Đối với nước ta, việc sản xuất ethanol có thể có những hạn chế nhất
định, đó l diện6 tích đất nông nghiệp hạn hẹp nên khả năng mở rộng diện
tích trồng cây nguyên liệu có nhiều khó khăn, các cây nguyên liệu cho sản
xuất ethanol sinh học đều là những cây lương thực chủ yếu, cây làm thức
ăn chăn nuôi có liên quan đến an ninh lương thực cần phải xem xét cẩn
trọng Hơn nữa phát triển mạnh việc trồng cây sắn trên đất dốc sẽ gây ra
xói mòn đất (bồi lấp cửa sông, lòng hồ đập.).Cho nên việc định hướng
phát triển diesel sinh học sẽ có nhiều thuận lợi hơn Trong số những loài
cây có khả năng sản xuất diesel sinh học thì cây cọc r o được chú ý hơn
cả do dễ trồng, biên độ sinh thái rộng, khả năng chống chịu tốt và hàm
lượng dầu trong hạt khá cao.
Chương trình phát triển nhiên liệu sinh học nói chung, nói riêng nhất
là từ cây cọc r o đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Nh nước. Ngày
20 tháng 11 năm 2007, Thủ Tướng Chính Phủ đã ra quyết định số
177/2007/QĐ ˗ TTg về việc phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh
học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” Ng y 19 tháng 6 năm 2008,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra quyết định số
1842/QĐ˗BNN˗LN về việc phê duyệt Đề án “Nghiên cứu, phát triển và
sử dụng sản phẩm cây cọc rào (Jatropha curcas L.) ở Việt Nam giai
đoạn 2008 ˗ 2015 và tầm nhìn đến 2025”
Hiện nay, cây giống cọc r o được dùng để phát triển vùng nguyên
liệu chủ yếu được gieo từ hạt và cành giâm.Mỗi phương thức sản xuất
giống đều có ưu v nhược điểm nhất định. Cây giống được gieo từ hạt
thì giá thành cây giống thấp nhưng bị phân ly do cọc rào là cây thụ phấn
chéo nên khó kiểm soát được năng suất. Cây giống được sản xuất từ
cành giâm của những cây gieo từ hạt thì cũng không đảm bảo tính đồng
nhất về mặt di truyền. Chính vì vậy, xu hướng gần đây các nh khoa học
nghiên cứu nhân giống theoquy trình kỹ thuật cơ bản như sau: (1) Nhân
giống in vitro một số cây đầu dòng tốt đã tuyển chọn được.
25 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sự phát sinh phôi soma từ nuôi cấy lớp mỏng tế bào lá cây cọc rào (jatropha curcas l.) và ứng dụng trong vi nhân giống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
--------- ---------
ĐỖ ĐĂNG GIÁP
NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT SINH PHÔI SOMA TỪ
NUÔI CẤY LỚP MỎNG TẾ BÀO LÁ CÂY CỌC
RÀO (Jatropha curcas L.) VÀ ỨNG DỤNG TRONG
VI NHÂN GIỐNG
Chuyên ngành: Di truyền và chọn giống cây trồng
Mã số: 62.62.01.11
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Tp. Hồ Chí Minh, 2016
Công trình được hoàn thành tại:
VIỆN SINH HỌC NHIỆT ĐỚI
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỀN NAM
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. THÁI XUÂN DU
2. TS. NGUYỄN ĐÌNH LÂM
Phản biện 1: ..................................................................................
Phản biện 2: ..................................................................................
Phản biện 3: ..................................................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
V o hồi giờ ngày ..... tháng ..... năm ......
Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc gia
2. Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
3. Thư viện Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với nước ta, việc sản xuất ethanol có thể có những hạn chế nhất
định, đó l diện6 tích đất nông nghiệp hạn hẹp nên khả năng mở rộng diện
tích trồng cây nguyên liệu có nhiều khó khăn, các cây nguyên liệu cho sản
xuất ethanol sinh học đều là những cây lương thực chủ yếu, cây làm thức
ăn chăn nuôi có liên quan đến an ninh lương thực cần phải xem xét cẩn
trọng Hơn nữa phát triển mạnh việc trồng cây sắn trên đất dốc sẽ gây ra
xói mòn đất (bồi lấp cửa sông, lòng hồ đập...).Cho nên việc định hướng
phát triển diesel sinh học sẽ có nhiều thuận lợi hơn Trong số những loài
cây có khả năng sản xuất diesel sinh học thì cây cọc r o được chú ý hơn
cả do dễ trồng, biên độ sinh thái rộng, khả năng chống chịu tốt và hàm
lượng dầu trong hạt khá cao.
Chương trình phát triển nhiên liệu sinh học nói chung, nói riêng nhất
là từ cây cọc r o đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Nh nước. Ngày
20 tháng 11 năm 2007, Thủ Tướng Chính Phủ đã ra quyết định số
177/2007/QĐ ˗ TTg về việc phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh
học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” Ng y 19 tháng 6 năm 2008,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra quyết định số
1842/QĐ˗BNN˗LN về việc phê duyệt Đề án “Nghiên cứu, phát triển và
sử dụng sản phẩm cây cọc rào (Jatropha curcas L.) ở Việt Nam giai
đoạn 2008 ˗ 2015 và tầm nhìn đến 2025”
Hiện nay, cây giống cọc r o được dùng để phát triển vùng nguyên
liệu chủ yếu được gieo từ hạt và cành giâm.Mỗi phương thức sản xuất
giống đều có ưu v nhược điểm nhất định. Cây giống được gieo từ hạt
thì giá thành cây giống thấp nhưng bị phân ly do cọc rào là cây thụ phấn
chéo nên khó kiểm soát được năng suất. Cây giống được sản xuất từ
cành giâm của những cây gieo từ hạt thì cũng không đảm bảo tính đồng
nhất về mặt di truyền. Chính vì vậy, xu hướng gần đây các nh khoa học
nghiên cứu nhân giống theoquy trình kỹ thuật cơ bản như sau: (1) Nhân
giống in vitro một số cây đầu dòng tốt đã tuyển chọn được. Nguyên liệu
nuôi cấy ban đầu có thể l đỉnh sinh trưởng, chồi ngọn, chồi nách; (2)
2
Trồng những cây cấy mô ra đồng ruộng; (3) Chọn lọc lại và nhân giống
bằng kỹ thuật nuôi cấy phôi soma từ những cây nuôi cấy mô nói trên để
tăng hệ số nhân giống và làm hạ giá thành cây giống.
Phương pháp nuôi cấy lớp mỏng tế bào là một phương pháp mới,
nghiên cứu về khả năng biệt hóa của tế bào. Hệ thống tế bào lớp mỏng
với đặc tính mỏng có nhiều ưu điểm quan trọng để tái thiết lập chương
trình cho việc tạo phôi soma. Sự thuận lợi của phương pháp nghiên cứu
lớp mỏng tế bào là: tần số phát sinh cơ quan cao, đồng thời chỉ trong
thời gian ngắn đã cho kết quả. Nếu chọn được môi trường dinh dưỡng và
nồng độ chất điều hòa sinh trưởng thích hợp thì hầu như 100% mẫu cấy
có phản ứng Phương pháp nuôi cấy lớp mỏng tế b o cũng l một phương
pháp mới, nghiên cứu về khả năng biệt hóa của tế bào.
Chỉ thị phân tử được phát triển và ứng dụng từ đầu thập niên 90 của
thế kỷ XX.Sự phát triển và ứng dụng của chỉ thị phân tử để xác định và
sử dụng những biến đổi của DNA là một bước phát triển quan trọng nhất
trong lĩnh vực di truyền chọn giống ở thực vật Cho đến n y đã có rất
nhiều loại chỉ thị phân tử được phát triển v đưa v o sử dụng. Mỗi loại
chỉ thị đều có nguyên lý, kỹ thuật, phạm vi ứng dụng khác nhau và phù
hợp cho từng mục đích nghiên cứu khác nhau. Không có một kỹ thuật
chỉ thị phân tử n o đáp ứng đầy đủ yêu cầu các nhà nghiên cứu.Trong số
các chỉ thị phân tử thì RAPD được xem l tương đối đơn giản và rẻ tiền
nhất để nghiên cứu về tính ổn định di truyền của cây giống nuôi cấy
mô.Trên thế giới, kỹ thuật RAPD được sử dụng rất nhiều trong nghiên
cứu tính ổn định di truyền và lai tạo giống bằng công nghệ nuôi cấy mô
tế bào thực vật. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án này, vì tính chất
lịch sử trong đề cương nghiên cứu và giới hạn kinh phí nghiên cứu, thì
kỹ thuật RAPD đã được sử dụng để đánh giá kiểm tra tính ổn định di
truyền của cây con cọc rào từ quy trình vi nhân giống.
Từ những vấn đề đã nêu trên, việc thực hiện luận án: “Nghiên cứu
sự phát sinh phôi soma từ nuôi cấy lớp mỏng tế bào lá cây cọc rào
(Jatropha curcas L.) và ứng dụng trong vi nhân giống” nhằm đưa ra
3
một phương pháp mới để vi nhân giống hiệu quả số lượng lớn cây cọc
rào chất lượng cao, ổn định về mặt di truyền so với cây đầu dòng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu sự phát sinh phôi soma từ nuôi cấy lớp mỏng tế bào lá
cây cọc rào; Xây dựng được quy trình vi nhân giống hiệu quả từ nuôi
cấy phôi soma; Đánh giá mức độ ổn định di truyền ở cây cọc rào vi nhân
giống tạo thành bởi phôi soma được cảm ứng từ mô sẹo nuôi cấy bằng
kỹ thuật lớp mỏng tế bào lá, từ đó l m cơ sở cho việc sản xuất cây giống
in vitro.
3. Tính mới của đề tài
Luận án đã xây dựng được quy trìnhvi nhân giống từ phôi soma cây
cọc rào thông qua kỹ thuật nuôi cấy lớp mỏng tế bào lá. Quy trình đảm
bảo các mục tiêu có hiệu suất nhân giống cao, ổn định di truyền, chất
lượng tốt Đây l quy trình được xây dựng đầu tiên ở Việt Nam và có
một v i điểm cải tiến so với những kết quả nghiên cứu trên thế giới.
Trong đề t i n y đã nghiên cứu thay thế các chất điều hòa sinh trưởng
thực vật ngoại sinh bằng một số acid amine và polyamine trong một số
giai đoạn của quá trình phát sinh phôi soma trên cây cọc r o Đây có thể
là tính mới của luận án so với những kết quả nghiên cứu phát sinh phôi
soma trên cây cọc rào ở trong nước cũng như trên thế giới.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Đây l một hướng nghiên cứu mới trong nuôi cấy
in vitro tại Việt Nam trên đối tượng cây cọc rào; Đề t i đóng góp một số
kết quả nghiên cứu về phát sinh hình thái, di truyền chọn giống cũng
như vi nhân giống cây thân gỗ.
Ý nghĩa thực tiễn:Từ quy trình vi nhân giống của luận án có thể sản
xuất cây giống cọc rào ổn định về mặt di truyền, có năng suất và hàm
lượng dầu cao đáp ứng cho nhu cầu cao của xã hội; Các cá nhân, cơ
quan có nhu cầu nghiên cứu có thể sử dụng tham khảo quy trình công
nghệ vi nhân giống cây cọc rào từ kết quả của đề tài này; Một số cơ quan
4
nghiên cứu, doanh nghiệp cần được chuyển giao quy trình công nghệ vi
nhân giống cây cọc rào từ kết quả của đề tài này.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên đối tượng cây cọc rào giống Ấn Độ. Giống
n y đã được nhập nội đã được khảo nghiệm từ đề tài: “Nghiên cứu tuyển
chọn giống và công nghệ trồng cây dầu mè Jatropha curcasL. để sản
xuất diesel sinh học góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường thành phố”
đã được thực hiện do Ban quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao
thành phố Hồ Chí Minh chủ trì từ năm 2007 - 2010. Lá của những cây
cọc r o trưởng th nh được thu nhận và sử dụng làm vật liệu nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu: Sử dụng những phương pháp nuôi cấy mô tế
bào thực vật trong xây dựng quy trình vi nhân giống cây cọc rào từ phôi
soma; Sử dụng những công cụ hiện đại trong đánh giá mức độ ổn định di
truyền ở cây giống từ phôi soma; Sử dụng phương pháp giải phẫu mô tế
bào thực vật và quan sát hình thái trong nghiên cứu phát sinh hình thái.
6. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm 132 trang, được chia thành các phần: Mở đầu (04
trang); Chương 1 Tổng quan tài liệu (36 trang); Chương 2 Nội dung và
phương pháp (17 trang); Chương 3 Kết quả - thảo luận (54 trang); Kết
luận và kiến nghị (02 trang). Các công trình công bố liên quan đến luận
án (01 trang); Tài liệu tham khảo (18 trang) với 223 tài liệu tham khảo
trong đó có 17 tài liệu tiếng Việt và 206 tài liệu tiếng Anh. Luận án có
12 bảng số liệu, 26 hình.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Cây cọc rào (Jatropha curcas L.) thuộc họ cây Thầu dầu
(Euphorbiaceae) có nguồn gốc từ châu Mỹ được biết đến với nhiều giá
trị trong sản xuất phân hữu cơ, thuốc trừ sâu, dược liệu, đặc biệt là ứng
dụng trong sản xuất dầu diesel sinh học (biodiesel) thân thiện với môi
trường với h m lượng dầu trong hạt cao 35 - 40%, 50 - 60% ở nhân hạt
(Sunder và cộng sự, 2006) Để sản xuất biodiesel hiệu quả từ cây cọc rào
5
điều quan trọng là cần có giống tốt và nhân những cây đầu dòng để phát
triển vùng nguyên liệu (Isabel và cộng sự, 1993; Leroy và cộng sự,
2000). Vi nhân giống cây J. curcas đã được nghiên cứu nhiều trên thế
giới, cây con được tái sinh từ nuôi cấy các bộ phận khác nhau như: chồi
nách, chồi đỉnh, đốt thân, lá,(Isabel và cộng sự, 1993; Leela và cộng
sự, 2011; Leroy và cộng sự 2000). Quá trình phát sinh phôi soma ở cây
cọc rào trở thành một phương pháp lý tưởng để nhân giống tạo số lượng
lớn cây giống v phương pháp n y đã được áp dụng thành công trên cây
cọc rào (Bennici và cộng sự, 2004; Fourré và cộng sự, 1997; Ishii và
cộng sự, 1999; Nhut và cộng sự, 2013).
Tuy nhiên, tính không đồng nhất di truyền của tế bào soma và tác
động của các yếu tố trong quá trình nuôi cấy in vitro có thể góp phần
làm xuất hiện các biến dị soma, điều này dẫn đến sự chọn lọc mất ổn
định v l m tăng sự biến dị di truyền trong suốt giai đoạn đầu nuôi cấy.
Việc đánh giá tính ổn định di truyền của cây giống cấy mô cần được
quan tâm để định hướng trong quá trình sản xuất cây giống hàng loạt.
Trong luận án này, sử dụng phương pháp RAPD để đánh giá sự ổn
định di truyền ở cây cọc r o được tái sinh thông qua phôi soma dưới tác
động của các yếu tố theo thời gian nuôi cấy trong quá trình nuôi cấy in
vitro có thể góp phần làm xuất hiện các biến dị soma. Để bổ sung cho
tính chính xác cao của phương pháp RAPD, trong luận án có nghiên cứu
khả năng biến di kiểu hình và sử dụng phương pháp dòng chảy tế bào
trong đánh giá biến dị ở mức đa bội thể của cây nhân giống từ phôi soma.
Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp định hướng thiết lập quy trình nhân
giống, giúp sản xuất cây cọc rào với số lượng lớn trong thời gian ngắn
bằng kỹ thuật vi nhân giống.
Chƣơng 2
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
Địa điểm thí nghiệm: Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Quốc Gia về
Công nghệ Tế bào Thực vật, Viện Sinh học Nhiệt đới.
6
Thời gian thực hiện: Thời gian thực hiện từ tháng 01/2011 đến
tháng 03/2015.
Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng được sử dụng là giống cọc rào
(Jatropha curcas L ) được nhập từ Ấn Độ trồng tại vườn ươm của Viện
Sinh học nhiệt đới.
Giống Ấn Độ nhập nội đã được khảo nghiệm từ đề t i “Nghiên cứu
tuyển chọn giống và công nghệ trồng cây dầu mè Jatropha curcas L để
sản xuất diesel sinh học góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường thành
phố” đã được thực hiện do Ban quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ
cao thành phố Hồ Chí Minh chủ trì từ năm 2007– 2010.
2.1. Nội dung nghiên cứu
2.1.1. Nội dung 1: Nghiên cứu sự phát sinh cơ quan phôi soma
Nội dung 1.1. Khảo sát tạo nguồn mô sẹo có khả năng sinh phôi
từ nuôi cấy lớp mỏng tế bào lá
Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của các nồng độ auxin ngoại
sinh lên sự phát sinh hình thái của lớp mỏng tế bào lá
Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của sự kết hợp 2,4-D và
kinetin lên khả năng sinh phôi soma
Nội dung 1.2. Khảo sát khả năng tăng sinh, sự biệt hóa và
trưởng thành của nguồn mô sẹo có khả năng sinh phôi: ảnh hưởng của
một số nồng độ acid amine và spermidine
Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ proline lên sự
hình thành phôi soma
Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ glutamine lên sự
hình thành phôi soma
Thí nghiệm 5: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ adenine sulphate
lên sự hình thành phôi soma
Thí nghiệm 6: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ spermidine lên
sự hình thành phôi soma
Nội dung 1.3. Khảo sát khả năng tái sinh, phát triển thành cây
con hoàn chỉnh của phôi soma
7
Thí nghiệm 7: Khảo sát ảnh hưởng của môi trường khoáng lên
sự hình thành rễ của cây con tái sinh từ phôi soma
Thí nghiệm 8: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ IBA, NAA lên
sự phát triển rễ của cây con tái sinh từ phôi soma
Thí nghiệm 9: Khảo sát khả năng ươm cây từ phôi soma ở vườn
ươm, thử nghiệm một số loại giá thể
2.1.2. Nội dung 2: Đánh giá mức độ ổn định di truyền của cây giống
từ phôi soma
Nội dung 2.1. Khảo sát mức độ biến dị kiểu hình ở cây phát
triển từ phôi soma
Thí nghiệm 10: Khảo sát các biến dị kiểu hình ở cây phát triển từ
phôi soma
Nội dung 2.2. Khảo sát mức độ bội thể của cây giống từ phôi
soma
+ Thí nghiệm 11: Sử dụng phương pháp dòng chảy tế b o đánh
giá mức độ bội thể của cây cọc rào nhân giống in vitro
Nội dung 2.3. Khảo sát mức độ biến dị di truyền của cây giống
từ phôi soma
+ Thí nghiệm 12: Sử dụng kỹ thuật RAPD để so sánh về mặt di
truyền của cây giống từ phôi soma với cây đầu dòng
2.1.3. Nội dụng 3: Xây dựng quy trình vi nhân giống cây cọc rào từ
nuôi cấy phôi soma
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phƣơng pháp giải phẫu quan sát hình thái của phôi soma, mô
sẹo có khả năng sinh phôi và mô sẹo không có khả năng sinh phôi
Hình thái của phôi, mô sẹo được theo dõi bằng phương pháp giải
phẫu, nhuộm hai màu (Nguyễn Tiến Bân và cộng sự, 1979).
2.2.2. Kỹ thuật nuôi cấy lớp mỏng tế bào thực vật
Các lá sẽ được cắt nhỏ theo kỹ thuật lớp mỏng tế bào (Tran Thanh
Van, 1973) theo chiều ngang, mỗi mảnh nhỏ lá có kích thước 0,5 mm x
10 mm v được dùng làm vật liệu nuôi cấy cho từng thí nghiệm cụ thể.
8
2.2.3. Phân tích và xử lý số liệu
Các thí nghiệm đều được bố trí theo kiểu thí nghiệm hoàn toàn
ngẫu nhiên (Completely Randomized Design, CRD) theo phương pháp
của Compton và Mize, 1999, sử dụng để nghiên cứu thực vật trong
phòng thí nghiệm và nhà kính [37]; Số liệu được ghi nhận và xử lý bằng
phần mềm Statgraphics Centurion XV I theo phương pháp LSD - Least
Significant Difference (Hayter, 1986) ở mức ý nghĩa 5% [82]
2.2.4. Điều kiện nuôi cấy
- Điều kiện nuôi cấy mô: Thời gian chiếu sáng l 10h/ng y, cường độ
chiếu sáng là 2500 lux. Nhiệt độ: 25 2C Độ ẩm trung bình: 60 5%.
- Điều kiện ngo i vườn ươm: Vườn ươm theo chuẩn được che sáng.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ – THẢO LUẬN
3.1. Kết quả
3.1.1. Ảnh hƣởng của các auxin ngoại sinh lên sự phát sinh hình thái
của lớp mỏng tế bào lá
Ảnh hưởng của auxin NAA, IBA lên sự phát sinh hình thái của
lớp mỏng tế bào lá cây cọc rào
Sau 28 ngày nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung IBA và NAA
riêng lẻ ở các nồng độ khác nhau cho thấy các mẫu cấy lớp mỏng lá của
cây cọc rào không có sự hình thành mô sẹo mà còn có dấu hiệu hóa nâu
và chết. Từ kết quả thu được chúng tôi có thể kết luận rằng IBA và NAA
là những loại auxin ngoại sinh không thích hợp để cảm ứng sự hình
thành mô sẹo của TCL lá cây cọc rào.
Ảnh hưởng của 2,4-D lên sự phát sinh hình thái của lớp mỏng
tế bào lá cây cọc rào
Kết quả cho thấy 2,4-D cảm ứng hiệu quả sự tạo mô sẹo từ nuôi cấy
lớp mỏng lá cây cọc rào. Nghiệm thức bổ sung 0,5 mg/l 2,4˗D đạt kết
quả ở các chỉ tiêu khối lượng tươi 77,75 mg, khối lượng khô 4,11 mg, tỷ
lệ tạo mô sẹo 98,40%, tỷ lệ sống 90,30%.
9
Quan sát hình thái giải phẫu bằng phương pháp nhuộm kép
acetocarmine v Evan’s blue được sử dụng để nhuộm tế bào. Các tế bào
có khả năng phát sinh phôi có nhân lớn và tế bào chất đậm đặc nhuộm
m u đỏ sáng mạnh với acetocarmine. Kết quả cho thấy trên môi trường
có bổ sung 0,5 mg/l 2,4-D có hiệu quả để cảm ứng sự hình thành mô sẹo
có khả năng sinh phôi soma cây cọc rào.
Bảng 3.1.Ảnh hưởng của các nồng độ 2,4-D lên sự phát sinh hình thái sau 28 ngày nuôi cấy
Nghiệm
thức
Nồng độ 2,4-D
(mg/l)
Khối lƣợng
tƣơi (mg)
Khối lƣợng
khô (mg)
Tỷ lệ tạo
mô sẹo (%)
Tỷ lệ sống
(%)
D0 0,0 0,80dx 0,16e 0,00c 20,36d
D1 0,1 8,01c 1,13d 10,52b 60,18c
D2 0,5 77,75b 4,11c 98,40a 90,30b
D3 1,0 80,44a 5,20a 97,95a 93,58a
D4 1,5 81,62a 4,71b 98,79a 92,22ab
ANOVAy * * * *
CV% 77,24 68,58 77,47 41,16
x: Các trị số có chữ cái giống nhau trên cùng một cột thì không có sự khác biệt theo trắc nghiệm phân hạng LSD.
y *: khác biệt có mức ý nghĩa ở p ≤ 0,05.
3.1.2. Ảnh hƣởng của sự kết hợp 2,4-D và kinetin lên khả năng phát
sinh phôi soma
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của 2,4-D và kinetin lên sự phát sinh phôi từ mô sẹo
Nghiệm
thức
2,4-D
(mg/l)
Kinetin
(mg/l)
Khối lƣợng tƣơi
(mg)
Tỷ lệ hình thành phôi
(%)
A1 0,5 0,5 12,86dx 30,43f
A2 0,5 1,0 62,95a 77,33a
A3 0,5 1,5 50,52b 56,72b
A4 0,5 2,0 33,19c 49,52c
A5 - 0,5 14,52d 41,33e
A6 - 1,0 60,33a 79,29a
A7 - 1,5 27,14c 46,76d
A8 - 2,0 28,38c 44,67d
ANOVAy * *
CV% 52,08 30,89
x: Các trị số có chữ cái giống nhau trên cùng một cột thì không có sự khác biệt theo trắc nghiệm phân hạng LSD.
y *: khác biệt có mức ý nghĩa ở p ≤ 0,05.
Sau 8 tuần nuôi cấy, kết quả thí nghiệm cho thấy có sự hình thành
phôi từ mô sẹo cây cọc r o trên môi trường có bổ sung 2,4˗D v kinetin
ở các nồng độ khác nhau (Bảng 3.2) Môi trường khoáng cơ bản MS có
bổ sung 0,5 mg/l 2,4˗D v 1,0 mg/l KINđược ghi nhận có hiệu quả tốt
nhất để cảm ứng sự hình thành phôi từ mô sẹo có khả năng sinh phôi
soma cây cọc rào với khối lượng tươi (62,95 g) v tỷ lệ hình thành phôi
l (77,33%) đạt cao nhất so với các nghiệm thức cùng khảo sát. Mẫu cấy
10
trên môi trường bổ sung 1,0 mg/l KIN đạt tỷ lệ cao về số mô sẹo phát
sinh phôi (79,29%) và phôi soma phát triển qua nhiều giai đoạn: dạng
cầu, dạng tim, dạng thủy lôi và dạng lá mầm.
3.1.3. Ảnh hƣởng của nồng độ proline lên sự hình thành phôi soma
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ proline lên sự hình thành phôi soma
Proline
(mg/l)
Số phôi/mẫu
Khối lƣợng tƣơi
(mg)
Tỷ lệ hình thành phôi/mẫu
(%)
0 11,66cx 13,00c 23,33d
250 45,07b 50,07b 50,00c
500 47,87b 52,83b 60,00bc
750 72,33a 81,37a 86,67a
1000 50,70b 56,80b 66,67b
ANOVAy * * *
CV% 45,42 45,42 38,71
x: Các trị số có chữ cái giống nhau trên cùng một cột thì không có sự khác biệt theo trắc nghiệm phân hạng LSD.
y *: khác biệt có mức ý nghĩa ở p ≤ 0,05.
Sau 4 tuần nuôi cấy, kết quả thí nghiệm cho thấy có sự khác biệt
đáng kể về mặt thống kê giữa các nghiệm thức bổ sung proline và
nghiệm thức đối chứng. Khi tiếp tục gia tăng h m lượng proline lên, các
chỉ tiêu theo dõi cũng có sự gia tăng v đạt cao nhất ở nghiệm thức có
thành phần proline bổ sung là 750 mg/l với tỷ lệ hình thành phôi là
86,66%, số lượng phôi hình thành là 72,33 phôi/mẫu và khối lượng tươi
là 81,37 mg. Nhìn chung, kết quả thí nghiệm cho thấy proline có tác
động hiệu quả đối với sự hình thành phôi soma từ mẫu cấy mô sẹo có
khả năng phát sinh phôi của cây cọc rào. Không chỉ giúp gia tăng sự tạo
phôi, sự gia tăng khối lượng tươi của mẫu ở tất cả các nghiệm thức có bổ
sung proline cũng cho thấy proline có hiệu quả kích sinh sự tăng trưởng
ở đây l sự gia tăng sinh sinh khối mẫu cấy.
3.1.4. Ảnh hƣởng của nồng độ glutamine lên sự hình thành phôi
soma
Trong thí nghiệm này, mô sẹo có khả năng phát sinh phôi được
cấy v o môi trường MS cảm ứng phát sinh phôi,