan, 17 trang phương pháp nghiên cứu, 117 trang kết quả nghiên cứu, kết luận và đề xuất ý kiến 2 trang, 85 bảng số liệu, 70 hình, 86 tài liệu tham khảo (tiếng Việt 19 tài liệu, tiếng Anh 67 tài liệu) và phụ lục 37 trang. 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. GIỚI THIỆU VỀ RONG NHO Rong nho biển (Caulerpa lentillifera J. Agardh, 1873) “Sea Grapes” lần đầu tiên được J. Agardh, 1873 mô tả, là một loài rong thuộc chi Cầu lục Caulerpa, một chi rong phổ biến và đa dạng loài, sống ở vùng nhiệt đới và ôn đới ấm. Chi rong này được Lamouroux mô tả năm 1809 và có màu xanh đậm, gồm có phần thân bò chia nhánh có hình trụ tròn, đường kính 1- 2mm, trên thân bò mọc ra nhiều thân đứng, trên thân đứng mọc ra nhiều nhánh nhỏ, tận cùng là các khối hình cầu (ramuli), giống quả nho, đường kính 1,5-3 mm, mọc dày kín xung quanh các thân đứng. Về mặt phân loại, rong nho thuộc chi rong cầu lục Caulerpa thuộc họ Caulerpaceae, bộ Caulerpales, lớp Chlorophyceae, ngành rong lục Chlorophyta. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ RONG NHO TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.2.1. Tình hình nghiên cứu rong nho trên thế giới Hiện trên thế giới có một số nghiên cứu về rong nho. Các công trình nghiên cứu trên thế giới chủ yếu công bố về thành phần hóa học và thành phần dinh dưỡng của rong nho. Chẳng hạn, Patricia Matanjun, Shuhaila Mohamed, Noordin M. Mustapha và Kharidah Muhammad (2009) cho thấy rong nho (Caulerpa lentillifera) thu hoạch ở biển Malaysia có hàm lượng protein, cacbohydrat, lipit, Na, Mg, Cu cao hơn Eucheumar cottonii và Sagassum polycystum và cả 3 loại rong trên đều có chứa 16 acid amin Asp, Glu, Ser, Gly, His, Arg, Thr, Ala, Pro, Tyr, Var, Met, Ile, Leu, Phe, Lys. Trong đó, rong nho có hàm lượng acid amin cao hơn so với Eucheumar cottonii (Rhodophyta) và Sagassum polycystum (Phaeophyta). Ngoài ra còn có một số công trình công bố nghiên cứu về nuôi trồng rong nho cho thấy từ những năm 60 của thế kỷ trước, rong nho được nuôi trồng ở Philippin. Hiện nay, tại Đảo Mactan, tỉnh Cebu có khoảng 400ha nuôi rong nho. Phương pháp nuôi trồng chủ yếu là nuôi đáy, phương pháp này cho kết quả tốt. Tuy nhiên, nuôi trồng rong nho thương phẩm chỉ được tiến hành cách đây 20 năm. Sản phẩm rong nho của Philippin chủ yếu được tiêu dùng trong nước. Năm 1982, Philippin xuất khẩu khoảng 810 tấn rong tươi sang Nhật Bản và Đan Mạch. Như vậy, một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan, đã tiến hành nghiên cứu về rong nho, nhưng các nghiên cứu chủ yếu tập trung phân tích đánh giá về thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng và nuôi trồng rong nho. Hầu như chưa có các nghiên cứu về bảo quản, chế biến rong nho. Công nghệ chế biến và bảo quản rong nho ở dạng tươi và khô vẫn là chủ đề đang được các nhà khoa học ở các nước phát triển nuôi trồng rong nho trước Việt Nam như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippin, hết sức quan tâm. Rong nho là loại rong sống trong nước biển và hay được nuôi trồng ven bờ nên sản phẩm có nguy cơ nhiễm khuẩn cao do nước thải của người dân ven biển xả thải. Hiện rong nho được người dân ở các nước nhập khẩu rong nho như Nhật Bản coi là một loại “rau” cao cấp chủ yếu được sử dụng dưới dạng ăn tươi nên cần phải nghiên cứu sơ chế, xử lý để loại bỏ vi sinh vật trước khi sử dụng. Mặt khác, rong nho là loại nguyên liệu chứa nhiều nước, có cấu 6 trúc mềm nên rất dễ bị hư hỏng. Muốn phát triển thương mại, sản phẩm rong nho phải có vòng đời sử dụng trong một thời gian dài đủ để lưu thông trên thị trường. Do vậy luận án đặt vấn đề nghiên cứu sấy khô rong nho là hướng nghiên cứu đúng đắn và cần thiết. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về rong nho Ở Việt Nam, PGS. TS Nguyễn Hữu Đại là người đầu tiên nghiên cứu di nhập giống rong nho từ Nhật Bản về nuôi trồng tại Nha Trang. Các kết quả nghiên cứu đã giải quyết được về căn bản kỹ thuật trồng rong nho và mở ra một nghề mới, nuôi trồng, khai thác rong nho ở các địa phương vùng ven biển và hải đảo ở Việt Nam. Nhờ các nghiên cứu tại phòng thí nghiệm mà PGS. TS Nguyễn Hữu Đại đã có thể phát triển giống rong nho ra thực tế và hiện rong nho đã được nuôi trồng tại các địa phương của Việt Nam như Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên. Mặt khác qua tìm hiểu chúng tôi thấy hiện nay đầu tư nuôi trồng rong nho nói chung và nuôi trồng rong nho nói riêng chủ yếu theo phương thức đơn lẻ và tự phát đã đẩy sản lượng rong nho tăng nhanh chóng. Hiện nay có một số công ty chuyên sản xuất kinh doanh rong nho tại Việt Nam: Tại Khánh Hòa có công ty TNHH Đại Phát B plus, Công ty TNHH Trí Tín, Công ty TNHH Đại Dương, Công Ty OkiViNa Việt Nam, Tại Bình Thuận có công ty Minh Sơn, Công ty du lịch Vườn Đá, Công ty TNHH Hải Nam, trong số các công ty trên thì công ty Đại Phát B Plus là công ty hàng đầu về chất lượng rong nho. Ở Việt Nam hiện có một số nghiên cứu bước đầu về chế biến và bảo quản rong nho, các nghiên cứu này chủ yếu của cán bộ nghiên cứu thuộc khoa Công nghệ Thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang, cụ thể là các nghiên cứu bảo quản, sơ chế rong nho của ThS. Nguyễn Thị Mỹ Trang, PGS. TS. Vũ Ngọc Bội hoặc một số nghiên cứu về rong nho của sinh viên Trường Đại học Nha Trang do PGS. TS. Vũ Ngọc Bội và ThS. Nguyễn Thị Mỹ Trang hướng dẫn. Các nghiên cứu trên mới chỉ là nghiên cứu ban đầu. Thành công bước đầu trong nghiên cứu của các tác giả trên cho thấy nếu được đầu tư nghiên cứu có thể kéo dài bảo quản rong nho cũng như có thể chế biến rong nho thành một số sản phẩm mới xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và tiêu dùng tại Việt Nam. Các nghiên cứu này bước đầu đã có những đóng góp nhất định cho công tác nghiên cứu về công nghệ chế biến và bảo quản rong nho. Như vậy, hiện chưa có công trình nào công bố về chế biến và bảo quản sản phẩm rong nho khô. Vì vậy, việc nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới - rong nho khô, có thể tỷ lệ hoàn nguyên cao, rong vẫn giữ được màu xanh tự nhiên và có thời gian bảo quản dài, để có thể dễ dàng vận chuyển, phân phối trên thị trường là hết sức cần thiết. 1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ SẤY BƠM NHIỆT Ở Việt Nam và trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu sử dụng bức xạ hồng ngoại hoặc bức xạ hồng ngoại kết hợp với sấy bơm nhiệt trong sấy rau quả, dược liệu, Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng bức xạ hồng ngoại trong sấy tỏ ra có nhiều ưu điểm như chất lượng sản phẩm sau sấy tốt hơn và sản phẩm có chỉ tiêu vi sinh vật thấp hơn. Tuy vậy kỹ thuật sấy bơm nhiệt có nhược điểm là nhiệt độ sấy cao nên sản phẩm bị biến đổi màu. Do vậy, một số tác giả nghiên cứu ở Việt Nam đã sử dụng phối hợp giữa kỹ thuật sấy lạnh kết 7 hợp bức xạ hồng ngoại trong sấy thủy sản đã cho thấy ưu điểm nổi bật của kỹ thuật này là sản phẩm có chất lượng cao, màu sắc không bị biến đổi và sản phẩm có chỉ tiêu vi sinh vật thấp. Những hạn chế thực tế của các quy trình làm khô thực phẩm nói chung và rau quả nói riêng đó là làm khô bằng nhiệt dẫn tới chất lượng thể hiện qua màu sắc và khả năng hoàn nguyên kém. Do vậy, Luận án cần có cách tiếp cận khác đó là làm khô rong nho ở nhiệt độ không cao (sấy lạnh) để tránh làm mất màu và đặc biệt là tránh làm giảm khả năng hoàn nguyên của rong nho sau làm khô bằng cách ngâm xử lý rong nho bằng sorbitol. Trên cơ sở đó, Luận án sẽ tiến hành nghiên cứu sấy khô rong nho bằng kỹ thuật sấy lạnh kết hợp bức xạ hồng ngoại với ưu điểm của kỹ thuật này là làm khô nguyên liệu ở nhiệt độ không cao do vậy ít làm biến đổi nguyên liệu. CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Rong nho nguyên liệu Rong nho nguyên liệu (Caulerpa lentillifera) được thu mua tại trại nuôi rong nho của Công ty TNHH Đại Phát - Cam Đức, Cam Nghĩa, Cam Phúc Nam - Cam Ranh, Khánh Hòa. Rong nho sau khi thu mua, được rửa sơ bộ bằng nước biển sạch và vận chuyển về phòng thí nghiệm để sử dụng cho quá trình nghiên cứu. Rong nho sử dụng nghiên cứu có một số đặc điểm sau: chiều dài thân đứng của rong > 6cm, rong có màu xanh lục đặc trưng, thân rong thường có màu xanh hơi sẫm, rong nho sử dụng không bị dập nát, hạt rong không bị vỡ và có độ đồng đều về kích thước 2.1.2. Sorbitol: Sorbitol dạng nước, là loại hóa chất thực phẩm mua có nguồn gốc từ Pháp do cửa hàng hóa chất Hoàng Trang (số 42, Hoàng Hoa Thám, TP. Nha Trang) phân phối. Sorbitol dạng lỏng có nồng độ 70%. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp phân tích hóa học * Xác định hoạt tính chống oxy hoá tổng: Hoạt tính chống oxy hóa tổng (TAA) được xác định theo phương pháp của Prieto 1999). Lấy 100µl mẫu bổ sung 900µl nước cất và thêm 3 ml dung dịch A (H2SO4 0,6 M, sodium phosphate 28 mM và ammonium Molybdate 4 mM). Hỗn hợp được giữ 90 phút ở 950C và so màu ở bước sóng 695nm với chất chuẩn là acid ascorbic. * Phân tích các thành phần dinh dưỡng + Phân tích hàm lượng protein: theo TCVN 8125:2009. + Phân tích hàm lượng tro tổng số: theo TCVN 4327:2007. + Phân tích hàm lượng đường tổng số: theo TCVN 4295: 2009. + Phân tích hàm lượng tổng Acid béo : theo TCVN 8800:2011. + Phân tích hàm lượng tổng Acid amin: theo GC/FID - Phenomenex + Phân tích hàm lượng vitamin A: theo TCVN 7081-2:2002 8 + Phân tích hàm lượng pectin hòa tan: Phân tích thực phẩm + Phân tích hàm lượng vitamin B1: theo TCVN 8162:2009 + Phân tích hàm lượng chất xơ tổng số: theo TCVN 4329:2007. + Phân tích hàm lượng lipid tổng số: theo TCVN 4331:2001. + Phân tích hàm lượng vitamin C: theo EN 14130:2003. * Phân tích thành phần khoáng + Phân tích hàm lượng Ca: theo TCVN 1526-1:2007 + Phân tích hàm lượng K: theo TCVN 9132:2011 + Phân tích hàm lượng Iod: theo TCVN 6541 : 1999 + Phân tích hàm lượng P: theo TCVN 1525:2001 2.2.3. Phương pháp phân tích chỉ tiêu vi sinh + Xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí: theo tiêu chuẩn ISO 6887-1(9/1999). + Xác định Escherichia coli: theo tiêu chuẩn ISO/TS 16649-3:2005 (TCVN7924-3:2008). + Xác định Salmonella spp: theo TCVN 4829:2005 + Xác định Coliforms: theo tiêu chuẩn ISO 4831:2006 (TCVN4882:2007) + Xác định Clostridium perfringens: theo tiêu chuẩn ISO 7937(2/2005). + Xác định Bacillus cereus:theo tiêu chuẩn ISO 6579:2002. + Xác định tổng số bào tử nấm men-nấm mốc theo TCVN 8275-1:2010. 2.2.2. Một số phương pháp phân tích chất lượng rong nho * Phương pháp xác định tốc độ sấy theo công thức: Tốc độ sấy (U) là tỷ lệ chênh lệch độ ẩm tính trên một đơn vị thời gian tính bằng giờ và trong một giai đoạn sấy nào đó. W dt d W U      (%/h) (2.2) Trong đó: W: độ ẩm và : thời gian * Phương pháp xác định hoạt độ nước: Hoạt độ nước của sản phẩm được xác định bằng máy đo hoạt độ nước HYGROLAB C1 của Rotronic. * Phương pháp xác định đạm tổng số bằng phương pháp Kjeldahl: Nguyên lý: Vô cơ hóa mẫu bằng H2SO4 đậm đặc có chất xúc tác đặc biệt, rồi dùng kiềm đặc mạnh: NaOH đẩy NH3 từ muối (NH4)2SO4 ra thể tự do. NH3 được hấp thụ bởi H2SO4 tiêu chuẩn. Sau đó định lượng H2SO4 chuẩn dư bằng NaOH tiêu chuẩn. * Phương pháp đánh giá tỷ lệ hoàn nguyên của rong sấy: Hiện chưa có phương pháp đánh giá tỷ lệ hoàn nguyên của rong nho. Tỷ lệ hoàn nguyên của rong nho sấy được đánh giá theo kỹ thuật được đề tài KC 07.08/11-15 đề xuất như sau: lấy 100ml nước cất đổ vào cốc thủy tinh 250ml. Sau đó, cân 10 gam rong nho khô (m1) cho vào cốc nước, sau 10 phút, vớt rong ra, để ráo 5 phút và cân khối lượng mẫu rong đã hoàn nguyên trong nước (m2). Tỷ lệ hoàn nguyên (H) của rong nho khô được tính như sau: Trong đó: 9 H: tỷ lệ hoàn nguyên của rong nho khô (%). m2: khối lượng hoàn nguyên trong nước của 10 gam rong nho khô. m1: khối lượng của rong nho tươi ban đầu tương ứng với 10 g rong khô. *
Luận văn liên quan