Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (Porcine Reproductive and
Respiratory Syndrome – PRRS) hay bệnh tai xanh được đặc trưng bởi những rối loạn
sinh sản của lợn nái và những vấn đề về đường hô hấp ở lợn con và lợn trưởng thành
(Meulenberg et al., 1993). Bệnh gây ra bởi virus PRRS, thuộc bộ Nidovirales, họ
Arteriviridae, chi Arterivirus (Cavanagh, 1997). Virus PRRS được nhóm thành hai kiểu
gen, châu Âu (type 1) và Bắc Mỹ (type 2), các dấu hiệu lâm sàng của nhiễm trùng đều
giống nhau, nhưng các chủng phân lập lại khác nhau về độc lực ở động vật nhiễm bệnh
(Halbur et al., 1995b) và khác nhau về đặc tính kháng nguyên, di truyền (Meng, 2000;
Nelsen et al., 1999; Nelson et al., 1993). Dịch PRRS xuất hiện ở hầu hết các khu vực
chăn nuôi lợn quy mô lớn trên khắp thế giới. Tổn thất hàng năm cho ngành chăn nuôi
lợn ở Hoa Kỳ do PRRSV gây ra ước tính khoảng 664 triệu USD (Holtkamp et al.,
2013). Đối với lợn nái, bệnh gây hậu quả nghiêm trọng như: lợn con sơ sinh yếu ớt,
giảm số con sơ sinh sống sót/ổ, tình trạng bệnh âm ỉ, rối loạn sinh sản, động dục kéo
dài, chậm động dục trở lại. Đối với đực giống, số lượng tinh dịch giảm, chất lượng tinh
dịch kém, ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai và chất lượng đàn con (Pejsak et al., 1997).
Kháng thể kháng PRRSV lần đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam năm 1997 trên một
đàn lợn nhập từ Mỹ. Từ năm 2007 đến nay, PRRS liên tục xảy ra và bùng phát ở rộng
khắp các tỉnh thành trong cả nước gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi. Tình hình
PRRS ngày càng phức tạp đòi hỏi sự chủ động trong phòng chống dịch, trong đó
phương pháp phòng PRRS hiệu quả nhất là sử dụng vacxin. Tuy nhiên, sự đa dạng di
truyền và thay đổi kháng nguyên của các chủng PRRSV là một trở ngại lớn trong việc
phát triển một loại vacxin có hiệu quả để kiểm soát PRRS. Các vacxin sống đã được sử
dụng phổ biến để kiểm soát PRRS vì chúng có khả năng bảo vệ tốt hơn so với vacxin
đã vô hoạt hoặc các vacxin tái tổ hợp (Charerntantanakul, 2012; Hu and Zhang, 2014;
Kim et al., 2011; Zuckermann et al., 2007). Nhưng ngày càng có nhiều quan ngại về sự
an toàn của việc sử dụng vacxin sống vì sự hồi phục nhanh chóng độc lực của PRRSV
trong quá trình sao chép ở lợn (Hu and Zhang, 2014; Mengeling et al., 2003; Pejsak et
al., 1997). Hiện nay, trước tình hình nước ta đang phải tốn rất nhiều chi phí cho các loại
vacxin ngoại nhập mà hiệu quả phòng bệnh chưa được như mong muốn. Nhằm chủ
động trong nguồn cung cấp vacxin hiệu quả cao, an toàn và giảm chi phí nhập khẩu
vacxin, thì việc sản xuất được vacxin vô hoạt từ chủng virus PRRS phân lập tại Việt
Nam là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao. Để sản xuất được vacxin hiệu
quả cần phải có chủng giống gốc đại diện cho các chủng virus PRRS lưu hành ở Việt
Nam, do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này. Với mục tiêu lựa chọn được giống
gốc, sản xuất được vacxin vô hoạt PRRS đạt tiêu chí an toàn, có hiệu lực cao để phòng
bệnh cho lợn.
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tạo giống gốc và thử nghiệm sản xuất vacxin vô hoạt phòng hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn từ chủng virus phân lập tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
PHẠM VĂN SƠN
NGHIÊN CỨU TẠO GIỐNG GỐC VÀ THỬ NGHIỆM
SẢN XUẤT VACXIN VÔ HOẠT PHÒNG HỘI CHỨNG
RỐI LOẠN SINH SẢN VÀ HÔ HẤP Ở LỢN TỪ
CHỦNG VIRUS PHÂN LẬP TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi
Mã số: 9.64.01.02
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
HÀ NỘI, 2018
Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Bá Hiên
2. TS. Nguyễn Văn Cảm
Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Quang Tuyên
Trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên
Phản biện 2: GS.TS. Lê Thanh Hòa
Viện Công nghệ sinh học
Phản biện 3: PGS. TS. Phạm Công Hoạt
Bộ Khoa học và Công nghệ
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp
Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi 08h0 ngày 28 tháng 12 năm 2018
Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (Porcine Reproductive and
Respiratory Syndrome – PRRS) hay bệnh tai xanh được đặc trưng bởi những rối loạn
sinh sản của lợn nái và những vấn đề về đường hô hấp ở lợn con và lợn trưởng thành
(Meulenberg et al., 1993). Bệnh gây ra bởi virus PRRS, thuộc bộ Nidovirales, họ
Arteriviridae, chi Arterivirus (Cavanagh, 1997). Virus PRRS được nhóm thành hai kiểu
gen, châu Âu (type 1) và Bắc Mỹ (type 2), các dấu hiệu lâm sàng của nhiễm trùng đều
giống nhau, nhưng các chủng phân lập lại khác nhau về độc lực ở động vật nhiễm bệnh
(Halbur et al., 1995b) và khác nhau về đặc tính kháng nguyên, di truyền (Meng, 2000;
Nelsen et al., 1999; Nelson et al., 1993). Dịch PRRS xuất hiện ở hầu hết các khu vực
chăn nuôi lợn quy mô lớn trên khắp thế giới. Tổn thất hàng năm cho ngành chăn nuôi
lợn ở Hoa Kỳ do PRRSV gây ra ước tính khoảng 664 triệu USD (Holtkamp et al.,
2013). Đối với lợn nái, bệnh gây hậu quả nghiêm trọng như: lợn con sơ sinh yếu ớt,
giảm số con sơ sinh sống sót/ổ, tình trạng bệnh âm ỉ, rối loạn sinh sản, động dục kéo
dài, chậm động dục trở lại. Đối với đực giống, số lượng tinh dịch giảm, chất lượng tinh
dịch kém, ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai và chất lượng đàn con (Pejsak et al., 1997).
Kháng thể kháng PRRSV lần đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam năm 1997 trên một
đàn lợn nhập từ Mỹ. Từ năm 2007 đến nay, PRRS liên tục xảy ra và bùng phát ở rộng
khắp các tỉnh thành trong cả nước gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi. Tình hình
PRRS ngày càng phức tạp đòi hỏi sự chủ động trong phòng chống dịch, trong đó
phương pháp phòng PRRS hiệu quả nhất là sử dụng vacxin. Tuy nhiên, sự đa dạng di
truyền và thay đổi kháng nguyên của các chủng PRRSV là một trở ngại lớn trong việc
phát triển một loại vacxin có hiệu quả để kiểm soát PRRS. Các vacxin sống đã được sử
dụng phổ biến để kiểm soát PRRS vì chúng có khả năng bảo vệ tốt hơn so với vacxin
đã vô hoạt hoặc các vacxin tái tổ hợp (Charerntantanakul, 2012; Hu and Zhang, 2014;
Kim et al., 2011; Zuckermann et al., 2007). Nhưng ngày càng có nhiều quan ngại về sự
an toàn của việc sử dụng vacxin sống vì sự hồi phục nhanh chóng độc lực của PRRSV
trong quá trình sao chép ở lợn (Hu and Zhang, 2014; Mengeling et al., 2003; Pejsak et
al., 1997). Hiện nay, trước tình hình nước ta đang phải tốn rất nhiều chi phí cho các loại
vacxin ngoại nhập mà hiệu quả phòng bệnh chưa được như mong muốn. Nhằm chủ
động trong nguồn cung cấp vacxin hiệu quả cao, an toàn và giảm chi phí nhập khẩu
vacxin, thì việc sản xuất được vacxin vô hoạt từ chủng virus PRRS phân lập tại Việt
Nam là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao. Để sản xuất được vacxin hiệu
quả cần phải có chủng giống gốc đại diện cho các chủng virus PRRS lưu hành ở Việt
Nam, do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này. Với mục tiêu lựa chọn được giống
gốc, sản xuất được vacxin vô hoạt PRRS đạt tiêu chí an toàn, có hiệu lực cao để phòng
bệnh cho lợn.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Sản xuất được vacxin vô hoạt PRRS có hiệu quả từ chủng virus phân lập tại Việt Nam.
2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tuyển chọn được chủng virus PRRS phân lập từ lợn mắc PRRS ở Việt Nam, sử
dụng làm giống gốc phục vụ sản xuất thử nghiệm vacxin vô hoạt PRRS.
Sản xuất thử nghiệm thành công vacxin vô hoạt PRRS từ giống gốc PRRS được
tuyển chọn. Vacxin vô hoạt PRRS nghiên cứu sản xuất ra đạt các tiêu chí về vô trùng,
thuần khiết, an toàn và hiệu lực.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các chủng virus PRRS cường độc phân lập từ lợn mắc PRRSở Việt Nam.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian nghiên cứu: Các chủng virus PRRS được phân lập từ lợn
mắc PRRS thu thập tại các tỉnh: Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Ninh Bình,
Thanh Hóa, Nghệ An, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Cần Thơ.
Địa điểm nghiên cứu: Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ sinh học Thú y và
phòng thí nghiệm bộ môn Vi sinh vật - Truyền nhiễm, Khoa Thú y - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ 2014-2017
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài lần đầu tiên tuyển chọn được chủng virus PRRS phân lập tại Việt Nam để
làm giống gốc sử dụng cho sản xuất vacxin vô hoạt phòng PRRS cho lợn. Giống gốc
PRRS được thẩm định tại cơ quan thú y có thẩm quyền và đạt các tiêu chí vô trùng,
thuần khiết, có hiệu giá cao, có khả năng kích thích miễn dịch tốt, kháng thể do vacxin
tạo ra có thể trung hòa được các chủng virus PRRS đang lưu hành ở Việt Nam.
Đề tài của luận án đã đưa ra được một quy trình phân lập, sàng lọc và tuyển chọn
giống gốc. Trên cơ sở này, có thể áp dụng để tạo ra một chủng Master seed mới thay thế
những chủng cũ không còn đáp ứng tính tương đồng kháng nguyên.
Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm thành công vacxin vô hoạt PRRS từ chủng
virus thực địa, đây là vacxin vô hoạt đầu tiên về PRRS của Việt Nam được nghiên
cứu sản xuất. Quy trình sản xuất vacxin vô hoạt PRRS có thể chuyển giao để sản xuất
vacxin phòng PRRS cho đàn lợn, giúp người chăn nuôi giảm thiệt hại kinh tế do
PRRS gây ra.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Những kỹ thuật, quy trình được áp dụng trong đề tài góp phần nâng cao năng lực
nghiên cứu cho người làm trong lĩnh vực thú y. Các kết quả nghiên cứu phản ảnh đầy
đủ về đặc điểm sinh học, sinh học phân tử, đặc tính kháng nguyên và tính sinh miễn
dịch của các chủng virus PRRS đang lưu hành ở Việt Nam. Cung cấp các thông tin
tham khảo, tham chiếu cho các nhà khoa học nghiên cứu về virus PRRS ở Việt Nam
cũng như trên thế giới.
3
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Giống gốc được tuyển chọn là chủng virus PRRS đại diện cho các chủng virus
đang lưu hành ở Việt Nam có thể sử dụng để sản xuất kháng thể đơn dòng, đa dòng,
phục vụ sản xuất kháng thể trị bệnh cũng như kháng thể trong chẩn đoán bệnh. Giống
gốc có thể sử dụng để sản xuất kháng nguyên trong chế tạo Kít ELISA chẩn đoán bệnh,
Kít phát hiện nhanh bệnh, góp phần vào công cuộc phòng và chống PRRS cho toàn
ngành chăn nuôi.
Đề tài đã nghiên cứu sản xuất thành công vacxin vô hoạt PRRS đạt các chỉ tiêu về
vô trùng, thuần khiết, an toàn và hiệu lực, đây là cơ sở quan trọng để ứng dụng nghiên
cứu sản xuất các loại vacxin virus khác giúp nâng cao năng lực sản xuất vacxin vật nuôi
của ngành Thú y nước nhà, hạn chế nhập khẩu vacxin.
Vacxin vô hoạt PRRS có thể chuyển giao sản xuất trên quy mô công nghiệp, tạo
ra một vacxin có hiệu quả và rẻ so với các vacxin nhập ngoại trên thị trường, góp
phần khống chế dịch bệnh, giảm thiệt hại cho ngành chăn nuôi.
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH DỊCH PRRS Ở LỢN
2.1.1. Lịch sử và tình hình dịch PRRS ở lợn trên thế giới
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn được ghi nhận lần đầu tiên ở Mỹ vào
năm 1987 với tên là "bệnh bí hiểm" (Mystery swine disease) bởi tính tự nhiên khó hiểu
của bệnh nguyên. Hội nghị quốc tế về bệnh này được tổ chức tại St. Paul, Minnesota đã
nhất trí dùng tên PRRS và đã được Tổ chức Thú y thế giới công nhận chính thức gọi là
"Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên lợn" (Porcine Reproductive and
Respiratory Syndrome-PRRS), căn nguyên bệnh được gọi là virus gây hội chứng rối
loạn sinh sản và hô hấp (Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome virus -
PRRSV).
2.1.2. Lịch sử và tình hình dịch PRRS ở lợn tại Việt Nam
Lần đầu tiên trong lịch sử vào năm 1997, kháng thể kháng PRRSV được phát hiện
trên đàn lợn nhập từ Mỹ vào các tỉnh miền Nam. Kết quả kiểm tra thấy, 10/51 lợn
giống nhập khẩu có huyết thanh dương tính với PRRS. Toàn bộ số lợn này đã được xử
lý vào thời gian đó. Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo, các nghiên cứu về bệnh trên
những trại lợn giống tại các tỉnh phía Nam cho thấy tỷ lệ lợn có huyết thanh dương tính
với bệnh rất khác nhau từ 1,3% cho tới 68,29% (Cục Thú y, 2008).
2.2. CĂN BỆNH
2.2.1. Cấu trúc virus PRRS
Virus gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRSV) thuộc chi Arterivirus,
họ Arteriviridae, bộ Nidovirales. Hạt virus thường có hình oval với đường kính xấp xỉ
60nm và bề mặt có gai được cấu tạo từ phức hợp protein màng. Virus PRRS là virus sợi
đơn dương với kích thước phân tử 15,1- 15,5 kb (Dokland, 2010). Genome của virus
PRRS có kích thước khoảng 15kb, gồm ít nhất 10 khung đọc mở ORF (open reading
frames): ORF1a, ORF1b, ORF2, ORF2b, ORF3, ORF4, ORF5, ORF5a, ORF6, ORF7
mã hóa cho các protein cấu trúc và phi cấu trúc.
4
2.2.2. Phân loại virus PRRS
Hiện nay, PRRSV đã được xác lập với 2 kiểu gen chính là kiểu gen có nguồn gốc
từ châu Âu (EU) và kiểu gen có nguồn gốc từ Bắc Mỹ (NA). Việc so sánh chuỗi gen đã
cho thấy sự khác biệt di truyền quan trọng giữa 2 nhóm này.
2.2.3. Khả năng gây bệnh và sức đề kháng của virus PRRS
Về mặt độc lực, người ta thấy PRRSV tồn tại dưới 2 dạng:
▪ Dạng cổ điển: có độc lực thấp, ở dạng này khi lợn mắc bệnh thì tỷ lệ chết thấp,
chỉ từ 1% - 5% trong tổng đàn.
▪ Dạng biến thể độc lực cao: gây nhiễm và chết nhiều lợn.
2.3. TRUYỀN NHIỄM HỌC
2.3.1. Loài vật mắc bệnh
Lợn ở mọi lứa tuổi, người và các động vật khác không mắc bệnh, tuy nhiên trong
các loài thuỷ cầm chân màng, vịt trời (Mallard duck) lại mẫn cảm với virus.
2.3.2. Chất chứa mầm bệnh và quá trình truyền lây
Virus có trong dịch mũi, nước bọt, phân, nước tiểu của lợn ốm, hoặc mang trùng
và phát tán ra môi trường. Tinh dịch của lợn đực giống cũng được xác định là nguồn
phát tán mầm bệnh.
2.3.3. Cơ chế sinh bệnh, phương thức truyền lây và đáp ứng miễn dịch
2.3.3.1. Cơ chế sinh bệnh
Virus có ái lực cao với đại thực bào, đặc biệt là đại thực bào phế nang. Vì vậy,
virus nhân lên trong đại thực bào, sau đó giết chết đại thực bào. Có tới 40% đại thực
bào bị phá hủy. PRRSV loại bỏ phần lớn cơ chế bảo vệ của cơ thể, cho phép vi khuẩn,
virus khác tăng sinh và gây hại.
2.3.3.2. Phương thức truyền lây
Bệnh có thể lây lan trực tiếp thông qua sự tiếp xúc giữa lợn ốm, lợn mang trùng
với lợn khoẻ và có thể lây gián tiếp qua các nhân tố trung gian bị nhiễm virus như:
dụng cụ, thiết bị chăn nuôi; các phương tiện vận chuyển; các loài côn trùng; các loài có
vú khác và gia cầm (Tô Long Thành, 2007).
2.3.3.3. Đáp ứng miễn dịch
Về khả năng bảo hộ chéo của các type PRRSV vacxin với các type PRRSV khác
cũng còn nhiều ý kiến chưa thống nhất. Kovacs and Schagemann (2003) báo cáo rằng
vacxin sống Ingelvac- PRRS MLV (chủng Bắc Mỹ) có khả năng bảo hộ chéo khi công
cường độc bằng virus PRRS chủng châu Âu. Tài liệu hướng dẫn sử dụng vacxin JXA1-
R (Ngô Thanh Long, 2011) cũng cho biết, vacxin này (chứa virus Bắc Mỹ biến đổi) có
khả năng bảo hộ lợn phòng PRRS do chủng Bắc Mỹ cổ điển gây ra.
2.4. TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCH
2.4.1. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng của lợn mắc PRRS rất thay đổi và phụ thuộc vào chủng
virus, trạng thái miễn dịch của đàn, điều kiện quản lý chăm sóc. Thời gian nung bệnh từ
3-5 ngày. Các dấu hiệu đầu tiên là bỏ ăn, sốt, xanh da. Các triệu chứng tiếp theo tùy
thuộc vào tuổi lợn và giai đoạn mang thai (Tô Long Thành, 2007).
5
2.4.2. Bệnh tích
Bệnh tích biến đổi chủ yếu ở phổi. Thuỳ phổi bị bệnh màu đỏ xám, có mủ và đặc
chắc (nhục hoá). Bề mặt cắt ngang của thuỳ phổi lồi ra, khô và xuất hiện những nốt loét
trên các cơ quan nội tạng (Lê Văn Năm, 2007).
2.5. CHẨN ĐOÁN VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH
2.5.1. Chẩn đoán
2.5.1.1. Chẩn đoán lâm sàng
Chẩn đoán lâm sàng dựa vào hai nhóm triệu chứng:
+ Triệu chứng đường sinh sản: Trong giai đoạn đầu của ổ dịch có thể thấy hiện
tượng sảy thai ở cuối thời kỳ mang thai, lợn nái đẻ non, thai yếu, thai chết lưu hoặc thai
gỗ, lợn con đẻ ra yếu, lợn chết trước khi cai sữa.
+ Triệu chứng đường hô hấp: Lợn có triệu chứng viêm phổi và lây lan rất nhanh
trong đàn.
2.5.1.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
+ Phân lập virus trên một số tế bào: Tế bào phế nang của lợn, tế bào MA- 104,
CL 2621, CRL-17171, MARC-145 ...
+ Phương pháp bệnh lý miễn dịch.
+ Phương pháp huỳnh quang gián tiếp phát hiện kháng nguyên.
+ Phương pháp nhân gen (PCR).
+ Phương pháp lai phân tử tại chỗ (institu hybridization).
- Giải trình tự gen NSP2 và ORF5 của PRRSV.
- Gây bệnh thực nghiệm: Sử dụng lợn con 21 ngày tuổi trong cùng một đàn;
không mang PRRSV (PRRSV-Ag) và không có kháng thể PRRSV (PRRSV-Ab); tiêm
cơ 0,5 ml/con; nhỏ mũi 1 ml/con.
2.5.2. Các biện pháp phòng trị bệnh
2.5.2.1. Điều trị PRRS
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị với PRRS, để làm giảm thiệt hại của bệnh, chủ
yếu theo hướng nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, chữa các triệu chứng lâm sàng,
giảm nhẹ và tập trung vào điều trị các bệnh kế phát.
2.5.2.2. Một số chế phẩm vacxin PRRS được dùng để phòng bệnh hiện nay
Hiện nay, tại Việt Nam có 8 loại vacxin PRRS đã và đang được phép lưu hành.
2.6. GIỐNG GỐC TRONG SẢN XUẤT VACXIN
2.6.1. Định nghĩa
Giống gốc (Master seed - MS) là một lượng virrus cụ thể đủ lớn mà sự thuần
khiết, an toàn và tính kháng nguyên của chính cũng như của các thế hệ sau đã được thử
nghiệm, chứng minh và được dùng làm giống để chế tạo vacxin.
6
2.6.2. Cách chế tạo giống gốc
Việc chế tạo giống gốc tùy thuộc vào từng loại virus, cách quản lý của mỗi quốc
gia, phương pháp chế tạo vacxin và sự sáng tạo của các nhà khoa học. Về lý thuyết, bất
kỳ virus nào cũng có thể dùng để chế tạo giống gốc.
2.6.3. Cách quản lý giống gốc
Các nước phương Tây đi đầu trong việc đưa ra khái niệm giống gốc và quản lý
giống gốc. Việc này bắt nguồn từ phương pháp quản lý trên căn bản của sở hữu tư nhân
và kéo theo nó là việc đăng ký bản quyền. Nói cách khác, việc sản xuất vacxin là của
các hãng tư nhân và chính họ đòi hỏi nhà nước sự bảo hộ bản quyền cho họ.
2.6.4. Các phương pháp bảo quản giống gốc PRRSV trong phòng thí nghiệm
2.6.4.1. Phương pháp cấy chuyển virus PRRS liên tục trên tế bào MARC-145
Virus PRRS rất thích hợp phát triển trên tế bào MARC-145, sau khi cấy chuyển
có thể bảo quản ở nhiệt độ thích hợp. Phương pháp này chỉ được lặp lại trong thời hạn
nhất định, thường được áp dụng trong các trường hợp dùng liên tục virus PRRS để
nghiên cứu và làm thí nghiệm (thường chỉ cấy chuyển 4 đời sau đó sẽ chuyển thành
giống sản xuất - working seed).
2.6.4.2. Phương pháp đông khô virus
Đây là phương pháp phổ biến có hiệu quả cao cho bảo quản các đối tượng vi sinh
vật khác nhau trong đó có virus PRRS.
2.6.4.3. Phương pháp đông khô dịch thể trực tiếp
Phương pháp này nhanh và thuận lợi cho các đợt bảo quản số lượng mẫu lớn.
Thông thường theo phương pháp này, virus có thể được bảo quản từ 10-20 năm.
2.6.4.4. Phương pháp bảo quản lạnh sâu
Đối với phương pháp bảo quản lạnh sâu thì virus được bảo quản trong môi
trường dịch thể ở nhiệt độ lạnh sâu (-196°C -> -80°C).
2.7. NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VACXIN PHÒNG PRRS
2.7.1. Sản xuất vacxin bằng phương pháp vô hoạt virus
Vacxin vô hoạt thường được sử dụng nhằm phòng chống bệnh tai xanh ở các đàn
lợn nái, hoặc ở các trại lợn chưa từng xuất hiện bệnh tai xanh. Việc sản xuất vacxin vô
hoạt được thực hiện bằng cách phân lập và nuôi cấy các chủng PRRSV thực địa trong
môi trường tế bào và tiến hành vô hoạt chúng bằng một số chất vô hoạt như BEI,
formaline hoặc β propiolactone .
2.7.2. Sản xuất vacxin bằng phương pháp nhược độc virus trên môi trường tế bào
Về nguyên lý chung, để tạo được chủng virus PRRS nhược độc dùng làm
vacxin, các chủng virus PRRS cường độc được cấy truyền nhiều đời trên môi trường
tế bào. Cụ thể, để làm chủng virus PRRS cường độc thành chủng virus PRRS nhược
độc, công ty Boehringer–Ingelheim Corp đã cấy truyền 37 đời, công ty Hippra Corp
đã cấy truyền 20 đời.
7
2.7.3. Phương pháp sản xuất vacxin thế hệ mới
Vacxin DNA, sử dụng các khung đọc mở, từ ORF1 cho đến ORF7 để chế tạo
vacxin. Vacxin dưới đơn vị (subunit): dùng protein của virus để chế vacxin, ví dụ như
dùng GP5. Vacxin peptide tổng hợp: GP5.Vacxin vector: dùng nhiều loại virus, vi khuẩn
làm vector tái tổ hợp. Tất cả các vacxin thử nghiệm này đều không cho kết quả vượt trội
nào, đều chưa đạt được mục tiêu phòng bệnh của một vacxin.
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học Thú y, phòng thí nghiệm bộ môn
Vi sinh vật truyền nhiễm, Khu nuôi động vật thí nghiệm - Khoa Thú y - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu từ năm 2014 đến năm 2017.
3.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Lợn nghi mắc PRRS, các chủng virus PRRS cường độc phân lập từ các lợn mắc
PRRS ở Việt Nam.
3.2.2. Vật liệu nghiên cứu
Máy móc, thiết bị được sử dụng trong đề tài : Box an toàn sinh học Cấp II (Esco), tủ
ấm CO2 (Memmert), kính hiển vi soi ngược (Leica), máy PCR (Biorad), máy giải trình tự
gen (Backman Counter), máy điện di, máy votex (IKa), máy ly tâm (eppendorf), tủ -80oC
(Sanyo), máy đồng hóa tạo nhũ, hệ thống Bioreactor, máy lọc tiếp tuyến, máy đọc
ELISA (Bioteck), kính hiển vi thường (Zeiss).
Dụng cụ: Pipet (Eppendorf), đầu típ các loại (Corning), bình nuôi cấy tế bào T25,
T75, T225 (Corning), màng lọc (corning), khay 96 (Corning), ống eppendorf, ống ly tâm
15ml, 50ml (corning), bơm tiêm, găng tay, khẩu trang.
Hóa chất: môi trường nuôi cấy tế bào DMEM (Gibco), tế bào dòng MARC-145, kít
tách chiết RNA, DNA (Qiagen), Kít PCR/RT-PCR (Invitrogen), kít Realtime - PCR
(Invitrogen), kít giải trình tự gen (Backman Counter), Kít ELISA (Idexx), hóa chất cho
nuôi cấy tế bào, hóa chất cho kỹ thuật IPMA, hóa chất vô hoạt virus (Merk), nhũ dầu
(Seppic).
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu biến đổi bệnh lý của lợn ở những ổ dịch PRRS và thu thập mẫu
- Phân lập và tuyển chọn chủng giống gốc PRRSV
- Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm vacxin vô hoạt nhũ dầu phòng PRRS
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Phương pháp mổ khám
Trong nghiên cứu này, quá trình mổ khám được thực hiện theo TCVN 8402:2010.
8
3.4.2. Phương pháp RT – PCR
Quy trình tách chiết RNA của virus dùng KIT của hãng Qiagen. Sản phẩm của
phản ứng RT - PCR sẽ được kiểm tra bằng phương pháp điện di. Kết thúc điện di,
bản gel được lấy ra nhuộm Ethidium bromide hoặc SYBR green trong khoảng 5 đến 7
phút. Sau khi nhuộm bản gel được chuyển vào máy phát tia UV để quan sát kết quả
điện di. Vị trí các đoạn DNA được phát hiện bằng những vệt sáng tương ứng của thuốc
nhuộm, chụp ảnh và lưu kết quả.
3.4.3. Phương pháp làm tiêu bản vi thể
Từ những mẫu bệnh phẩm có các biến đổi đại thể, lấy mẫu ngâm trong formol
trung tính 10% để làm tiêu bản vi thể. Cần tiến hành làm tiêu bản để xác định bệnh tích
vi thể chủ yếu của bệnh. Phương pháp làm tiêu bản vi thể theo quy trình tẩm đúc bằng
parafin, nhuộm Haematoxilin - Eosin (HE) của Bộ môn Bệnh lý Thú y.
3.4.4. Phương pháp nuôi cấy tế bào
Tế bào MARC-145 được nuôi cấy trong môi trường đầy đủ DMEM, 10% FBS.
3.4.5. Phương pháp nhân virus