Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sự hấp thu canxi của chôm chôm rongrien trong hạn chế hiện tượng nứt trái

Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (2013) chôm chôm là 1 trong 12 loại cây ăn trái chủ lực của Nam bộ. Theo thống kê của Cục Trồng trọt năm 2015, Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích trồng chôm chôm là 9.900 ha và phân bố nhiều ở các tỉnh Bến Tre (5.694 ha), Vĩnh Long (2.447 ha), Tiền Giang (811 ha), Cần Thơ (316 ha),. Trong đó, chôm chôm Rongrien (Nephelium lappaceum Linn) của Thái Lan đã được nhiều nhà vườn biết đến do có năng suất cao, chất lượng tốt, có nhiều triển vọng để thay thế dần giống chôm chôm Java hiệu quả kém đang được trồng phổ biến ở nước ta, diện tích trồng giống chôm chôm này không ngừng gia tăng trong những năm gần đây (Đào Thị Bé Bảy và ctv., 2005). Tuy nhiên, với đặc tính vỏ mỏng nên trái thường bị nứt vỏ trong quá trình tăng trưởng (Vũ Công Hậu, 2000; Trần Văn Hâu, 2009). Đây là hạn chế lớn nhất hiện nay của giống này và là vấn đề mà nhiều nhà vườn quan tâm. Theo ghi nhận của nhiều nhà làm vườn tại Thái Lan có những năm tỷ lệ nứt trái trên giống chôm chôm Rongrien lên đến trên 50% (Lam và Kosiyachinda, 1987). Lý Thành Thịnh (2015) và Nguyễn Văn Hồ (2015) khi tiến hành điều tra về hiện tượng nứt trái chôm chôm Rongrien tại Cần Thơ và Vĩnh Long thì hầu hết nông dân đều cho rằng có khoảng 75-100% số cây trong vườn bị nứt trái với tỷ lệ nứt trái trên giống chôm chôm này lên đến 30-40%. Hiện nay, tuy có nhiều nghiên cứu khác nhau về nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt trái nhưng hầu như tất cả đều cho rằng nguyên nhân chính là do sự thiếu hụt canxi (Kheoruenromn,1990; Brown et al., 1995; Fernandez và Florez, 1998; Osotsapar, 2000; Astuti, 2002; Huang et al., 2005). Ở Việt Nam, hiện tượng nứt trái xuất hiện trên cam quýt, xoài, đặc biệt là trên giống chôm chôm Rongrien,. và hầu hết đều cho rằng canxi có thể hạn chế hiện tượng này nhưng tất cả chỉ là kết quả nhận định hầu như chưa có công trình nghiên cứu chính thức được công bố. Vì thế, việc nghiên cứu tìm ra các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến sự thiếu hụt canxi trong trái chôm chôm Rongrien và biện pháp cung cấp canxi hiệu quả nhằm hạn chế hiện tượng nứt trái là hết sức cần thiết.

pdf30 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sự hấp thu canxi của chôm chôm rongrien trong hạn chế hiện tượng nứt trái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Khoa học Cây trồng Mã ngành: 9 62 01 10 TRẦN THỊ BÍCH VÂN NGHIÊN CỨU SỰ HẤP THU CANXI CỦA CHÔM CHÔM RONGRIEN TRONG HẠN CHẾ HIỆN TƯỢNG NỨT TRÁI Cần Thơ, 2018 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Người hướng dẫn chính: GS.TS. Nguyễn Bảo Vệ Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường Họp tại: ... Vào lúc .. giờ .. ngày .. tháng .. năm .. Phản biện 1: Phản biện 2: Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Trần Thị Bích Vân và Lê Bảo Long, 2016. Khảo sát hiện tượng nứt trái chôm chôm Rongrien (Nephelium lappaceum Linn) tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 3): 210-217. 2.Trần Thị Bích Vân, Lê Bảo Long và Nguyễn Bảo Vệ, 2016. Ảnh hưởng của canxi clorua phun qua lá đến hiện tượng nứt trái, năng suất và phẩm chất chôm chôm Rongrien (Nephelium lappaceum Linn). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 45b: 93-100. 3. Trần Thị Bích Vân, Nguyễn Bảo Vệ và Lê Bảo Long, 2016. Mối quan hệ giữa canxi với hiện tượng nứt và phẩm chất trái chôm chôm Rongrien (Nephelium lappaceum Linn). Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Số tạp chí ISSN 1859 - 4581(2016): 101-108. 2 Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (2013) chôm chôm là 1 trong 12 loại cây ăn trái chủ lực của Nam bộ. Theo thống kê của Cục Trồng trọt năm 2015, Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích trồng chôm chôm là 9.900 ha và phân bố nhiều ở các tỉnh Bến Tre (5.694 ha), Vĩnh Long (2.447 ha), Tiền Giang (811 ha), Cần Thơ (316 ha),... Trong đó, chôm chôm Rongrien (Nephelium lappaceum Linn) của Thái Lan đã được nhiều nhà vườn biết đến do có năng suất cao, chất lượng tốt, có nhiều triển vọng để thay thế dần giống chôm chôm Java hiệu quả kém đang được trồng phổ biến ở nước ta, diện tích trồng giống chôm chôm này không ngừng gia tăng trong những năm gần đây (Đào Thị Bé Bảy và ctv., 2005). Tuy nhiên, với đặc tính vỏ mỏng nên trái thường bị nứt vỏ trong quá trình tăng trưởng (Vũ Công Hậu, 2000; Trần Văn Hâu, 2009). Đây là hạn chế lớn nhất hiện nay của giống này và là vấn đề mà nhiều nhà vườn quan tâm. Theo ghi nhận của nhiều nhà làm vườn tại Thái Lan có những năm tỷ lệ nứt trái trên giống chôm chôm Rongrien lên đến trên 50% (Lam và Kosiyachinda, 1987). Lý Thành Thịnh (2015) và Nguyễn Văn Hồ (2015) khi tiến hành điều tra về hiện tượng nứt trái chôm chôm Rongrien tại Cần Thơ và Vĩnh Long thì hầu hết nông dân đều cho rằng có khoảng 75-100% số cây trong vườn bị nứt trái với tỷ lệ nứt trái trên giống chôm chôm này lên đến 30-40%. Hiện nay, tuy có nhiều nghiên cứu khác nhau về nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt trái nhưng hầu như tất cả đều cho rằng nguyên nhân chính là do sự thiếu hụt canxi (Kheoruenromn,1990; Brown et al., 1995; Fernandez và Florez, 1998; Osotsapar, 2000; Astuti, 2002; Huang et al., 2005). Ở Việt Nam, hiện tượng nứt trái xuất hiện trên cam quýt, xoài, đặc biệt là trên giống chôm chôm Rongrien,... và hầu hết đều cho rằng canxi có thể hạn chế hiện tượng này nhưng tất cả chỉ là kết quả nhận định hầu như chưa có công trình nghiên cứu chính thức được công bố. Vì thế, việc nghiên cứu tìm ra các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến sự thiếu hụt canxi trong trái chôm chôm Rongrien và biện pháp cung cấp canxi hiệu quả nhằm hạn chế hiện tượng nứt trái là hết sức cần thiết. 1.2 Mục tiêu của luận án Tìm ra các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến sự thiếu hụt canxi ở trái chôm chôm Rongrien. Tìm ra biện pháp cung cấp canxi hiệu quả để hạn chế hiện tượng nứt trái chôm chôm Rongrien. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: cây chôm chôm Rongrien từ 4-6 năm tuổi được trồng tại huyện Phong Điền - thành phố Cần Thơ. 3 Phạm vi nghiên cứu chính: nghiên cứu khả năng hấp thu canxi của chôm chôm Rongrien từ đó tìm ra biện pháp cung cấp canxi hiệu quả để hạn chế hiện tượng nứt trái. 1.4 Những đóng góp mới của luận án Hiện tượng nứt trái bắt đầu xuất hiện vào tuần thứ 12 sau khi đậu trái và tăng nhanh cho đến khi thu hoạch; đây là giai đoạn khối lượng thịt trái tăng nhanh, khối lượng vỏ tăng trưởng chậm lại. Ở trái bị nứt có vỏ mỏng, hàm lượng Ca trong vỏ trái thấp, tỷ lệ rò rỉ ion ở vỏ trái cao hơn so với trái bình thường. Bón nhiều K làm giảm hàm lượng Ca ở vỏ trái, làm tăng tỷ lệ nứt trái. Tưới nước thường xuyên làm tăng hàm lượng Ca ở vỏ trái và giảm tỷ lệ nứt trái. Bón CaO không làm tăng hàm lượng Ca ở vỏ trái và không làm giảm hiện tượng nứt trái. Cung cấp CaCl2 trực tiếp lên trái có hiệu quả cao hơn phun qua lá và trái. Phun 2% CaCl2 trực tiếp lên chùm trái (kết hợp chất bám dính) làm gia tăng hàm lượng Ca vỏ trái gấp 2,46 lần, giảm tỷ lệ nứt trái 9,7 lần, tăng năng suất thương phẩm 23,5% so với nghiệm thức đối chứng. 1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về khoa học: kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp cơ sở khoa học cụ thể về một số yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng hấp thu canxi và biện pháp nâng cao khả năng hấp thu canxi của chôm chôm Rongrien để hạn chế hiện tượng nứt trái trên giống chôm chôm này. Kết quả này có thể sử dụng bổ sung giáo trình giảng dạy và tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về cây ăn trái. Về thực tiễn: ứng dụng có hiệu quả trong sản xuất, góp phần cải thiện năng suất chôm chôm Rongrien, nâng cao thu nhập cho người trồng. Chương 3: VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 3.1.1 Thời gian nghiên cứu: từ năm 2014 đến năm 2017. 3.1.2 Địa điểm nghiên cứu: xã Mỹ Khánh và xã Nhơn Ái huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ. 3.2 Vật liệu nghiên cứu Vật liệu thí nghiệm là vườn cây chôm chôm Rongrien từ 4-6 năm tuổi của nông dân tại xã Mỹ Khánh và Nhơn Ái - huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ. Các cây chôm chôm Rongrien có sự sinh trưởng và phát triển tương đương nhau và cho trái ổn định. Hoá chất xử lý: Ca(NO3)2 99%, Ca(OH)2 99%, CaCl2 98% (Trung Quốc sản xuất). 4 Canxi oxit (CaO) hay còn gọi là vôi nung: được tạo ra bằng cách nung đá vôi trong lò nung ở nhiệt độ khoảng 900-1.000oC. Loại này tác dụng mạnh và nhanh nhất nhưng dễ gây bỏng khi gặp nước. Thành phần của vôi sống: CaO 90%, Fe2O3: 0,5%, MgO 1,5%. Chất bám dính sinh học SAGO (thành phần: Linear Alkylbenzene Sulfonate: 5%, keo và các phụ gia đầy đủ 100%), do Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật Sài Gòn sản xuất. 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Khảo sát hiện tượng nứt trái 3.3.1.1 Khảo sát hiện tượng nứt trái ở các giống chôm chôm khác nhau * Thí nghiệm 1: khảo sát hiện tượng nứt trái ở 3 giống chôm chôm Java, Nhãn, và Rongrien Thí nghiệm khảo sát được thực hiện tại huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ vụ thuận từ tháng 03/2014 đến tháng 7/2014. Khảo sát được thực hiện ngẫu nhiên bằng phương pháp quan sát trực tiếp trên 90 vườn chôm chôm từ 4 đến 6 năm tuổi. Do vùng này có số hộ nông dân trồng giống chôm chôm Nhãn ít nên số vườn khảo sát giống chôm chôm Nhãn là 26 vườn, Java 31 vườn, và Rongrien 33 vườn. Diện tích trồng mỗi giống chôm chôm ít nhất 1.000 m2. 3.3.1.2 Khảo sát hiện tượng nứt trái ở chôm chôm Rongrien * Thí nghiệm 2: khảo sát giai đoạn xảy ra hiện tượng nứt trái Thí nghiệm khảo sát được thực hiện tại xã Mỹ Khánh - huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ vụ thuận năm 2014 (từ tháng 03/2014 đến tháng 7/2014). Chọn ngẫu nhiên 30 cây chôm chôm Rongrien 4 năm tuổi trong cùng 1 vườn có cùng chế độ chăm sóc, trên mỗi cây chọn những phát hoa vừa mới đậu trái (có khoảng 50% hoa nở hoàn toàn) tiến hành treo thẻ để xác định ngày đậu trái. Chọn ngẫu nhiên 20 chùm trái/cây phân bố đều về 4 hướng khác nhau, đếm tổng số trái và số trái nứt để khảo sát thời điểm nứt trái, quan sát lần đầu vào giai đoạn 2 tuần SKĐT và các lần kế tiếp cách nhau 2 tuần và khảo sát đến giai đoạn thu hoạch trái. * Thí nghiệm 3: khảo sát sự thay đổi đặc tính sinh lý – sinh hóa trước và trong giai đoạn nứt trái Thí nghiệm được thực hiện tại xã Mỹ Khánh - huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ vụ thuận năm 2014. Chọn cây và treo thẻ xác định ngày đậu trái giống thí nghiệm 2. Thu mẫu trái khảo sát lần đầu vào giai đoạn 2 tuần SKĐT, sau đó 2 tuần thu mẫu trái một lần cho đến khi thu hoạch, mỗi cây thu 20 trái/lần khảo sát và thu trên 4 cành chia đều 4 hướng khác nhau. * Thí nghiệm 4: khảo sát một số đặc tính lý - hóa trái và mối quan hệ với hiện tượng nứt trái khi thu hoạch Thí nghiệm khảo sát được thực hiện tại xã Mỹ Khánh - huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ vụ thuận năm 2014. Chọn cây và treo thẻ xác định ngày đậu trái giống 5 thí nghiệm 2. Khi trái có màu vàng cam theo mô tả của Kosiyachinda (1988), chọn ngẫu nhiên 100 trái bình thường và 100 trái bị nứt được phân bố đều về 4 hướng khác nhau trên các cây được chọn, thu trái ngay khi bắt đầu thu hoạch để khảo sát sự khác biệt về đặc tính lý - hóa trái. * Thí nghiệm 5: khảo sát mối quan hệ giữa hàm lượng canxi với hiện tượng nứt trái chôm chôm Rongrien Thí nghiệm khảo sát được thực hiện tại xã Mỹ Khánh - huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ vụ thuận năm 2014. Cách tiến hành tương tự thí nghiệm 2. Mẫu lá chôm chôm Rongrien phân tích được thu ngay ở chùm thu mẫu trái. Mẫu đất được thu tại mỗi cây chôm chôm được chọn, lấy 3 mẫu xung quanh cây, vị trí lấy mẫu nằm ở giữa hình chiếu tán và gốc cây, độ sâu lấy mẫu là 0-20 cm. Thời gian thu mẫu đất và lá cùng với thời gian thu mẫu trái [trái có màu vàng cam theo mô tả của Kosiyachinda (1988)]. 3.3.2 Ảnh hưởng của kali và chế độ tưới nước đến hàm lượng canxi của vỏ trái và sự nứt trái chôm chôm Rongrien * Thí nghiệm 6: ảnh hưởng của kali bón vào đất Thí nghiệm được thực hiện trên vườn chôm chôm Rongrien 6 năm tuổi, tại xã Nhơn Ái - huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ vụ thuận 2016. Tiến hành treo thẻ để xác định ngày đậu trái giống như thí nghiệm 2. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có mười lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng một cây. Các nghiệm thức thí nghiệm gồm: (1) bón 0,12 kg K2O/cây (đối chứng theo nông dân); (2) bón 0,24 kg K2O/cây; (3) bón 0,48 kg K2O/cây và (4) bón 0,96 kg K2O/cây. Kali được bón trực tiếp vào đất xung quanh tán khi cây mang trái (bón đợt 4- giai đoạn 8 tuần SKĐT). Thu mẫu trái ngay khi bắt đầu thu hoạch trái [trái có màu vàng cam theo mô tả của Kosiyachinda (1988)]. * Thí nghiệm 7: ảnh hưởng của chế độ tưới Thí nghiệm được thực hiện trên vườn chôm chôm Rongrien 6 năm tuổi tại xã Nhơn Ái - huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ mùa vụ 2016. Tiến hành treo thẻ để xác định ngày đậu trái giống như thí nghiệm 2. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có mười lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng một cây. Các nghiệm thức trong thí nghiệm bao gồm: (1) đối chứng (để tự nhiên không tưới); (2) 2 ngày tưới/lần; (3) 4 ngày tưới/lần và (4) 8 ngày tưới/lần. Mực nước trong mương được lưu giữ cách mặt liếp 0,4-0,5 m, lượng nước tưới 20 lít/cây (tưới theo nông dân, tưới lần đầu vào giai đoạn 2 tuần SKĐT và tưới đến giai đoạn thu hoạch trái), tưới vào lúc sáng sớm. 6 3.3.3 Ảnh hưởng của biện pháp cung cấp canxi đến hàm lượng canxi trong vỏ trái và sự nứt trái * Thí nghiệm 8: bón canxi qua đất Thí nghiệm được thực hiện trên vườn chôm chôm Rongrien 5 năm tuổi tại xã Nhơn Ái - huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ mùa vụ 2015. Tiến hành treo thẻ để xác định ngày đậu trái giống như thí nghiệm 2. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có mười lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng một cây. Các nghiệm thức thí nghiệm gồm: (1) đối chứng (không bón vôi); (2) bón 200 kg CaO/ha; (3) bón 400 kg CaO/ha; (4) bón 800 kg CaO/ha và (5) bón 1.600 kg CaO/ha. Canxi oxit được bón trực tiếp vào đất ngay khi đậu trái. Ngoài ra, để đánh giá chính xác ảnh hưởng của Ca2+, vườn được chọn làm thí nghiệm có hàm lượng Ca2+ trao đổi trong đất thấp, N hữu dụng và K trao đổi ở mức trung bình, P hữu dụng khá và B dễ tiêu. * Thí nghiệm 9: bổ sung canxi qua lá và trái Thí nghiệm 9a: ảnh hưởng của dạng canxi phun qua lá và trái Thí nghiệm được thực hiện trên vườn chôm chôm Rongrien 5 năm tuổi tại xã Nhơn Ái - huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ mùa vụ 2015. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có mười lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng một cây. Các nghiệm thức bao gồm: (1) đối chứng (phun nước); (2) phun CaCl2 2%; (3) phun Ca(NO3)2 2%; (4) phun Ca(OH)2 2%. Các dạng canxi được phun đều lên lá và trái, phun lần đầu vào giai đoạn 8 tuần SKĐT, phun 4 lần với khoảng cách hai lần phun là 15 ngày, phun vào lúc sáng sớm. Thí nghiệm 9b: ảnh hưởng của nồng độ CaCl2 phun qua lá Thí nghiệm được thực hiện trên vườn chôm chôm Rongrien 5 năm tuổi tại xã Nhơn Ái - huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ mùa vụ 2015. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có mười lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng một cây. Các nghiệm thức thí nghiệm gồm: (1) đối chứng (phun nước); (2) phun CaCl2 0,5%; (3) phun CaCl2 1,0%; (4) Phun CaCl2 2,0% và (5) phun CaCl2 4,0%. Canxi được phun đều lên lá và trái, phun lần đầu vào giai đoạn 8 tuần SKĐT, phun 4 lần với khoảng cách hai lần phun là 15 ngày, phun vào lúc sáng sớm. Thí nghiệm 9c: ảnh hưởng của thời điểm phun canxi clorua Thí nghiệm được thực hiện trên vườn chôm chôm Rongrien 6 năm tuổi tại xã Nhơn Ái - huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ mùa vụ 2016. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có mười lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng một cây. Các nghiệm thức bao gồm: (1) đối chứng (phun nước), (2) phun CaCl2 6 tuần SKĐT; (3) phun CaCl2 8 tuần SKĐT 7 và (4) phun CaCl2 10 tuần SKĐT. Canxi clorua nồng độ 2% được phun đều lên lá và trái, phun 4 lần với khoảng cách hai lần phun là 15 ngày, phun vào lúc sáng sớm. Thí nghiệm 9d: ảnh hưởng của biện pháp xử lý canxi clorua Thí nghiệm được thực hiện trên vườn chôm chôm Rongrien 6 năm tuổi tại xã Nhơn Ái - huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ mùa vụ 2016. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có mười lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng một cây Các nghiệm thức bao gồm: (1) đối chứng (phun nước); (2) phun CaCl2 2% đều lên lá và trái; (3) phun CaCl2 2% trực tiếp lên chùm trái và (4) nhúng trực tiếp trái trong dung dịch CaCl2 2%. Canxi clorua nồng độ 2% được phun hoặc nhúng 4 lần vào lúc sáng sớm, lần đầu vào giai đoạn 8 tuần SKĐT với khoảng cách hai lần phun hoặc nhúng là 15 ngày. * Thí nghiệm 10: so sánh các biện pháp xử lý nâng cao khả năng hấp thu canxi của chôm chôm Rongrien Thí nghiệm được thực hiện trên vườn chôm chôm Rongrien 5 năm tuổi tại xã Mỹ Khánh - huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ mùa vụ 2017. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có mười lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng một cây. Các nghiệm thức bao gồm: (1) đối chứng (để tự nhiên); (2) phun CaCl2 2% trực tiếp lên chùm trái; (3) phun CaCl2 2% trực tiếp lên chùm trái kết hợp chất bám dính và (4) tưới nước 2 ngày/lần. Dung dịch CaCl2 2%, phun vào lúc sáng sớm, phun 4 lần, lần đầu vào giai đoạn 8 tuần SKĐT, khoảng cách hai lần phun là 15 ngày. Tưới nước lần đầu vào giai đoạn 2 tuần SKĐT, mỗi lần tưới 20 lít/cây và tưới đến lúc thu hoạch trái. 3.4 Kỹ thuật canh tác Các vườn chôm chôm Rongrien thực hiện thí nghiệm tại xã Nhơn Ái - huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ được chăm sóc theo nông dân. Lượng phân vô cơ sử dụng trên tất cả các nghiệm thức là như nhau, được chia làm 4 lần bón: đợt 1 (sau thu hoạch) 0,32 kg N-0,23 kg P2O5, đợt 2 (trước khi ra hoa 1 tháng): 0,1 kg N-0,1 kg P2O5 -0,075 kg K2O, đợt 3 (khi cây đậu trái): 0,1 kg N-0,1 kg P2O5-0,075 kg K2O, và đợt 4 (khi cây mang trái): 0,12 kg K2O Các vườn chôm chôm Rongrien thực hiện thí nghiệm tại xã Mỹ Khánh - huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ được chăm sóc theo nông dân. Lượng phân vô cơ sử dụng tương tự như vườn ở xã Nhơn Ái nhưng được bón bổ sung 200g/cây phân đầu trâu AT3 (N-P-K:15-10-17) sau khi bón đợt 4, vào giai đoạn 10, 12 và 14 tuần SKĐT. 8 3.5 Phương pháp thu thập số liệu và phân tích các chỉ tiêu 3.5.2 Phương pháp đánh giá và phân tích 3.5.2.2 Tiêu chuẩn thu hoạch và khả năng nhận diện trái bị nứt Tiêu chuẩn thu hoạch: trái có màu vàng cam theo mô tả của Kosiyachinda (1988) (Hình 3.2). Hình 3.2 Giai đoạn trưởng thành của chôm chôm Rongrien dựa trên sự thay đổi màu sắc vỏ và râu (Kosiyachinda, 1988) Khả năng nhận diện trái bị nứt (%): quan sát trực tiếp trên tất cả các mẫu được lựa chọn, trái bị nứt có biểu hiện như Hình 3.3. Hình 3.3 Trái chôm chôm Rongrien bị nứt 3.5.4 Phương pháp xử lý số liệu và thống kê Số liệu được xử lý và vẽ đồ thị bằng chương trình Microsoft Excel. Phân tích phương sai (ANOVA - analysis of variance), T-Test hai mẫu độc lập để phát hiện sự 9 khác biệt giữa các nghiệm thức và phân tích mối tương quan bằng phần mềm SPSS version 20.0; so sánh các giá trị trung bình bằng kiểm định LSD hoặc Duncan. Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Kết quả khảo sát hiện tượng nứt trái 4.1.1 Hiện tượng nứt trái chôm chôm Java, Nhãn và Rongrien Tỷ lệ cây có trái bị nứt/vườn cao nhất ở giống chôm chôm Rongrien (61,5%), giống chôm chôm Nhãn là 16,6%. Mặc dù, giống chôm chôm Nhãn có hiện tượng nứt trái nhưng tỷ lệ trái bị nứt trên cây rất thấp (1,1%); trong khi đó giống chôm chôm Rongrien có tỷ lệ trái bị nứt trên cây đến 18,8%. Vườn chôm chôm Java không xuất hiện hiện tượng nứt trái 4.1.2 Hiện tượng nứt trái ở chôm chôm Rongrien 4.1.2.1 Giai đoạn xảy ra hiện tượng nứt trái Hiện tượng nứt trái xuất hiện vào tuần thứ 12 SKĐT, giai đoạn trái trưởng thành và tăng nhanh cho đến khi thu hoạch. Tỷ lệ nứt trái tại tuần thứ 12 là 0,2%, tuần thứ 14 và 16 là 8,0 và 13,0% theo thứ tự (Hình 4.1). Hình 4.1 Tỷ lệ nứt trái trong quá trình tăng trưởng và phát triển ở chôm chôm Rongrien 4 năm tuổi tại xã Mỹ Khánh - huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ vụ thuận năm 2014 (n = 30) 4.1.2.2 Sự thay đổi đặc tính sinh lý – sinh hóa trước và trong giai đoạn nứt trái Khối lượng trái và vỏ trái tăng chậm trong 8 tuần đầu SKĐT, sau đó khối lượng trái tăng nhanh cho đến khi thu hoạch, tuy nhiên khối lượng vỏ trái chỉ tăng nhanh từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 12 và hầu như ngừng tăng trưởng sau đó. Thịt trái hình thành ở tuần thứ 8 và có sự gia tăng khối lượng tuyến tính với khối lượng trái. Hạt được hình thành sớm hơn thịt trái 2 tuần, khối lượng hạt tăng trong suốt giai đoạn tăng trưởng và phát triển. Kích thước trái tăng đều trong suốt mùa vụ, chiều 10 cao tăng trưởng tuyến tính và luôn nhanh hơn chiều rộng. Độ dày vỏ trái tăng nhanh trong 8 tuần đầu, tăng chậm ở giai đoạn 8-12 tuần, sau đó giảm nhẹ cho đến khi thu hoạch. Hàm lượng Ca ở vỏ trái giảm đều từ khi đậu trái đến tuần thứ 8, giảm mạnh đến tuần thứ 12 và hầu như không thay đổi cho đến khi thu hoạch (Hình 4.9). Hiện tượng nứt trái chôm chôm Rongrien xuất hiện trùng với giai đoạn hàm lượng canxi của vỏ trái thấp. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nhận định của Li et al. (1999) trên trái vải, sự tích lũy canxi ở vỏ trái thấp trong giai đoạn thịt trái tăng trưởng nhanh có liên quan đến hiện tượng nứt trái. Do đó, cần nghiên cứu thêm về mối quan hệ giữa canxi với hiện tượng nứt trái. Hình 4.9 Hàm lượng canxi của vỏ trái trong quá trình tăng trưởng và phát triển ở chôm chôm Rongrien 4 năm tuổi tại xã Mỹ Khánh - huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ vụ thuận năm 2014 4.1.2.3 Một số đặc tính lý - hóa của trái chôm chôm Rongrie
Luận văn liên quan