Xuất phát từ vai trò và ý nghĩa của quản trị công ty, những minh chứng về sự ảnh hưởng của quản trị
công ty qua các bài nghiên cứu và tình hình thực hiện quản trị công ty của các công ty niêm yết (CTNY) tại
Việt Nam cũng như đặc điểm của quản trị công ty tại Việt Nam cho thấy, cần có nghiên cứu để chứng minh
sự ảnh hưởng và tầm quan trọng của quản trị công ty trong điều kiện khung pháp lý về quản trị công ty chưa
hoàn thiện đến hiệu quả tài chính của CTNY trên SGDCK TPHCM để hàm ý những giải pháp góp phần nâng
cao hiệu quả quản trị công ty.
Trên thế giới hiện có hai hướng nghiên cứu về quản trị công ty, hướng thứ nhất nghiên cứu về sự ảnh
hưởng của các yếu tố quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động , hướng nghiên cứu này đã có những nghiên
cứu tương tự tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu cũng tương tự như những nghiên cứu trên thế giới. Với hướng
nghiên cứu này, vì xét trên những nhóm yếu tố mang tính chất cục bộ như cấu trúc sở hữu, tính chất BGĐ,
tính chất HĐQT nên giá trị các yếu tố có thể thường xuyên thay đổi đối với các CTNY, kết quả nghiên cứu
vẫn còn những điểm chưa có kết quả rõ ràng. Tác giả chọn nghiên cứu sự ảnh hưởng của mức xếp hạng quản
trị công ty đến hiệu quả hoạt động vì ở Việt Nam chưa có nghiên cứu tương tự, đồng thời nghiên cứu theo
hướng này cho kết quả khá rõ ràng. Để nghiên cứu theo hướng này, tác giả tham khảo, nghiên cứu, xây dựng
bảng câu hỏi để đánh giá mức xếp hạng quản trị công ty tại Việt Nam. Trên thế giới đã có những bài nghiên
cứu về sự ảnh hưởng của mức xếp hạng quản trị công ty cũng xây dựng bảng câu hỏi để đánh giá điểm quản
trị công ty, nhưng Việt Nam có đặc thù là thị trường chứng khoán (TTCK) mới hoạt động một thời gian
ngắn, khung pháp lý còn chưa hoàn thiện nên bảng câu hỏi sẽ được xây dựng theo hướng phù hợp với điều
kiện của TTCK Việt Nam, nơi tính tuân thủ chưa được đảm bảo. Từ kết quả đánh giá, sẽ nghiên cứu sự ảnh
hưởng của mức xếp hạng quản trị công ty lên hiệu quả hoạt động.
19 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sự ảnh hưởng của mức xếp hạng quản trị công ty đến hiệu quả tài chính của Công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP. HOÀ CHÍ MINH
--------------
TRẦN NHÂN PHÚC
Nghiên cứu sự ảnh hƣởng của mức xếp hạng quản trị công ty đến
hiệu quả tài chính của công ty niêm yết trên Sở Giao dịch
chứng khoán TP.HCM
Chuyeân ngaønh : Quản trị kinh doanh
Maõ soá: 62340102
TOÙM TAÉT LUAÄN AÙN TIEÁN SÓ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2017
Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Văn Dũng
TS. Đặng Ngọc Đại
Phản biện 1: ..
Phản biện 2:...
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại:
...
Vào hồi giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở nghiên cứu
1.1.1. Vai trò và ý nghĩa của quản trị công ty
1.1.2. Thực trạng quản trị công ty ở Việt Nam
1.1.3. Đặc điểm quản trị công ty ở Việt Nam
1.1.4. Những nghiên cứu liên quan
1.2. Lý do nghiên cứu
Xuất phát từ vai trò và ý nghĩa của quản trị công ty, những minh chứng về sự ảnh hưởng của quản trị
công ty qua các bài nghiên cứu và tình hình thực hiện quản trị công ty của các công ty niêm yết (CTNY) tại
Việt Nam cũng như đặc điểm của quản trị công ty tại Việt Nam cho thấy, cần có nghiên cứu để chứng minh
sự ảnh hưởng và tầm quan trọng của quản trị công ty trong điều kiện khung pháp lý về quản trị công ty chưa
hoàn thiện đến hiệu quả tài chính của CTNY trên SGDCK TPHCM để hàm ý những giải pháp góp phần nâng
cao hiệu quả quản trị công ty.
Trên thế giới hiện có hai hướng nghiên cứu về quản trị công ty, hướng thứ nhất nghiên cứu về sự ảnh
hưởng của các yếu tố quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động , hướng nghiên cứu này đã có những nghiên
cứu tương tự tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu cũng tương tự như những nghiên cứu trên thế giới. Với hướng
nghiên cứu này, vì xét trên những nhóm yếu tố mang tính chất cục bộ như cấu trúc sở hữu, tính chất BGĐ,
tính chất HĐQT nên giá trị các yếu tố có thể thường xuyên thay đổi đối với các CTNY, kết quả nghiên cứu
vẫn còn những điểm chưa có kết quả rõ ràng. Tác giả chọn nghiên cứu sự ảnh hưởng của mức xếp hạng quản
trị công ty đến hiệu quả hoạt động vì ở Việt Nam chưa có nghiên cứu tương tự, đồng thời nghiên cứu theo
hướng này cho kết quả khá rõ ràng. Để nghiên cứu theo hướng này, tác giả tham khảo, nghiên cứu, xây dựng
bảng câu hỏi để đánh giá mức xếp hạng quản trị công ty tại Việt Nam. Trên thế giới đã có những bài nghiên
cứu về sự ảnh hưởng của mức xếp hạng quản trị công ty cũng xây dựng bảng câu hỏi để đánh giá điểm quản
trị công ty, nhưng Việt Nam có đặc thù là thị trường chứng khoán (TTCK) mới hoạt động một thời gian
ngắn, khung pháp lý còn chưa hoàn thiện nên bảng câu hỏi sẽ được xây dựng theo hướng phù hợp với điều
kiện của TTCK Việt Nam, nơi tính tuân thủ chưa được đảm bảo. Từ kết quả đánh giá, sẽ nghiên cứu sự ảnh
hưởng của mức xếp hạng quản trị công ty lên hiệu quả hoạt động.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu
Quản trị công ty (thể hiện qua mức xếp hạng quản trị công ty) và các thành phần cấu thành mức xếp
hạng quản trị công ty có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết (đo lường bằng
hiệu quả tài chính)?
1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng bảng câu hỏi để đánh giá mức xếp hạng quản trị công ty niêm yết tại Việt Nam
- Từ kết quả đánh giá mức xếp hạng quản trị công ty, luận án sẽ nghiên cứu sự ảnh hưởng của mức
xếp hạng quản trị công ty đối với hiệu quả tài chính của công ty niêm yết, và nghiên cứu sự tác động của các
thành phần cấu thành mức xếp hạng quản trị công ty đến hiệu quả tài chính của công ty niêm yết.
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là mối quan hệ giữa mức xếp hạng quản trị công ty của công ty
niêm yết trong điều kiện một nền kinh tế đang phát triển và khung pháp lý quản trị công ty chưa hoàn thiện
và hiệu quả tài chính
2
Phạm vi nghiên cứu của luận án là hiệu quả tài chính và mức xếp hạng quản trị công ty đối với
những công ty niêm yết, cụ thể là những công ty niêm yết trên SGDCK TP.HCM. Thời gian khảo sát và thu
thập dữ liệu là năm 2015.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp định tính và định lượng
1.6. Đóng góp mới của luận án
Đóng góp về học thuật: Nghiên cứu góp phần xây dựng bảng câu hỏi để đánh giá điểm quản trị công
ty tại Việt Nam. Trên thế giới đã có những bài nghiên cứu về sự ảnh hưởng của mức xếp hạng quản trị công
ty cũng xây dựng bảng câu hỏi để đánh giá điểm quản trị công ty, nhưng Việt Nam có đặc thù là TTCK mới
hoạt động một thời gian ngắn, khung pháp lý còn chưa hoàn thiện nên bảng câu hỏi sẽ được xây dựng theo
hướng phù hợp với điều kiện của TTCK Việt Nam, nơi tính tuân thủ chưa được đảm bảo. Bảng câu hỏi được
xây dựng theo hướng các câu hỏi có nội dung rõ ràng, được trả lời dựa trên những dữ liệu có sẵn, công bố
công khai, kết quả trả lời theo dạng định lượng nên hạn chế được tính chủ quan. Mặt khác, kết quả nghiên
cứu sẽ cho thấy sự ảnh hưởng của quản trị công ty đối với hiệu quả tài chính như thế nào trong điều kiện nền
kinh tế đang chuyển đổi và khung pháp lý quản trị công ty chưa hoàn thiện, đây là cơ sở để tác giả hàm ý
những chính sách để nâng cao mức xếp hạng quản trị các công ty niêm yết.
Đóng góp về thực tiễn: Từ kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất các hàm ý chính sách để nâng cao
mức xếp hạng quản trị công ty, cụ thể: hàm ý các chính sách đối với CTNY; hàm ý các chính sách đối với cơ
quan quản lý, hàm ý các chính sách đối với nhà đầu tư.
1.7. Cấu trúc của luận án
Luận án bao gồm 5 chương theo thứ tự: Chương 1 – Tổng quan nghiên cứu; Chương 2-Cơ sở lý
thuyết và mô hình nghiên cứu; Chương 3 – Thiết kế nghiên cứu; Chương 4 – Kết quả nghiên cứu; Chương 5
– Kết luận và hàm ý chính sách
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Hiệu quả tài chính
Có rất nhiều các tiêu chí đo lường hiệu quả tài chính doanh nghiệp, nhưng các tiêu chí thường được
sử dụng nhất trong các nghiên cứu có thể chia thành hai loại chính: i) tiêu chí từ báo cáo tài chính; ii) tiêu chí
theo thị trường.
Đo lường hiệu quả tài chính từ cách tiếp cận báo cáo tài chính có nhiều chỉ tiêu: ROI, ROA, ROE,
DY, ROS, EBIT. Trong đó, các chỉ tiêu được dùng để đo lường hiệu quả tài chính nhiều nhất là lợi nhuận
trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Nói chung, hai hệ số được sử dụng phổ
biến nhất là ROA và ROE, tuy nhiên, giá trị của hai hệ số này lại phụ thuộc vào cách tính lợi nhuận. Trong
khi một số nghiên cứu sử dụng lợi nhuận trước thuế và lãi vay để tính hai hệ số trên (Hu và Izumida, 2008;
Le và Buck, 2011; Wang và Xiao, 2011), thì một số nghiên cứu khác sử dụng lợi nhuận thuần cộng với lãi
vay để tính hai tiêu chí (Shah, Butt và Saeed, 2011; Thomsen và Pedersen, 2000). Cũng có nghiên cứu đơn
giản chỉ sử dụng lợi nhuận thuần để tính (Li, Sun và Zou, 2009; Tian và Estrin, 2008).
Đối với cách tiếp cận thị trường, hai chỉ số PBV và Tobin’s Q rất thông dụng như là công cụ đánh
giá tốt về hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Tobin’s Q được tính bằng tỷ số giữa giá thị trường của tài sản với
giá trị thay thế của tài sản. Bauer và cộng sự (2004) đã đề xuất cách tính Tobin’s Q: giá thị trường của tài
sản được tính bằng cách cộng giá sổ sách của tài sản với giá thị trường của cổ phiếu đang lưu hành, sau đó
trừ đi giá sổ sách của cổ phiếu lưu hành, còn giá trị thay thế của tài sản được tính bằng giá sổ sách của tài
3
sản. Chỉ tiêu PBV tương tự như Tobin’s Q, nhưng không tính trên tổng tài sản, mà chỉ so sánh giá thị trường
và giá sổ sách của vốn chủ sở hữu.
Luận án chọn bốn chỉ tiêu để đo lường hiệu quả tài chính là ROA, ROE, Tobin’Q và PBV. Mặc dù
có thể có các cách tính khác nhau, chủ yếu do cách xác định lợi nhuận trong tính toán hệ số, sự kết hợp của
hai nhóm hệ số này có thể đưa ra cho nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp, nhà đầu tư và thị trường những
đánh giá bao quát về hiệu quả tài chính trong quá khứ cũng như tiềm năng lợi nhuận và tăng trưởng tương lai
của doanh nghiệp.
Giá trị của các biến ROA, ROE, PBV được tác giả lấy từ tài liệu được công bố công khai trên
internet để hạn chế tính chủ quan của số liệu. Giá trị của biến Tobin’Q được tác giả tính toán từ số liệu thu
thập được từ báo cáo tài chính được công bố, vì đây là biến quá trình nên giá trị của biến được lấy bằng giá
trị trung bình đầu năm và cuối năm.
2.2. Mức xếp hạng quản trị công ty
Đánh giá quản trị công ty thường được tiến hành ở cấp độ vĩ mô và cấp độ vi mô. Ở cấp độ vĩ mô sẽ
đánh giá hệ thống quản trị công ty cấp quốc gia và cấp độ vi mô đánh giá hệ thống và thực thi quản trị công
ty của một hay nhiều công ty.
Việc đánh giá quản trị công ty cấp quốc gia thường được thực hiện bởi các định chế tài chính và các
công ty xếp hạng tín dụng lớn như WB, S&P, trong đó, đánh giá được biết đến nhiều nhất là Báo cáo quan
sát về tuân thủ chuẩn mực quản trị công ty của WB gọi tắt là ROSC, đánh giá này dựa trên các nguyên tắc về
quản trị công ty của Tổ chức kinh tế thế giới OECD, việc chấm điểm được thực hiện theo hai cách: cho điểm
chữ, trong đó chữ O là điểm cao nhất và NO là thấp nhất. Điểm số thì 100 là cao nhất và 0 là thấp nhất.
Có nhiều tổ chức tài chính thực hiện việc đánh giá quản trị cấp công ty như: S&P, Governance
metrics international (GMI), Institutional shareholder services (CGQ), Tổ chức tài chính quốc tế (IFC)
Việc đánh giá thực hiện bằng cách xây dựng bảng câu hỏi dựa trên những nguyên tắc quản trị công ty của
OECD, sau đó chấm điểm. Đối với các bài nghiên cứu trên thế giới, khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của
mức xếp hạng quản trị công ty thì các tác giả thường tự đánh giá mức xếp hạng quản trị công ty bằng việc
đưa ra các câu hỏi thuộc những lĩnh vực khác nhau rồi tiến hành chấm điểm (LLSV, 1998; Gompers và cộng
sự, 2003; Black và cộng sự, 2001; Barontini và Siciliano, 2003; Leal và Silva, 2005; Garay và González,
2008).
Đối với luận án, để tính mức xếp hạng quản trị công ty, tác giả nghiên cứu và xây dựng bảng câu hỏi
để đánh giá điểm quản trị công ty mà không sử dụng bảng câu hỏi đánh giá thẻ điểm quản trị công ty tại Việt
Nam của IFC.
Sau khi tham khảo các bảng câu hỏi đánh giá điểm quản trị công ty của những bài nghiên cứu trên
thế giới, các quy định liên quan về quản trị công ty tại Việt Nam như Luật chứng khoán, Quy chế quản trị
công ty, Quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, Điều lệ mẫu,, tham khảo bảng câu
hỏi của IFC, Quy tắc thực hành quản trị công ty của OECD, ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán,
tác giả đưa ra bảng câu hỏi để đánh giá điểm quản trị công ty gồm bốn phần dựa theo nguyên tắc quản trị
công ty của OECD, cụ thể: HĐQT và trách nhiệm của HĐQT 8 câu hỏi; công bố thông tin và tính minh bạch
10 câu hỏi; quyền của cổ đông 4 câu hỏi; vai trò các bên liên quan 3 câu hỏi. Với đặc thù của Việt Nam là
khung pháp lý về quản trị công ty chưa hoàn thiện, nên việc đảm bảo tính tuân thủ là rất quan trọng, vì vậy,
bảng câu hỏi được xây dựng theo hướng nhấn mạnh đến việc đảm bảo tính tuân thủ.
Tác giả dựa vào những quy định liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán để cụ thể hóa
thành bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi được xây dựng với các câu hỏi phản ánh các thông lệ tốt, theo các kết quả
4
nghiên cứu và các khung pháp lý, thể chế cụ thể về quản trị công ty của Việt Nam, đặc biệt là Quyết định
12/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về Quy chế Quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết. Quy chế
công bố thông tin trên TTCK, Quy tắc thực hành quản trị công ty của OECD,..
Tất cả câu hỏi được xây dựng dưới dạng định lượng, trả lời “có” hoặc “không”, trả lời có tính 1
điểm, trả lời không tính 0 điểm, riêng câu hỏi về sự kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT và TGĐ, nếu trả lời có
sẽ bị tính 0 điểm, trả lời không được tính 1 điểm, do khuyến nghị về quản trị công ty là phải có sự tách bạch
giữa hai chức danh, tổng số điểm là điểm quản trị của công ty. Thông tin dùng để trả lời các câu hỏi có trong
những tài liệu của các CTNY được công bố công khai như báo cáo thường niên, báo cáo quản trị, báo cáo tài
chính,.., dễ dàng tiếp cận trên các trang website như vietstock, trang web của HOSE (hsx.vn), trang web của
các CTNY, công ty chứng khoán. Để việc đánh giá, trả lời các câu hỏi được chính xác và khách quan, tác giả
sử dụng hai nhóm để tiến hành đánh giá, mỗi nhóm hai người. Vì nội dung của các câu hỏi, và thông tin trả
lời rõ ràng và sẵn có nên chỉ cần sử dụng người đánh giá là sinh viên, với điều kiện phải có máy vi tính kết
nối internet, cẩn thận, trung thực. Mỗi nhóm sẽ tiến hành đánh giá và trả lời các câu hỏi của từng công ty
theo thứ tự mã chứng khoán theo bảng chữ cái, một nhóm bắt đầu đánh giá từ trên xuống, một nhóm từ dưới
lên, sau đó làm ngược lại để kiểm tra chéo. Tác giả thực hiện việc kiểm tra cuối cùng nếu có sự khác biệt về
đánh giá của hai nhóm với cùng một công ty, và tác giả kiểm tra xác suất những công ty mà hai nhóm có
cùng kết quả.
2.3. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
2.3.1. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Mức xếp hạng quản trị công ty tương quan dương với hiệu quả tài chính của công ty
niêm yết.
Giả thuyết 2: Các thành phần cấu thành mức xếp hạng quản trị công ty tương quan dương với hiệu
quả tài chính của công ty niêm yết.
2.3.2. Mô hình nghiên cứu
BIẾN ĐỘC LẬP
- Mức xếp hạng QTCT
- Thành phần mức xếp hạng QTCT
BIẾN KIỂM SOÁT
- Quy mô công ty theo tài sản
- Quy mô công ty theo lao động
- Quy mô HĐQT
BIẾN PHỤ THUỘC
- ROA, ROE
- TOBIN’Q, PBV
5
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu được lựa chọn là phương pháp gắn kết, phương pháp định tính được sử
dụng để làm rõ sự đánh giá của những người liên quan về vấn đề nghiên cứu, xây dựng bảng câu hỏi
nghiên cứu sơ bộ. Phương pháp định lượng được sử dụng trong nghiên cứu sơ bộ để đánh giá độ tin cậy
của thang đo và trong nghiên cứu chính thức để kiểm định giả thuyết nghiên cứu.
3.1. Xây dựng thang đo các khái niệm nghiên cứu
3.1.1. Thang đo Mức xếp hạng quản trị công ty
3.1.2. Thang đo HĐQT và trách nhiệm HĐQT
3.1.3. Thang đo Công bố thông tin và tính minh bạch
3.1.4. Thang đo Quyền cổ đông
3.1.5. Thang đo Vai trò các bên liên quan
3.2. Xây dựng quy trình nghiên cứu
3.3. Thiết kế nghiên cứu
3.3.1. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được thực hiện theo hình thức thảo luận nhóm 07 người. Mục đích của
nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu, khám phá đánh giá của những người được phỏng vấn về tác động của
quản trị công ty đối với hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết mà cụ thể trong nghiên cứu này là hiệu
quả tài chính, trao đổi, góp ý để hoàn thiện bảng câu hỏi sơ bộ đánh giá điểm quản trị công ty.
3.3.2. Nghiên cứu định lượng sơ bộ
Nghiên cứu định lượng được sử dụng trong nghiên cứu sơ bộ để đánh giá độ tin cậy của thang đo,
hiệu chỉnh bảng câu hỏi sơ bộ để đưa ra bảng câu hỏi chính thức.
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thiết kế nghiên cứu chính thức
Sau khi tiến hành nghiên cứu sơ bộ đánh giá độ tin cậy của thang đo tại chương 3, bảng câu hỏi
chính thức được hoàn thiện từ bảng câu hỏi sơ bộ sau khi được hiệu chỉnh bằng cách loại bỏ những biến
quan sát không phù hợp, sau đó, bảng câu hỏi chính thức được tiến hành đánh giá trên mẫu dữ liệu.
Tiếp theo, tiến hành kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.
4.1.1. Nguồn dữ liệu và phƣơng pháp thu thập
Nguồn dữ liệu nghiên cứu phải đảm bảo kích thước và tính đại diện. Vì vậy, luận án đề xuất là sử
dụng các công ty niêm yết trên SGDCK TP.HCM để đại diện cho đối tượng khảo sát. Khoảng thời gian
thu thập dữ liệu để tiến hành đánh giá, nghiên cứu, tác giả đề xuất là năm 2015. Thời gian khảo sát là một
năm do đặc điểm của quản trị công ty là ít biến động theo thời gian, điểm quản trị công ty ít có sự thay đổi
qua các năm, vì vậy, không cần thiết phải nghiên cứu trong nhiều năm, biến thời gian sẽ ít ý nghĩa hoặc
không có ý nghĩa.
Thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính, báo cáo
thường niên, báo cáo quản trị công ty, và các báo cáo khác của IFC, WB, tất cả các tài liệu này được
công bố công khai trên internet, dễ dàng tiếp cận trên trang wesite của HOSE và wesite của các công ty
chứng khoán,
Trong khoảng thời gian nghiên cứu đề nghị, tác giả sử dụng 278 công ty niêm yết trên HOSE làm
mẫu nghiên cứu. Theo Hair và cộng sự, (2006) thì kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ
lệ số quan sát/biến đo lường là 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Để tiến hành
6
phân tích hồi qui một cách tốt nhất thì Hair và cộng sự cho rằng kích thước mẫu phải thỏa mãn công thức
n>= 8m + 50, trong đó, n là cỡ mẫu và m là biến độc lập. Theo đó, cỡ mẫu của luận án là 278 là đạt yêu
cầu
4.1.2. Xử lý dữ liệu
Đối với luận án, dữ liệu đã có sẵn, công cụ xử lý dữ liệu là phương trình hồi quy nên cần có sự trợ
giúp của phần mềm thống kê. Với yêu cầu xử lý số liệu của luận án, chỉ cần phần mềm STATA 12 là có thể
giúp xử lý số liệu theo yêu cầu.
Trình tự xử lý số liệu như sau: kiểm tra dữ liệu, mô tả và trình bày dữ liệu, khảo sát tương quan cặp
giữa biến độc lập và các biến kiểm soát, kiểm tra các điều kiện đa cộng tuyến, phương sai thay đổi và sự tự
tương quan, ước lượng từng mô hình hồi quy, kiểm định để lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp của, lựa chọn
biến giải thích.
4.2. Kết quả nghiên cứu chính thức
Sau khi sử dụng bảng câu hỏi chính thức để đánh giá điểm quản trị công ty, luận án sử dụng làm giá
trị biến độc lập và tiến hành kiểm định sự ảnh hưởng của mức xếp hạng quản trị công ty và thành phần cấu
thành mức xếp hạng quản trị công ty đến hiệu quả tài chính.
4.2.1. Kết quả xử lý hồi quy tuyến tính bội các biến độc lập ROA, ROE, Tobin’Q, PBV với biến CG
4.2.1.1. Kết quả xử lý hồi quy tuyến tính bội đối với ROA
Biến phụ thuộc là ROA, CG là mức xếp hạng quản trị công ty, sizelb là quy mô lao động, sizec là
quy mô công ty theo tài sản, sizebd là quy mô HĐQT
---------------------------------------------------------------------------
Biến (1) (2) (3) (4)
---------------------------------------------------------------------------
CG 1.028*** 1.018*** 1.028*** 1.013***
(4.26) (4.15) (4.20) (4.16)
Sizelb 0.224 0.999 0.633
(0.27) (1.04) (0.65)
Sizec -1.527* -1.967**
(-1.66) (-2.07)
Sizebd 0.714*
(1.72)
_cons -11.36*** -11.78** 4.549 6.883
(-2.64) (-2.57) (0.42) (0.63)
---------------------------------------------------------------------------
R
2
điều chỉnh 0.058 0.055 0.061 0.068
Mẫu 278 278 278 278
---------------------------------------------------------------------------
(*), (**), (***): lần lượt là các mức ý nghĩa tương ứng: 10%, 5%, 1%.
Giá trị trong ngoặc () là trị thống kê t (t-statistic)
4.2.1.2. Kết quả xử lý hồi quy tuyến tính bội đối với ROE
7
Biến phụ thuộc là ROE, CG là mức xếp hạng quản trị công ty, sizelb là quy mô lao động, sizec là quy mô
công ty theo tài sản, sizebd là quy mô HĐQT
---------------------------------------------------------------------------
Biến (1) (2) (3) (4)
---------------------------------------------------------------------------
CG 1.717*** 1.553*** 1.559*** 1.543***
(3.75) (3.37) (3.37) (3.34)
Sizelb 3.410** 3.879** 3.453*
(2.16) (2.14) (1.86)
Sizec -0.925 -1.437
(-0.53) (-0.80)
Sizebd 0.832
(1.06)
_cons -17.95** -24.22*** -14.33 -11.61
(-2.20) (-2.81) (-0.70) (-0.56)
--------------------------------------------------------------------------
R
2
điều chỉnh 0.045 0.057 0.055 0.056
Mẫu 278 278 278 278
---------------------------------------------------------------------------
(*), (**), (***): lần lượt là các mức ý nghĩa tương ứng: 10%, 5%, 1%.
Giá trị trong ngoặc () là trị thống