Luận án Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Hà nội trong xây dựng nông thôn mới

Tuy nhiên, kết quả thu được từ XD NTM của Hà Nội vẫn còn khiêm tốn, đặc biệt là trong PTKT NT. KTNT của Hà Nội vẫn phụ thuộc nhiều vào sản xuất (SX) NN, trong đó ngành trồng trọt (với sản xuất lúa là chủ yếu) vẫn chiếm vị trí quan trọng nhất. Theo số liệu Tổng điều tra NT, NN và thủy sản TP Hà Nội năm 2016, tính đến cuối năm 2016, ở NT Hà Nội có 26,92% số hộ làm NN (theo nghĩa rộng là nông - lâm - thủy sản), 32,09% số hộ làm công nghiệp (CN) và XD, 32,67% số hộ làm dịch vụ (DV) và 8,32% số hộ làm việc khác. Điều đáng nói là trong SX NN thì có tới hơn 97,36% số lao động làm việc ở ngành trồng trọt và chăn nuôi, chỉ có 2,52% làm ở ngành thủy sản và 0,29% làm ở ngành lâm nghiệp. Trong khi đó, yêu cầu chuyển dịch CCKT không chỉ là đòi hỏi của bản thân sự phát triển nội tại nền kinh tế mà còn là đòi hỏi của xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Để hội nhập kinh tế thế giới và tham gia tích cực vào quá trình liên kết kinh tế giữa các quốc gia, các địa phương trên thế giới, mỗi địa phương phải thay đổi CCKT của mình cho phù hợp với sự phân công lao động quốc tế. Vì lẽ đó, chuyển dịch nhanh CCKT NT Hà Nội theo hướng hiện đại, hiệu là yêu cầu cấp bách hiện nay, là một trong những mục tiêu quan trọng được đề ra trong XD NTM. Chương trình XD NTM đang là một tác động hai chiều đến quá trình chuyển CCKT NT. Một mặt, XD NTM đòi hỏi CCKT NT phải dịch chuyển theo hướng ngày càng tiến bộ hơn. Mặt khác, XD NTM cũng đang tạo cho CCKT NT những điều kiện để chuyển dịch nhanh hơn như được tập trung nhiều hơn về vốn, ưu đãi hơn về các cơ chế chính sách (CCCS), hệ thống cơ sở hạ tầng (CSHT) ngày càng đầy đủ và hoàn thiện hơn. Là Thủ đô, là trung tâm của vùng Thủ đô, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các điều kiện đó của Hà Nội lại còn được quan tâm đáp ứng nhiều hơn so với các địa phương khác. Tuy nhiên, khu vực NT Hà Nội hiện nay vẫn đang chưa tận dụng được tốt các cơ hội đó của mình để chuyển dịch nhanh CCKT, đáp ứng mục tiêu đề ra trong XD NTM. Chính vì vậy, nghiên cứu và tìm giải pháp cho chuyển dịch CCKT trong XD NTM đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu đề ra đang là một đòi hỏi bức xúc của Hà Nội hiện nay

pdf207 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Hà nội trong xây dựng nông thôn mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN LÊ HUỲNH MAI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN HÀ NỘI TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 62310105 Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 62 31 01 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC SƠN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN NGỌC SƠN HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả Lê Huỳnh Mai MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI .................. 11 1.1. Tổng quan các nghiên cứu ............................................................................ 11 1.1.1. Các nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế .......................................... 11 1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu về nông thôn, nông thôn mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới .......................................... 16 1.2. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................. 20 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 21 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ................................................ 23 2.1. Cơ cấu kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn .......... 23 2.1.1. Nông thôn và phát triển kinh tế nông thôn ................................................ 23 2.1.2. Cơ cấu kinh tế nông thôn .......................................................................... 24 2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ...................................................... 29 2.2. Xây dựng nông thôn mới và yêu cầu đặt ra cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ........................................................... 32 2.2.1. Xây dựng nông thôn mới .......................................................................... 32 2.2.2. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn với xây dựng nông thôn mới .............................................................................................................. 38 2.2.3. Yêu cầu đặt ra cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ..................................................................................................... 39 2.3. Khung lý thuyết của luận án về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội ....................................................................... 42 2.3.1. Xu hướng dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội ...................................................................................................... 42 2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Hà Nội trong xây dựng nông thôn mới ...................................................................................... 44 2.3.3. Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội ............................................................................. 47 2.3.4. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Hà Nội .......................... 56 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 72 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI .............................................................................................................. 74 3.1. Nông thôn Hà Nội và tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội ......................................................................................................... 74 3.1.1. Giới thiệu chung về nông thôn Hà Nội ...................................................... 74 3.1.2. Chương trình nông thôn mới trên địa bàn Hà Nội ..................................... 75 3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội ................................................................................................ 79 3.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Hà Nội theo các tiêu chí phản ánh kết quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ................................................. 79 3.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Hà Nội theo các tiêu chí phản ánh hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ............................................. 105 3.3. Phân tích các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Hà Nội trong quá trình xây dựng nông thôn mới ............................................. 116 3.3.1. Các nhân tố chung tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ................... 117 3.3.2. Các nhân tố thuộc chương trình nông thôn mới ....................................... 125 3.3.3. Các nhân tố thuộc đặc thù của Thủ đô ..................................................... 134 3.4. Đánh giá chuyển dịch cấu kinh tế nông thôn trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới của Hà Nội ........................................................................ 135 3.4.1. Thành tựu đạt được ................................................................................. 135 3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ......................................................................... 136 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN HÀ NỘI TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI .................. 142 4.1. Bối cảnh xây dựng nông thôn mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 ..................................................................... 142 4.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ............................................................... 142 4.1.2. Bối cảnh xây dựng nông thôn mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Hà Nội .............................................................................................................. 143 4.2. Quan điểm và định hướng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Hà Nội trong xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 và định hướng đến 2030 .......... 144 4.2.1. Quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới của Hà Nội ......................................................... 144 4.2.2. Định hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới .......................................................................................... 146 4.3. Các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới của Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 .............................................................................................................. 149 4.3.1. Đổi mới mạnh mẽ hơn, triệt để hơn các chính sách của Đảng, Nhà nước và Thành phố đối với nông nghiệp - nông dân và nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ............................................................................................................ 149 4.3.2. Quan tâm thỏa đáng đối với việc nghiên cứu hỗ trợ hoạt động của các chủ thể kinh tế nhằm đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong khu vực nông thôn, nhất là trong sản xuất nông nghiệp và hoạt động thương mại........................ 154 4.3.3. Chú trọng nâng cao năng lực cán bộ và tăng cường sự tham gia của người dân ......................................................................................................... 155 4.3.4. Đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm và phát triển thị trường157 4.3.5. Tăng cường đầu tư xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn .... 160 4.3.6. Tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực nông thôn đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ................................................................................ 162 4.3.7. Tăng cường huy động nguồn vốn đầu tư cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới .......................................................... 163 4.4. Một số kiến nghị với Quốc hội và Chính phủ ............................................. 164 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 167 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ...................... 169 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 170 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATTP : An toàn thực phẩm BCH TW : Ban chấp hành trung ương BĐS : Bất động sản BTCQG : Bộ tiêu chí quốc gia CCCS : Cơ chế chính sách CCKT : Cơ cấu kinh tế CN : Công nghiệp CNC : Công nghệ cao CNH : Công nghiệp hóa CSHT : Cơ sở hạ tầng CTMTQG : Chương trình mục tiêu quốc gia DN : Doanh nghiệp DV : Dịch vụ GAP : Quy trình chất lượng sản xuất nông nghiệp (Good Agriculture Practice) GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GTSX : Giá trị sản xuất HĐH : Hiện đại hóa HTX : Hợp tác xã KCHT : Kết cấu hạ tầng KH : Kế hoạch KHCN : Khoa học công nghệ KTNT : Kinh tế nông thôn KT-XH : Kinh tế xã hội NAFC : Liên đoàn quốc gia hợp tác xã Hàn Quốc NN : Nông nghiệp NSLĐ : Năng suất lao động NSNN : Ngân sách nhà nước NT : Nông thôn NTM : Nông thôn mới OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế PTBV : Phát triển bền vững PTKT : Phát triển kinh tế PTNT : Phát triển nông thôn QĐ : Quyết định QH : Quy hoạch RAT : Rau an toàn SX : Sản xuất SXKD : Sản xuất kinh doanh TNBQĐN : Thu nhập bình quân đầu người TP : Thành phố TTKT : Tăng trưởng kinh tế TTTM : Trung tâm thương mại UBND : Ủy ban nhân dân XD : Xây dựng XHH : Xã hội hóa DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Khác biệt trong mô hình nông thôn cũ và mới ............................................ 33 Bảng 3.1. Các xã được công nhận đạt chuẩn NTM .................................................... 78 Bảng 3.2. Quy mô và tốc độ tăng GTSX khu vực NT Hà Nội .................................... 79 Bảng 3.3. Tốc độ chuyển dịch CCKT khu vực NT Hà Nội ........................................ 81 Bảng 3.4. Cơ cấu hộ theo ngành nghề sản xuất ở nông thôn Hà Nội .......................... 81 Bảng 3.5. Cơ cấu GTSX NN nông thôn Hà Nội 2009 – 2016 ..................................... 83 Bảng 3.6. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành NN (Nông, lâm, thủy sản) ..................... 84 Bảng 3.7. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành NN theo nghĩa hẹp ................................ 85 Bảng 3.8. Cơ cấu GTSX ngành trồng trọt phân theo nhóm cây trồng ......................... 86 Bảng 3.10. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo nhóm vật nuôi ............................... 90 Bảng 3.11. Chăn nuôi gia súc, gia cầm trọng điểm ..................................................... 92 Bảng 3.12. Diện tích và sản lượng ngành nuôi trồng thủy sản .................................... 92 Bảng 3.13. Quy mô và tốc độ tăng GTSX ngành công nghiệp.................................... 94 Bảng 3.14. Cơ cấu giá trị sản xuất khu vực CN theo giá hiện hành ............................ 95 Bảng 3.15. Cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước khu vực nông thôn ............... 95 Bảng 3.16. Một số các làng nghề ở Hà Nội ................................................................ 97 Bảng 3.17. Quy mô và tốc độ tăng GTSX ngành dịch vụ khu vực nông thôn Hà Nội ... 101 Bảng 3.18. Cơ cấu GTSX ngành DV khu vực NT Hà Nội (giá hiện hành) ............... 102 Bảng 3.21. Cơ giới hóa ngành trồng trọt .................................................................. 109 Bảng 3.22. Cơ giới hóa ngành chăn nuôi và thủy sản ............................................... 110 Bảng 3.23. Diện tích rau sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2015 .................... 112 Bảng 3.24. NSLĐ và năng suất đất đai của khu vực NT Hà Nội và cả nước ............. 114 Bảng 3.25. Số lượng lao động khu vực nông thôn Hà Nội ....................................... 115 Bảng 3.26. TNBQĐN và tỷ lệ giảm nghèo khu vực NT Hà Nội và một số huyện .... 115 Bảng 3.27. Lao động nông thôn Hà Nội ................................................................... 122 Bảng 3.28. Các chỉ tiêu về kết cấu hạ tầng nông thôn 2009-2014 ............................. 124 Bảng 4.1. Chỉ tiêu cơ cấu kinh tế nông thôn đến 2020 ............................................. 148 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Cơ cấu kinh tế nông thôn ............................................................................ 27 Hình 2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trung Quốc theo GDP ................................ 60 Hình 3.1. Cơ cấu ngành khu vực NT Hà Nội theo GTSX (giá hiện hành) .................. 80 Hình 3.2. Tổng sản phẩm NN Hà Nội qua các năm (Giá so sánh 2010) ..................... 82 Hình 3.3. Giá trị sản xuất NN NT Hà Nội (giá so sánh 2010) ..................................... 83 Hình 3.4. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành NN ............................................................... 85 Hình 3.5. Cơ cấu ngành chăn nuôi theo nhóm vật nuôi (giá hiện hành) ...................... 91 Hình 3.6. Giá trị sản xuất các làng nghề Hà Nội (giá hiện hành) ................................ 98 Hình 3.7. Trang bị động lực bình quân trong sản xuất nông nghiệp (HP/ha) ............ 109 Hình 3.8. Số cơ sở sơ chế rau được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP .......... 111 Hình 3.9. Năng suất lúa cả năm của Hà Nội (tạ/ha) .................................................. 113 Hình 3.10. Năng suất ngô của Hà Nội so với năng suất của cả nước và một số quốc gia (tạ/ha) ..................................................................................................... 113 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 30 năm thực hiện đổi mới, kinh tế nước ta đã có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể, Việt Nam đã từ một quốc gia có thu nhập thấp vươn lên nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn là một nước nông nghiệp (NN) với hơn 65% dân số nông thôn (Niên giám thống kê, 2016), sinh sống chủ yếu bằng NN. Khu vực này hiện còn yếu kém về nhiều mặt, đặc biệt là về kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội (KT-XH). Do đó, kinh tế nông thôn (KTNT) mà chủ yếu là NN phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học công nghệ (KHCN) và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa phát huy hết lợi thế và nguồn lực cho phát triển. Chính điều này đã làm cho đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn (NT) còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa NT và thành thị lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Khu vực NT đang ngày càng trở nên trì trệ và kém phát triển hơn so với thành thị. Như nhiều quốc gia trên thế giới, khu vực NT Việt Nam đang cần được vực dậy, cần được thổi một luồng sinh khí mới Nhận thức được vấn đề này, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã tiến hành thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) xây dựng (XD) nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010-2020 trên địa bàn cả nước. Đây là một chương trình tổng thể về phát triển KT-XH, chính trị và an ninh quốc phòng của quốc gia, trong đó mục tiêu chính về kinh tế là đẩy mạnh phát triển kinh tế (PTKT) và chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) NT. Hà Nội, tuy là Thủ đô của cả nước nhưng từ năm 2008, sau khi sáp nhập với Hà Tây, khu vực NT lại chiếm một tỷ trọng lớn cả về diện tích và dân số. Khu vực NT Hà Nội hiện có 17 huyện với 386 xã (gấp đôi số huyện và xã của tỉnh Nam Định: 9 huyện và 194 xã), diện tích đất NN lớn nhất đồng bằng Bắc Bộ (157.100 ha, tỉnh Thái Bình đứng thứ hai về diện tích đất NN chỉ có 93.700 ha), với 3,82 triệu người chiếm 50,8% dân số toàn Thành phố (TP) (Niên giám thống kê TP Hà Nội, 2016), cũng là địa phương có dân cư NT lớn nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ. Chính vì thế, đối với Hà Nội, hơn bao giờ hết cần đẩy mạnh XD NTM, chuyển nhanh khu vực NT sang hiện đại. Mục tiêu cơ bản XD NTM là: phát triển nhanh, mạnh kinh tế NT; XD kết cấu hạ tầng (KCHT) NTM đồng bộ và hiện đại, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, một NT văn minh, hiện đại. Những năm qua, theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương về thực hiện CTMTQG XD NTM, Hà Nội đã tiến hành XD và thực hiện chương trình 02 về “Phát triển NN, XD NTM, từng bước nâng cao đời sống 2 nhân dân giai đoạn 2011-2015”, và hiện đang thực hiện tiếp chương trình 02 giai đoạn 2016-2020, đồng thời bỏ ra nhiều công sức và nguồn lực để thực hiện chương trình này. Hiện 17/17 huyện trên địa bàn TP đã lập xong đề án cấp huyện, 100% các xã đã lập đề án và tổ chức lập quy hoạch XD NTM, nhiều tiêu chí trong 19 tiêu chí XD NTM đã được bảo đảm, bộ mặt NT đã bắt đầu có những đổi thay tích cực. Tuy nhiên, kết quả thu được từ XD NTM của Hà Nội vẫn còn khiêm tốn, đặc biệt là trong PTKT NT. KTNT của Hà Nội vẫn phụ thuộc nhiều vào sản xuất (SX) NN, trong đó ngành trồng trọt (với sản xuất lúa là chủ yếu) vẫn chiếm vị trí quan trọng nhất. Theo số liệu Tổng điều tra NT, NN và thủy sản TP Hà Nội năm 2016, tính đến cuối năm 2016, ở NT Hà Nội có 26,92% số hộ làm NN (theo nghĩa rộng là nông - lâm - thủy sản), 32,09% số hộ làm công nghiệp (CN) và XD, 32,67% số hộ làm dịch vụ (DV) và 8,32% số hộ làm việc khác. Điều đáng nói là trong SX NN thì có tới hơn 97,36% số lao động làm việc ở ngành trồng trọt và chăn nuôi, chỉ có 2,52% làm ở ngành thủy sản và 0,29% làm ở ngành lâm nghiệp. Trong khi đó, yêu cầu chuyển dịch CCKT không chỉ là đòi hỏi của bản thân sự phát triển nội tại nền kinh tế mà còn là đòi hỏi của xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Để hội nhập kinh tế thế giới và tham gia tích cực vào quá trình liên kết kinh tế giữa các quốc gia, các địa phương trên thế giới, mỗi địa phương phải thay đổi CCKT của mình cho phù hợp với sự phân công lao động quốc tế. Vì lẽ đó, chuyển dịch nhanh CCKT NT Hà Nội theo hướng hiện đại, hiệu là yêu cầu cấp bách hiện nay, là một trong những mục tiêu quan trọng được đề ra trong XD NTM. Chương trình XD NTM đang là một tác động hai chiều đến quá trình chuyển CCKT NT. Một mặt, XD NTM đòi hỏi CCKT NT phải dịch chuyển theo hướng ngày càng tiến bộ hơn. Mặt khác, XD NTM cũng đang tạo cho CCKT NT những điều kiện để chuyển dịch nhanh hơn như được tập trung nhiều hơn về vốn, ưu đãi hơn về các cơ chế chính sách (CCCS), hệ thống cơ sở hạ tầng (CSHT) ngày càng đầy đủ và hoàn thiện hơn... Là Thủ đô, là trung tâm của vùng Thủ đô, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các điều kiện đó của Hà Nội lại còn được quan tâm đáp ứng nhiều hơn so với các địa phương khác. Tuy nhiên, khu vực NT Hà Nội hiện nay vẫn đang chưa tận dụng được tốt các cơ hội đó của mình để chuyển dịch nhanh CCKT, đáp ứng mục tiêu đề ra trong XD NTM. Chính vì vậy, nghiên cứu và tìm giải pháp cho chuyển dịch CCKT trong XD NTM đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu đề ra đang là một đòi hỏi bức xúc của Hà Nội hiện nay. Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn vấn đề “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn 3 Hà Nội trong xây dựng nông thôn mới” làm luận án tiến sĩ của mình 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu ng
Luận văn liên quan